Khâm phục nhân dân và các cô gái thật Phần Lan. Cô Sanna Marin sẽ là thủ tướng trẻ nhất thế giới ở tuổi 34, trong khi chính phủ mới của cô sẽ có tới 12 bộ trưởng nữ và chỉ có 7 nam, tất cả các đảng phái trong liên minh cầm quyền đều do phụ nữ lãnh đạo và họ đều dưới 35 tuổi... Phần Lan hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tức là trọng trách của cô Sanna Marin và các chị em trong chính phủ của cô ở đây vô cùng lớn. Vậy mà nhân dân Phần Lan tin tưởng các cô gái rất trẻ của họ sẽ làm được. Đặc biệt, một trong những phát ngôn đầu tiên của cô Marin là "sẽ có rất nhiều việc phải làm để xây dựng lại niềm tin" và "tôi nghĩ về những gì khiến chúng tôi được cử tri tin tưởng". Như vậy, đối với cô Marin cũng như người dân Phần Lan, điều quan trọng nhất là lãnh đạo phải được người dân tin tưởng, thương yêu. Nhìn những gương mặt vừa xinh vừa lương thiện của các cô gái lãnh đạo Phần Lan trong ảnh dưới đây thì hầu như có thể tin tin tưởng ngay được. Những gương măt lương thiện như thế này làm gì thấy ở tầng lớp quan chức lãnh đạo VN hiện nay. Đám này dân VN không có mảy may chút xíu niềm tin vào chúng nhưng buồn thay chúng vẫn thay phiên nhau lãnh đạo dân, đưa đất nước càng ngày càng tới chỗ bế tắc.
Trong quá khứ các nước châu Âu khác như Pháp, Ba Lan và Anh đều từng có các thủ tướng lên cầm quyền ở tuổi khá trẻ nhưng đều là nam giới.
William Pitt từng lên làm thủ tướng Anh ở tuổi 24 vào năm 1783.
Năm 1984, Laurent Fabius lên làm thủ tướng Pháp ở tuổi 37.
Năm 1992, Waldemar Pawlak ở Ba Lan lên làm thủ tướng khi mới 33.
Gia cảnh của bà Marin
Cha mẹ của bà Sanna Marin chia tay khi bà hãy còn rất nhỏ và những năm đầu, mẹ của bà phải một mình nuôi con.
Gia đình bà đối mặt với khó khăn về tài chính.
Trong một blog, bà Marin kể rằng năm 15 tuổi, bà đã đi làm cho một tiệm bánh và giao báo để có tiền tiêu vặt khi học trung học.
Trong một cuộc phỏng vấn cho trang web Menaiset vào năm 2015, bà cũng kể về sự kỳ thị mà bà gặp phải khi mẹ của bà có mối quan hệ đồng giới.
Bà nói rằng khi ấy bà thấy mình như "vô hình" vì bà không thể nói chuyện cởi mở về gia đình mình.
Nhưng bà cũng nói rằng, mẹ của bà luôn ủng hộ và khiến bà tin rằng, bà có thể làm bất cứ điều gì bà ấy muốn.
Bà là người đầu tiên trong gia đình đi học đại học.
Bà tham gia chính trị từ năm 20 tuổi và đã thăng tiến rất nhanh trong hàng ngũ của Đảng Dân chủ Xã hội, đứng đầu chính quyền thành phố Tampere ở tuổi 27 và trở thành nghị sĩ vào năm 2015.
Bà là Bộ trưởng Giao thông vận tải từ tháng Sáu.
Bà có một con gái mới 22 tháng tuổi.
Khi các nữ chính trị gia nổi lên
Các nhà phân tích cho rằng, đây có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi Phần Lan hiện có một nữ thủ tướng và có tới bốn nhà lãnh đạo đảng trong liên minh cầm quyền đều là nữ.
Tuy bình đẳng giới vẫn là một vấn đề lớn ở Phần Lan, nhưng trong nền chính trị Phần Lan, từ lâu đã có nhiều nữ chính trị gia.
Reetta Siukola, Giám đốc phát triển tại Trung tâm Thông tin về Bình đẳng giới, nói với BBC rằng, từ một vài thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, nhiều phụ nữ trẻ đã nắm các vị trí chủ chốt, thứ hai hoặc thứ ba trong các đảng phái chính trị nước này.
Tính chung cả thế kỷ này, nước này từng có hai nữ thủ tướng, nhưng thời gian nắm quyền của cả hai đều khá ngắn.
Phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ, luôn hoạt động tích cực trong nền chính trị Phần Lan. Và trong những năm gần đây, công chúng đã kỳ vọng sẽ có tới 40% hoặc thậm chí nhiều hơn số bộ trưởng trong chính phủ là nữ.
Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 2015, khi chính phủ trung hữu, với đa phần là nam giới của ông Juha Sipila lên nắm quyền, với chỉ 36% bộ trưởng là nữ.
Cùng với sự phát triển của phong trào #MeToo trên toàn thế giới, đây là một lời cảnh tỉnh với những người ủng hộ bình đẳng giới, và từ đó, thúc đẩy một cuộc thảo luận xã hội dân sự rất tích cực, bà Siukola nói.
Chính sách của bà Marin sẽ như thế nào?
Khả năng có bất kỳ sự thay đổi nào lớn trong chính sách gần như bằng không, vì liên minh cầm quyền đã thống nhất chương trình hoạt động ngay từ khi nắm quyền.
Tuy nhiên, bà Marin, người đã được bầu làm thủ tướng với một biên tế hẹp, nói với các phóng viên rằng sẽ có rất nhiều việc phải làm để xây dựng lại niềm tin.
Bà gạt đi những câu hỏi về tuổi tác của mình và nhấn mạnh: "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tuổi tác hay giới tính của mình. Tôi nghĩ đến những lý do khiến tôi tham gia hoạt động chính trị và về những gì khiến chúng tôi được cử tri tin tưởng."
Đảng Dân chủ Xã hội hiện nổi lên như một đảng lớn nhất trong cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng Tư. Đảng này do đó có thể bổ nhiệm thủ tướng để lãnh đạo một chính phủ liên minh.
Ông Rinne đã từ chức sau khi kế hoạch cắt giảm lương của hàng trăm nhân viên bưu điện đã khiến các cuộc đình công lan rộng. Một thành viên của liên minh cầm quyền, Đảng Trung tâm, nói rằng đảng này đã mất niềm tin vào ông.
Tuy nhiên, ông vẫn là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội.
Trong khi đó, Đảng Trung tâm cho biết, ông Katri Kulmuni sẽ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính. Người đàn ông 32 tuổi này đã đảm nhận vị trí thủ lĩnh của đảng này vào tháng Chín.
Ba nhà lãnh đạo khác là các bộ trưởng trong chính phủ của ông Rinne và dự kiến sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ của họ gồm Li Andersson của Đảng Liên minh Cánh tả làm Bộ trưởng Giáo dục; nhà Lãnh đạo Đảng Xanh Maria Ohisalo làm Bộ trưởng Nội vụ; và Anna-Maja Henriksson của Đảng Nhân dân Thụy Điển làm Bộ trưởng Tư pháp.
Tính ra, chính phủ mới sẽ có tới 12 bộ trưởng nữ và chỉ có 7 nam. Đây là tỉ lệ phụ nữ trong chính phủ khá cao, ngay cả đối với một quốc gia mà vào năm 1907 đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có phụ nữ được bầu vào quốc hội.
Phần Lan hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu và các nghị sĩ có thể sẽ phê chuẩn chính phủ mới trước hội nghị thượng đỉnh của khối này tại Brussels vào ngày 12/12 tới.
Bà Sanna Marin, 34 tuổi, sẽ là thủ tướng đương nhiệm trẻ nhất thế giới
10 tháng 12 2019 - Bà Sanna Marin, 34 tuổi, Bộ trưởng Giao thông Phần Lan, đã được đảng Dân chủ Xã hội chọn đề cử làm Thủ tướng sau khi lãnh đạo đảng này, ông Antti Rinne thôi chức. Bà sẽ là thủ tướng trẻ nhất trong số các thủ tướng đương chức hiện nay. Bà Sanna Marin sẽ tuyên thệ nhậm chức trong tuần này. Bà sẽ lãnh đạo một chính phủ liên minh trung tả với bốn đảng khác, tất cả đều do phụ nữ đứng đầu. Đặc biệt hơn, ba trong số bốn người này đều dưới 35 tuổi.
Bà Sanna Marin sẽ là thủ tướng trẻ nhất thế giới ở tuổi 34.
Ông Rinne đã từ chức sau khi đánh mất niềm tin của một đảng thành viên trong liên minh cầm quyền do cách ông xử lý vụ biểu tình của nhân viên ngành bưu chính. Khi nhậm chức, bà Marin sẽ là thủ tướng trẻ nhất thế giới. Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, hiện 39 tuổi; còn Thủ tướng Ukraine Oleksiy Honcharuk năm nay 35 tuổi. Bà Marin sẽ là nữ thủ tướng thứ ba ở khu vực Bắc Âu.Trong quá khứ các nước châu Âu khác như Pháp, Ba Lan và Anh đều từng có các thủ tướng lên cầm quyền ở tuổi khá trẻ nhưng đều là nam giới.
William Pitt từng lên làm thủ tướng Anh ở tuổi 24 vào năm 1783.
Năm 1984, Laurent Fabius lên làm thủ tướng Pháp ở tuổi 37.
Năm 1992, Waldemar Pawlak ở Ba Lan lên làm thủ tướng khi mới 33.
Gia cảnh của bà Marin
Cha mẹ của bà Sanna Marin chia tay khi bà hãy còn rất nhỏ và những năm đầu, mẹ của bà phải một mình nuôi con.
Gia đình bà đối mặt với khó khăn về tài chính.
Trong một blog, bà Marin kể rằng năm 15 tuổi, bà đã đi làm cho một tiệm bánh và giao báo để có tiền tiêu vặt khi học trung học.
Trong một cuộc phỏng vấn cho trang web Menaiset vào năm 2015, bà cũng kể về sự kỳ thị mà bà gặp phải khi mẹ của bà có mối quan hệ đồng giới.
Bà nói rằng khi ấy bà thấy mình như "vô hình" vì bà không thể nói chuyện cởi mở về gia đình mình.
Nhưng bà cũng nói rằng, mẹ của bà luôn ủng hộ và khiến bà tin rằng, bà có thể làm bất cứ điều gì bà ấy muốn.
Bà là người đầu tiên trong gia đình đi học đại học.
Bà tham gia chính trị từ năm 20 tuổi và đã thăng tiến rất nhanh trong hàng ngũ của Đảng Dân chủ Xã hội, đứng đầu chính quyền thành phố Tampere ở tuổi 27 và trở thành nghị sĩ vào năm 2015.
Bà là Bộ trưởng Giao thông vận tải từ tháng Sáu.
Bà có một con gái mới 22 tháng tuổi.
Nhà lãnh đạo đảng Trung tâm Katri Kulmuni và
bà Marin là hai gương mặt mới của chính giới Phần Lan
Các nhà phân tích cho rằng, đây có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi Phần Lan hiện có một nữ thủ tướng và có tới bốn nhà lãnh đạo đảng trong liên minh cầm quyền đều là nữ.
Tuy bình đẳng giới vẫn là một vấn đề lớn ở Phần Lan, nhưng trong nền chính trị Phần Lan, từ lâu đã có nhiều nữ chính trị gia.
Reetta Siukola, Giám đốc phát triển tại Trung tâm Thông tin về Bình đẳng giới, nói với BBC rằng, từ một vài thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, nhiều phụ nữ trẻ đã nắm các vị trí chủ chốt, thứ hai hoặc thứ ba trong các đảng phái chính trị nước này.
Tính chung cả thế kỷ này, nước này từng có hai nữ thủ tướng, nhưng thời gian nắm quyền của cả hai đều khá ngắn.
Phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ, luôn hoạt động tích cực trong nền chính trị Phần Lan. Và trong những năm gần đây, công chúng đã kỳ vọng sẽ có tới 40% hoặc thậm chí nhiều hơn số bộ trưởng trong chính phủ là nữ.
Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 2015, khi chính phủ trung hữu, với đa phần là nam giới của ông Juha Sipila lên nắm quyền, với chỉ 36% bộ trưởng là nữ.
Cùng với sự phát triển của phong trào #MeToo trên toàn thế giới, đây là một lời cảnh tỉnh với những người ủng hộ bình đẳng giới, và từ đó, thúc đẩy một cuộc thảo luận xã hội dân sự rất tích cực, bà Siukola nói.
Chính sách của bà Marin sẽ như thế nào?
Khả năng có bất kỳ sự thay đổi nào lớn trong chính sách gần như bằng không, vì liên minh cầm quyền đã thống nhất chương trình hoạt động ngay từ khi nắm quyền.
Tuy nhiên, bà Marin, người đã được bầu làm thủ tướng với một biên tế hẹp, nói với các phóng viên rằng sẽ có rất nhiều việc phải làm để xây dựng lại niềm tin.
Đảng Dân chủ Xã hội hiện nổi lên như một đảng lớn nhất trong cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng Tư. Đảng này do đó có thể bổ nhiệm thủ tướng để lãnh đạo một chính phủ liên minh.
Ông Rinne đã từ chức sau khi kế hoạch cắt giảm lương của hàng trăm nhân viên bưu điện đã khiến các cuộc đình công lan rộng. Một thành viên của liên minh cầm quyền, Đảng Trung tâm, nói rằng đảng này đã mất niềm tin vào ông.
Tuy nhiên, ông vẫn là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội.
Trong khi đó, Đảng Trung tâm cho biết, ông Katri Kulmuni sẽ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính. Người đàn ông 32 tuổi này đã đảm nhận vị trí thủ lĩnh của đảng này vào tháng Chín.
Ba nhà lãnh đạo khác là các bộ trưởng trong chính phủ của ông Rinne và dự kiến sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ của họ gồm Li Andersson của Đảng Liên minh Cánh tả làm Bộ trưởng Giáo dục; nhà Lãnh đạo Đảng Xanh Maria Ohisalo làm Bộ trưởng Nội vụ; và Anna-Maja Henriksson của Đảng Nhân dân Thụy Điển làm Bộ trưởng Tư pháp.
Tính ra, chính phủ mới sẽ có tới 12 bộ trưởng nữ và chỉ có 7 nam. Đây là tỉ lệ phụ nữ trong chính phủ khá cao, ngay cả đối với một quốc gia mà vào năm 1907 đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có phụ nữ được bầu vào quốc hội.
Phần Lan hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu và các nghị sĩ có thể sẽ phê chuẩn chính phủ mới trước hội nghị thượng đỉnh của khối này tại Brussels vào ngày 12/12 tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét