Tôi hết sức phản đối chính sách xuất khẩu lao động hiện nay. Đây là chính sách làm các gia đình bị chia rẽ, mâu thuẫn, ly hôn, ly tán, thậm chí nhiều người ở lại xứ người bất hợp pháp làm mất uy tín, hình ảnh đất nước. Người nước ngoài luôn luôn coi những nước có người đi xuất khẩu lao động làm nước nghèo đói, nhược tiểu, hèn kém... Để bỏ chính sách xuất khẩu lao động, chính phủ phải thực hiện chính sách khuyến khích tạo thêm công ăn việc làm, cũng tức là phải tập trung phát triển kinh tế tư nhân, chống tham ô nhũng nhiễu các doanh nghiệp, đồng thời xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, với chế độ tham nhũng không chừa cái gì của dân này, thì việc thực hiện những điều trên là ảo tưởng. Buồn và bế tắc.
Về kinh phí hỗ trợ người lao động, theo ông Nam, các địa phương cần đưa ra chính sách "chứ không thể ngồi chờ Chính phủ" và địa phương cũng không được phép thu phí của người lao động, mà DN phải có trách nhiệm chi trả khoản phí này cho địa phương.
Đại diện 103 thực tập sinh, người lao động tỉnh Vĩnh Long làm lễ trước khi xuất cảnh sang làm việc tại Nhật Bàn. Ảnh: C. HẠNH
Tại ĐBSCL, ba tỉnh đứng đầu về xuất khẩu lao động trong thời gian qua là Bên Tre, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Số lượng lao động toàn vùng tính đến tháng 10-2019 là hơn 7.900 người, trong đó chủ yếu tập trung tại Nhật Bản.
Ông Trần Văn Khái - giám đốc Sở LĐ-TB&XH Vĩnh Long - cho biết để đạt được con số hiện tại sở phải vận động Ban thường vụ Tỉnh ủy, HĐND ra từng nghị quyết một nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động.
"Nỗi trăn trở là hiện chúng tôi vẫn chưa thực hiện được việc hỗ trợ đội ngũ lao động quay về nước, phát huy kỹ thuật, kiến thức học được ở các nước tiên tiến" - ông Khái cho hay.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất vẫn là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Riêng Đài Loan thì vừa có chính sách mới nâng thời gian làm việc lên tối đa 12 năm.
Đại diện DN Esuhai cho biết để phát huy thế mạnh nguồn nhân lực ở ĐBSCL, các địa phương cần xây dựng hệ thống tư vấn nghề nghiệp ngay cấp THPT. Từ đó định hướng cho các bạn trẻ biết rõ lợi ích của việc xuất khẩu lao động sang các nước tiên tiến.
Ông Nam nhắc các địa phương phải thực hiện tốt công tác quản lý về con người, tập trung đạo tạo về nhận thức của người lao động. Bên cạnh việc hỗ trợ trong công tác giấy tờ thuận tiện, tư vấn, định hướng đội ngũ lao động kế thừa.
"Đối với DN phải có trách nhiệm với địa phương, với người lao động, thực hiện đúng pháp luật và công khai minh bạch chi phí, chính sách tuyển dụng. Từ đó mới tránh được việc nhập cư, làm việc bất hợp pháp. Bài toán khó nhất là sử dụng nguồn lực lao động sau khi về nước, nhưng thời gian qua có rất nhiều người về nước khởi nghiệp, được giới thiệu làm việc cho DN nước ngoài" - ông Nam nói.
Miền Tây muốn thúc đẩy xuất khẩu lao động
29/11/2019 TTO - Tâm lý người dân 13 tỉnh ĐBSCL có phần e ngại khi nghe đến xuất khẩu lao động. Nếu giải được ‘bài toán’ này sẽ giải quyết vấn đề lao động tay nghề cao. Nhận định trên được các đại biểu nêu ra tại buổi hội nghị thúc đẩy công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long ngày 29-11.
Ông Tống Hải Nam - cục trưởng
Cục Quản lý lao động ngoài nước
Bên cạnh đó, việc ai sẽ là người đứng ra hợp đồng với đơn vị đào tạo, quyết toán, thanh toán chi phí hỗ trợ cho người lao động, vì theo luật, phải xuất cảnh thì mới được quyết toán hỗ trợ này. Ông Tống Hải Nam - cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết hiện tại Chính phủ đã nâng mức vay hỗ trợ cho người lao động đi làm việc nước ngoài từ 50 triệu lên 100 triệu đồng.Về kinh phí hỗ trợ người lao động, theo ông Nam, các địa phương cần đưa ra chính sách "chứ không thể ngồi chờ Chính phủ" và địa phương cũng không được phép thu phí của người lao động, mà DN phải có trách nhiệm chi trả khoản phí này cho địa phương.
Đại diện 103 thực tập sinh, người lao động tỉnh Vĩnh Long làm lễ trước khi xuất cảnh sang làm việc tại Nhật Bàn. Ảnh: C. HẠNH
Tại ĐBSCL, ba tỉnh đứng đầu về xuất khẩu lao động trong thời gian qua là Bên Tre, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Số lượng lao động toàn vùng tính đến tháng 10-2019 là hơn 7.900 người, trong đó chủ yếu tập trung tại Nhật Bản.
Ông Trần Văn Khái - giám đốc Sở LĐ-TB&XH Vĩnh Long - cho biết để đạt được con số hiện tại sở phải vận động Ban thường vụ Tỉnh ủy, HĐND ra từng nghị quyết một nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động.
"Nỗi trăn trở là hiện chúng tôi vẫn chưa thực hiện được việc hỗ trợ đội ngũ lao động quay về nước, phát huy kỹ thuật, kiến thức học được ở các nước tiên tiến" - ông Khái cho hay.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất vẫn là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Riêng Đài Loan thì vừa có chính sách mới nâng thời gian làm việc lên tối đa 12 năm.
Đại diện DN Esuhai cho biết để phát huy thế mạnh nguồn nhân lực ở ĐBSCL, các địa phương cần xây dựng hệ thống tư vấn nghề nghiệp ngay cấp THPT. Từ đó định hướng cho các bạn trẻ biết rõ lợi ích của việc xuất khẩu lao động sang các nước tiên tiến.
Ông Nam nhắc các địa phương phải thực hiện tốt công tác quản lý về con người, tập trung đạo tạo về nhận thức của người lao động. Bên cạnh việc hỗ trợ trong công tác giấy tờ thuận tiện, tư vấn, định hướng đội ngũ lao động kế thừa.
"Đối với DN phải có trách nhiệm với địa phương, với người lao động, thực hiện đúng pháp luật và công khai minh bạch chi phí, chính sách tuyển dụng. Từ đó mới tránh được việc nhập cư, làm việc bất hợp pháp. Bài toán khó nhất là sử dụng nguồn lực lao động sau khi về nước, nhưng thời gian qua có rất nhiều người về nước khởi nghiệp, được giới thiệu làm việc cho DN nước ngoài" - ông Nam nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét