Làm nhục người bán dâm, hèn nhát trước kẻ mua dâm
Như Lệ - Các “đấng” mua d.â.m thì sao? Vô tư bỏ ra hàng USD cho một đêm hoan lạc, chắc hẳn đẳng cấp của họ không phải hạng tầm thường. Có thể vì họ là đại gia, họ có quyền lực nên họ được ẩn danh trong khi người bán bị công bố tên tuổi, hình ảnh, bị bêu rếu, bị khinh miệt, bị kết án khiến người thân họ xấu hổ, gia đình họ ly tán? Nếu quả thật như thế thì vấn đề có rơi vào phạm trù bình đẳng giới trong các cơ quan thực thi pháp luật không?.Nhiều trang mạng dồn dập công khai tên tuổi, hình ảnh của một số người mẫu, á hậu bán d.â.m trong đường dây này. Mấy ngày qua, hình ảnh cô Á hậu, MC bá n dâ m được phát tán ngập tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những ống kính cố tình soi mói từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên kể cả khi cô gái ấy lấy tay che mặt.
Đây không phải lần đầu tiên cơ quan công an triệt phá đường dây lớn như vậy, nhưng điều đặc biệt trong câu chuyện này lại nằm ở việc, nhiều trang mạng lớn như : VietNamNet, Vnexpress, Tiền Phong, ThanhNien, Dân Trí, 24h, VNmedia, Báo Giao thông, CafeF, VOV, VTC, Đất Việt, Người Đưa Tin, Báo Đời sống và Pháp luật, Saostar, Kenh14, Danviet… dồn dập công khai tên tuổi, hình ảnh của một số người mẫu, á hậu b.á.n d.â.m trong đường dây này. Thậm chí, trang Zing còn làm hẳn bài viết “Á hậu, diễn viên bán d.â.m nghìn đô là ai?” lôi tuốt tuồn tuột thông tin cá nhân, hình ảnh của cô Á Hậu lên mặt báo gây nhiều bức xúc.
Cư dân mạng đua nhau bơi vào bàn tán, like, share, chỉ trích, “xâu xé” người đẹp như thể một thú vui tột cùng của họ. Rất nhiều người muốn biết mặt mũi cô gái bán th.ân, nhưng ít ai đề cập tên tuổi đại gia “yêu giai nhân” đó.
Trước tiên, nói đến cá nhân cô Á hậu và MC. Đồng ý khi ở những vị trí đó thì họ đã là người của công chúng, có nghĩa vụ và trách nhiệm giúp đỡ cộng đồng và xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho xã hội. Hành vi bán d.â.m của các cô là sai trái. Khi cô ấy được công nhận là Á hậu, đương nhiên cô được mọi người tôn vinh, ngưỡng mộ vì cái đẹp về hình thức, tâm hồn và đạo đức, cô ấy sẽ là tấm gương để những người khác noi theo, vì vậy, khi cô ấy đi bán d.â.m thì người khác có quyền phẫn nộ, vì đã tôn vinh, ngưỡng mộ cái “không đẹp”, vậy là lừa gạt người khác.
Có thể nói xã hội không thể bình yên, gia đình sẽ tan nát, đạo lý sẽ không còn, nếu nói việc bán d.â.m, mua d.â.m là bình thường. Nói họ bán d.â.m vì bị cám dỗ chỉ là ngụy biện, đó là kiểu nói lấy lòng, giả bộ nhân từ. Các bạn thử nghĩ xem nếu gia đình các bạn có ông bố, người chồng dính đến các cô gái này thì sao?
Tuy nhiên, không phải mọi thứ thuộc về các cô này đều là tài sản quốc dân. Tôi phản đối hành động chì chiết, miệt thị, bêu riếu, nguyền rủa của không ít người nhắm vào cô Á hậu như hiện nay. Danh dự, nhân phẩm là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, phẩm giá của con người được pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Và ai cũng có quyền con người, cho dù là người bán dâm, không ai có quyền tước đoạt đi nhân phẩm của họ. Trước cộng đồng, họ cũng cần được đối xử như một con người và cần được tôn trọng. Đó mới là một xã hội nhân văn.
Bán d âm không phải là tội phạm!. Chỉ có người tổ chức môi giới, mua b-án d.âm mới vi phạm pháp luật hình sự! Nếu bạn bêu riếu tên người ta không khéo bạn còn phạm pháp đấy. Ở Thủy Điển, nếu tiết lộ danh tín và bêu riếu người b án d âm thì chúng ta sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí có thể bị đi tù.
Xưa kia, Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà; Phà phà đúc sẵn một toà thiên nhiên”. Vì có “một tòa thiên nhiên” đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nên khi gia đình gặp sự cố, cần 300 lượng, Kiều đã đồng ý bán “toà thiên nhiên” ấy vì chữ hiếu. Như cách nói hài hước của anh bạn tôi, người ta bán tài sản cá nhân chứ không hề bán công sản, bán tài nguyên, bán rừng,… cũng chẳng cướp đất đai của người dân như những vị quan tham ngoài kia.
Với số tiền khổng lồ cho một lần “mây mưa” có thể bằng thu nhập cả năm trời của chục hộ dân thế kia thì ắt hẳn người mua không phải dạng tầm thường. Số tiền khủng, tăng từng ngày chưa hẳn là đo giá trị của các cô gái ấy mà là đo giá trị, vị thế của đại gia ngầm mua d âm. Tại sao có những người đàn ông chấp nhận bỏ ra số tiền khổng lồ như thế để thỏa mãn dục vọng? Tại sao những ông lớn ấy sẵn sàng đi ngược chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật?. Phải chăng việc làm của các ông lớn ấy đang được hệ thông thực thi pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ?
Ai đảm bảo con số nửa tỷ đồng kia là sạch sẽ do các ông lớn kiếm được bằng trí tuệ, sức lao động của mình? Hay đó là số tiền rút ruột công trình nào đó, trục lợi đất đai, bất động sản hay như từ hoạt động mua bán bất chính,…? Đã có biết bao nhiêu vụ mua bán dâm từng bị chìm vào bóng tối, cuối cùng chẳng ai biết người mua dâm là ai! Rõ ràng, cơ quan chức năng chưa làm không đúng trách nhiệm của mình. Chưa kể việc cung cấp thông tin cá nhân người b án d âm quá lộ liễu cho báo chí mà không hề có tên người mua. Liệu chăng họ đang dùng quyền lực để dung túng, tiếp tay, bưng bít che giấu hành vi phạm tội của các ông lớn mua d âm máu mặt?
Về những phóng viên chuyên chầu chực đăng tin và tung ảnh Á hậu, MC trong vụ mua bán dâm nửa tỷ đồng này. Thật là nóng mắt khi nhìn thấy hình ảnh các cô gái bị bêu riếu từ mạng xã hội đến mặt báo, tôi cảm thấy rất tức giận một số nhà báo, phóng viên nhiều hơn là cô Á hậu!. Các anh chị nên xem lại đạo đức nghề nghiệp của mình. Liệu một số nhà báo đã công tâm khi nhìn nhận và đăng tải vấn đề này chưa? Người bán dâm bị phát giác chưa đủ xấu hổ, tủi nhục hay sao mà anh chị còn cố tình lỗ mán zoom to, zoom nhỏ gần cận mặt, mặc cho họ đã cố gắng che đi?.
Đưa ống kính soi mói đến cô gái từng ngõ ngách, nhưng những kẻ đại gia giấu mặt mua dâm đến 25.000 USD thì chẳng có một thông tin nào? Sao không một tờ báo nào “chỉ mặt đặt tên” cho mọi người rõ? Nếu là nhà báo có đức thì khi tác nghiệp, họ cũng biết đâu là giới hạn, chứ không hồ hởi bêu xấu nhân phẩm của các cô gái đến như vậy. Vì vài đồng nhuận bút, câu views mà bán rẻ nhân cách nhà báo chân chính của mình, không ngại bôi đen, hủy hoại, triệt đường sống của người khác một cách tàn nhẫn như thế. Anh chị thừa biết khả năng lan tỏa chóng mặt của “thông tin bẩn” trong thời buổi công nghệ này. Nó như liều thuốc độc có thể giết chết một cá nhân bất cứ lúc nào. Phải chăng, anh chị cũng là “cá mè một lứa” với những kẻ mua d âm đốn mạt kia rồi? Phải chăng các nhà báo đã hèn nhát chỉ suốt ngày soi váy đàn bà, mà không dám chĩa ngòi bút sắc bén nhắm vào các đại gia lắm tiền nhiều của?
Nhớ lại hồi đầu năm nay, dư luận cả nước cũng đã rất bức xúc trước việc một số cán bộ thuộc công an thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) bêu danh tính 4 người mua bán dâm công khai ở vỉa hè trước mặt rất nhiều người dân, làm nhục nhân phẩm trước bàn dân thiên hạ rất phản cảm. Việc mô tả chi tiết các hành động “làm tình”, “kích d ục”, công khai tên tuổi, địa chỉ, quê quán của người mua b án d âm là vi phạm Hiến pháp, xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự và quyền con người của họ.
Công an Phú Quốc đang đọc công khai danh tính, làm nhục người mua, bán d.âm.
Một xã hội có luật pháp đó là phải đưa người phạm tội ra xét xử, không phải là ngồi xổm lên pháp luật kiểu này, đây là một hành động vi hiến, xâm phạm cơ bản quyền con người. Với trường hợp mua b án d âm, cơ quan chức năng chỉ có quyền phạt hành chính, hay đưa đi cải tạo, không phải bêu rêu, làm nhục, đấu tố như vậy. Nó không mang ý nghĩa giáo dục, chỉ làm cho người nghe, người đọc và người chứng kiến liên tưởng đến thời trung cổ xa xưa với những hủ tục như gọt đầu bôi vôi… Rồi con cái của những người phụ nữ này, đàn ông kia sẽ bị kỳ thị như thế nào trong khi chúng không có tội? Đến nay, thêm một lần nữa, cơ quan chức năng và báo chí lại mắc sai lầm thêm lần nữa.
Làm sao chúng ta có thể tin rằng có văn minh hiện hữu khi mà bất bình đẳng đang diễn ra? Ngay cả những người cầm cán cân công lý, cho phép công khai danh tính người mua d âm là vi phạm Điều 21 Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Há chẳng phải cơ quan chức năng và một số nhà báo đang vi phạm Hiến pháp sao? Tại sao những người thực thi pháp luật lại bảo vệ người mua mà lại không bảo vệ người bán theo quy định của pháp luật ?
Hiện không có quy định nào cho phép công khai tên tuổi, địa chỉ của người mua d.â.m, bán d.â.m trước bàn dân thiên hạ. Tình huống này, cơ quan chức năng đã vượt qua giới hạn quy định của luật pháp. Việc xử phạt hành chính về hành vi m ua d âm, b án d âm không thuộc trường hợp cơ quan chức năng được phép công khai quyết định xử phạt; càng không được phép công khai danh tính của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hay nói các khác là chính các cơ quan chức năng và một số tờ báo lớn đã vi phạm quy định của Hiến pháp, các cá nhân tham gia bêu riếu có thể bị truy tố tội “Làm nhục người khác” theo Bộ Luật Hình sự.
Nói về bình đẳng giới, từ bao đời nay, trong xã hội ta, người bán d.â.m bao giờ cũng được mặc định là phụ nữ, ngược lại người mua luôn được cho là nam giới, mặc dù hiện nay trong thực tế đã có trường hợp ngược lại. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao phụ nữ luôn luôn bị đặt vào tình thế bất lợi, luôn luôn bị lên án mạnh mẽ trong mọi hành vi mà “nhờ” có sự “giúp đỡ hợp tác” của đàn ông mới cấu thành? Tại sao đàn ông với nhiều đặc điểm vượt trội về sức khỏe về bãn lĩnh lại luôn biến phụ nữ thành nạn nhân của mình? Và tại sao đàn ông luôn luôn “được” đặt ngoài “vòng chiến sự” khi “binh biến” nổ ra?
Trong vụ việc này, kẻ môi giới đau đớn thay lại là một đấng nam nhi: Tú ông Kiều Đại Dũ. Dũ thiết lập đường dây mại d.â.m cao cấp tạo “công ăn việc làm” cho chị em và ăn huê hồng trên phẩm giá của phụ nữ. Hỏi có đáng mặt đàn ông hay không?
Còn với các “đấng” mua d.â.m thì sao? Vô tư bỏ ra hàng USD cho một đêm hoan lạc, chắc hẳn đẳng cấp của họ không phải hạng tầm thường. Có thể vì họ là đại gia, họ có quyền lực nên họ được ẩn danh trong khi người bán bị công bố tên tuổi, hình ảnh, bị bêu rếu, bị khinh miệt, bị kết án khiến người thân họ xấu hổ, gia đình họ ly tán? Nếu quả thật như thế thì vấn đề có rơi vào phạm trù bình đẳng giới trong các cơ quan thực thi pháp luật không?.
Rất may là đã xuất hiện một số nhà báo chân chính đăng tải một số bài viết cảnh tỉnh như “Công khai danh tính á hậu, diễn viên, MC bán d.â.m 25.000 USD: Có thể bị kiện ngược?”, “Ảnh ‘chân dài’ bán d.â.m tràn ngập, có nên công khai danh tính người mua?”, “Á hậu, MC bán d.â.m nửa tỷ/lần: Tại sao không công khai danh tính người mua?”, “Đường dây bán d.â.m 25.000 USD: Sao không công khai danh tính người mua d.â.m?”, “Bán d.â.m thì công khai, mua d.â.m thì bí mật?”
Chúng ta đừng hy vọng vào điều gì tốt đẹp cả khi mà chúng ta luôn sẵn sàng đưa những cá nhân lên giàn hỏa thiêu từ sự phẫn nộ thường trực của chính mình.
Bình Thu
http://kenh13.net/lam-nhuc-nguoi-ban-d-a-m-nhung-hen-nhat-truoc-ke-mua-d-a-m.html
Nhớ lại hồi đầu năm nay, dư luận cả nước cũng đã rất bức xúc trước việc một số cán bộ thuộc công an thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) bêu danh tính 4 người mua bán dâm công khai ở vỉa hè trước mặt rất nhiều người dân, làm nhục nhân phẩm trước bàn dân thiên hạ rất phản cảm. Việc mô tả chi tiết các hành động “làm tình”, “kích d ục”, công khai tên tuổi, địa chỉ, quê quán của người mua b án d âm là vi phạm Hiến pháp, xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự và quyền con người của họ.
Công an Phú Quốc đang đọc công khai danh tính, làm nhục người mua, bán d.âm.
Một xã hội có luật pháp đó là phải đưa người phạm tội ra xét xử, không phải là ngồi xổm lên pháp luật kiểu này, đây là một hành động vi hiến, xâm phạm cơ bản quyền con người. Với trường hợp mua b án d âm, cơ quan chức năng chỉ có quyền phạt hành chính, hay đưa đi cải tạo, không phải bêu rêu, làm nhục, đấu tố như vậy. Nó không mang ý nghĩa giáo dục, chỉ làm cho người nghe, người đọc và người chứng kiến liên tưởng đến thời trung cổ xa xưa với những hủ tục như gọt đầu bôi vôi… Rồi con cái của những người phụ nữ này, đàn ông kia sẽ bị kỳ thị như thế nào trong khi chúng không có tội? Đến nay, thêm một lần nữa, cơ quan chức năng và báo chí lại mắc sai lầm thêm lần nữa.
Làm sao chúng ta có thể tin rằng có văn minh hiện hữu khi mà bất bình đẳng đang diễn ra? Ngay cả những người cầm cán cân công lý, cho phép công khai danh tính người mua d âm là vi phạm Điều 21 Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Há chẳng phải cơ quan chức năng và một số nhà báo đang vi phạm Hiến pháp sao? Tại sao những người thực thi pháp luật lại bảo vệ người mua mà lại không bảo vệ người bán theo quy định của pháp luật ?
Hiện không có quy định nào cho phép công khai tên tuổi, địa chỉ của người mua d.â.m, bán d.â.m trước bàn dân thiên hạ. Tình huống này, cơ quan chức năng đã vượt qua giới hạn quy định của luật pháp. Việc xử phạt hành chính về hành vi m ua d âm, b án d âm không thuộc trường hợp cơ quan chức năng được phép công khai quyết định xử phạt; càng không được phép công khai danh tính của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hay nói các khác là chính các cơ quan chức năng và một số tờ báo lớn đã vi phạm quy định của Hiến pháp, các cá nhân tham gia bêu riếu có thể bị truy tố tội “Làm nhục người khác” theo Bộ Luật Hình sự.
Nói về bình đẳng giới, từ bao đời nay, trong xã hội ta, người bán d.â.m bao giờ cũng được mặc định là phụ nữ, ngược lại người mua luôn được cho là nam giới, mặc dù hiện nay trong thực tế đã có trường hợp ngược lại. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao phụ nữ luôn luôn bị đặt vào tình thế bất lợi, luôn luôn bị lên án mạnh mẽ trong mọi hành vi mà “nhờ” có sự “giúp đỡ hợp tác” của đàn ông mới cấu thành? Tại sao đàn ông với nhiều đặc điểm vượt trội về sức khỏe về bãn lĩnh lại luôn biến phụ nữ thành nạn nhân của mình? Và tại sao đàn ông luôn luôn “được” đặt ngoài “vòng chiến sự” khi “binh biến” nổ ra?
Trong vụ việc này, kẻ môi giới đau đớn thay lại là một đấng nam nhi: Tú ông Kiều Đại Dũ. Dũ thiết lập đường dây mại d.â.m cao cấp tạo “công ăn việc làm” cho chị em và ăn huê hồng trên phẩm giá của phụ nữ. Hỏi có đáng mặt đàn ông hay không?
Còn với các “đấng” mua d.â.m thì sao? Vô tư bỏ ra hàng USD cho một đêm hoan lạc, chắc hẳn đẳng cấp của họ không phải hạng tầm thường. Có thể vì họ là đại gia, họ có quyền lực nên họ được ẩn danh trong khi người bán bị công bố tên tuổi, hình ảnh, bị bêu rếu, bị khinh miệt, bị kết án khiến người thân họ xấu hổ, gia đình họ ly tán? Nếu quả thật như thế thì vấn đề có rơi vào phạm trù bình đẳng giới trong các cơ quan thực thi pháp luật không?.
Rất may là đã xuất hiện một số nhà báo chân chính đăng tải một số bài viết cảnh tỉnh như “Công khai danh tính á hậu, diễn viên, MC bán d.â.m 25.000 USD: Có thể bị kiện ngược?”, “Ảnh ‘chân dài’ bán d.â.m tràn ngập, có nên công khai danh tính người mua?”, “Á hậu, MC bán d.â.m nửa tỷ/lần: Tại sao không công khai danh tính người mua?”, “Đường dây bán d.â.m 25.000 USD: Sao không công khai danh tính người mua d.â.m?”, “Bán d.â.m thì công khai, mua d.â.m thì bí mật?”
Chúng ta đừng hy vọng vào điều gì tốt đẹp cả khi mà chúng ta luôn sẵn sàng đưa những cá nhân lên giàn hỏa thiêu từ sự phẫn nộ thường trực của chính mình.
Bình Thu
http://kenh13.net/lam-nhuc-nguoi-ban-d-a-m-nhung-hen-nhat-truoc-ke-mua-d-a-m.html
Thể hiện não trạng của bọn người nô lệ : ĐẦU ĐỘI - CHÂN ĐẠP !
Trả lờiXóa