Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Lãnh đạo có cần đọc sách ? Ví dụ Ba Dũng ?

Bài này có nhắc tới Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Tôi gặp ông này lần đầu tiên cuối năm 1998 khi vừa mới từ nước ngoài về. Nhình cung cách đi đứng nói lăng, sau đó nghe ông ta diễn thuyết, tôi có cảm giác ngay đó là thằng vô học. Chưa kể nhìn cái mặt ông ta lúc đó đầy rỗ rất tởm. Sau này khi ông ta lên làm Thủ tướng, cả lũ chúng tôi thấy sốc không tin vào tai mình khi ông ta đưa ra những con số tăng trưởng kinh tế tới 12-13%/năm, cơ bản hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong 3 năm 2006-2008... Đúng là hoàn toàn hoang tưởng, hoàn toàn vô học, không có những kiến thức kinh tế tối thiểu dù trước đó đã có 10 năm liên tục làm Phó thủ tướng thường trực (được anh em gọi là PTT được trình cái ký cái đấy và ký cái gì sai cái đấy). Hậu quả là nền kinh tế liên tiếp rơi vào khủng hoảng (3 lần 2008, 2010 và 2012), của cải đất nước bị tàn phá, nợ nước ngoài tăng vọt... Nhưng ấn tượng lớn nhất về sự vô học của ông này là tại một phiên họp Quốc hội năm 2008, khi đại biểu Nguyễn Văn Đào đoàn Hà Nội đề nghị Thủ tướng nên thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học. Ngồi dưới Hội trường, tôi sốc khi nghe ông ta trả lời đại ý: Ngày nào tôi chẳng tiếp xúc với các nhà khoa học; ở Văn phòng Chính phủ có mấy chục giáo sư, tiến sĩ, tôi vẫn gặp và lắng nghe ý kiến của họ hàng ngày. Quá ngu, đám đấy có phải là nhà khoa học đâu, họ là nhân viên hành chính, chức năng của họ là thực thi các nhiệm vụ ông giao theo đúng quy định của pháp luật. Họ sợ ông như sợ cọp (câu này một bác Bộ trưởng nói với tôi), thách vàng cũng không dám kiến nghị trái ý ông. Ông này chắc chắc cả đời không đọc nổi một quyển sách.
LÃNH ĐẠO CÓ CẦN ĐỌC SÁCH KHÔNG?
Manh Kim - Ngày 24-2-2014, Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách thủ tướng, ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTG chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân ông Dũng có đọc sách không? Có thể mỗi ngày giới lãnh đạo Việt Nam vẫn đọc sách. Khả năng này không nên loại trừ. Tạm tin như thế. Đọc sách, với giới lãnh đạo nói chung, rõ ràng ít nhiều ảnh hưởng đến việc định hình chính sách, việc hình thành nên một “chính phủ kiến tạo”, việc xây dựng một quốc gia “dân thịnh, nước cường” - nếu đọc đúng và đọc đủ.

Bộ máy lãnh đạo Việt Nam có đọc sách không? Câu hỏi đơn giản này là một “bí mật chính trường” Việt Nam. Dù tỷ lệ tiến sĩ trong nội các đương nhiệm Việt Nam là khá cao (48,1%) nhưng không ai biết họ có đọc sách không và họ đọc sách gì. Lãnh đạo không chỉ cần ban tham mưu. Lãnh đạo cũng cần sách vì sách không chỉ ảnh hưởng tư cách lãnh đạo mà còn đóng góp việc ra các quyết sách quốc gia.

Thư viện cá nhân của Tổng thống Mỹ John Adams có hơn 3.000 đầu sách; trong khi đó, bộ sưu tập sách của Thomas Jefferson đã khiến ông… đổ nợ và sau đó trở thành một trong những bộ sách chủ lực của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Theodore Roosevelt đáng nể không kém. Ông có thể đọc nhiều cuốn trong một ngày và còn chấp bút viết hơn chục tác phẩm với nhiều chủ đề. Đọc sách không chỉ là thú vui. Nó còn đóng góp vào tư duy xây dựng chính sách. Harry Truman là trường hợp điển hình. Bù lại khiếm khuyết chưa tốt nghiệp đại học của mình, Truman đọc rất nhiều sách, đặc biệt lịch sử và tiểu sử. Trên Washington Post, tác giả Tevi Troy cho biết, việc ủng hộ lập quốc Israel của Truman có ảnh hưởng từ kiến thức sách vở của ông, trong đó có bộ sử Great Men and Famous Women do Charles F. Horne biên tập.

Sách cũng đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng Tòa Bạch Ốc của John F. Kennedy. Thậm chí một bài điểm sách cũng có thể tạo ảnh hưởng. Sau khi được Walter Heller (chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế) cho xem bài điểm sách của Dwight MacDonald đăng trên tờ New Yorker bình luận về quyển The Other America của Michael Harrington với nội dung lược ghi tình trạng đói nghèo của nước Mỹ, Tổng thống Kennedy đã yêu cầu xem xét lại vấn đề này và lập kế hoạch cho chương trình xóa nghèo toàn quốc. Ronald Reagan cũng là người mê sách. Ông là tổng thống đầu tiên trích dẫn có chủ ý từ tác phẩm của các học giả có tầm ảnh hưởng. Free To Choose của Milton Friedman và Wealth and Poverty của George Gilder đã trở thành một phần trong nghị sự chính sách kinh tế của ông.

Hồi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị Balkans, Bill Clinton đọc Balkan Ghosts của Robert Kaplan. George W. Bush rất thích đọc sách. Có lần ông cùng cố vấn Karl Rove thi nhau xem ai đọc nhiều hơn trong một năm. Sách đã định hình phần nào cái nhìn và chính sách của Bush đối với thế giới, chẳng hạn quyển The Case for Democracy của Natan Sharansky hoặc Supreme Command của Eliot A. Cohen. Bush không chỉ đọc. Ông còn thường xuyên tiếp xúc trực tiếp tác giả mà ông yêu thích. Không lâu sau khi tái đắc cử, Bush đã gặp Natan Sharansky trong Phòng Bầu dục để thảo luận về dân chủ và con đường phát triển dân chủ trên thế giới. Winston Churchill, Margaret Thatcher, Lý Quang Diệu, Barack Obama, Angela Merkel… đều là những người đọc nhiều và chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những gì họ đọc.

Trở lại với Việt Nam, giới lãnh đạo nước nhà có đọc sách không? Khi phát biểu “tình hình thế giới ngày càng phức tạp” thì giới lãnh đạo có đọc thêm nguồn tham khảo nào khác ngoài các báo cáo thuần túy? Các đối sách liên quan biển Đông chỉ dựa vào phân tích sự kiện hay có bổ sung việc tham khảo nguồn từ vô số quyển sách viết về biển Đông của giới nghiên cứu quốc tế tung ra ào ạt vài năm qua? 


Truyền thông trong nước gần như không bao giờ cho biết giới lãnh đạo chóp bu đọc sách gì. Hình ảnh thường thấy là lãnh đạo đi trồng cây hơn là cầm quyển sách. Nội các đương nhiệm có 13/27 người có bằng tiến sĩ (Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ; Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện…) nhưng ai trong các vị này đọc sách nhiều hay không và đọc gì thì chẳng ai biết. Giá mà Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cầm một quyển sách tiếng Anh, chẳng hạn tác phẩm kinh điển thời thượng Why Nations Fail, để “khoe” với bàn dân thiên hạ thì có lẽ hay gấp nhiều lần việc ông “xổ” tiếng Anh.

Ngày 24-2-2014, Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách thủ tướng, ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTG chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân ông Dũng có đọc sách không? Có thể mỗi ngày giới lãnh đạo Việt Nam vẫn đọc sách. Khả năng này không nên loại trừ. Tạm tin như thế. Đọc sách, với giới lãnh đạo nói chung, rõ ràng ít nhiều ảnh hưởng đến việc định hình chính sách, việc hình thành nên một “chính phủ kiến tạo”, việc xây dựng một quốc gia “dân thịnh, nước cường” - nếu đọc đúng và đọc đủ.

Trong diễn văn tạm biệt ngày 9-8-1974, Tổng thống Richard Nixon nói: “Tôi không phải là người có ăn có học nhưng tôi đọc rất nhiều (“I am not educated, but I do read books”). Giới chức Việt Nam có rất nhiều người có ăn có học nhưng đọc rất ít? Điều này đúng hay sai khó có thể xác quyết mà chỉ có thể “phỏng đoán” từ thực tế. Dù không có nghiên cứu nào xác chứng cho mối “tương quan” giữa việc thiếu đọc sách với các phát biểu linh tinh nhưng thực tế khiến người ta không khỏi không nghi ngờ về trình độ đọc của giới quan chức nước nhà, khi ngày qua ngày, năm qua năm, người dân liên tục nghe những phát biểu rất “độc đáo”, tạo ra một hiệu ứng xã hội (đối với người dân) “tôi-nói-rồi; họ-chỉ-có-thế”.

Dĩ nhiên đọc sách hay không thì vẫn có thể cai trị nhưng muốn giành được sự kính trọng và niềm tin người dân thì lại là việc khác. Không đọc sách vẫn có thể “điều hành đất nước” nhưng đất nước có phát triển hay không là một việc khác nữa. Những điều này có lẽ có cả ngàn quyển sách viết đến rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét