CHI BẰNG (THỰC) HỌC
Luân Lê - Nhìn vào những sự kiện đời sống diễn ra liên tiếp, với những lực lượng và thành phần quái thai tồn tại trong xã hội để phá hoại tiến trình văn minh của con người mà thấy bất hạnh cho thân phận chúng ta. Những lớp người công khai hành xử côn đồ và bạo lực lại được chở che và bảo vệ bằng những lý lẽ ngu cuồng, khốn nạn. Và chúng còn ngang nhiên thách thức tất thảy, công khai kích động, chia rẽ dân tộc, nhưng vẫn cứ nhởn nhơ và thậm chí được ủng hộ. Hơn cả là sự kinh hãi vào những thành phần người đang mỗi ngày một phân rã trong xã hội này.
Tại sao cái tinh thần "chi bằng học" và cải cách theo hướng khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh một trăm năm trước lại bị coi là cải lương và vô tác dụng?
Bởi lẽ, đa phần dân chúng lúc đó bị đô hộ bởi thực dân Pháp, phần lớn là đói nghèo và khổ sở, không mấy người được học hành đàng hoàng và vì thế họ chỉ lo miếng cơm qua ngày để sống. Chứ học hành hay đọc sách là thứ chẳng giải quyết được cái niêu cơm hàng ngày nên thành ra vô tác dụng. Họ chỉ cần làm sao để có cơm ăn, áo mặc và no cái bụng là đủ rồi.
Với sự khổ cực như thế, thì làm sao mà người dân bị bần cùng hoá lại nghe theo cái "đám cải lương chữ nghĩa" mà lại còn "ỷ Pháp cầu tiến bộ" chứ. Với người nông dân và những người lao động khổ nhục thì cái bút không có giá trị như cái cày, con trâu.
Và để giải quyết được vấn đề của cơm ăn, áo mặc, thì con đường cách mạng bạo lực để thoát khỏi ách gông cùm, bị cưỡng bách nhiều đường, là điều được lựa chọn về mặt thời điểm và nhận thức. Họ không cần sách vở, mà họ cần cái gì đem lại cuộc sống mà không phải lo lắng về miếng ăn, sự nô dịch mang tính thiết thực trực diện nhất. Bởi vậy mà cái tư tưởng khai dân trí của cụ Phan thất bại là như vậy.
Và đến giờ với trình độ nhận thức này, thì dân ta còn lâu nữa mới có thể tiến tới những giá trị văn minh thực sự để mà tận hưởng nó như thế giới đã và đang đuy trì nó tới hàng trăm năm nay.
Vấn đề dân trí và nền tảng nhận thức quốc gia là cả một vấn đề quá lớn với dân tộc mình.
Vì từ trước đến nay, chúng ta không có nền tảng gì về học thuật, chính trị, triết học, kinh tế và khoa học kỹ thuật, nên thành ra chẳng có gì để gây dựng quốc gia một cách ổn định và thịnh vượng được cả.
Nhìn vào những sự kiện đời sống diễn ra liên tiếp, với những lực lượng và thành phần quái thai tồn tại trong xã hội để phá hoại tiến trình văn minh của con người mà thấy bất hạnh cho thân phận chúng ta.
Những lớp người công khai hành xử côn đồ và bạo lực lại được chở che và bảo vệ bằng những lý lẽ ngu cuồng, khốn nạn. Và chúng còn ngang nhiên thách thức tất thảy, công khai kích động, chia rẽ dân tộc, nhưng vẫn cứ nhởn nhơ và thậm chí được ủng hộ.
Hơn cả là sự kinh hãi vào những thành phần người đang mỗi ngày một phân rã trong xã hội này.
Những lớp người bạc nhược nhưng lại đầy hung bạo, những tầng thân phận đầy bế tắc và bi thương, những tâm hồn mục rỗng tri thức và lại đầy giả tạo.
Sự phân rã ngày càng diễn ra khủng khiếp và man rợ hơn.
Bởi lẽ, đa phần dân chúng lúc đó bị đô hộ bởi thực dân Pháp, phần lớn là đói nghèo và khổ sở, không mấy người được học hành đàng hoàng và vì thế họ chỉ lo miếng cơm qua ngày để sống. Chứ học hành hay đọc sách là thứ chẳng giải quyết được cái niêu cơm hàng ngày nên thành ra vô tác dụng. Họ chỉ cần làm sao để có cơm ăn, áo mặc và no cái bụng là đủ rồi.
Với sự khổ cực như thế, thì làm sao mà người dân bị bần cùng hoá lại nghe theo cái "đám cải lương chữ nghĩa" mà lại còn "ỷ Pháp cầu tiến bộ" chứ. Với người nông dân và những người lao động khổ nhục thì cái bút không có giá trị như cái cày, con trâu.
Và để giải quyết được vấn đề của cơm ăn, áo mặc, thì con đường cách mạng bạo lực để thoát khỏi ách gông cùm, bị cưỡng bách nhiều đường, là điều được lựa chọn về mặt thời điểm và nhận thức. Họ không cần sách vở, mà họ cần cái gì đem lại cuộc sống mà không phải lo lắng về miếng ăn, sự nô dịch mang tính thiết thực trực diện nhất. Bởi vậy mà cái tư tưởng khai dân trí của cụ Phan thất bại là như vậy.
Và đến giờ với trình độ nhận thức này, thì dân ta còn lâu nữa mới có thể tiến tới những giá trị văn minh thực sự để mà tận hưởng nó như thế giới đã và đang đuy trì nó tới hàng trăm năm nay.
Vấn đề dân trí và nền tảng nhận thức quốc gia là cả một vấn đề quá lớn với dân tộc mình.
Vì từ trước đến nay, chúng ta không có nền tảng gì về học thuật, chính trị, triết học, kinh tế và khoa học kỹ thuật, nên thành ra chẳng có gì để gây dựng quốc gia một cách ổn định và thịnh vượng được cả.
Nhìn vào những sự kiện đời sống diễn ra liên tiếp, với những lực lượng và thành phần quái thai tồn tại trong xã hội để phá hoại tiến trình văn minh của con người mà thấy bất hạnh cho thân phận chúng ta.
Những lớp người công khai hành xử côn đồ và bạo lực lại được chở che và bảo vệ bằng những lý lẽ ngu cuồng, khốn nạn. Và chúng còn ngang nhiên thách thức tất thảy, công khai kích động, chia rẽ dân tộc, nhưng vẫn cứ nhởn nhơ và thậm chí được ủng hộ.
Hơn cả là sự kinh hãi vào những thành phần người đang mỗi ngày một phân rã trong xã hội này.
Những lớp người bạc nhược nhưng lại đầy hung bạo, những tầng thân phận đầy bế tắc và bi thương, những tâm hồn mục rỗng tri thức và lại đầy giả tạo.
Sự phân rã ngày càng diễn ra khủng khiếp và man rợ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét