Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Những trò mê tín dị đoan, ai chịu trách nhiệm?

Khiếp sợ khi đọc chức tước của 1 vị sư, chắc là CA, chỉ có độc tài thì mới ôm nhiều chức như thế này: Thượng toạ Thích Thanh Quyết hiện đang là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Phó chủ tịch Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Quyền Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (04/01/2017). Uỷ viên Hội đồng Khoa học Trần Nhân Tông Academy.. Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (2012 - 2017). Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 12/2017 đến nay). Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Hà Nam. Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Bắc Kạn. Trụ trì khu di tích Yên tử - Quảng Ninh. Trụ trì Chùa Phúc Khánh - Ngã tư sở, Đống Đa, Hà Nội. Trụ trì Chùa Non Nước - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trưởng ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng lớn như dự án chùa Đồng (Yên Tử), tượng phật hoàng Trần Nhân Tông, chùa Non Nước...
NHỮNG TRÒ MÊ TÍN DỊ ĐOAN, AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
FB DODUYNGOC - Những năm gần đây, đặc biệt ở miền ngoài, hệ thống chùa chiền phát triển mạnh và là nơi kinh doanh phát đạt nhờ những trò mê tín dị đoan như cầu lộc, giải hạn, cúng sao, cầu thăng quan tiến chức, cầu mua may bán đắt. Và giờ đây, hiện tượng này cũng đã lan vào nhiều chùa ở miền Nam. Giáo hội Phật giáo cũng đã cho biết đấy là hình thức mê tín, không phải là những tập tục của Phật giáo. Nhiều chức sắc của Giáo hội cũng đã lên tiếng, nhưng mà, soi lại thì một số ngài lên tiếng đó cũng là người có nhiều trò để kiếm tiền xây hết chùa này đến chùa khác, đúc tượng Phật to, luôn quảng cáo chùa mình trên truyền thông, toàn sử dụng những phương tiện hiện đại và đắt giá. 


Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng những hình thức này là phản tiến hoá, đi ngược lại sự phát triển văn minh nhân loại. Thế nhưng chúng vẫn tồn tại và nguyên nhân duy nhất khiến nó phát triển là do lợi tức của các trò này thu về quá lớn. Hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ cho một cuộc giải hạn tập thể khiến cho nhà chùa khó thể bỏ qua. Đã bảo chùa bây giờ là doanh nghiệp, mà đã là con buôn thì khó bỏ qua lợi tức khi có dịp.
Thế thì trách nhiệm thuộc về ai? Trước hết phải trách Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây là tổ chức có nhiệm vụ quản lý hệ thống chùa chiền và các tổ chức Phật giáo trên toàn quốc, thế nhưng các ngài chẳng có biện pháp gì trước hiện tượng này. 

Thế nhưng suy cho kỹ thì Giáo hội chẳng làm gì được bởi Thượng toạ Thích Thanh Quyết hiện đang là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Phó chủ tịch Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Quyền Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (04/01/2017). Uỷ viên Hội đồng Khoa học Trần Nhân Tông Academy.. Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (2012 - 2017). Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 12/2017 đến nay). Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Hà Nam. Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Bắc Kạn. Trụ trì khu di tích Yên tử - Quảng Ninh. Trụ trì Chùa Phúc Khánh - Ngã tư sở, Đống Đa, Hà Nội. Trụ trì Chùa Non Nước - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trưởng ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng lớn như dự án chùa Đồng (Yên Tử), tượng phật hoàng Trần Nhân Tông, chùa Non Nước...

Tóm lại là người có số má, cây đa cây đề, quan chức cấp cao trong hệ thống nhà nước cũng như Giáo hội.
Trụ trì chùa Phúc Khánh, nơi hàng năm hàng chục vạn người đăng ký đóng tiền để xin giải hạn tập thể. Buổi lễ ấy lại do ông Thích Thanh Quyết thuyết pháp và làm lễ. Thế thì Giáo hội đàng phải bó tay thôi. Bên Thiên Chúa giáo, hệ thống nhà thờ, các giáo xứ, giáo hội lại làm rất tốt trong việc quản lý các con chiên cũng như thi hành các luật lệ, chỉ thị của giáo hội. Sao Công giáo làm được mà Phật giáo lại chịu phép. Có lẽ bên Công giáo không có những tu sĩ làm chính khách cao cấp như Phật giáo chăng?

Trách nhiệm tiếp theo là các Thầy trụ trì các chùa. Nếu các Thầy không đồng tình với những trò mê tín đó thì nơi chùa Thầy đang trụ trì sao có thể diễn ra. Thế nhưng không làm thế thì chùa sẽ không có thu nhập, sẽ thất thu. Thế là cũng đành theo để kiếm tiền. Kinh doanh mà, phải làm theo người ta, phải chiêu dụ, phải cạnh tranh mới thu lợi. Thời loạn Tăng thì đành chịu vậy.

Tiếp đó là Ban Tôn giáo chính phủ và cả hội đồng chính phủ mà đại diện là Thủ tướng. Nếu xét thấy những trò mê tín này không thể tồn tại. Không thể chấp nhận một nước nghèo như Việt Nam mà hàng năm đốt vàng mã mất hết 409 tỷ đồng, chưa kể đến tác hại do khói bụi chúng gây ra. Chính phủ chỉ cần ra một văn bản cấm, xã hội sẽ tuân theo bởi những trò mê tín này diễn ra nơi công cộng chứ không thể lén lút thực hiện được. Mấy chục năm trước cấm đốt pháo được thì nay cấm những việc này cũng chẳng khó khăn. Có thể chính phủ không muốn làm, nhà nước muốn nhân dân mê muội để dễ cai trị hơn chăng?

Tóm lại chuyện mê tín dị đoan trong Phật giáo càng ngày càng bành trường và Phật giáo Việt Nam không còn là Phật giáo thuần tuý nữa mà trở thành Đạo Lão, Đạo Tiên. Tiếc thay số người mê muội tin theo những trò quỷ ấy càng ngày càng đông và cũng là đám người càng cực đoan và cuồng tín. Có phải chăng đó là hiện tượng của sự sụp đổ một nền văn hoá lâu đời. Đó còn là con người đang khủng hoảng niềm tin, đánh mất niềm tin nên đành tin vào một cảnh giới khác, một thế giới khác chăng? Và cuối cùng chẳng ai chịu trách nhiệm, chẳng ai có thể có giải pháp nên đành để cho nó tồn tại và phát triển.

26.2.2019
DODUYNGOC

1 nhận xét:

  1. "Việt Nam Vô Địch Mê Tín Dị Đoan -Tự Hào Quá Việt Nam Ơi "là khẩu hiệu thế kỷ -Vãi !

    Trả lờiXóa