Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Hữu Thỉnh ơi: Ông hèn? Hay ông ngu?

Hữu Thỉnh ơi: Ông hèn? Hay ông ngu?
Sáng ngày 9/1/2019, tại lễ tổng kết hoạt động của liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã “vui mừng” loan báo : Các hội vẫn tiếp tục được nhà nước tài trợ. Và, với vẻ mặt không gì có thể hớn hở hơn, ông reo “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta !”. Tôi thấy cần phải có mấy lời thưa lại với ông chủ tịch.
Image result for Hữu Thỉnh
Thứ nhất, “anh em chúng ta” ở đây chỉ là bản thân ông Hữu Thỉnh và những tay chân, bậu sậu vẫn bám theo ông Hữu Thỉnh để được ngậm ké cùng ông cái vú sữa của nhà nước, dù đó chỉ là thứ sữa cặn (ban chấp hành Hội và nhiều nhân viên các bộ phận khác trực thuộc Hội – trang chủ ghi chú) . Cái câu “nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta” của ông, về bản chất, không khác gì câu “lạy ông đi qua, lạy bà đi lại” của một thằng bị gậy.

Trừ ông và đám ấy ra, tuyệt đại đa số anh chị em văn nghệ sỹ chẳng ai cần đến những đồng tiền bố thí đó. Tất cả vẫn lăn lộn kiếm sống bằng đủ các nghề khác để lấy tiền nuôi mình và nuôi cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Người thì làm kỹ sư, người làm công chức, người làm chủ doanh nghiệp, người buôn bán, người biểu diễn, người viết báo… 

Ngay bản thân tôi, vào hội nhà văn Việt Nam năm 1993, nhưng từ đó đến nay tôi không cần một đồng nào gọi là của nhà nước nuôi nhà văn, tôi sống bằng đủ thứ nghề: Bốc vác, đóng gạch, gác cầu phao, phóng viên . Bây giờ, tuy đã nghỉ hưu rồi nhưng hàng tháng tôi vẫn đều đặn viết 20 bài theo đơn đặt hàng của các báo, với rất nhiều bút danh khác nhau. Số tiền nhuận bút đó đủ cho tôi sống, nuôi vợ và sáng tác một cách phong lưu.

Thứ hai, nhà nước làm gì có tiền mà cho ? Tiền đó là tiền thuế, là mồ hôi nước mắt của nhân dân. Nó bị nhà nước chiếm lấy làm của mình rồi mang bố thí cho ông Hữu Thỉnh và đám tay chân, bậu sậu của mình. Chẳng lẽ ông Hữu Thỉnh không hiểu cái điều mà đứa trẻ con cũng hiểu đó.

Thứ ba, đã ăn của nhà nước, thì ông Hữu Thỉnh cùng đám tay chân, bộ sậu của mình sẽ chỉ được viết những gì nhà nước muốn viết, nói những gì nhà nước muốn nói, làm gì còn được tự do tư tưởng, tự do suy nghĩ, tự do sáng tác nữa. Ông và bậu sậu của ông sẽ chỉ là một lũ vẹt không hơn không kém.

Đối với một văn nghệ sĩ, điều quan trọng nhất, quan trọng hơn cả mạng sống, chính là quyền tự do tư tưởng, tự do nghĩ, tự do viết, tự do nói những gì mà mình cho là đúng. Thân thể có thể bị giam cầm, nhưng tư tưởng vẫn có thể bay xa ngàn dặm. “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” là thế. Mất đi cái tự do đó, văn nghệ sĩ sẽ chỉ còn là cái xác không hồn. Những tác phẩm hay chỉ có thể được ra đời khi văn nghệ sĩ lăn mình trong cuộc sống, trải nghiệm cuộc sống, thét lên những tiếng thét của hàng triệu người dân đang quằn quại trong đau khổ, bị áp bức, phải chịu bất công, bị cướp đoạt hết đất đai, nhà cửa và quyền sống, trở thành “dân oan” nằm đường ngủ chợ. Tác phẩm sẽ trở thành thứ gì khi tác giả của nó được nhà nước nuôi ngập trong rượu thịt và nhung lụa.

Một lần, sứ thần Pháp sang vương quốc Tây Ban Nha. Sau khi làm xong công vụ, vị sứ thần đòi được đến thăm nhà văn Miguel de Cervantes Saavedra, tác giả tiểu thuyết Hiệp sĩ Don Quijote. Thấy nhà văn sống quá nghèo khổ, lúc trở lại, sứ thần Pháp trách vua Tây Ban Nha, rằng Tây Ban Nha là một nước giầu có, vậy hẹp hòi gì mà không nuôi nổi tác giả của Don Quijote, để ông ấy sống nghèo khổ như vậy. 

Nhà vua Tây Ban Nha trả lời: Ngài có điều không biết. Phải để nhà văn bươn chải, tự kiếm sống thì thế giới mới có tác phẩm hay mà đọc. Nếu nuôi ông ấy, thì ông sẽ chìm ngập trong rượu thịt, nhung lụa, văn chương của ông chỉ còn là cái xác chữ nghĩa chứ làm gì còn hồn vía ? Làm gì còn tác phẩm hay nữa.

Hớn hở vì còn được vục đầu vào đống cơm thừa sữa cặn. Hữu Thỉnh ơi, ông hèn ? Hay ông ngu ?
Vũ Hữu Sự.


Nhà thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X).
Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9
Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.
Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần)[1], đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Tháng 5 năm 2016, ông được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) ở đơn vị bầu cử số 3 thành phố Hà Nội gồm các quận Hà ĐôngThanh Xuân và Cầu Giấy nhưng không trúng cử (được 277.721 phiếu, đạt tỷ lệ 51,64% số phiếu hợp lệ), ba người đắc cử ở đơn vị này là Nguyễn Thị Bích Ngọc (389.938 phiếu, đạt tỷ lệ 72,50%), Đào Tú Hoa (được 293.698 phiếu, đạt tỷ lệ 54,61%), và Nguyễn Phi Thường (được 391.445 phiếu, đạt tỷ lệ 72,78%).[2]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]


Nhà thơ Hữu Thỉnh đang trao đổi với PGS.TS. Phan Trọng Thưởng - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam) trong một hội thảo khoa học
Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:
  • "Sang thu"
  • Âm vang chiến hào (in chung);
  • Đường tới thành phố (trường ca);
  • Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn);
  • Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung);
  • Thư mùa đông.
  • Trường ca biển.
  • Thương lượng với thời gian.

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 30 tháng 11 năm 2006, trong lễ trao giải thưởng và lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hữu Thỉnh đã "xin miễn nhận giải thưởng" của chính Hội Nhà văn mà ông đang là chủ tịch, cho tập thơ Thương lượng với thời gian được ông viết trong hơn 10 năm[3][4], đồng thời cũng từ chối giải thích lý do.
  • Hữu Thỉnh cũng là người bị phê phán mạnh mẽ trong cuốn hồi ký được cho là bị đưa lên mạng Internet một cách bất hợp pháp (do chưa được tác giả hồi ký cho phép) của GS Nguyễn Đăng Mạnh. Trong tác phẩm này, Hữu Thỉnh bị miêu tả là một người cơ hội chủ nghĩa và nhiều thủ đoạn.

Vụ các nhà văn bỏ hội vào tháng 5 năm 2015[sửa | sửa mã nguồn]

Hội trưởng Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Hữu Thỉnh bị cho là phải chịu trách nhiệm việc các nhà văn rời bỏ hội vào tháng 5 năm 2015. Mặc Lâm, biên tập RFA, cho là ông "âm thầm tạo một hàng rào vững chãi chống lại mọi giá trị mà một nhà văn phải có."[5] Nhà thơ Ý Nhi nói về lý do, bà đã chính thức gửi đơn rút tên ra khỏi hội vào năm 2002: "tôi bất tín nhiệm Tổng thư ký, tôi cảm thấy anh Hữu Thỉnh là người không trung thực cho nên chữ tôi dùng “Biến hình trùng” là cái chữ chính xác của một nhà thơ Hà Nội nói về anh là đúng, tức là người nay nói tròn mai nói méo, mốt nói dài làm mình có cảm giác một người như thế mà lãnh đạo một cái hội mà mình tham gia thì tôi thấy nó xúc phạm tới cá nhân mình."[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch Hội Nhà Văn
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ Nhà Thơ Hữu Thỉnh: Xin miễn cho tôi nhận giải thưởng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét