Đọc câu này mình lại nhớ tới cùng khoảng thời gian nhà báo Trần Quang Thành bị tạt acid khiến khuôn mặt bị dị dạng sau khi ông có các bài viết chống tiêu cực và phơi bày tham nhũng tại Việt Nam, khi nói chuyện tại Paris với giáo sư Lê Văn Cường, nhà toán học nổi tiếng thế giới và cũng là Việt kiều tại Pháp thường xuyên về nước giúp chính phủ VN trong thập niên 1980 (và tới hiện nay), về các vụ bắt bớ liên quan tới tham nhũng tại VN, tôi có nói một câu đúng như tiêu đề bài này: “Chống tham nhũng thực chất để thanh trừng lẫn nhau!”. Kết quả ít ngày sau giáo sư thông báo đã bị Đại sứ quán thu hồi lại visa đã cấp và không cho GS về VN vì giáo sư nói lại đúng câu trên khi trả lời phỏng vấn đài Pháp RFI. Xem tiểu sử giáo sư Cường cuối bài này. Mình thích đoạn này: "Công cuộc chống tham nhũng hiện nay như một trò hề vì không phải đánh trực tiếp vào những người đương nhiệm mà toàn là hồi tố. Chẳng lẽ nhiệm kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn trong sạch, không có một người nào phải đứng trước vành móng ngựa về chống tham nhũng cả hay sao? Nếu vì dân vì nước thì ông Trọng phải lôi những tập đoàn lớn đang bị tố cáo như Sun Group, Vin Group, tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết ra xử… Ở Việt Nam, chống tham nhũng là thứ vũ khí để họ trị nhau".
Đến hôm nay công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam vẫn chưa đến hồi kết và có lẽ sẽ khó có hồi kết, mặc dù nhiều người nhận định, đây là giai đoạn Việt Nam chống tham nhũng quyết liệt nhất… RFA có cuộc phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành sau 28 năm ông gặp tai nạn nghề nghiệp để nghe ông phân tích, nhận định về tình hình chống tham nhũng hiện nay!
“Chống tham nhũng thực chất để thanh trừng lẫn nhau!”
Diễm Thi, RFA, 2019-07-31 - Ngày 4/7/1991, nhà báo Trần Quang Thành bị tạt acid khiến khuôn mặt bị dị dạng, mất cả môi và mũi, một mắt bị mù, mắt còn lại chỉ nhìn được 1/10 và thân thể bị hủy hoại 81%, sau khi ông có các bài viết chống tiêu cực và phơi bày tham nhũng tại Việt Nam.Đến hôm nay công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam vẫn chưa đến hồi kết và có lẽ sẽ khó có hồi kết, mặc dù nhiều người nhận định, đây là giai đoạn Việt Nam chống tham nhũng quyết liệt nhất… RFA có cuộc phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành sau 28 năm ông gặp tai nạn nghề nghiệp để nghe ông phân tích, nhận định về tình hình chống tham nhũng hiện nay!
Diễm Thi: Thưa nhà báo Trần Quang Thành, vừa qua trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị kỷ luật Đảng và xử lý hình sự, ông có tin Việt Nam đã và đang quyết liệt chống tham nhũng hơn bao giờ hết?
Ông Trần Quang Thành: Chào cô Diễm Thi và thính giả RFA. Theo tôi thì công cuộc chống tham nhũng hiện nay như một trò hề vì không phải đánh trực tiếp vào những người đương nhiệm mà toàn là hồi tố như Lê Thanh Hải hiện nay. Chẳng lẽ nhiệm kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn trong sạch, không có một người nào phải đứng trước vành móng ngựa về chống tham nhũng cả hay sao?
Vì vậy tôi nghĩ họ ra luật chống tham nhũng để thanh trừng lẫn nhau mà thôi chứ không phải vì dân vì nước gì hết.
Diễm Thi: Thưa ông, vậy theo ông, khẩu hiệu của ông Trọng “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng” được ông hiểu như thế nào thông qua những gì ông Trọng làm mà nhiều người hay nói là công cuộc “đốt lò” của ông ấy đã đang và sẽ thành công?
Ông Trần Quang Thành: Ông Trọng chỉ cho vào lò những đối tượng ông muốn triệt hạ, chứ những đối tượng mà ông nâng niu thì không. Cho nên việc kiên quyết chống tham nhũng của ông thực chất là triệt những kẻ có thể cản trở ông về quyền lực. Ông Trọng bảo “không có vùng cấm”, ai chả nói thế nhưng hành động thì mới quan trọng, nó chứng minh cho lời nói.
Diễm Thi: Nhưng những vụ tiêu cực tiếp tục bị phanh phui “không ngoại lệ”khi 7 thứ trưởng và nguyên thứ trưởng dính kỷ luật trong vòng nửa năm qua, ông có nghĩ đó là sự “mạnh tay” thật của chiến dịch chống tham nhũng hay là “chiêu trò” an dân trước thềm đại hội XIII?
Ông Trần Quang Thành: Tất cả mọi hành động xử lý kỷ luật vừa qua đều là thanh trừng lẫn nhau, răn đe cho nhau, nhưng dù sao chúng ta cũng thấy rõ bộ mặt thật của Nhà nước cộng sản rằng, nếu một người có quyền cầm bút ký là có thể tham nhũng, từ xã cho đến Trung ương. Quan trọng là người thế lực mạnh sẽ lấn át người thế lực yếu.
Hồi kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng đâu có làm được mà phải khóc và gọi là đồng chí X. Bây giờ ông Trọng tìm những phe cánh cũ của Nguyễn Tấn Dũng xử lý.
Nếu vì dân vì nước thì ông Trọng phải lôi những tập đoàn lớn đang bị tố cáo như Sun Group, Vin Group, tập đoàn của Trịnh Văn Quyết ra xử…
Ở Việt Nam, chống tham nhũng là thứ vũ khí để họ trị nhau.
Gọi là mị dân thì cũng đúng nhưng dân họ không tin đâu. Dân họ không nói ra thôi chứ họ không tin các ông có thể chống tham nhũng. Thế lực của Tất Thành Cang còn rất mạnh nên 70 ủy viên trung ương không thể bỏ phiếu kỷ luật ông này.
Nếu muốn chống tham nhũng vì dân vì nước thì ông Trọng phải kỷ luật hết những ai tham nhũng, những ai cướp của dân. Nhưng ông Trọng lại bảo nếu xử lý hết cán bộ thì lấy cán bộ đâu mà làm.
Nội bộ đảng cộng sản có thể mâu thuẫn với nhau kịch liệt, ví dụ hai phe Dũng - Trọng. Nhưng đến một lúc nào đó, vì quyền lợi của đảng và quyền lợi của họ với nhau thì họ cũng sẽ “ngã giá” với nhau để giữ lại thế cân bằng chứ không bao giờ triệt hạ nhau đến cùng.
Diễm Thi: Theo như ông nói, nếu chính quyền Việt Nam kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy của Đảng, nhà nước những cán bộ “hư hỏng”, triệt hạ phe cánh nhưng liệu có loại bỏ được “chân rết” của họ khi nó đã bám rễ và vươn vòi quá sâu? Ông có thể phân tích thêm về vấn đề này?
Ông Trần Quang Thành: Muốn chống tham nhũng thành công phải dựa vào dân, nghe dân chứ đừng theo ý đảng thì họ sẽ triệt được tất cả những kẻ tham nhũng, còn nếu cứ như bây giờ là phe nọ giết phe kia thì diệt được chân rết này sẽ tòi ra chân rết khác. Hiện nay họ chỉ chống tham nhũng trên bề mặt. Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng đâu chịu kê khai tài sản!
Tóm lại, còn ĐCS thì không bao giờ chống tham nhũng được vì họ vừa đá bóng vừa thổi còi đúng như câu “luật là ta, ta là luật”.
Diễm Thi: Ông nhận định như thế nào về tình hình này trước đại hội XIII? “Lò” của ông Trọng sẽ tiếp tục nóng? Những vấn đề nào ông nghĩ sẽ được đưa ra bàn luận kỹ trước, trong và sau đại hội?
Ông Trần Quang Thành: Lò vẫn sẽ nóng để diệt những người không ăn ý với ông Trọng. Trước đại hội đảng thì họ sẽ đưa những vấn đề về trong sạch đảng để lấy lòng dân nhưng thực tế họ không bao giờ làm được những điều họ nêu ra. Từ xưa đến nay vẫn thế, không có gì mới cả.
Đại hội sắp tới tôi nghĩ họ cũng làm sao để củng cố nội bộ của họ để bám rễ và tiếp tục thống trị. Tổ chức đại hội đảng chỉ tốn tiền của dân. Buồn cười ở chỗ trong một nước có hai hệ thống chính quyền là đảng và Nhà nước, mà cuối cùng chỉ là đảng thống trị.
Một đất nước muốn công bằng, dân chủ, văn minh thì không thể nào để độc đảng lãnh đạo như hiện nay mà cần một sự thay đổi lớn trong đất nước.
Phải nói rõ rằng những nội dung nào được bàn hay danh sách nhân sự tại đại hội đảng kỳ tới do một nơi quyết định, đó là Bắc Kinh.
Ngày xưa thì Liên Xô sẽ đưa danh sách người lãnh đạo chủ yếu. Bây giờ Trung Quốc sẽ làm việc này.
Diễm Thi: Theo quan sát của ông thì có gì khác biệt trong việc chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam từ hơn 10 năm qua?
Ông Trần Quang Thành: Ngày càng bộc lộ rõ việc chống tham nhũng chỉ là chiêu bài để ĐCS thâu tóm quyền lực. Ngày xưa thì họ còn lừa được dân. Ngày xưa tôi cũng bị lừa khi nghe họ chống tham nhũng, tôi đã làm rất nhiều vấn đề để chống tham nhũng.
Khi chống tham nhũng thì cả Ban nội chính trung ương là bộ máy cắt rễ. Nếu một người nào đó trong Bộ chính trị đang có thế lực mà bị tố cáo thì ban này sẽ làm nhiệm vụ là “cắt rễ” để rễ cái không bị nguy hiểm.
Còn nếu ai đó không được ưng ý trong Bộ chính trị thì ban này sẽ vẽ ra một hồ sơ rất xấu để triệt hạ.
Bộ công an hiện nay là một bộ máy siêu quyền lực. Chống tham nhũng ở đấy mà tham nhũng cũng ở đấy cho nên nó đẻ ra rất nhiều chuyện. Các vụ chống tham nhũng và tham nhũng vừa rồi đều dính đến công an. Họ thanh trừng lẫn nhau thôi.
Trong bộ máy công an tham nhũng rất nhiều. Hầu như những người có chức có quyền trong Bộ công an đều có những quyền lợi liên quan đến những cơ quan khác. Tôi đã từng chứng kiến những vụ việc mà người trong Bộ công an bao che cho thuộc hạ như thế nào, và tôi từng là nạn nhân của ngành công an. Vì thế tôi hoàn toàn không tin - Tôi cũng là nạn nhân của sự bao che.
Diễm Thi: Cảm ơn nhà báo Trần Quang Thành đã dành thời gian cho RFA – Kính chúc nhà báo thật nhiều sức khỏe!
Lê Văn Cường
Lê Văn Cường (sinh năm 1946 tại Thừa Thiên Huế) là một nhà kinh tế học mang hai quốc tịch Pháp và Việt.[1] Hiện nay, ông là giáo sư danh dự (Emeritus Chair) tại Trường Kinh tế Paris (PSE), Đại học Paris I Pantheon-Sorbonne, giám đốc nghiên cứu danh dự (Directeur de Recherche émérite) tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS[2]), và giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế, Quản trị và Môi trường Việt Nam (VCREME).[3][4][5][6][7]
Lê Văn Cường sinh năm 1946 tại Thừa Thiên - Huế, sau đó theo gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Lúc ở Sài Gòn, cậu bé Cường theo học tại trường Lasan Taberd theo chương trình của Pháp. Kết thúc trung học, Lê Văn Cường sang Pháp học. Tại Pháp, Lê Văn Cường theo học lớp dự bị, sau đó vào học và tốt nghiệp kỹ sư tại Trường Mỏ Nancy (Ecoles des Mines de Nancy) vào năm 1969.[8] Ông sống và làm việc tại Pháp từ đó cho tới nay.
Sự nghiệp khoa học[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi tốt nghiệp Trường Mỏ Nancy, ông làm việc một thời gian về địa chất thủy văn toán tại Trường Mỏ Paris (Ecoles des Mines de Paris). Nhưng ông nhanh chóng nhận ra đó không phải điều ông thích.[9]
Năm 1973 ông chuyển sang làm việc trên những mô hình kinh tế vĩ mô ứng dụng tại Trung tâm GAMA thuộc Đại Học Paris X và CNRS. Ông nhận ra rằng những mô hình này thiếu hụt một nền tảng kinh tế lý thuyết đằng sau. Vì vậy, ông quyết định theo học và lấy bằng tiến sĩ về toán ứng dụng trong kinh tế lý thuyết (“The Mathematics of Decision” (game theory, general equilibrium, fixed points, theoretical microeconomics)) tại Đại học Paris 9 Dauphine vào năm 1978.[9]
Năm 1981, ông trở thành nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh tế của CNRS và luôn làm việc tại đó.[8] Ông đã đạt đến bậc cao nhất (Directeur de Recherche de classe exceptionnelle[10]) trong các bậc nghiên cứu của CNRS.
Trường Kinh tế Paris, Đại học Paris I, CNRS, Đại học Exeter, và Hội Kinh tế Lý Thuyết Công (APET) tổ chức hai hội thảo khoa học để vinh danh GS Lê Văn Cường nhân dịp ông về hưu vào năm 2011.[11][12] Tạp chí International Journal of Economic Theory cũng đăng một số đặc biệt để vinh danh đóng góp khoa học của GS Lê Văn Cường.[13] Trong số đặc biệt này, GS Jean-Michel Grandmont viết bài giới thiệu về những đóng góp khoa học chính của GS Lê Văn Cường.[14]
Sau khi về hưu, ông trở thành giáo sư danh dự và tiếp tục làm việc tại Trung tâm Kinh tế Sorbonne (CES), Trường Kinh tế Paris, Đại học Paris I, CNRS.
Những đóng góp khoa học của GS Lê Văn Cường được chia làm bốn mảng chính: Kinh tế toán (lý thuyết cân bằng chung với thị trường tài chính), Tăng tưởng Tối ưu, Kinh tế vĩ mô động, và Kinh tế Việt Nam.
Quản lý khoa học[sửa | sửa mã nguồn]
Ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý khoa học tại các trung tâm khoa học của Pháp
- 2000-2004: Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Toán, Thống kê, và Kinh tế toán (CERMSEM).[15]
- 2004-2005: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Luật, Kinh tế, và Quản lý (GREDEG).[15]
- 2006-2009: Giám đốc Trung tâm Kinh tế Sorbonne (CES).[16]
- 2008-2011: Phó Giám đốc Khoa học của Viện Khoa học Xã hội và Nhân Văn (INSHS) thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp.[17][18][19]
GS Lê Văn Cường cũng nằm trong hội đồng định hướng về khoa học và giảng dạy của Trường Kinh tế Paris.[20] Ông cũng đã từng (từ năm 2008 đến 2009) là thành viên của hội đồng khoa học của Trường Sư phạm Cachan.[21]
Đóng góp cho Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Hội thảo khoa học[sửa | sửa mã nguồn]
GS Lê Văn Cường là một trong những người đầu tiên tổ chức những chuyên đề và hội thảo khoa học về kinh tế học hiện đại tại Việt Nam. Ông cũng góp phần đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức nhiều hội thảo quốc tế về kinh tế học tại Việt Nam, trong số đó phải kể đến:
- Hội thảo về Kinh tế Lý Thuyết Công (Public Economic Theory) do Hội Kinh tế Lý Thuyết Công (APET) và Đại học Kinh tế Quốc dân đồng tổ chức vào năm 2006.[22][23] Đây là hội thảo quốc tế đầu tiên về kinh tế học ở Việt Nam, và đã thu hút sự tham gia của hàng trăm chuyên gia hàng đầu thế giới.[23]
- Hội thảo thường niên VEAM để quy tụ những nhà kinh tế người Việt ở khắp nơi trên thế giới, nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu kinh tế học ở Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2008 với chỉ 10 bài trình bày ở hội thảo,[24] hội thảo này ngày càng thu hút được đông đảo giới học thuật, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Năm 2014, có tới hơn 80 bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới được trình bày tại hội thảo.[25]
Giảng dạy và đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Từ năm 2010, thông qua VCREME, GS Lê Văn Cường cùng một số đồng nghiệp khác đã tổ chức khoá đào tạo dự bị thạc sĩ dành cho những sinh viên có mong muốn du học để tiếp cận những kiến thức cập nhật nhất trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Học viên theo học sẽ phải học và thi 4 môn: toán, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, và kinh tế lượng.[26] Những sinh viên đạt kết quả tốt sẽ được GS Cường và đồng nghiệp giới thiệu để có thể theo học, và thậm chí nhận được những suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ, tại những cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới như Toulouse School of Economics, Paris School of Economics, University of Paris I, Arizona State University, University of Trento, National University of Singapore, McGill University, University of Exeter …[27][28][29]
Viết về kinh tế Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, GS Lê Văn Cường cũng đã tham gia viết bài, thảo luận về kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cùng với Jacques Mazier, GS Lê Văn Cường viết hai cuốn sách bằng tiếng pháp về kinh tế Việt Nam: "L'économie vietnamienne en transition. Les facteurs de la réussite" và "L'économie vietnamienne et la crise asiatique".[30][31]
Một số bài viết bằng tiếng Việt của ông vào thập niên 90 của thế kỷ XX.
- Một số ý về bài "Khủng hoảng giáo dục".[32]
- Trí thức là gì?[33]
- Dân chủ, phát triển: cái gì trước, cái gì sau?[34]
- Vài suy nghĩ về Cơn sốt thiếu tiền mặt ở Việt Nam.[35]
- Từ nạn tham nhũng đến xã hội ba chân.[36]
- Quan hệ sản xuất, cơ chế thị trường và hình thái xã hội.[37]
Sách đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]
- Cuong Le Van, Jacques Mazier, "L'économie vietnamienne en transition. Les facteurs de la réussite".[31][38]
- Cuong Le Van, Jacques Mazier, "L'économie vietnamienne et la crise asiatique".[30]
- Monique Florenzano, Cuong Le Van, and Pascal Gourdel, "Finite Dimensional Convexity and Optimization", Springer-Verlag, Berlin-Heidelberg-NewYork-London-Paris-Tokyo-Hong KongBarcelona -Budapest, March 2001.[39]
- Rose Anne Dana, Cuong Le Van, "Dynamic Programming in Economics", Kluwer AcademicPublishers, 2003.[40]
- Rose Anne Dana, Cuong Le Van, Tapan Mitra, Kazuo Nishimura, "Handbook on Optimal Growth (Vol.1 discrete time)", Springer, 2006.[41]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét