Bị xóa cấp tổng cục, Bộ Công an thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng?
2018 quả là một năm “thay máu” đối với ngành công an đang nổ ra nhiều vụ bê bối và phải chịu quá nhiều tai tiếng. Bộ Công an – một tổ chức quyền lực hoặc siêu quyền lực – được Tổng Bí thư Trọng chủ trương công khai cho báo chí và dư luận theo cách “vạch áo cho người xem lưng”, rất có thể sẽ bị ông Trọng tiến hành “thay máu” trong thời gian tới. Một vấn đề đáng chú ý và mổ xẻ là trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng. Vai trò của Bộ Quốc phòng bên cạnh tổng bí thư đang được nâng lên đáng kể, ngược chiều với cảnh tượng sa sút và bị thất sủng của Bộ Công an.Đầu tháng Tư năm 2018, một nghị quyết của Bộ Chính trị – cơ quan tối cao của đảng cầm quyền ở Việt Nam – được ban hành về “một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Theo đó, bộ máy này sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa.
Nghị quyết trên dựa trên cơ sở đề án cùng tên (Đề án 106) của Đảng ủy Công an Trung ương. Như vậy, đây là quyết định cuối cùng của Tổng bí thư Trọng về bộ máy và rất có thể về cả một danh sách dài nhân sự chủ chốt của ngành công an, sẽ được triển khai ngay sau Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra ngay trong tháng Tư năm 2018 thay vì vào tháng Năm như dự kiến.
Cấp tổng cục ở Bộ Công an hình thành từ năm 1980. Sau khi lên đến tám tổng cục năm 2009, Bộ Công an thu gọn còn sáu tổng cục vào năm 2014. Ngoài ra còn có hai bộ tư lệnh riêng cho cảnh sát cơ động và cảnh vệ – cũng tương đương tổng cục. Trong mỗi đơn vị cấp tổng cục lại có nhiều cục. Dưới các cục là rất nhiều phòng.
Chi tiết đáng chú ý là bản nghị quyết của Bộ Chính trị đã không chấp nhận dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh, mà là “bỏ hết” 6 tổng cục hiện thời, không những thế còn hạ cấp hai bộ tư lệnh. Về bộ máy, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập chỉ còn khoảng 60, tức giảm hơn phân nửa.
Từ cuối năm 2017, đã lan tỏa tin tức về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng đang tính đến khả năng “cải tổ” Bộ Công an Việt Nam. Theo đó, một đề án về sắp xếp lại bộ này đã được chuẩn bị, nhiều tổng cục vốn tồn tại như một cấp trung gian sẽ bị hủy bỏ vai trò của chúng, kéo theo ghế và bổng lộc của nhiều quan chức công an sẽ không còn nữa.
Sau tết nguyên đán năm 2018, thông tin về đề án “cải tổ Bộ Công an” càng hiện ra rõ hơn cùng lộ trình cụ thể là đề án này có thể được hoàn tất trước Hội nghị trung ương 7, để hội nghị này sẽ “chốt” kế hoạch sắp xếp lại Bộ Công an và kế hoạch nhân sự đi kèm, kể cả những nhân sự cao cấp nhất của Bộ Công an.
Vào đầu năm 2018, hai vụ liên tiếp bắt sĩ quan cao cấp của Bộ Công An – Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức đại gia Vũ “Nhôm”) và Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa – cho thấy đòn “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng đã giáng thẳng vào cơ quan bộ vẫn được xem là “bất khả xâm phạm” này.
Bộ Công an – một tổ chức quyền lực hoặc siêu quyền lực – nhưng đang có tướng công an bị bắt và được Tổng Bí thư Trọng chủ trương công khai cho báo chí và dư luận theo cách “vạch áo cho người xem lưng”, rất có thể sẽ bị ông Trọng tiến hành “thay máu” trong thời gian tới.
Cũng xuất hiện ngày càng dày hơn những đồn đoán và tin tức chưa kiểm chứng về một vài lãnh đạo cao cấp của Bộ Công an sẽ phải “ra đi” trước hay trong Hội nghị trung ương 7. Cơ sở của tin tức này trở nên có chân đứng hơn khi đồng thời xảy ra ba vụ Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thanh Hóa và AVG mà ít nhất sẽ liên quan đến trách nhiệm quản lý cán bộ và ký tá của lãnh đạo Bộ Công an.
Dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo).
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng của tướng Ngô Xuân Lịch có vẻ ít được “nhắc nhở” hơn.
Một vấn đề đáng chú ý và mổ xẻ là trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng.
Do đó trong tương lai gần có thể xảy ra một sự bất xứng rất lớn giữa hai bộ máy “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng” trên: trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp tổng cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Vào cuối tháng Ba năm 2018, Bộ Quốc phòng bất ngờ chủ động thông tin về “Út trọc” – một sỹ quan cấp thượng tá quân đội và cũng được xem là một đại gia như Vũ “Nhôm”.
“Về quan điểm, Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu trong việc xử lý tất cả những vụ việc tiêu cực trong nội bộ sớm nhất và cương quyết nhất, chứ không có du di” – Cục trưởng Cục Tuyên huấn Nguyễn Văn Đức trả lời báo chí một cách mạnh bạo và rất tự tin. Biểu cảm trả lời như vậy là khác hẳn cách nói đều đều buồn ngủ và cực kỳ dè dặt của Đại tá Đức trong các cuộc họp báo trước đó.
Ý chí “Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu” trên đã thêm một lần nữa phác ra bức tranh vai trò của Bộ Quốc phòng bên cạnh tổng bí thư đang được nâng lên đáng kể, ngược chiều với cảnh tượng sa sút và bị thất sủng của Bộ Công an.
Phạm Chí Dũng
(Cali Today)
Cũng xuất hiện ngày càng dày hơn những đồn đoán và tin tức chưa kiểm chứng về một vài lãnh đạo cao cấp của Bộ Công an sẽ phải “ra đi” trước hay trong Hội nghị trung ương 7. Cơ sở của tin tức này trở nên có chân đứng hơn khi đồng thời xảy ra ba vụ Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thanh Hóa và AVG mà ít nhất sẽ liên quan đến trách nhiệm quản lý cán bộ và ký tá của lãnh đạo Bộ Công an.
Dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo).
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng của tướng Ngô Xuân Lịch có vẻ ít được “nhắc nhở” hơn.
Một vấn đề đáng chú ý và mổ xẻ là trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng.
Do đó trong tương lai gần có thể xảy ra một sự bất xứng rất lớn giữa hai bộ máy “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng” trên: trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp tổng cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Vào cuối tháng Ba năm 2018, Bộ Quốc phòng bất ngờ chủ động thông tin về “Út trọc” – một sỹ quan cấp thượng tá quân đội và cũng được xem là một đại gia như Vũ “Nhôm”.
“Về quan điểm, Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu trong việc xử lý tất cả những vụ việc tiêu cực trong nội bộ sớm nhất và cương quyết nhất, chứ không có du di” – Cục trưởng Cục Tuyên huấn Nguyễn Văn Đức trả lời báo chí một cách mạnh bạo và rất tự tin. Biểu cảm trả lời như vậy là khác hẳn cách nói đều đều buồn ngủ và cực kỳ dè dặt của Đại tá Đức trong các cuộc họp báo trước đó.
Ý chí “Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu” trên đã thêm một lần nữa phác ra bức tranh vai trò của Bộ Quốc phòng bên cạnh tổng bí thư đang được nâng lên đáng kể, ngược chiều với cảnh tượng sa sút và bị thất sủng của Bộ Công an.
Phạm Chí Dũng
(Cali Today)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét