Vụ này tôi ít theo dõi, nhưng qua một số bài báo được lâu rồi thì luôn cảm thấy Hải vô tội. Nay Viện kiểm sát tối cao ra kháng nghị, tôi rất hoan nghênh. Treo án tử lên đầu con người ta mười hai năm trời, cũng may đến phút sắp thi hành án lại được bác Trương Tấn Sang chỉ đạo hoãn nên mới tạm thời thoát nạn. Nếu không có tình tiết mới chứng minh tội phạm thì cần phải thả Hải ra ngay. Buồn cho một nền công lý ở một đất nước nơi dân đen thấp cổ bé họng luôn luôn bị áp bức, cướp đoạt, kể cả cướp đoạt mạng sống. Xin chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân.
Lý do cụ thể:
Theo nhà báo Hữu Danh và Thanh Nhã (2 trong số những nhà báo đầu tiên và theo đuổi xuyên suốt vụ án), thì đến nay, Hải bị cho là dùng ghế, thớt và dao để thực hiện hành vi phạm tội. Vụ án có nhân chứng Vũ Đình Thường, có khám nghiệm dấu vân tay, giám định vết máu:
– Khám nghiệm vân tay tại hiện trường: Không có vân tay của Hải (vân tay của ai chưa công khai).
– Con dao gây án: Cán bộ ra chợ mua (và giải thích là khi khám nghiệm có thấy dao nhưng… đem đốt).
– Tấm thớt: Ra chợ mua.
– Cái ghế: Ghế tang vật đem ra tòa khác ghế khám nghiệm tại hiện trường.
– Vết máu: Không phải của Hải.
– Nhân chứng Vũ Đình Thường: Thấy có một thanh niên ngồi trong bưu cục, nhưng không biết là ai…
Rà kỹ 90 từ trong Nguyên tắc “Suy đoán vô tội” – Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì: Khi không đủ, không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội!
Có thể nói: Không chứng minh được Hồ Duy Hải có tội, thì phải kết luận Hồ Duy Hải không có tội!
Hay nói dễ hiểu hơn: Sau 12 năm chứng cớ mù mờ, không thể làm sáng tỏ cơ sở buộc tội Hồ Duy Hải, thì nghiễm nhiên Hồ Duy Hải vô tội!
***
Xin chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân; Trân trọng nỗ lực của gia đình bị cáo, các luật sư, các nhà báo và đặc biệt là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước đó đã yêu cầu dừng thi hành án tử trước giờ G, Hồ Duy Hải mới được sống).
Hồ Duy Hải vô tội, vì sao?
fb Đoàn Kiên Giang 1-12-2019 - Nội dung nguyên tắc “Suy đoán vô tội” – Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – chỉ có đúng 90 từ, mà có thể áp dụng trong hầu hết các vấn đề, hiện tượng, sự kiện đời sống, đó là: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Em gái ruột Hồ Duy Hải (trái). Khi Hồ Duy Hải
bị kết tội, cô mới lớp 10. Ảnh: internet
Từ nguyên tắc trên, nếu chiếu theo các tình tiết của vụ án Cầu Voi bị kháng nghị sau gần 12 năm, thì Hồ Duy Hải “không có tội”.Lý do cụ thể:
Theo nhà báo Hữu Danh và Thanh Nhã (2 trong số những nhà báo đầu tiên và theo đuổi xuyên suốt vụ án), thì đến nay, Hải bị cho là dùng ghế, thớt và dao để thực hiện hành vi phạm tội. Vụ án có nhân chứng Vũ Đình Thường, có khám nghiệm dấu vân tay, giám định vết máu:
– Khám nghiệm vân tay tại hiện trường: Không có vân tay của Hải (vân tay của ai chưa công khai).
– Con dao gây án: Cán bộ ra chợ mua (và giải thích là khi khám nghiệm có thấy dao nhưng… đem đốt).
– Tấm thớt: Ra chợ mua.
– Cái ghế: Ghế tang vật đem ra tòa khác ghế khám nghiệm tại hiện trường.
– Vết máu: Không phải của Hải.
– Nhân chứng Vũ Đình Thường: Thấy có một thanh niên ngồi trong bưu cục, nhưng không biết là ai…
Rà kỹ 90 từ trong Nguyên tắc “Suy đoán vô tội” – Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì: Khi không đủ, không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội!
Có thể nói: Không chứng minh được Hồ Duy Hải có tội, thì phải kết luận Hồ Duy Hải không có tội!
Hay nói dễ hiểu hơn: Sau 12 năm chứng cớ mù mờ, không thể làm sáng tỏ cơ sở buộc tội Hồ Duy Hải, thì nghiễm nhiên Hồ Duy Hải vô tội!
***
Xin chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân; Trân trọng nỗ lực của gia đình bị cáo, các luật sư, các nhà báo và đặc biệt là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước đó đã yêu cầu dừng thi hành án tử trước giờ G, Hồ Duy Hải mới được sống).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét