Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Lào với 13 đặc khu kinh tế và bẫy nợ Trung Quốc


Lào nếm trái đắng 13 đặc khu kinh tế Trung Quốc - Bài học cho Việt Nam
Có vẻ như không nơi đâu tại xứ sở Triệu Voi là không in dấu bộ máy bành trướng kinh tế đến từ phương Bắc, khi hàng loạt đại dự án do Trung Quốc làm chủ đang tồn tại trên đất Lào.
Hiện, Lào có khoảng 13 đặc khu kinh tế của Trung Quốc, chứa đầy sòng bạc, tiệm massage trá hình và nhân công người Hoa, rải rác khắp nước này mà không chịu bất kỳ sự quản lý nào của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là những dự án phát triển hạ tầng trị giá hàng tỉ USD đang mọc lên tại chính Thủ đô Viêng Chăn do Bắc Kinh đầu tư.

Giữa vùng núi đồi hoang vu phía bắc nước Lào, ánh đèn neon của sòng bạc The Kings Romans sáng choang giữa rừng rậm. Bên trong, các con bạc ngày đêm đốt tiền vào những ván bài, không phải bằng đồng kip của Lào mà là ngoại tệ của Thái và Trung Quốc (TQ). Sòng bạc The Kings Romans là trọng điểm thu hút khách du lịch của Đặc khu Kinh tế Tam giác vàng (GTSEZ) rộng 10.000 hecta. GTSEZ được thiết lập vào năm 2007 bởi chính phủ Lào và tập đoàn Hồng Kông Kings Romans Group.
Tập đoàn Kings Romans đã bỏ ra hàng chục triệu USD để cải tạo vùng Bokeo hoang vu bên dòng sông Mekong thành một khu vui chơi giải trí chỉ dành riêng cho khách du lịch đến từ TQ. Đằng sau ánh đèn hào nhoáng của sòng bạc The Kings Romans là khu “Chinatown” chứa đầy các nhà hàng và những tiệm massage trá hình. Bên cạnh đó, còn có sở thú, sân golf và những bãi đậu xe rộng thênh thang.
Tại đây, tập đoàn đến từ Hồng Kông còn dự định xây thêm một khu công nghiệp và sân bay quốc tế. Ước tính tại GTSEZ sẽ có khoảng 200.000 người sinh sống và làm việc. Đa số những người làm việc tại đây đến từ TQ và Myanmar. Đồng hồ và thời gian sinh hoạt trong đặc khu kinh tế này được điều chỉnh theo giờ của TQ, còn hầu hết các cửa hàng và dịch vụ thì từ chối thanh toán bằng tiền kip của Lào. Các tòa nhà và cơ sở bên trong đặc khu được xây dựng lòe loẹt theo kiểu giống như một “Tử Cấm Thành thu nhỏ”.
Mô tả khu GTSEZ, Moe Kyaw, một người làm việc tại đây đến từ Myanmar nói “Khách sạn TQ, thanh toán bằng tiền TQ, kiến trúc theo kiểu TQ. Đây chẳng khác nào là một đất nước TQ thu nhỏ!”.
GTSEZ hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Stuart Ling, chuyên gia tư vấn về nông nghiệp tại vùng Bokeo cho biết: “Trên giấy tờ, GTSEZ không thuộc về Lào mà tồn tại như một vùng có quyền tự chủ riêng biệt”.

Theo chuyên gia Ling, dù trên danh nghĩa, đặc khu được đồng quản lý bởi chính phủ Lào và tập toàn Hồng Kông, tuy nhiên những hoạt động tài chính lại hết sức mờ ám và không ai thật sự biết rõ về tình hình thu chi tại đây như thế nào.
Quy mô khổng lồ của GTSEZ cùng với những hoạt động tài chính mờ ám tại đây, thể hiện rất rõ những gì mà chính sách bành trướng kinh tế đang được Bắc Kinh thực hiện với tốc độ chóng mặt tại đất nước được xem là một trong những quốc gia nghèo nhất tại Đông nam Á này.
Kể từ đầu những năm 2.000, Lào đã liên tục nhận được những khoản đầu tư từ TQ, sau khi Bắc Kinh thực hiện chiến lược “Tiến ra nước ngoài” (“Tẩu xúy khứ”), cổ xúy các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài. Kể từ đó, các công ty TQ đã thi nhau đổ tiền vào Lào và các dự án xây dựng hết từ đường cao tốc, mỏ khai thác, đến các công trình nông nghiệp và thủy điện.

Có khoảng 13 đặc khu kinh tế của TQ đã mọc lên tại những điểm chiến lược trên khắp nước Lào. Đến cuối năm 2013, ước tính tổng số tiền mà TQ đã đầu tư sang Lào lên đến 5 tỉ USD. Với số tiền đầu tư này, TQ đã vượt qua Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Lào.
Nước Lào cũng thu hút hàng ngàn lao động nhập cư, đến sinh sống và làm việc tại những đặc khu kinh tế TQ rải rác khắp các vùng phía bắc. Một số thống kê cho thấy có khoảng 300.000 người TQ hiện đang sinh sống tại Lào. Paul Chamber, giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu các vần đề Đông Nam Á tại Thái Lan, cho biết chính sách bành trướng kinh tế của Bắc Kinh, thể hiện qua dòng tiền khổng lồ và lượng lao động TQ ồ ạt đổ sang Lào, thật sự là một hình thức của “chủ nghĩa thuộc địa kiểu mới”.

Ông nói : “Phía bắc nước Lào giờ đây đã gần như bị biến thành một đất nước TQ mới”.

............

nghe tiếp trong video.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét