Ngộ nhận
Nhiều người ngộ nhận rằng, tuy chính quyền tham nhũng nhưng cuộc sống đang bình yên, vì thế mà không cần phải lên tiếng đòi hỏi, chỉ cần chịu đựng là có bình yên. Điều nguy hiểm là ở tư duy chịu đựng của họ. Nó đưa con người đến cái chết một cách êm thấm như con ếch luộc. Nếu cho ếch vào nồi rồi đun từ từ cho đến khi nước sôi luộc chín. Ếch sẽ chết trong êm thấm với một suy nghĩ rằng, môi trường quanh nó rất bình yên nên không phản kháng. Còn nếu thả ếch vào nước sôi nó sẽ giãy dụa tìm đường sống.
Có thể đưa ra 3 nguồn gốc của sự bất an đó. Thứ nhất là bất an do sự yếu kém trong quản lý nhà nước. Thứ nhì là bất an do Pháp luật bị chà đạp, nghĩa là con người không còn sự bảo vệ của Pháp luật. Thứ ba là sự phản bội của ĐCS với quyền lợi nhân dân kéo theo nhà nước không vì dân mà vì những đối tượng đang đe dọa đời sống nhân dân.
Sự quản lý nhà nước yếu kém trong mọi lĩnh vực. Giáo dục thất bại tạo ra con người ý thức kém, cộng thêm hạ tầng giao thông kém mà sinh ra vấn nạn tai nạn giao thông cao. Năm 2016 có tới 8.685 người chết, tính ra trung bình mỗi ngày 24 người chết. Sự yếu kém trong quản lý thị trường để thực phẩm bẩn tràn lan, cộng thêm môi trường ô nhiễm khắp nơi do chính sách phát triển công nghiệp bằng mọi giá làm Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ ung thư cao nhất nhì thế giới. Mỗi năm Việt Nam có 115.000 người chết vì ung thư, tính ra mỗi ngày có 315 người chết vì căn bệnh này. Sự đói nghèo của xã hội có nguồn gốc từ quản lý nhà nước nó đưa đến tuổi thọ trung bình của Việt Nam thấp. Điều đó nói lên ý nghĩa gì? Đó là dịch vụ y tế kém, người nghèo phải chữa bệnh giá cao nên rất nhiều người phải bỏ cuộc chờ chết vì những bệnh không phải hiểm nghèo.
Pháp luật là để bảo vệ công lý, từ đó nó bảo vệ cuộc sống dân lành. Khi pháp luật rơi vào tay một nhà nước có dụng ý phục vụ cho mình mà không phục vụ cho dân thì lúc đó sự bất an luôn thường trực với tất cả mọi người. Từ năm 2012 đến 2014 có đến 226 người bị giết chết trong đồn công an. Nạn nhân phải nuốt cho trôi nỗi oan vì pháp luật không bảo vệ họ. Nếu đất đai tổ tiên của bạn để lại giờ trở thành vị trí đắc địa. Nó bỗng chốc thành mồi ngon cho bọn tư bản đỏ và doanh nghiệp sân sau. Một ngày đẹp trời nó kéo công an tới với xe đào, máy xúc, dùi cui, khiêng che, lựu đạn hơi cay, cộng thêm côn đồ xã hội đen mang mã tấu đến nhà bạn và nói rằng nó muốn thu hồi đất của bạn và đền bù cho mỗi mét vuông một tô phở, trong khi giá thị trường gấp vài chục lần thế, thậm chí gấp hàng trăm lần. Thế lúc đó bạn có bình yên không?
Nhà nước có chức năng đúng của nó là chấp pháp. Thế bây giờ với vị thế độc chiếm nhà nước, ĐCS trở giọng “Tao không chấp pháp gì hết, giờ tao muốn kiếm tiền thì sao?”. Lúc đó họ dùng quyền lực để kiếm tiền. Hiển nhiên đối tượng nào để họ kiếm tiền? Đó là nhân dân, là tài nguyên khoáng sản, là giang sơn lãnh thổ và nhóm nhà đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là đám nhà đầu tư bẩn. Khi CS kiếm tiền chứ không chấp pháp, với quyền lực Nhà nước trong tay nó tăng thuế đến vô lý. Nó đánh thuế môi trường mà không bảo vệ môi trường thì dân làm được gì nó? Nó đánh thuế ô tô lên đến 200 – 300% thì dân làm được gì nó? Quả trứng gà chịu 14 loại thuế, còn con heo chịu 51 loại thuế thì dân làm được gì nó? Mà đặc biệt là đám doanh nghiệp bẩn vào đây bắt tay CS để làm ăn. Khi ĐCS rước Formosa vào để kiếm vài đồng thuế bổ sung vào thông số tăng trưởng GDP. Nhưng Formosa lại phá nát môi trường biển miền trung, làm ngư dân mất nghề, doanh nghiệp thủy hải sản điêu đứng, nghề đánh bắt gần như bị khai tử. Thế nhưng ĐCS bảo vệ Formosa bắt bỏ tù dân đòi công bằng. Đây chẳng phải là sự đe dọa cuộc sống nhân dân từ Nhà nước sao? Nó là mối đe dọa với nhân dân sao ta lại giao phó cho nó giữ bình yên cho ta được?
Ta có biết trận ác chiến giữ quân Nhật và quân Mỹ tại Trân Châu Cảng chỉ có 2.400 binh sĩ tử trận, ít hơn TNGT ở Việt Nam trong 1 năm không? Ta có biết lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam suốt nhiều năm nhưng chỉ 58.000 người tử trận, bằng nửa người chết vì ung thư trong 1 năm của Việt Nam không? Như thế thì Việt Nam đang bình yên đấy ư?
Từ các Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của các nhà cách mạng sáng suốt giữa thế kỷ 20 cho đến sự sụp đổ của các nước CS đông Âu những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đã cho ta cái nhìn về sự chuyển đổi thể chế chính trị trong xã hội hiện đại. Chỉ có cách mạng do người CS cầm đầu mới đổ máu như sông, còn các đảng khác thì không phải như vậy. Như cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Mahatma Gandi lãnh đạo ở Ấn Độ là cuộc cách mạng bất bạo động không đổ máu. Sự chuyển đổi chính quyền từ quân phiệt Nhật Bản sang chính phủ Trần Trọng Kim cũng êm thấm không đổ máu. Và mới đây là cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ trước, sự lật đổ các chính quyền CS dựa trên đấu tranh bất bạo động, tức lực lượng cấp tiến không dùng vũ trang để bạo động lật đổ mà họ dùng biện pháp bất tuân dân sự và biểu tình. Kết quả là các Nhà nước CS sụp đổ mà không phải máu đổ như sông thây chất như núi của cách mạng tháng 10 Nga 1917 do Lenin lãnh đạo.
Chính sự hiểu biết kém cỏi của những bộ óc bị thuần hóa dưới giáo dục XHCN và sự tuyên truyền đối trá của truyền thông bẩn CS làm cho người dân sợ những điều không đáng sợ. Chính điều này tiếp tay cho sự cai trị lâu dài của CS, vô tình đẩy con cháu chúng ta vào đời sống lầm than đói khổ. Từ quyền làm người không có cho đến tiền bạc cho cuộc sống cũng không nốt, vì sống dưới chế độ CS thì làm gì dân giàu được? Thế nên đừng tự ru ngủ mình nữa, hãy suy nghĩ bằng cái đầu độc lập để hành động cho đúng, đừng sống bằng cái đầu của kẻ khác.
Từ facebook Đỗ Ngà
Sự quản lý nhà nước yếu kém trong mọi lĩnh vực. Giáo dục thất bại tạo ra con người ý thức kém, cộng thêm hạ tầng giao thông kém mà sinh ra vấn nạn tai nạn giao thông cao. Năm 2016 có tới 8.685 người chết, tính ra trung bình mỗi ngày 24 người chết. Sự yếu kém trong quản lý thị trường để thực phẩm bẩn tràn lan, cộng thêm môi trường ô nhiễm khắp nơi do chính sách phát triển công nghiệp bằng mọi giá làm Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ ung thư cao nhất nhì thế giới. Mỗi năm Việt Nam có 115.000 người chết vì ung thư, tính ra mỗi ngày có 315 người chết vì căn bệnh này. Sự đói nghèo của xã hội có nguồn gốc từ quản lý nhà nước nó đưa đến tuổi thọ trung bình của Việt Nam thấp. Điều đó nói lên ý nghĩa gì? Đó là dịch vụ y tế kém, người nghèo phải chữa bệnh giá cao nên rất nhiều người phải bỏ cuộc chờ chết vì những bệnh không phải hiểm nghèo.
Pháp luật là để bảo vệ công lý, từ đó nó bảo vệ cuộc sống dân lành. Khi pháp luật rơi vào tay một nhà nước có dụng ý phục vụ cho mình mà không phục vụ cho dân thì lúc đó sự bất an luôn thường trực với tất cả mọi người. Từ năm 2012 đến 2014 có đến 226 người bị giết chết trong đồn công an. Nạn nhân phải nuốt cho trôi nỗi oan vì pháp luật không bảo vệ họ. Nếu đất đai tổ tiên của bạn để lại giờ trở thành vị trí đắc địa. Nó bỗng chốc thành mồi ngon cho bọn tư bản đỏ và doanh nghiệp sân sau. Một ngày đẹp trời nó kéo công an tới với xe đào, máy xúc, dùi cui, khiêng che, lựu đạn hơi cay, cộng thêm côn đồ xã hội đen mang mã tấu đến nhà bạn và nói rằng nó muốn thu hồi đất của bạn và đền bù cho mỗi mét vuông một tô phở, trong khi giá thị trường gấp vài chục lần thế, thậm chí gấp hàng trăm lần. Thế lúc đó bạn có bình yên không?
Nhà nước có chức năng đúng của nó là chấp pháp. Thế bây giờ với vị thế độc chiếm nhà nước, ĐCS trở giọng “Tao không chấp pháp gì hết, giờ tao muốn kiếm tiền thì sao?”. Lúc đó họ dùng quyền lực để kiếm tiền. Hiển nhiên đối tượng nào để họ kiếm tiền? Đó là nhân dân, là tài nguyên khoáng sản, là giang sơn lãnh thổ và nhóm nhà đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là đám nhà đầu tư bẩn. Khi CS kiếm tiền chứ không chấp pháp, với quyền lực Nhà nước trong tay nó tăng thuế đến vô lý. Nó đánh thuế môi trường mà không bảo vệ môi trường thì dân làm được gì nó? Nó đánh thuế ô tô lên đến 200 – 300% thì dân làm được gì nó? Quả trứng gà chịu 14 loại thuế, còn con heo chịu 51 loại thuế thì dân làm được gì nó? Mà đặc biệt là đám doanh nghiệp bẩn vào đây bắt tay CS để làm ăn. Khi ĐCS rước Formosa vào để kiếm vài đồng thuế bổ sung vào thông số tăng trưởng GDP. Nhưng Formosa lại phá nát môi trường biển miền trung, làm ngư dân mất nghề, doanh nghiệp thủy hải sản điêu đứng, nghề đánh bắt gần như bị khai tử. Thế nhưng ĐCS bảo vệ Formosa bắt bỏ tù dân đòi công bằng. Đây chẳng phải là sự đe dọa cuộc sống nhân dân từ Nhà nước sao? Nó là mối đe dọa với nhân dân sao ta lại giao phó cho nó giữ bình yên cho ta được?
Ta có biết trận ác chiến giữ quân Nhật và quân Mỹ tại Trân Châu Cảng chỉ có 2.400 binh sĩ tử trận, ít hơn TNGT ở Việt Nam trong 1 năm không? Ta có biết lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam suốt nhiều năm nhưng chỉ 58.000 người tử trận, bằng nửa người chết vì ung thư trong 1 năm của Việt Nam không? Như thế thì Việt Nam đang bình yên đấy ư?
Từ các Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của các nhà cách mạng sáng suốt giữa thế kỷ 20 cho đến sự sụp đổ của các nước CS đông Âu những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đã cho ta cái nhìn về sự chuyển đổi thể chế chính trị trong xã hội hiện đại. Chỉ có cách mạng do người CS cầm đầu mới đổ máu như sông, còn các đảng khác thì không phải như vậy. Như cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Mahatma Gandi lãnh đạo ở Ấn Độ là cuộc cách mạng bất bạo động không đổ máu. Sự chuyển đổi chính quyền từ quân phiệt Nhật Bản sang chính phủ Trần Trọng Kim cũng êm thấm không đổ máu. Và mới đây là cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ trước, sự lật đổ các chính quyền CS dựa trên đấu tranh bất bạo động, tức lực lượng cấp tiến không dùng vũ trang để bạo động lật đổ mà họ dùng biện pháp bất tuân dân sự và biểu tình. Kết quả là các Nhà nước CS sụp đổ mà không phải máu đổ như sông thây chất như núi của cách mạng tháng 10 Nga 1917 do Lenin lãnh đạo.
Chính sự hiểu biết kém cỏi của những bộ óc bị thuần hóa dưới giáo dục XHCN và sự tuyên truyền đối trá của truyền thông bẩn CS làm cho người dân sợ những điều không đáng sợ. Chính điều này tiếp tay cho sự cai trị lâu dài của CS, vô tình đẩy con cháu chúng ta vào đời sống lầm than đói khổ. Từ quyền làm người không có cho đến tiền bạc cho cuộc sống cũng không nốt, vì sống dưới chế độ CS thì làm gì dân giàu được? Thế nên đừng tự ru ngủ mình nữa, hãy suy nghĩ bằng cái đầu độc lập để hành động cho đúng, đừng sống bằng cái đầu của kẻ khác.
Từ facebook Đỗ Ngà
Bài viết mang tâm tình của người trong cuộc nhưng phân tích sáng suốt như một kỳ thủ quan sát trận cờ !
Trả lờiXóa