Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Tiếp tục hoan hô cô Dương ném giày "do bức xúc lâu năm"

Dư luận trên mạng thông báo nhiều người muốn nộp phạt thay cho cô Dương
Quanh vụ ném giày ở Thủ Thiêm
Ben Ngô BBC 22/10/2018 Nhà báo Võ Đức Phúc: "Dường như hành động đó được cộng đồng mạng hưởng ứng, đồng tình thậm chí là hả hê. Dư luận đồn đoán rằng, chiếc giày đó có lẽ hướng về phía bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhưng không trúng đích." "Tôi cho rằng, đã là đại biểu Quốc hội và còn là đại biểu Hội đồng Nhân dân mà bị cử tri ném giày thì không còn gì để nói. Người đại biểu của dân phải biết nhìn lại mình." "Vì sao là đại diện của dân mà lại bị người dân coi như "thế lực thù địch" như vậy? Không ai mang giày đi sỉ nhục một người đại diện cho mình để nói lên tiếng nói có lợi cả. Có lẽ người đại biểu của nhân dân chỉ hứa mà không làm đã khiến họ quá mất niềm tin, đẩy bức xúc của người dân đến tận cùng." "Tôi cho rằng, để xảy ra trường hợp như vậy, lỗi thuộc về người đại biểu của nhân dân chứ không phải lỗi của dân. 

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương nói rằng bà "ném giày do bức xúc lâu năm"
Người phụ nữ trong vụ ném giày ở Thủ Thiêm nói với BBC rằng bà "làm việc đó do bức xúc lâu năm" và "không có bất kỳ sự đền bù nào có thể bù đắp cho những mất mát của nhân dân". Trong khi đó, một nhà quan sát nói "lãnh đạo đừng hứa suông nữa mà hãy dũng cảm nhặt chiếc giày lên và trân trọng gửi lại cho người ném giày". Khi tường thuật về buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, các báo ở Việt Nam không hề đề cập đến sự kiện một phụ nữ trong khán phòng đã ném thẳng chiếc giày về bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh.

Người phụ nữ sau đó ngay lập tức bị đẩy ra khỏi khán phòng.

'Không có quan điểm chính trị'

Hôm 22/10, trả lời BBC, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, tên của người phụ nữ này, nói: "Tôi là một người nội trợ, biết làm bánh. Anh em trai của ông bà cố và bà ngoại của tôi từng nuôi giấu người của cách mạng."

"Nhưng sau chiến tranh biên giới Tây Nam, gia đình tôi bắt đầu không cho con cháu theo nghề công an."

"Về vụ ném giày, tôi làm việc đó do bức xúc lâu năm, nhất là sau bài phát biểu của một cử tri về việc chồng cô ấy treo cổ tự tử."

"Gia đình tôi bị thu hồi đất ruộng đang tranh chấp năm 1990, khi tôi bắt đầu hành trình đi kiện tụng."

"Thoạt đầu, tôi nghĩ chỉ có mỗi gia đình mình bị oan nhưng càng đi sâu thì càng thấy rất nhiều người cùng hoàn cảnh bị thu hồi đất nông nghiệp."

"Người dân ở đây bức xúc vì Ủy ban nhân dân quận 2 mập mờ trong việc đền bù cho người dân trong việc xây trụ sở Ủy ban Nhân dân quận."

"Tôi vốn không có quan điểm chính trị. Chỉ là mình không chấp nhận được việc sai trái."

"Lúc bị đưa ra khỏi hội trường, tôi chỉ thấy mình khác người."

"Họ không giống tôi. Khi tôi phạm lỗi thì xin lỗi, hối lỗi và khắc phục hậu quả của người bị tổn hại."

"Chỉ có một chiếc giày mà tôi được cả chục nhân viên an ninh hộ tống thì họ khác tôi quá."

"Sau vụ này, tôi bị phạt 750.000 đồng về tội "ném vật dụng vào người khác" và đã nộp phạt rồi."

Một trong những người dân Thủ Thiêm không
 nén nổi bức xúc trong buổi tiếp xúc cử tri

Từ góc độ người dân quận 2, bà Thùy Dương bình luận về tin lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh gần đây xin lỗi và cam kết xử lý sai phạm vụ đất đai Thủ Thiêm trong tháng 11/2018:

"Theo tôi, việc xin lỗi không giải quyết được gì. Việc xin lỗi thì ai chẳng làm được."

"Chẳng lẽ cướp ngân hàng xong thì tôi xin lỗi vì lỡ cướp ngân hàng rồi hứa sẽ kiểm điểm?"

"Huống chi đây không phải là ngân hàng, mà là nhân mạng, là hạnh phúc, nỗi đau của nhân dân vô tội."

"Nói thật là không có bất kỳ một sự đền bù nào có thể bù đắp cho những mất mát của nhân dân trong vụ này."

"Trong nhóm nạn nhân vụ Thủ Thiêm, phải đặc biệt lưu ý là trẻ em."

Vì sao là đại diện của dân mà lại bị người dân coi như "thế lực thù địch" như vậy? Không ai mang giày đi sỉ nhục một người đại diện cho mình để nói lên tiếng nói có lợi cả. Có lẽ người đại biểu của nhân dân chỉ hứa mà không làm đã khiến họ quá mất niềm tin, đẩy bức xúc của người dân đến tận cùng . nhà báo Võ Đức Phúc

"Các em lớn lên tâm lý và các nhìn nhận cuộc đời sẽ ra sao khi chứng kiến gia đình mình bị cưỡng chế?"

"Còn về việc cam kết sẽ xử lý thì cụ thể là khi nào."

"Chữ "sẽ" nguy hiểm lắm. Tôi nghe ông Nhân từng hứa hạn chót là 15/6/2018."

Cảnh TP Hồ Chí Minh

'Lỗi thuộc về người đại biểu của nhân dân?'
Cùng thời điểm, ông Võ Đức Phúc, Phó tổng Thư ký tòa soạn Báo Người Tiêu Dùng, bình luận với BBC: "Vụ người phụ nữ ném chiếc giày vào các đại biểu quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh khi họ đang tiếp xúc cử tri là hành động khó có thể chấp nhận, có biểu hiện vi phạm pháp luật."

"Nhưng dường như hành động đó được cộng đồng mạng hưởng ứng, đồng tình thậm chí là hả hê. Dư luận đồn đoán rằng, chiếc giày đó có lẽ hướng về phía bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhưng không trúng đích."

"Tôi cho rằng, đã là đại biểu Quốc hội và còn là đại biểu Hội đồng Nhân dân mà bị cử tri ném giày thì không còn gì để nói. Người đại biểu của dân phải biết nhìn lại mình."

"Vì sao là đại diện của dân mà lại bị người dân coi như "thế lực thù địch" như vậy? Không ai mang giày đi sỉ nhục một người đại diện cho mình để nói lên tiếng nói có lợi cả. Có lẽ người đại biểu của nhân dân chỉ hứa mà không làm đã khiến họ quá mất niềm tin, đẩy bức xúc của người dân đến tận cùng."

"Tôi cho rằng, để xảy ra trường hợp như vậy, lỗi thuộc về người đại biểu của nhân dân chứ không phải lỗi của dân. Đại biểu của dân nhưng đã một thời gian dài không làm gì để cho người dân hết bức xúc, không làm tròn bổn phận mà người dân gửi gắm niềm tin thì trách nhiệm đó thuộc về người đại biểu của nhân dân."

"Nỗi bức xúc trong lòng người dân đã dồn nén lâu ngày như nước trong một cái ly đã đầy. Nó đã lên tột đỉnh và những gì xảy ra ở Thủ Thiêm như một giọt nhỏ làm tràn ly nước đó. Chiếc giày của người phụ nữ ở Thủ Thiêm dành cho một số đại biểu quốc hội TP.Hồ Chí Minh là một hiện tượng không hay, chưa từng xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đất nghĩa tình Sài Gòn."

"Bởi người miền Nam vốn sống xuề xòa, sởi lởi. Phải căm phẫn lắm họ mới làm như thế. Đặc biệt là người dân ở vùng đất Thủ Thiêm, nơi xảy ra quá nhiều sai phạm của nhiều cá nhân từng là lãnh đạo chính quyền thành phố, để lại quá nhiều oan trái, làm cho người dân Thủ Thiêm mất đất, mất nhà khiến họ phải khóc cạn nước mắt, đẩy nhiều phận người mất đất phải ra đường thì họ bức xúc cũng là lẽ thường tình."

"Thay vì sốt sắng giải quyết cho người dân thì gần đây Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh lại triệu tập một cuộc họp bất thường để thông qua kế hoạch xây Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch với số vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng ngay chính trên mảnh đất mà người dân vừa bị mất, giống như trêu ngươi, hát cười trên nỗi đau của người Thủ Thiêm."
Tôi là một người làm báo ở Việt Nam, tôi không đồng tình và lên án hành động ném giày của người phụ nữ đó về phía đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm."

"Nhưng tôi nghĩ rằng, người đại biểu không chỉ cúi đầu xin lỗi người dân Thủ Thiêm mà cần phải hành động để giải quyết quyền lợi chính đáng cho họ."

"Đừng hứa suông nữa mà hãy dũng cảm nhặt chiếc giày lên và trân trọng gửi lại cho người ném giày. Hãy nói chính xác một cái thời hạn trả đất cho dân, cho dù là đợi chờ 1 năm hay 10 năm đi chăng nữa. Làm được điều đó thì người dân sẽ tin, sẽ không ném giày nữa mà không cần phải nhọc công xin lỗi họ."

Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các đại biểu Quốc Hội ngày 9/5

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, bà Thùy Dương cũng bình luận về tin xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm: "Đầu tiên hãy xây dựng nhân tính trước khi bàn đến xây dựng văn hóa."

"Nhà hát có thể xây. Nhưng là 20 năm nữa hoặc khi nào giải quyết hết khuất tất cho nhân dân."
"Đồng thời phải xem xét về kinh phí khi xây dựng, cũng như tỷ lệ đội vốn là bao nhiêu."

Trước đó, một luật sư nói với BBC rằng việc HĐND TP.HCM đồng ý xây dựng nhà hát giao hưởng trị giá 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm cho thấy "không phải mọi nghị quyết của HĐND đều thể hiện đúng ý chí của người dân" trong lúc một nhà quan sát nói đây là "quyết định bất thường ở kỳ họp bất thường".

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45931048

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét