100 luật sư tham gia bảo vệ tài xế phản đối trạm BOT Bến Thủy
February 21, 2019 - NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Mười ngày sau có tin Nguyễn Quang Tuy, tài xế phản đối trạm BOT Bến Thủy bị khởi tố bị can, Luật Sư Phạm Công Út ở Sài Gòn tiết lộ trên trang cá nhân hôm 21 Tháng Hai rằng khoảng 100 luật sư của cả ba miền tình nguyện tham gia bào chữa cho ông Tuy. Luật Sư Công Út viết: “Các luật sư đã xác định ông Tuy không hề có hành vi chống người thi hành công vụ. Các đoạn clip đã công bố và chưa công bố nằm trong gói hồ sơ vụ án của các luật sư, chờ ngày bóc trần vụ án có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp về hành vi ‘Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội’ của cơ quan hữu trách tại địa phương.” Khi tường thuật vụ việc của ông Tuy, các báo ở Việt Nam chỉ dẫn lời công an và chủ đầu tư trạm BOT.
như tội phạm. (Hình: Báo Pháp Luật)
Ông Tuy đã bị bắt tạm giam 2 tháng để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ.” Ông bị các báo nhà nước đồng loạt mô tả có hành vi “không đưa đủ tiền mặt mua vé qua trạm, xin nợ, quẹt thẻ… rồi lái xe vượt qua trạm thu phí BOT Bến Thủy” vào hôm 9 Tháng Hai. “Khi được đưa về trụ sở công an huyện Hưng Nguyên, [ông] Tuy cố thủ nhiều giờ, nổ máy, chống người thi hành công vụ khiến công an phải khống chế và yêu cầu vào làm việc,” theo báo Pháp Luật TP.HCM.Luật Sư Công Út viết: “Các luật sư đã xác định ông Tuy không hề có hành vi chống người thi hành công vụ. Các đoạn clip đã công bố và chưa công bố nằm trong gói hồ sơ vụ án của các luật sư, chờ ngày bóc trần vụ án có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp về hành vi ‘Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội’ của cơ quan hữu trách tại địa phương.”
Khi tường thuật vụ việc của ông Tuy, các báo ở Việt Nam chỉ dẫn lời công an và chủ đầu tư trạm BOT.
Theo báo Nhà Báo và Công Luận, tuyến đường tránh thành phố Vinh do tập đoàn CIENCO 4 đầu tư theo hình thức BOT dài 25.8 km, từ Bắc thị trấn Quán Hành đến cầu Bến Thủy cũ vào năm 2003, với tổng mức đầu tư 378 tỉ đồng ($16.2 triệu).
Trạm BOT Bến Thủy được giới hoạt động xã hội dân sự gọi thẳng là BOT “bẩn” và coi là hình mẫu của việc giới chức bắt tay với nhóm lợi ích để “hút máu” giới tài xế và doanh nghiệp.
Việc khởi tố bị can đối với một tài xế có hành vi phản đối BOT cho thấy giới chức Bộ Giao Thông-Vận Tải CSVN quyết làm mạnh tay để trấn áp các phong trào đòi dẹp BOT “bẩn.”
Trong một diễn biến khác, nhiều blogger đang bày tỏ bực tức trước tin nhà chức trách “đánh tráo khái niệm” khi xử vụ băng đảng côn đồ bịt mặt, mang kính đen dùng bình xịt hơi cay đập vỡ kính một chiếc xe phản đối trạm BOT Bắc Hải Vân hôm 15 Tháng Hai.
Theo báo điện tử Thừa Thiên-Huế, công an tỉnh Thừa Thiên-Huế và công an huyện Phú Lộc cho biết đã khởi tố vụ án gây rối, hủy hoại tài sản ở trạm BOT này. Tuy vậy, tờ báo dẫn lời Đại Tá Đặng Ngọc Sơn, phó giám đốc công an tỉnh tỉnh Thừa Thiên-Huế: “Tinh thần của cơ quan chức năng là điều tra xử lý nghiêm, khách quan các đối tượng theo quy định của pháp luật, bất kể người đó là ai. Kể cả các đối tượng có biểu hiện gây rối trật tự cũng như các đối tượng gây cản trở, ùn tắc giao thông vi phạm các quy định của chính phủ về trật tự an toàn giao thông tại trạm thu phí.”
Một số blogger lý giải, lẽ ra trong vụ này, “đối tượng gây cản trở giao thông” chính là Công Ty Cổ phần Phước Tượng-Phú Gia BOT, doanh nghiệp bị cáo buộc đầu tư trạm thu phí “sai chỗ” nhưng họ lại được bảo kê trong lúc tài xế phản đối BOT “bẩn” có nguy cơ đối mặt với việc bị xử phạt hình sự.
(T.K.)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/100-luat-su-tham-gia-bao-ve-tai-xe-phan-doi-tram-bot-ben-thuy/?fbclid=IwAR0pit2rmC56mlTEFvKCAzLk3fiYoJ-qgup4QT1ruaovtkVimGNqbpI73gM
.." “hút máu” giới tài xế và doanh nghiệp. " . Phải nói là hút máu TOÀN DÂN mới đúng . Tất cả đều đổ lên đầu người tiêu dùng chứ tài xế và doanh nghiệp cũng 0 phải chịu .
Trả lờiXóa