Tiếng nói của EU sẽ giúp VN 'thêm chính danh' ở Biển Đông?
Tiếng nói của EU "sẽ tăng thêm tính chính danh cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc", ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, bình luận với BBC, và việc ký kết hợp tác quốc phòng với EU sẽ là một thành công ngoại giao của Hà Nội. "Việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với EU cũng không nhằm mục đích nào khác ngoài việc "thêm bạn bớt thù". Bất kỳ một thỏa thuận quốc phòng nào với EU nếu có sẽ là một thành công ngoại giao của Việt Nam. EU về mặt "quyền lực cứng" không giúp được gì nhiều cho Việt Nam, nhưng là một thể chế có "quyền lực mềm" rất mạnh, tiếng nói của EU sẽ tăng thêm tính chính danh cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini, đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, tại Hà Nội. Trong bối cảnh căng thẳng tại bãi Tư Chính vẫn đang tiếp diễn, bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) và đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại-an ninh vừa có cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 5/8.
Báo chí nhà nước Việt Nam tường thuật Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "khẳng định mạnh mẽ Việt Nam hoan nghênh lập trường của EU ủng hộ tự do, an ninh và an toàn hàng hải tại Biển Đông; đề nghị EU duy trì lập trường đề cao thượng tôn pháp luật quốc tế, UNCLOS 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp tình hình, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông."
Tin cho hay hai bên sẽ sớm ký hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (FPA) "vì hòa bình, hợp tác và phát triển".
Báo chí nhà nước Việt Nam tường thuật Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "khẳng định mạnh mẽ Việt Nam hoan nghênh lập trường của EU ủng hộ tự do, an ninh và an toàn hàng hải tại Biển Đông; đề nghị EU duy trì lập trường đề cao thượng tôn pháp luật quốc tế, UNCLOS 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp tình hình, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông."
Tin cho hay hai bên sẽ sớm ký hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (FPA) "vì hòa bình, hợp tác và phát triển".
EU ủng hộ quan điểm của Việt Nam về căng thẳng ở Biển Đông
'Thêm bạn bớt thù'
"Đầu tiên, cần nhắc lại rằng việc xích lại với các đối tác khác nhau liên quan đến Biển Đông là chính sách nhất quán của Việt Nam trong một thời gian dài," ông Nguyễn Khắc Giang nói với BBC hôm 6/8.
"Ấn Độ từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền có nhiều hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực khai thác dầu khí."
"Trong khi đó Nhật Bản tài trợ cả tiền mặt lẫn tàu cho Việt Nam, trong khi Nga là đối tác quan trọng nhất trong khai thác dầu khí, đặc biệt ở những khu vực tranh chấp."
"Việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với EU cũng không nhằm mục đích nào khác ngoài việc "thêm bạn bớt thù". Bất kỳ một thỏa thuận quốc phòng nào với EU nếu có sẽ là một thành công ngoại giao của Việt Nam. EU về mặt "quyền lực cứng" không giúp được gì nhiều cho Việt Nam, nhưng là một thể chế có "quyền lực mềm" rất mạnh, tiếng nói của EU sẽ tăng thêm tính chính danh cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
"Tuy nhiên, đó là vấn đề dài hạn. Câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn phụ thuộc vào các bên liên quan: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, và Mỹ."
Đánh giá về tình hình Trung Quốc hiện nay, ông Nguyễn Khắc Giang cho rằng Bắc Kinh đang "gặp nhiều vấn đề lớn trong nước, từ suy giảm kinh tế do thương chiến với Mỹ, cho đến bất ổn ở Hong Kong và các khu tự trị Nội Mông và Tân Cương".
Trong bối cảnh đó, "sẽ dễ hiểu nếu lá bài chủ nghĩa dân tộc lại được sử dụng để lôi kéo ủng hộ," ông Nguyễn Khắc Giang nói thêm.
"Không chỉ với Việt Nam, hiện Trung Quốc đã cử các tàu khảo sát đến vùng đặc quyền kinh tế của cả Philippines lẫn Malaysia."
"Theo tôi, sự hung hãn của Bắc Kinh tại Biển Đông có lẽ sẽ không kết thúc sớm."
"Đầu tiên, cần nhắc lại rằng việc xích lại với các đối tác khác nhau liên quan đến Biển Đông là chính sách nhất quán của Việt Nam trong một thời gian dài," ông Nguyễn Khắc Giang nói với BBC hôm 6/8.
"Ấn Độ từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền có nhiều hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực khai thác dầu khí."
"Trong khi đó Nhật Bản tài trợ cả tiền mặt lẫn tàu cho Việt Nam, trong khi Nga là đối tác quan trọng nhất trong khai thác dầu khí, đặc biệt ở những khu vực tranh chấp."
"Việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với EU cũng không nhằm mục đích nào khác ngoài việc "thêm bạn bớt thù". Bất kỳ một thỏa thuận quốc phòng nào với EU nếu có sẽ là một thành công ngoại giao của Việt Nam. EU về mặt "quyền lực cứng" không giúp được gì nhiều cho Việt Nam, nhưng là một thể chế có "quyền lực mềm" rất mạnh, tiếng nói của EU sẽ tăng thêm tính chính danh cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
"Tuy nhiên, đó là vấn đề dài hạn. Câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn phụ thuộc vào các bên liên quan: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, và Mỹ."
Đánh giá về tình hình Trung Quốc hiện nay, ông Nguyễn Khắc Giang cho rằng Bắc Kinh đang "gặp nhiều vấn đề lớn trong nước, từ suy giảm kinh tế do thương chiến với Mỹ, cho đến bất ổn ở Hong Kong và các khu tự trị Nội Mông và Tân Cương".
Trong bối cảnh đó, "sẽ dễ hiểu nếu lá bài chủ nghĩa dân tộc lại được sử dụng để lôi kéo ủng hộ," ông Nguyễn Khắc Giang nói thêm.
"Không chỉ với Việt Nam, hiện Trung Quốc đã cử các tàu khảo sát đến vùng đặc quyền kinh tế của cả Philippines lẫn Malaysia."
"Theo tôi, sự hung hãn của Bắc Kinh tại Biển Đông có lẽ sẽ không kết thúc sớm."
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tại Hội nghị Asean ở Bangkok hôm 1/8
Tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 5/8, bà Federica Mogherini nói Liên hiệp châu Âu lo ngại về "căng thẳng đang dâng cao" tại khu vực Biển Đông.
Bà nói việc quân sự hóa ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình trong vùng biển có tranh chấp.
"Liên hiệp châu Âu hoàn toàn ủng hộ quan điểm và lo ngại của quý vị về tình hình và căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Chúng tôi tin rằng căng thẳng này, việc quân sự hóa này chắc chắn không có lợi cho một môi trường hòa bình. Tại Liên hiệp châu Âu, chúng tôi luôn luôn bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. Điều đó có lợi cho tất cả các quốc gia."
"Chúng tôi ủng hộ sự minh bạch và kết thúc nhanh chóng đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc và Asean."
Tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 5/8, bà Federica Mogherini nói Liên hiệp châu Âu lo ngại về "căng thẳng đang dâng cao" tại khu vực Biển Đông.
Bà nói việc quân sự hóa ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình trong vùng biển có tranh chấp.
"Liên hiệp châu Âu hoàn toàn ủng hộ quan điểm và lo ngại của quý vị về tình hình và căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Chúng tôi tin rằng căng thẳng này, việc quân sự hóa này chắc chắn không có lợi cho một môi trường hòa bình. Tại Liên hiệp châu Âu, chúng tôi luôn luôn bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. Điều đó có lợi cho tất cả các quốc gia."
"Chúng tôi ủng hộ sự minh bạch và kết thúc nhanh chóng đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc và Asean."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét