Khi tôi bắt đầu biết một ít tiếng Pháp (1977), thì tôi gặp được một cuốn truyện của Guy De Maupassant. Thật tuyệt vời. Tôi đã đọc nó cả ngày lẫn đêm... Những tiểu thuyết, truyện ngắn của ông và nhiều nhà văn Pháp khác như André Gide, Francoise Sagan, Honore de Balzac,
Alexandre Dumas, Victor Hugo... đã đi theo tôi suốt cuộc đời.
Người đàn bà, chủ nhà, là một bà già tóc bạc, môt trong những bà già khả kính, làn da không có nếp nhăn, mịn màng như một tờ giấy láng mỏng và thơm, do từ lâu bà tắm bằng nước tẩm tinh dầu nguyên chất để làm đẹp da; môt bà già mà mỗi khi hôn tay bà người ta cảm thấy mùi thơm nhẹ xông lên mũi như khi mở một hộp mùi hoa diên vĩ của Florence.
Người đàn ông là một bạn cũ, sống độc thân, một người bạn gặp gỡ hàng tuần, một bằng hữu thông thường,không hơn không kém.
Họ đã ngưng nói chuyện khoảng một phút, cả hai đang vừa nhìn vào ngọn lửa vừa suy nghĩ vẩn vơ, trong một khoảnh khắc yên lặng thân tình của những người mỗi khi ngồi bên nhau không cần phải nói liên miên cho vui.
Bỗng một thanh củi to, một khúc gốc rễ dựng đứng đang cháy tự nhiên rớt xuống, nẩy khỏi vĩ lò, văng qua phòng khách, lăn trên thảm làm văng tàn lửa tung tóe khắp chung quanh.
Bà già khẽ kêu lên một tiếng, bật đứng dậy như muốn bỏ chạy, còn ông già thì đá thanh cũi lớn vào lại trong lò sưởi và dùng đế giày đùa hết những tàn lửa nóng đang rơi vãi chung quanh.
Khi “tai họa” đã được ngăn chận thì một mùi khét tỏa ra và ông già đến ngồi lại trước mặt bà bạn của mình, nhìn bà và cười. Ông vừa chỉ vào thanh cũi vừa được bỏ vào lò sưởi vừa nói : “Đó chính là lý do tại sao tôi không bao giờ lấy vợ.”
Rất ngạc nhiên, bà nhìn ông bằng con mắt thích tìm hiểu của phụ nữ, con mắt của những phụ nữ không còn trẻ, phản chiếu tính tò mò phức tạp, thường là tinh nghịch, và bà hỏi: “Sao thế?”
Ông trả lời : “Ồ, đó là cả một câu chuyện dài, rất buồn và khó chịu.
Các bạn cũ của tôi thường ngạc nhiên về sự lạnh nhạt đột ngột xẩy ra giữa một trong những anh bạn thân nhất của tôi là Julien và tôi.Họ hoàn toàn không hiểu vì sao hai đứa tôi vẫn luôn thân thiết chẳng bao giờ rời nhau bỗng chốc lại có thể trở nên xa lạ với nhau như thế. Đây, bí mật của chuyện chúng tôi xa nhau là như thế nầy:
Hồi trước, anh ấy và tôi, chúng tôi ở chung với nhau. Chúng tôi chẳng bao giờ rời nhau và tình bạn giữa chúng tôi khắng khít đến nỗi không gì có thể chia cắt được.
Một tối khi về nhà anh tuyên bố sắp cưới vợ.
Tôi bị nhói trong ngực như bị anh ta đánh cắp hay phản bội.Khi một đứa bạn thân lấy vợ, thế là hết, hết tất cả.Tình yêu pha với tính ghen tuông của một người đàn bà, thứ tính ngờ vực, lo âu và đầy nhục dục sẽ chẳng bao giờ chịu khoan nhượng tình bạn thắm thiết và trung thực, xuất phát từ tâm hồn, từ sự tin cậy lẫn nhau giữa hai người đàn ông đâu!
Thưa bà, bà có thấy không, cho dù tình yêu có gắn kết hai người lại với nhau chăng nữa, người đàn ông và người đàn bà vẫn luôn xa cách nhau về tâm hồn và trí tuệ,, họ luôn là hai kẻ đối đầu nhau, họ thuộc những dòng giống khác nhau, luôn luôn phải có một kẻ chinh phục và một kẻ bị chinh phục, khi một người là chủ thì người kia là nô lệ và ngược lại, chứ họ chẳng bao giờ bình đẳng cả. Họ siết tay nhau, bàn tay họ run lên vì tình cảm nồng nàn chứ họ không bao giờ bắt tay nhau bằng một cái bóp tay chân thật, lâu và chặt, cái bóp tay như mở lòng ra với nhau, phô bày tình thương chân thật, bền bỉ và rắn rỏi. Các nhà hiền triết, để an ủi tuổi già của mình, thay vì lập gia đình, sinh con đẻ cái, để rồi chúng có thể bỏ rơi họ,có lẽ nên tìm một người bạn tốt đáng tin cậy, sống già với nhau và cùng chia sẻ những tư tưởng chỉ có thể có giữa hai người đàn ông với nhau mà thôi.
Tóm lại anh bạn Julien của tôi cưới vợ. Người vợ rất xinh đẹp, duyên dáng, tóc vàng và quăn, lanh lợi, mũm mĩm, tỏ ra rất yêu chồng.
Lúc đầu tôi ít qua lại nhà hắn, sợ làm vướng víu họ, tự thấy mình thừa thải. Nhưng dường như họ lại có ý lôi kéo tôi, mời mọc tôi luôn và có vẻ mến tôi.
Dần dà tôi bị cuốn theo nếp sinh hoạt chung đáng yêu đó, tôi thường ăn tối tại nhà họ, và buổi tối lúc về nhà, tôi thường nghĩ đến chuyện bắt chước anh ấy, cưới một cô vợ, vì tôi thấy căn nhà trống trải của mình giờ đây buồn tẻ quá.
Bọn họ tỏ ra rất yêu nhau, chẳng bao giờ rời nhau. Thế rồi một hôm, Julien biên thư mời tôi đến ăn tối. Tôi đến liền. Anh ta nói: “Bạn hiền, sau bữa ăn, tôi có công chuyện phải đi ngay. Trước mười một giờ thì tôi chưa về được nhưng tôi sẽ về lúc mười một giờ đúng.Tôi nhờ anh ở lại đây với Bertha cho có bạn, nhé!.
Người đàn bà trẻ mỉm cười,nói: ” Chính em đã đưa ý kiến mời anh đó.”Tôi bắt tay chị ta : “Chị tử tế quá!” và tôi cảm thấy một cái siết chặt, thân mật và hơi lâu ở đầu mấy ngón tay tôi. Tôi chẳng quan tâm đến điều đó. Chúng tôi ngồi vào bàn và đến tám giờ thì Julien tạm biệt chúng tôi.
Ngay khi anh ta vừa đi khỏi, một sự ngượng ngùng kỳ lạ đột ngột nẩy sinh giữa vợ anh ta và tôi. Chúng tôi chưa bao giờ chỉ ngồi hai người với nhau, và mặc dầu càng ngày chúng tôi càng thân mật, cuộc giáp mặt nầy đã đặt chúng tôi vào một tình huống mới. Thoạt đầu tôi nói những chuyện vu vơ, những chuyện vô nghĩa để khỏa lấp những khoảnh khắc im lặng bối rôi ngượng nghịu. Chị ta chẳng trả lời gì, chỉ ngồi trước mặt tôi, phía bên kia lò sưởi, đầu cúi xuống, cái nhìn bất định, một bàn chân đưa về phía ngọn lửa, kiểu như đang mải miết suy nghĩ về một việc khó khăn nào đó. Khi tôi không còn chuyện để nói, tôi nín lặng. Thật ngạc nhiên là nhiều khi khó tìm ra chuyện để nói. Rồi thì tôi bỗng cảm thấy một cái gì đó trong không khí, cảm thấy một cái vô hình, một cái không biết gọi là gì, không giải thích được, cái linh cảm báo cho ta biết trước những ý định thầm kín, tốt hoặc xấu, của người kia đối với ta.
Sự im lặng nặng nề ấy kéo dài một lúc. Rồi Bertha nói với tôi: “Anh bỏ thêm một khúc củi vào đi. Anh thấy lửa sắp tàn rồi đó” Tôi mở thùng chứa củi, để ngay ở chỗ giống như thùng củi của bà đây và tôi lấy ra một khúc củi, khúc to nhất, rồi tôi để chồng lên những khúc khác đã cháy hết hai phần ba.
Rồi lại im lặng.
Sau ít phút, khúc củi cháy mạnh đến nỗi mặt chúng tôi nóng ran. Người đàn bà trẻ ngước nhìn tôi bằng cặp mắt rất lạ. Chị ta nói; “Nóng quá, ta lại đằng kia ngồi trên xô-pha đi.”
Chúng tôi đến ngồi trên xô-pha.
Đột nhiên chị ta nhìn thẳng vào mặt tôi: “Anh sẽ làm gì nếu có một phụ nữ nói với anh rằng cô ta yêu anh?”
Tôi khá sững sờ, liền đáp: “Trường hợp nầy đôt ngột quá, và cũng còn tùy thuộc vào người phụ nữ.”
Thế là chị ta phá lên cười, tiếng cười khô khốc, kích động và run rẩy, một kiểu cười giả tạo như có khả năng làm vỡ kính, và chị ta nói tiếp:
” Đàn ông chẳng bao giờ táo bạo, cũng chẳng láu lỉnh.” Chị ta ngừng lại, rồi nói tiếp:
” Ông đã từng yêu ai chưa, ông Paul?”
Tôi thú nhận : “Có, tôi đã từng yêu.”
Chị ta nói: ” Kể em nghe đi!”
Tôi kể một chuyện bất kỳ. Chị ta chăm chú nghe, thỉnh thoảng tỏ dấu hiệu không tán thành và coi thường. Bất thình lình chị ta nói: “Không, anh chẳng hiểu gì cả. Đối với em, tình yêu đích thực là phải làm đảo lộn con tim, làm rối tung thần kinh và giày vò đầu óc, tình yêu thực sự phải – nói sao nhỉ – nguy hiểm, thậm chí khủng khiếp, gần như là phạm tội, gần như là phạm thánh, phải là một thứ phản bội, em muốn nói là cần phá vỡ mọi trở ngại thiêng liêng, mọi luật lệ, mọi quan hệ anh em; khi mà tình yêu được yên bình, dễ dàng, không có hiểm họa, hợp pháp, thì đó có thực là tình yêu không?”
Tôi không biết phải trả lời sao.và trong lòng thầm thốt lên một câu triết lý : ” Ôi! Thật đúng là đầu óc đàn bà!”
Trong khi nói chị ta tỏ vẻ thờ ơ, giả bộ ngây thơ; rồi chị ta dựa lưng vào gối, duỗi người ra, đầu tựa vào vai tôi, cái váy bị kéo lên cao để lộ bít tất lụa màu đỏ mà thỉnh thoảng lửa trong lò làm cho sáng rực lên.
Sau khoảng một phút, chị ta nói: “Em làm anh sợ à? Tôi phản đối. Chị ta tựa hẳn vào ngực tôi và nói mà không nhìn tôi : “Nếu chính em nói em yêu anh thì anh sẽ làm gì?” Trước khi tôi có thể tìm ra câu trả lời, hai tay chị ta đã vòng qua cổ tôi, đột ngột kéo đầu tôi xuống và đặt đôi môi lên môi tôi.
A! bà bạn thân mến của tôi, tôi xin trả lời bà là tôi không đùa! Sao? Lừa dối Julien à? Trở thành tình nhân của người đàn bà điên khùng, tai quái và quỷ quyệt, có lẽ là dâm đãng nữa, trong lúc người chồng không còn đáp ứng đầy đủ nữa à? Không ngừng phản bội, luôn luôn lừa dối, đùa cợt với ái tình chỉ vì sự quyến rũ của trái cấm, bất chấp nguy hiểm, phản bội tình bạn? Không! Việc nầy không thích hợp với tôi. Nhưng tôi biết làm sao? Bắt chước Joseph (1) ư? Vai tuồng nầy quá ngu ngốc , hơn nữa, quá khó khăn, bởi vì lúc phản bội chị ta thật đáng sợ, nào là hừng hực táo bạo, nào là phập phồng, nào là phấn khích. Ôi, ai chưa từng cảm nhận nụ hôn dài trên miệng một người đàn bà sẵn sàng hiến dâng, xin hãy ném viên đá đầu tiên vào người tôi…
… Cuối cùng, một phút nữa thôi…bà hiểu tôi nói gì chứ, phải không? Một phút nữa thôi và ….tôi đã là….không…chị ta đã là…xin lỗi, là anh ấy đã…hay đúng hơn ai sẽ có thể là…thì bỗng nhiên một tiếng động lớn làm chúng tôi nhảy đựng lên.
Khúc củi, phải, thưa bà, khúc củi đã văng vào phòng khách, sau khi hất đổ cái xẻng và thanh chắn, vụt qua như môt cơn bão lửa, làm cháy sém cái thảm rồi mắc kẹt dưới một chiếc ghế bành và không chừng sẽ bốc cháy.
Tôi chạy lại như điên và trong lúc tôi ném thanh củi cháy cứu mạng vào lại trong lò sưởi thì cửa phòng bỗng sịch mở! Julien tươi cười bước vào. Anh ấy reo lên: ” Tôi rảnh rồi, đã xong việc sớm hai tiếng!”
Vâng, bà ạ, nếu không có khúc củi thì tôi đã bị bắt quả tang phạm tội và hậu quả sẽ ra sao chắc bà cũng biết.
Vậy nên tôi đã cố hết sức tránh để không còn xẩy ra trường hợp tương tự, không bao giờ, không bao giờ nữa. Sau đó tôi thấy Julien tỏ ra lạnh nhạt với tôi, như người ta nói. Rõ ràng là vợ anh ta đã hủy hoại tình bạn của chúng tôi và dần dà anh ta gạt tôi ra khỏi nhà; và chúng tôi đã ngưng gặp nhau.
Bây giờ hẳn bà đã biết vì sao tôi không hề lập gia đình.
—————–
(1) Joseph: Theo Cựu ước (sách Sáng thế ký) Joseph là một tên nô lệ được người Ishmaelite cho Potiphar, chỉ huy trưởng thị vệ của Pharaoh, Thấy Joseph siêng năng và có tài quán xuyến, Potiphar đặt chàng làm người quản lý nhà cửa và tài sản của ông. Vợ Potiphar thấy Joseph đẹp trai nên ưa thích và tìm đủ cách chinh phục trái tim của Joseph nhưng chàng cương quyết khước từ.
THÂN TRỌNG THỦY
” La bûche ”
Guy De Maupassant
26 janvier 1882
Alexandre Dumas, Victor Hugo... đã đi theo tôi suốt cuộc đời.
Khúc củi
Truyện ngắn của, Guy De Maupassant
(1850-1893), Thân Trọng Thủy dịch
Phòng khách nhỏ, phủ đầy màn cửa dày, kín đáo thoảng mùi hương thơm.Trong lò sưởi lớn lửa đang cháy và một ngọn đèn với cái chao viền rua đăng–ten cũ đặt bên góc lò sưởi chiếu ánh sáng lờ mờ lên hai người đang trò chuyện.Người đàn ông là một bạn cũ, sống độc thân, một người bạn gặp gỡ hàng tuần, một bằng hữu thông thường,không hơn không kém.
Họ đã ngưng nói chuyện khoảng một phút, cả hai đang vừa nhìn vào ngọn lửa vừa suy nghĩ vẩn vơ, trong một khoảnh khắc yên lặng thân tình của những người mỗi khi ngồi bên nhau không cần phải nói liên miên cho vui.
Bỗng một thanh củi to, một khúc gốc rễ dựng đứng đang cháy tự nhiên rớt xuống, nẩy khỏi vĩ lò, văng qua phòng khách, lăn trên thảm làm văng tàn lửa tung tóe khắp chung quanh.
Bà già khẽ kêu lên một tiếng, bật đứng dậy như muốn bỏ chạy, còn ông già thì đá thanh cũi lớn vào lại trong lò sưởi và dùng đế giày đùa hết những tàn lửa nóng đang rơi vãi chung quanh.
Khi “tai họa” đã được ngăn chận thì một mùi khét tỏa ra và ông già đến ngồi lại trước mặt bà bạn của mình, nhìn bà và cười. Ông vừa chỉ vào thanh cũi vừa được bỏ vào lò sưởi vừa nói : “Đó chính là lý do tại sao tôi không bao giờ lấy vợ.”
Rất ngạc nhiên, bà nhìn ông bằng con mắt thích tìm hiểu của phụ nữ, con mắt của những phụ nữ không còn trẻ, phản chiếu tính tò mò phức tạp, thường là tinh nghịch, và bà hỏi: “Sao thế?”
Ông trả lời : “Ồ, đó là cả một câu chuyện dài, rất buồn và khó chịu.
Các bạn cũ của tôi thường ngạc nhiên về sự lạnh nhạt đột ngột xẩy ra giữa một trong những anh bạn thân nhất của tôi là Julien và tôi.Họ hoàn toàn không hiểu vì sao hai đứa tôi vẫn luôn thân thiết chẳng bao giờ rời nhau bỗng chốc lại có thể trở nên xa lạ với nhau như thế. Đây, bí mật của chuyện chúng tôi xa nhau là như thế nầy:
Hồi trước, anh ấy và tôi, chúng tôi ở chung với nhau. Chúng tôi chẳng bao giờ rời nhau và tình bạn giữa chúng tôi khắng khít đến nỗi không gì có thể chia cắt được.
Một tối khi về nhà anh tuyên bố sắp cưới vợ.
Tôi bị nhói trong ngực như bị anh ta đánh cắp hay phản bội.Khi một đứa bạn thân lấy vợ, thế là hết, hết tất cả.Tình yêu pha với tính ghen tuông của một người đàn bà, thứ tính ngờ vực, lo âu và đầy nhục dục sẽ chẳng bao giờ chịu khoan nhượng tình bạn thắm thiết và trung thực, xuất phát từ tâm hồn, từ sự tin cậy lẫn nhau giữa hai người đàn ông đâu!
Thưa bà, bà có thấy không, cho dù tình yêu có gắn kết hai người lại với nhau chăng nữa, người đàn ông và người đàn bà vẫn luôn xa cách nhau về tâm hồn và trí tuệ,, họ luôn là hai kẻ đối đầu nhau, họ thuộc những dòng giống khác nhau, luôn luôn phải có một kẻ chinh phục và một kẻ bị chinh phục, khi một người là chủ thì người kia là nô lệ và ngược lại, chứ họ chẳng bao giờ bình đẳng cả. Họ siết tay nhau, bàn tay họ run lên vì tình cảm nồng nàn chứ họ không bao giờ bắt tay nhau bằng một cái bóp tay chân thật, lâu và chặt, cái bóp tay như mở lòng ra với nhau, phô bày tình thương chân thật, bền bỉ và rắn rỏi. Các nhà hiền triết, để an ủi tuổi già của mình, thay vì lập gia đình, sinh con đẻ cái, để rồi chúng có thể bỏ rơi họ,có lẽ nên tìm một người bạn tốt đáng tin cậy, sống già với nhau và cùng chia sẻ những tư tưởng chỉ có thể có giữa hai người đàn ông với nhau mà thôi.
Tóm lại anh bạn Julien của tôi cưới vợ. Người vợ rất xinh đẹp, duyên dáng, tóc vàng và quăn, lanh lợi, mũm mĩm, tỏ ra rất yêu chồng.
Lúc đầu tôi ít qua lại nhà hắn, sợ làm vướng víu họ, tự thấy mình thừa thải. Nhưng dường như họ lại có ý lôi kéo tôi, mời mọc tôi luôn và có vẻ mến tôi.
Dần dà tôi bị cuốn theo nếp sinh hoạt chung đáng yêu đó, tôi thường ăn tối tại nhà họ, và buổi tối lúc về nhà, tôi thường nghĩ đến chuyện bắt chước anh ấy, cưới một cô vợ, vì tôi thấy căn nhà trống trải của mình giờ đây buồn tẻ quá.
Bọn họ tỏ ra rất yêu nhau, chẳng bao giờ rời nhau. Thế rồi một hôm, Julien biên thư mời tôi đến ăn tối. Tôi đến liền. Anh ta nói: “Bạn hiền, sau bữa ăn, tôi có công chuyện phải đi ngay. Trước mười một giờ thì tôi chưa về được nhưng tôi sẽ về lúc mười một giờ đúng.Tôi nhờ anh ở lại đây với Bertha cho có bạn, nhé!.
Người đàn bà trẻ mỉm cười,nói: ” Chính em đã đưa ý kiến mời anh đó.”Tôi bắt tay chị ta : “Chị tử tế quá!” và tôi cảm thấy một cái siết chặt, thân mật và hơi lâu ở đầu mấy ngón tay tôi. Tôi chẳng quan tâm đến điều đó. Chúng tôi ngồi vào bàn và đến tám giờ thì Julien tạm biệt chúng tôi.
Ngay khi anh ta vừa đi khỏi, một sự ngượng ngùng kỳ lạ đột ngột nẩy sinh giữa vợ anh ta và tôi. Chúng tôi chưa bao giờ chỉ ngồi hai người với nhau, và mặc dầu càng ngày chúng tôi càng thân mật, cuộc giáp mặt nầy đã đặt chúng tôi vào một tình huống mới. Thoạt đầu tôi nói những chuyện vu vơ, những chuyện vô nghĩa để khỏa lấp những khoảnh khắc im lặng bối rôi ngượng nghịu. Chị ta chẳng trả lời gì, chỉ ngồi trước mặt tôi, phía bên kia lò sưởi, đầu cúi xuống, cái nhìn bất định, một bàn chân đưa về phía ngọn lửa, kiểu như đang mải miết suy nghĩ về một việc khó khăn nào đó. Khi tôi không còn chuyện để nói, tôi nín lặng. Thật ngạc nhiên là nhiều khi khó tìm ra chuyện để nói. Rồi thì tôi bỗng cảm thấy một cái gì đó trong không khí, cảm thấy một cái vô hình, một cái không biết gọi là gì, không giải thích được, cái linh cảm báo cho ta biết trước những ý định thầm kín, tốt hoặc xấu, của người kia đối với ta.
Sự im lặng nặng nề ấy kéo dài một lúc. Rồi Bertha nói với tôi: “Anh bỏ thêm một khúc củi vào đi. Anh thấy lửa sắp tàn rồi đó” Tôi mở thùng chứa củi, để ngay ở chỗ giống như thùng củi của bà đây và tôi lấy ra một khúc củi, khúc to nhất, rồi tôi để chồng lên những khúc khác đã cháy hết hai phần ba.
Rồi lại im lặng.
Sau ít phút, khúc củi cháy mạnh đến nỗi mặt chúng tôi nóng ran. Người đàn bà trẻ ngước nhìn tôi bằng cặp mắt rất lạ. Chị ta nói; “Nóng quá, ta lại đằng kia ngồi trên xô-pha đi.”
Chúng tôi đến ngồi trên xô-pha.
Đột nhiên chị ta nhìn thẳng vào mặt tôi: “Anh sẽ làm gì nếu có một phụ nữ nói với anh rằng cô ta yêu anh?”
Tôi khá sững sờ, liền đáp: “Trường hợp nầy đôt ngột quá, và cũng còn tùy thuộc vào người phụ nữ.”
Thế là chị ta phá lên cười, tiếng cười khô khốc, kích động và run rẩy, một kiểu cười giả tạo như có khả năng làm vỡ kính, và chị ta nói tiếp:
” Đàn ông chẳng bao giờ táo bạo, cũng chẳng láu lỉnh.” Chị ta ngừng lại, rồi nói tiếp:
” Ông đã từng yêu ai chưa, ông Paul?”
Tôi thú nhận : “Có, tôi đã từng yêu.”
Chị ta nói: ” Kể em nghe đi!”
Tôi kể một chuyện bất kỳ. Chị ta chăm chú nghe, thỉnh thoảng tỏ dấu hiệu không tán thành và coi thường. Bất thình lình chị ta nói: “Không, anh chẳng hiểu gì cả. Đối với em, tình yêu đích thực là phải làm đảo lộn con tim, làm rối tung thần kinh và giày vò đầu óc, tình yêu thực sự phải – nói sao nhỉ – nguy hiểm, thậm chí khủng khiếp, gần như là phạm tội, gần như là phạm thánh, phải là một thứ phản bội, em muốn nói là cần phá vỡ mọi trở ngại thiêng liêng, mọi luật lệ, mọi quan hệ anh em; khi mà tình yêu được yên bình, dễ dàng, không có hiểm họa, hợp pháp, thì đó có thực là tình yêu không?”
Tôi không biết phải trả lời sao.và trong lòng thầm thốt lên một câu triết lý : ” Ôi! Thật đúng là đầu óc đàn bà!”
Trong khi nói chị ta tỏ vẻ thờ ơ, giả bộ ngây thơ; rồi chị ta dựa lưng vào gối, duỗi người ra, đầu tựa vào vai tôi, cái váy bị kéo lên cao để lộ bít tất lụa màu đỏ mà thỉnh thoảng lửa trong lò làm cho sáng rực lên.
Sau khoảng một phút, chị ta nói: “Em làm anh sợ à? Tôi phản đối. Chị ta tựa hẳn vào ngực tôi và nói mà không nhìn tôi : “Nếu chính em nói em yêu anh thì anh sẽ làm gì?” Trước khi tôi có thể tìm ra câu trả lời, hai tay chị ta đã vòng qua cổ tôi, đột ngột kéo đầu tôi xuống và đặt đôi môi lên môi tôi.
A! bà bạn thân mến của tôi, tôi xin trả lời bà là tôi không đùa! Sao? Lừa dối Julien à? Trở thành tình nhân của người đàn bà điên khùng, tai quái và quỷ quyệt, có lẽ là dâm đãng nữa, trong lúc người chồng không còn đáp ứng đầy đủ nữa à? Không ngừng phản bội, luôn luôn lừa dối, đùa cợt với ái tình chỉ vì sự quyến rũ của trái cấm, bất chấp nguy hiểm, phản bội tình bạn? Không! Việc nầy không thích hợp với tôi. Nhưng tôi biết làm sao? Bắt chước Joseph (1) ư? Vai tuồng nầy quá ngu ngốc , hơn nữa, quá khó khăn, bởi vì lúc phản bội chị ta thật đáng sợ, nào là hừng hực táo bạo, nào là phập phồng, nào là phấn khích. Ôi, ai chưa từng cảm nhận nụ hôn dài trên miệng một người đàn bà sẵn sàng hiến dâng, xin hãy ném viên đá đầu tiên vào người tôi…
… Cuối cùng, một phút nữa thôi…bà hiểu tôi nói gì chứ, phải không? Một phút nữa thôi và ….tôi đã là….không…chị ta đã là…xin lỗi, là anh ấy đã…hay đúng hơn ai sẽ có thể là…thì bỗng nhiên một tiếng động lớn làm chúng tôi nhảy đựng lên.
Khúc củi, phải, thưa bà, khúc củi đã văng vào phòng khách, sau khi hất đổ cái xẻng và thanh chắn, vụt qua như môt cơn bão lửa, làm cháy sém cái thảm rồi mắc kẹt dưới một chiếc ghế bành và không chừng sẽ bốc cháy.
Tôi chạy lại như điên và trong lúc tôi ném thanh củi cháy cứu mạng vào lại trong lò sưởi thì cửa phòng bỗng sịch mở! Julien tươi cười bước vào. Anh ấy reo lên: ” Tôi rảnh rồi, đã xong việc sớm hai tiếng!”
Vâng, bà ạ, nếu không có khúc củi thì tôi đã bị bắt quả tang phạm tội và hậu quả sẽ ra sao chắc bà cũng biết.
Vậy nên tôi đã cố hết sức tránh để không còn xẩy ra trường hợp tương tự, không bao giờ, không bao giờ nữa. Sau đó tôi thấy Julien tỏ ra lạnh nhạt với tôi, như người ta nói. Rõ ràng là vợ anh ta đã hủy hoại tình bạn của chúng tôi và dần dà anh ta gạt tôi ra khỏi nhà; và chúng tôi đã ngưng gặp nhau.
Bây giờ hẳn bà đã biết vì sao tôi không hề lập gia đình.
—————–
(1) Joseph: Theo Cựu ước (sách Sáng thế ký) Joseph là một tên nô lệ được người Ishmaelite cho Potiphar, chỉ huy trưởng thị vệ của Pharaoh, Thấy Joseph siêng năng và có tài quán xuyến, Potiphar đặt chàng làm người quản lý nhà cửa và tài sản của ông. Vợ Potiphar thấy Joseph đẹp trai nên ưa thích và tìm đủ cách chinh phục trái tim của Joseph nhưng chàng cương quyết khước từ.
THÂN TRỌNG THỦY
” La bûche ”
Guy De Maupassant
26 janvier 1882
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét