Khánh kiệt vì quá nhiều dự án thua lỗ
Vì sao nền kinh tế đất nước vẫn không có những bước đột phá để bắt kịp các nền kinh tế trong khu vực? Trả lời câu hỏi này có nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nói đến nguyên do là có nhiều dự án của Nhà nước đầu tư rất lớn nhưng không phát huy hiệu quả, thậm chí thua lỗ trầm trọng.
Lãng phí rất cụ thể, hơn 1.000 tỉ đồng cho 14,7km. Chưa kể nhiều loại phương tiện khác bị BRT giành không gian kể cả khi không có chiếc xe buýt nhanh nào lăn bánh trên tuyến dành riêng đó. Nay thì buýt nhanh cũng như buýt chậm, chênh nhau vài ba phút chẳng ích gì, cho nên cứ thế mà trở lại vòng quay cũ.
Một số nước triển khai BRT thành công, nhưng áp dụng vào Việt Nam còn tùy thuộc vào thực tế của đô thị trong nước. TPHCM nên lấy BRT Hà Nội làm bài học cảnh báo. Không phải cái gì nước ngoài làm tốt thì áp dụng thành công.
Nhìn lại chuyện làm ăn, Bộ Công Thương liệt kê 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ là Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và Nhà máy đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, đạm DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy gang thép Lào Cai. Cứ đưa vào hoạt động là thua lỗ con số nghìn tỉ đồng, quá sốt ruột vì tiền cứ thế mà bốc hơi như mây như khói.
Nhìn sang dự án Bô xít Tây Nguyên, sau 3 năm chạy máy, lỗ 3.700 tỉ đồng, trong đó khoản lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm gần 70%, khoảng 2.520 tỉ đồng. Câu hỏi đặt ra là nếu lỗ như vậy thì tại sao cứ tiếp tục làm. Tài nguyên có sẵn trong lòng đất, đào lên bán, nhưng vẫn cứ lỗ. Có những chuyện thật vô lý nhưng đang tồn tại như thách thức dân chúng, biết lỗ cả nghìn tỉ đồng mỗi năm nhưng không ngừng dự án để cắt lỗ.
Dự án nào cũng mất hàng nghìn tỉ đồng nhưng không hiệu quả, đất nước không khánh kiệt sao được.
Hiệu quả của xe buýt nhanh (BRT) ở Hà Nội
chưa được như kỳ vọng. Ảnh: Lao Động
Đơn cử như xe buýt nhanh (BRT) ra lò với triển vọng thay đổi bộ mặt giao thông Hà Nội, nhưng càng ngày càng thấy bất hợp lý. Quỹ mặt bằng giao thông quá nhỏ hẹp lại chi một khoản không nhỏ cho BRT, cuối cùng chỉ chở được một lượng khách ít ỏi, không phát huy được tính năng. Chi tiền nhiều, giao thông vẫn không thay đổi, thậm chí tệ hơn.Lãng phí rất cụ thể, hơn 1.000 tỉ đồng cho 14,7km. Chưa kể nhiều loại phương tiện khác bị BRT giành không gian kể cả khi không có chiếc xe buýt nhanh nào lăn bánh trên tuyến dành riêng đó. Nay thì buýt nhanh cũng như buýt chậm, chênh nhau vài ba phút chẳng ích gì, cho nên cứ thế mà trở lại vòng quay cũ.
Một số nước triển khai BRT thành công, nhưng áp dụng vào Việt Nam còn tùy thuộc vào thực tế của đô thị trong nước. TPHCM nên lấy BRT Hà Nội làm bài học cảnh báo. Không phải cái gì nước ngoài làm tốt thì áp dụng thành công.
Nhìn lại chuyện làm ăn, Bộ Công Thương liệt kê 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ là Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và Nhà máy đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, đạm DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy gang thép Lào Cai. Cứ đưa vào hoạt động là thua lỗ con số nghìn tỉ đồng, quá sốt ruột vì tiền cứ thế mà bốc hơi như mây như khói.
Nhìn sang dự án Bô xít Tây Nguyên, sau 3 năm chạy máy, lỗ 3.700 tỉ đồng, trong đó khoản lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm gần 70%, khoảng 2.520 tỉ đồng. Câu hỏi đặt ra là nếu lỗ như vậy thì tại sao cứ tiếp tục làm. Tài nguyên có sẵn trong lòng đất, đào lên bán, nhưng vẫn cứ lỗ. Có những chuyện thật vô lý nhưng đang tồn tại như thách thức dân chúng, biết lỗ cả nghìn tỉ đồng mỗi năm nhưng không ngừng dự án để cắt lỗ.
Dự án nào cũng mất hàng nghìn tỉ đồng nhưng không hiệu quả, đất nước không khánh kiệt sao được.
http://m.laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/khanh-kiet-vi-qua-nhieu-du-an-thua-lo-661057.bld#ref-http://m.facebook.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét