Đừng mắc mưu “đối thoại” của CSVN
Trong những ngày vừa qua, một vài trang mạng đã “giật tít” rằng đảng CSVN sẽ đối thoại, liên quan đến câu phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban truyên giáo trung ương đảng CSVN trong Hội nghị học tập về phong cách của ông Hồ Chí Minh, nhân sinh nhật thứ 127 của ông Hồ.
Ông Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng,
Theo báo Pháp Luật ở Sài Gòn, ông Võ Văn Thưởng cho biết là Ban Tuyên giáo trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Các trang mạng ở Hải Ngoại đã dựa theo một số nội dung nói trên của báo Pháp Luật để diễn giải rằng đảng CSVN đang có xu hướng muốn đối thoại!
Tuy nhiên, trên các trang mạng của đảng và nhà nước như trang Nhân dân, Tạp chí cộng sản, Cổng thông tin chính phủ và kể cả Thông tấn xã Việt Nam đều không nhắc gì đến nội dung phát biểu nói trên của ông Thưởng.
Nói cách khác, các trang mạng của đảng và nhà nước đều cắt bỏ đoạn ông Thưởng đề cập đến vấn đề đối thoại như báo Pháp Luật loan tải, mà chỉ nói chung chung về những chỉ thị của ông Thưởng yêu cầu các đảng ủy phải học tập phong cách Hồ Chí Minh để sống gần dân hơn, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra gần đây.
Việc các trang thông tin của đảng và nhà nước không loan tải vấn đề đối thoại mà ông Thưởng phát biểu có thể đến từ hai lý do.
Một là Ban bí thư chưa chính thức chấp nhận đề nghị của Ban tuyên giáo trung ương nên chưa là quan điểm chung của đảng.
Hai là nội dung phát biểu về đối thoại của ông Thưởng đã không phù hợp với Hội nghị trực tuyến học tập về chỉ thị 05 của Bộ chính trị liên quan đến học tập phong cách của ông Hồ, nên đã bị cắt bỏ.
Dù lý do nào đi chăng nữa, qua sự kiện loan tải khác nhau về nội dung phát biểu của ông Thưởng đăng lại trên báo đảng và báo bên ngoài cho thấy có sự nhận thức khác nhau về cái gọi là “đối thoại” dưới chế độ độc tài cộng sản.
Ông Thưởng đã nói rất rõ về chủ trương đối thoại của Ban tuyên giáo là giữa những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng và nhà nước CSVN, chứ không phải là cuộc đối thoại giữa một tổ chức, một tập thể có quan điểm khác với CSVN.
Ông Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hôm 18-5-2017. Ảnh: Ngày Mới Online
Trong khi đó một số người vì vô tình hay cố ý, diễn giải phát biểu của ông Võ Văn Thưởng là một chủ trương nhằm mở ra một kênh đối thoại giữa đảng CSVN với lực lượng đối lập chống lại chính sách của đảng và nhà nước CSVN.
Thật sự nội dung đối thoại theo chủ trương của ông Võ Văn Thưởng đã và đang được đảng và nhà nước CSVN tiến hành kể từ khi họ tung ra Nghị Quyết 36 cách nay 20 năm, nhằm chiêu dụ một số kiều bào hải ngoại. Nay Ban tuyên giáo muốn mở rộng hơn sự đối thoại để tìm cách tranh thủ với một số cá nhân vốn có những bất đồng về các chính sách hiện nay của CSVN trong bối cảnh đảng CSVN gặp quá nhiều khó khăn về tham nhũng, thảm họa Formosa ...
Những loại đối thoại này, CSVN không nhắm vào những đối tượng đang sống và đang đấu tranh ngay tại Việt Nam, mà chỉ nhắm vào những đối tượng ít hiểu biết tình hình thực tế ở trong nước, đang sinh sống tại hải ngoại là chủ yếu.
Đảng CSVN luôn luôn coi những cá nhân, tập thể khác ý kiến, đường lối của đảng là phản động. Khi bị coi là phản động thì chì có hai con đường: Một là đi vào tù dưới những tội vi phạm Điều 88, 79, 256. Hai là hợp tác và phục tùng đảng vô điều kiện.
Với chế độ độc tài độc đảng như vậy làm sao có sự tồn tại của cái gọi là: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận.”
Đây là phát biểu mị dân của ông Thưởng và đảng CSVN, vì nó không bao giờ được chấp nhận trong chế độ độc tài dựa trên bạo lực, đàn áp và khủng bố.
Chế độ CSVN nói riêng và các chế độ độc tài nói chung chỉ chấp nhận “đối thoại” khi họ bị các lực lượng đối lập và quần chúng đẩy vào thế nguy hiểm, như chúng ta đã từng thấy diễn ra ở Ba Lan, Tiệp Khắc vào cuối thập niên 80 và tại Miến Điến vào những năm 2010 và 2014. Khi đó, đối thoại là nhằm giúp đảng độc tài hạ cánh an toàn, tránh sự tan rã toàn diện trước sức bật vũ bão của toàn dân.
Tóm lại, trong tiến trình đấu tranh trực diện, đối thoại không phải là một giải pháp để mang lại sự thay đổi dân chủ cho đất nước, khi thành phần lãnh đạo tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc đảng. Đối thoại nếu có chỉ là một thủ thuật mị dân mà những chế độ độc tài mong qua đó tháo bớt ngòi nổ bất mãn của quần chúng và lực lượng đối lập để tìm cách mua thời gian tồn tại.
Đối thoại như là một giải pháp cho những bế tắc hiện nay của đất nước phải là một chính sách nghiêm túc đến từ ý thức từ bỏ độc tài, độc đảng, và phải được thể hiện qua những hành động cụ thể ngay lập tức như: thả tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam; tôn trọng quyền tự do phát biểu và tổ chức những buổi gặp gỡ, đối thoại với người dân; tôn trọng quyền biểu tình để bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa, tôn trọng tự do truyền thông v.v... Chỉ với những hành động cụ thể này, người ta mới thấy là đảng CSVN thực sự mong muốn có những thay đổi tốt đẹp cho đất nước, và tiếp tay hợp tác để đẩy mạnh tiến trình đối thoại và dân chủ hóa đất nước.
Miệng nói đối thoại mà tiếp tục bịt miệng quần chúng, bỏ tù các nhà dân chủ ôn hòa, trấn áp nạn nhân Formosa... chỉ khiến cho người dân thấy rõ hơn các thủ đoạn của một chế độ đang trong giai đoạn đường cùng.
Trung Điền
Các trang mạng ở Hải Ngoại đã dựa theo một số nội dung nói trên của báo Pháp Luật để diễn giải rằng đảng CSVN đang có xu hướng muốn đối thoại!
Tuy nhiên, trên các trang mạng của đảng và nhà nước như trang Nhân dân, Tạp chí cộng sản, Cổng thông tin chính phủ và kể cả Thông tấn xã Việt Nam đều không nhắc gì đến nội dung phát biểu nói trên của ông Thưởng.
Nói cách khác, các trang mạng của đảng và nhà nước đều cắt bỏ đoạn ông Thưởng đề cập đến vấn đề đối thoại như báo Pháp Luật loan tải, mà chỉ nói chung chung về những chỉ thị của ông Thưởng yêu cầu các đảng ủy phải học tập phong cách Hồ Chí Minh để sống gần dân hơn, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra gần đây.
Việc các trang thông tin của đảng và nhà nước không loan tải vấn đề đối thoại mà ông Thưởng phát biểu có thể đến từ hai lý do.
Một là Ban bí thư chưa chính thức chấp nhận đề nghị của Ban tuyên giáo trung ương nên chưa là quan điểm chung của đảng.
Hai là nội dung phát biểu về đối thoại của ông Thưởng đã không phù hợp với Hội nghị trực tuyến học tập về chỉ thị 05 của Bộ chính trị liên quan đến học tập phong cách của ông Hồ, nên đã bị cắt bỏ.
Dù lý do nào đi chăng nữa, qua sự kiện loan tải khác nhau về nội dung phát biểu của ông Thưởng đăng lại trên báo đảng và báo bên ngoài cho thấy có sự nhận thức khác nhau về cái gọi là “đối thoại” dưới chế độ độc tài cộng sản.
Ông Thưởng đã nói rất rõ về chủ trương đối thoại của Ban tuyên giáo là giữa những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng và nhà nước CSVN, chứ không phải là cuộc đối thoại giữa một tổ chức, một tập thể có quan điểm khác với CSVN.
Ông Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hôm 18-5-2017. Ảnh: Ngày Mới Online
Trong khi đó một số người vì vô tình hay cố ý, diễn giải phát biểu của ông Võ Văn Thưởng là một chủ trương nhằm mở ra một kênh đối thoại giữa đảng CSVN với lực lượng đối lập chống lại chính sách của đảng và nhà nước CSVN.
Thật sự nội dung đối thoại theo chủ trương của ông Võ Văn Thưởng đã và đang được đảng và nhà nước CSVN tiến hành kể từ khi họ tung ra Nghị Quyết 36 cách nay 20 năm, nhằm chiêu dụ một số kiều bào hải ngoại. Nay Ban tuyên giáo muốn mở rộng hơn sự đối thoại để tìm cách tranh thủ với một số cá nhân vốn có những bất đồng về các chính sách hiện nay của CSVN trong bối cảnh đảng CSVN gặp quá nhiều khó khăn về tham nhũng, thảm họa Formosa ...
Những loại đối thoại này, CSVN không nhắm vào những đối tượng đang sống và đang đấu tranh ngay tại Việt Nam, mà chỉ nhắm vào những đối tượng ít hiểu biết tình hình thực tế ở trong nước, đang sinh sống tại hải ngoại là chủ yếu.
Đảng CSVN luôn luôn coi những cá nhân, tập thể khác ý kiến, đường lối của đảng là phản động. Khi bị coi là phản động thì chì có hai con đường: Một là đi vào tù dưới những tội vi phạm Điều 88, 79, 256. Hai là hợp tác và phục tùng đảng vô điều kiện.
Với chế độ độc tài độc đảng như vậy làm sao có sự tồn tại của cái gọi là: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận.”
Đây là phát biểu mị dân của ông Thưởng và đảng CSVN, vì nó không bao giờ được chấp nhận trong chế độ độc tài dựa trên bạo lực, đàn áp và khủng bố.
Chế độ CSVN nói riêng và các chế độ độc tài nói chung chỉ chấp nhận “đối thoại” khi họ bị các lực lượng đối lập và quần chúng đẩy vào thế nguy hiểm, như chúng ta đã từng thấy diễn ra ở Ba Lan, Tiệp Khắc vào cuối thập niên 80 và tại Miến Điến vào những năm 2010 và 2014. Khi đó, đối thoại là nhằm giúp đảng độc tài hạ cánh an toàn, tránh sự tan rã toàn diện trước sức bật vũ bão của toàn dân.
Tóm lại, trong tiến trình đấu tranh trực diện, đối thoại không phải là một giải pháp để mang lại sự thay đổi dân chủ cho đất nước, khi thành phần lãnh đạo tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc đảng. Đối thoại nếu có chỉ là một thủ thuật mị dân mà những chế độ độc tài mong qua đó tháo bớt ngòi nổ bất mãn của quần chúng và lực lượng đối lập để tìm cách mua thời gian tồn tại.
Đối thoại như là một giải pháp cho những bế tắc hiện nay của đất nước phải là một chính sách nghiêm túc đến từ ý thức từ bỏ độc tài, độc đảng, và phải được thể hiện qua những hành động cụ thể ngay lập tức như: thả tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam; tôn trọng quyền tự do phát biểu và tổ chức những buổi gặp gỡ, đối thoại với người dân; tôn trọng quyền biểu tình để bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa, tôn trọng tự do truyền thông v.v... Chỉ với những hành động cụ thể này, người ta mới thấy là đảng CSVN thực sự mong muốn có những thay đổi tốt đẹp cho đất nước, và tiếp tay hợp tác để đẩy mạnh tiến trình đối thoại và dân chủ hóa đất nước.
Miệng nói đối thoại mà tiếp tục bịt miệng quần chúng, bỏ tù các nhà dân chủ ôn hòa, trấn áp nạn nhân Formosa... chỉ khiến cho người dân thấy rõ hơn các thủ đoạn của một chế độ đang trong giai đoạn đường cùng.
Trung Điền
(Blog Thông Tin Từ Đức Quốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét