Phan Văn Vĩnh: Anh hùng phá án thành trọng tâm vụ án
Khi ông lên làm Giám đốc Công an Nam Định thì đất Nam Thành cũng 'gần như biệt bóng giang hồ'. "Dễ lắm. Nhậm chức giám đốc xong, tôi hẹn hết 500 thằng đấu gấu giang hồ lại, phát cho mỗi đứa một cái phong bì. Tôi bảo: "Anh lên giám đốc, an hay nguy đất này giờ là trách nhiệm của anh. Các chú cầm lấy ít tiền, qua bên kia phà Tân Đệ, về Thái Bình, Hải Phòng… hay đi đâu đó mà làm ăn, để đây cho anh yên tí. Lỡ có "móm" thì về, anh lại cho một ít". Chúng nó quý nên nghe tôi, kéo nhau bỏ đi hết. Vậy là Nam Định yên lành. Nào có bí quyết gì đâu," ông Vĩnh nói với tác giả Hồng Lam.
Từ anh hùng công an thành đối tượng 'nóng', tướng Phan Văn Vĩnh
Có lẽ từ khi ông Phan Văn Vĩnh gia nhập ngành công an, ông chắc cũng không thể hình dung ra số phận của mình ngày hôm nay.
Hôm 6/4, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh, trung tướng, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Ông bị khởi tố vì liên quan một đường dây đánh bạc ngàn tỷ.
Sinh ngày 19/5/1955 ở thị trấn Ngô Đồng ven sông Hồng, tỉnh Nam Định, ông Vĩnh vào công an khi tuổi đời mới khoảng đôi mươi.
Hồi cuối thập niên 70, ông về tỉnh Hà Nam Ninh công tác, 'nổi tiếng' với các màn phá án 'độc'.
Ông bị khởi tố vì liên quan một đường dây đánh bạc ngàn tỷ.
Sinh ngày 19/5/1955 ở thị trấn Ngô Đồng ven sông Hồng, tỉnh Nam Định, ông Vĩnh vào công an khi tuổi đời mới khoảng đôi mươi.
Hồi cuối thập niên 70, ông về tỉnh Hà Nam Ninh công tác, 'nổi tiếng' với các màn phá án 'độc'.
Giai thoại Vĩnh "chột"
Theo VTC, vụ án đầu tiên ông phá là vụ 'trộm thóc' của hợp tác xã. Sau khi xác định được nghi phạm nhưng không có lý do chính đáng khám nhà, chiến sĩ công an Vĩnh khi ấy nảy ra ý tưởng đốt 'đống rơm' nhà nghi phạm.
Dân quân được mô tả là "bình tĩnh ghê gớm cứ nhè bao, thúng,.. chủ nhà giấu dưới gầm giường ra mà cứu, mà khiêng thẳng ra sân". Chủ nhà khai nhận ngay lập tức.
Trong một vụ án khác, ông ra lệnh bắt cóc một nghi phạm giang hồ, bịt đầu, trói tay chân, đặt ngay trên hai thanh đường ray xe lửa, khiến tên giang hồ "đái ra quần" khai ra thủ phạm.
Trang VTC viết, những giai thoại phá án liên quan đến "chú Vĩnh" nhiều không đếm hết.
"Ông rành rẽ cơ cấu giang hồ, tính nết từng thằng tội phạm gộc hơn cả chính nó và kẻ khác trong giới giang hồ."
Có lẽ nổi tiếng nhất là giai thoại 5 tên cướp Thái Bình sang Nam Định "cướp hiệu vàng Thịnh Vượng" hồi 1991.
Trong lúc lực lượng hai bên đang vật lộn, đám giang hồ quăng lựu đạn về phía ông Vĩnh khiến một mảnh đạn văng vào mắt, tạo nên "biệt danh giang hồ hơn cả giang hồ, 'Vĩnh chột'.
Khi ông lên làm Giám đốc Công an Nam Định thì đất Nam Thành cũng 'gần như biệt bóng giang hồ'.
"Dễ lắm. Nhậm chức giám đốc xong, tôi hẹn hết 500 thằng đấu gấu giang hồ lại, phát cho mỗi đứa một cái phong bì. Tôi bảo: "Anh lên giám đốc, an hay nguy đất này giờ là trách nhiệm của anh. Các chú cầm lấy ít tiền, qua bên kia phà Tân Đệ, về Thái Bình, Hải Phòng… hay đi đâu đó mà làm ăn, để đây cho anh yên tí. Lỡ có "móm" thì về, anh lại cho một ít". Chúng nó quý nên nghe tôi, kéo nhau bỏ đi hết. Vậy là Nam Định yên lành. Nào có bí quyết gì đâu," ông Vĩnh nói với tác giả Hồng Lam.
Năm 2000, ông được Chủ tịch nước Trần Đức Lương phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên tuổi ông nổi tiếng trong dân chúng sau khi tham gia phá án những vụ nổi tiếng như 'bầu Kiên' và Lê Văn Luyện.
Báo chí trong từng một thời ca ngợi tướng Vĩnh, tiêu biểu với bài viết "Tướng Công an khóc…" báo Lao Động đăng hồi tháng 6/2015, cho thấy một góc nhìn khác về con người tướng Vĩnh, mô tả ông là một vị tướng tài ba có tình cảm chân thành ấm áp.
Tác giả Thanh Huyền kể ông Vĩnh "rơi nước mắt" khi đồng chí tử nạn, rơi nước mắt nói chuyện qua sóng đàm với chiến sĩ nhà giàn DK1-14.
Từ anh hùng thành bị can
Hình tượng đẹp đẽ của ông Vĩnh vốn được truyền thông chính thống ca ngợi đã nhanh chóng sụp đổ sau khi cũng báo chí do Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát đưa tin hôm 6/4/2018:
''Cựu anh hùng lực lượng vũ trang Phan Văn Vĩnh bị bắt tạm giam vì liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip.''
Ông bị khởi tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Trang Dân Trí đưa tin ngày 06/4/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 04 tháng đối với Phan Văn Vĩnh về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ 'mafia' rất cao. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng
Báo Lao Động đưa tin hôm 7/4, ông Vĩnh bị tước danh hiệu "Công an nhân dân" và đặt câu hỏi liệu có tước danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang" của ông Vĩnh.
Hôm 9/4, báo này lại đưa tin ông Phan Văn Vĩnh ký công văn cho đấu giá hơn 500 m3 gỗ lậu trị giá hàng trăm tỷ đồng vào 2014.
Báo VnExpress hôm 10/4 cũng cho hay ông Vĩnh đã Bộ Công an về đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
"Ông Vĩnh nắm rõ đường dây đánh bạc này nhưng không ngăn chặn, không có bất cứ văn bản nào báo cáo Bộ Công an," VnExpress dẫn lời một nguồn tin có thẩm quyền.
Ông Vĩnh hiện đang bị tạm giam 4 tháng trong quá trình điều tra vụ án.
Hình tượng sụp đổ vì một 'con nghiện bài bạc'
Hình ảnh của vị tướng anh hùng Phan Văn Vĩnh nhanh chóng sụp đổ từ một vụ việc nhỏ ở thành phố Việt Trì hồi mùa hè 2017.
Một "con nghiện bài bạc" Lê Văn Huy đã chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại của một phụ nữ để lấy tiền đánh bạc. Sau khi công an tỉnh Phú Thọ truy bắt ra Huy, thì đường dây đánh bài Rikvip cũng dần bại lộ.
"Đây là sự việc rất nghiêm trọng, rất đáng hổ thẹn với một tướng lĩnh trong lực lượng công an. Có thể nói, đây là một bài học đau đớn, không chỉ cho bản thân ông Vĩnh, cho Tổng cục Cảnh sát mà còn cho cả ngành công an," đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bình luận với VTC hôm 8/4.
Việc người đứng đầu cơ quan phòng chống tội lại chính là tội phạm, "bảo kê" cho tội phạm, ông Nhưỡng nói là điều không thể chấp nhận được.
"Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ 'mafia' rất cao".
Ông Vĩnh không phải là tướng công an duy nhất dính vào vụ việc nghiêm trọng này.
Hôm 11/3, công an tỉnh Phú Thọ đã bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hóa - cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội tổ chức đánh bạc.
Ban Bí thư Đảng Cộng sản, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố đây là vụ án "có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng Công an".
Theo VTC, vụ án đầu tiên ông phá là vụ 'trộm thóc' của hợp tác xã. Sau khi xác định được nghi phạm nhưng không có lý do chính đáng khám nhà, chiến sĩ công an Vĩnh khi ấy nảy ra ý tưởng đốt 'đống rơm' nhà nghi phạm.
Dân quân được mô tả là "bình tĩnh ghê gớm cứ nhè bao, thúng,.. chủ nhà giấu dưới gầm giường ra mà cứu, mà khiêng thẳng ra sân". Chủ nhà khai nhận ngay lập tức.
Trong một vụ án khác, ông ra lệnh bắt cóc một nghi phạm giang hồ, bịt đầu, trói tay chân, đặt ngay trên hai thanh đường ray xe lửa, khiến tên giang hồ "đái ra quần" khai ra thủ phạm.
Trang VTC viết, những giai thoại phá án liên quan đến "chú Vĩnh" nhiều không đếm hết.
"Ông rành rẽ cơ cấu giang hồ, tính nết từng thằng tội phạm gộc hơn cả chính nó và kẻ khác trong giới giang hồ."
Có lẽ nổi tiếng nhất là giai thoại 5 tên cướp Thái Bình sang Nam Định "cướp hiệu vàng Thịnh Vượng" hồi 1991.
Trong lúc lực lượng hai bên đang vật lộn, đám giang hồ quăng lựu đạn về phía ông Vĩnh khiến một mảnh đạn văng vào mắt, tạo nên "biệt danh giang hồ hơn cả giang hồ, 'Vĩnh chột'.
Khi ông lên làm Giám đốc Công an Nam Định thì đất Nam Thành cũng 'gần như biệt bóng giang hồ'.
"Dễ lắm. Nhậm chức giám đốc xong, tôi hẹn hết 500 thằng đấu gấu giang hồ lại, phát cho mỗi đứa một cái phong bì. Tôi bảo: "Anh lên giám đốc, an hay nguy đất này giờ là trách nhiệm của anh. Các chú cầm lấy ít tiền, qua bên kia phà Tân Đệ, về Thái Bình, Hải Phòng… hay đi đâu đó mà làm ăn, để đây cho anh yên tí. Lỡ có "móm" thì về, anh lại cho một ít". Chúng nó quý nên nghe tôi, kéo nhau bỏ đi hết. Vậy là Nam Định yên lành. Nào có bí quyết gì đâu," ông Vĩnh nói với tác giả Hồng Lam.
Năm 2000, ông được Chủ tịch nước Trần Đức Lương phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên tuổi ông nổi tiếng trong dân chúng sau khi tham gia phá án những vụ nổi tiếng như 'bầu Kiên' và Lê Văn Luyện.
Báo chí trong từng một thời ca ngợi tướng Vĩnh, tiêu biểu với bài viết "Tướng Công an khóc…" báo Lao Động đăng hồi tháng 6/2015, cho thấy một góc nhìn khác về con người tướng Vĩnh, mô tả ông là một vị tướng tài ba có tình cảm chân thành ấm áp.
Tác giả Thanh Huyền kể ông Vĩnh "rơi nước mắt" khi đồng chí tử nạn, rơi nước mắt nói chuyện qua sóng đàm với chiến sĩ nhà giàn DK1-14.
Từ anh hùng thành bị can
Hình tượng đẹp đẽ của ông Vĩnh vốn được truyền thông chính thống ca ngợi đã nhanh chóng sụp đổ sau khi cũng báo chí do Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát đưa tin hôm 6/4/2018:
''Cựu anh hùng lực lượng vũ trang Phan Văn Vĩnh bị bắt tạm giam vì liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip.''
Ông bị khởi tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Trang Dân Trí đưa tin ngày 06/4/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 04 tháng đối với Phan Văn Vĩnh về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ 'mafia' rất cao. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng
Báo Lao Động đưa tin hôm 7/4, ông Vĩnh bị tước danh hiệu "Công an nhân dân" và đặt câu hỏi liệu có tước danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang" của ông Vĩnh.
Hôm 9/4, báo này lại đưa tin ông Phan Văn Vĩnh ký công văn cho đấu giá hơn 500 m3 gỗ lậu trị giá hàng trăm tỷ đồng vào 2014.
Báo VnExpress hôm 10/4 cũng cho hay ông Vĩnh đã Bộ Công an về đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
"Ông Vĩnh nắm rõ đường dây đánh bạc này nhưng không ngăn chặn, không có bất cứ văn bản nào báo cáo Bộ Công an," VnExpress dẫn lời một nguồn tin có thẩm quyền.
Ông Vĩnh hiện đang bị tạm giam 4 tháng trong quá trình điều tra vụ án.
Hình tượng sụp đổ vì một 'con nghiện bài bạc'
Hình ảnh của vị tướng anh hùng Phan Văn Vĩnh nhanh chóng sụp đổ từ một vụ việc nhỏ ở thành phố Việt Trì hồi mùa hè 2017.
Một "con nghiện bài bạc" Lê Văn Huy đã chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại của một phụ nữ để lấy tiền đánh bạc. Sau khi công an tỉnh Phú Thọ truy bắt ra Huy, thì đường dây đánh bài Rikvip cũng dần bại lộ.
"Đây là sự việc rất nghiêm trọng, rất đáng hổ thẹn với một tướng lĩnh trong lực lượng công an. Có thể nói, đây là một bài học đau đớn, không chỉ cho bản thân ông Vĩnh, cho Tổng cục Cảnh sát mà còn cho cả ngành công an," đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bình luận với VTC hôm 8/4.
Việc người đứng đầu cơ quan phòng chống tội lại chính là tội phạm, "bảo kê" cho tội phạm, ông Nhưỡng nói là điều không thể chấp nhận được.
"Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ 'mafia' rất cao".
Ông Vĩnh không phải là tướng công an duy nhất dính vào vụ việc nghiêm trọng này.
Hôm 11/3, công an tỉnh Phú Thọ đã bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hóa - cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội tổ chức đánh bạc.
Ban Bí thư Đảng Cộng sản, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố đây là vụ án "có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng Công an".
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét