Đánh ghen ở Sài Gòn xưa
Trang Nguyên - Tôi nhớ đến tờ hôn thú của ba má tôi. Trong giấy hôn thú hồi xưa đều có ghi vợ chánh hay vợ thứ. Hồi đó ở xóm tôi, thỉnh thoảng xảy ra những vụ đánh ghen, con nít người lớn bu quanh như đến xem gánh Sơn Đông mãi võ. Con gái bà Năm Trầu nhà cuối xóm người cao ráo, nhan sắc mặn mà làm gái bán bar ở Sài Gòn một thời gian ngắn, đi đâu đều có ông sĩ quan chở xe Jeep về nhà, lại có lúc ngồi ôm eo ếch một ông ăn vận áo quần dân sự bảnh bao trên chiếc Vespa. Một hôm, không biết từ đâu xuất hiện một bà sồn sồn cùng vài ba tay đàn em thuê mướn, đến nhà chửi bới om sòm, đòi thanh toán tình địch bằng axít. Cửa nhà bà Năm đóng chặt. Đám người la ó, đập cửa rầm rầm trút cơn thịnh nộ một hồi rồi rút.Kết quả, trung tá công binh Trần Ngọc Thức bị tước quân tịch về quê đuổi vịt, còn bà Lâm Thị Nguyệt biệt danh Năm Rađô (do có cửa tiệm bán đồng hồ hột xoàn trên đường Trần Hưng Ðạo) cùng đồng phạm vào nhà giam ngồi gỡ lịch 20 năm.
Tôi nhớ đến tờ hôn thú của ba má tôi. Trong giấy hôn thú hồi xưa đều có ghi vợ chánh hay vợ thứ.
Vũ trường Tự Do trên đường Tự Do nơi có nhiều vũ trường sang trọng ở Sài Gòn – Ảnh: Tư liệu
Hồi nhỏ tôi không quan tâm và không hiểu nhiều về vấn đề hôn nhân thời xưa. Mãi sau này khi đi dạy học thường hay tán dóc với ông bạn đồng nghiệp chung trường về chuyện hôn nhân, tôi hay nói đùa với ông rằng vợ chánh hay vợ thứ đều là vợ cả. Tôi hỏi: “Thầy làm sao mà hay vậy, người ta có thêm một bà nhỏ là hết sức lắm rồi mà thầy lấy đâu ra đến những ba bà?”. Ông thầy vui miệng bảo: “Cái kiếp đa thê nó vậy”. Tôi vặn lại: “Vậy thì ai là chánh, ai là thứ, phải có tôn ti như ngày xưa mấy ông quan đều có thê thiếp đề huề. Thê là vợ, thiếp là hầu làm sao lại có ba bà ngang hàng với nhau. Từ thời phong kiến nhà Nguyễn, luật gia đình đã có quy định rõ ràng. Có nghĩa là đàn ông chỉ có một vợ chánh, vợ thứ phải do bà vợ cả đồng ý đi dạm hỏi, còn thiếp thì chỉ là người hầu tiếp ông chồng không thể xếp ngang hàng với vợ. Ông chồng nào vi phạm tùy trường hợp theo khung hình phạt bị lính lệ đánh bao nhiêu trượng”.
Cái hay của ông thầy là không có bà nào là thiếp, xem ra vai vế đều là vợ cả (không biết có hôn thú không), cả ba bà đều dành cho ông thời gian “chia ca” trong tuần để về nhà mỗi bà cho vui nhà vui cửa cùng con cái. Ngay cả nhà thơ Hồ Xuân Hương ngày xưa còn ta thán: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung / Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng…”, vậy mà mấy bà vợ của thầy còn chia ca cho vui là làm sao. Tôi hỏi tiếp: “Một tuần có 7 ngày, mỗi bà hai ngày, còn ngày Chủ Nhật dành cho ai?”. Ông thầy đáp lẹ: “Cho mình chứ cho ai, đi nhậu với bạn bè”. “Nhưng cũng phải về nhà ngủ nghỉ chớ”, tôi tra vấn tiếp.
Ông thầy đành kể chuyện vui: “Một anh nông dân có hai vợ. Nhìn bề ngoài người ta thấy gia đình anh có vẻ hoà thuận. Nhưng chuyện chồng chung chẳng có bà vợ nào dễ chịu. Anh vẫn nể bà vợ cả, ấy vậy anh vẫn nghiêng tình cảm yêu thương dành cho bà vợ thứ do còn nét trẻ trung. Một hôm, rảnh rỗi chuyện đồng áng, ba vợ chồng nói chuyện chơi. Anh chồng đưa ra một câu đối: “Vợ cả vợ hai, hai vợ đều là vợ cả” (người Bắc gọi vợ chánh là vợ cả, vợ thứ là vợ hai), ai đối được thì tối nay, anh sẽ “vô buồng” người ấy. Hai bà đồng ý nhưng bà vợ cả nhường cho bà hai nói trước. Bà vợ hai liền ứng khẩu: “Con dòng, con giống, giống con mới thiệt là dòng”. Anh chồng vỗ đùi khen hay. Chưa dứt lời, bà cả nổi máu Hoạn thư, xỉa xói: “Tui chưa đồng ý, thì ông đừng hòng bước qua cửa buồng dì ấy, đừng có mà ỡm ờ “cả hai vợ đều là vợ cả”.
Hồi nhỏ tôi không quan tâm và không hiểu nhiều về vấn đề hôn nhân thời xưa. Mãi sau này khi đi dạy học thường hay tán dóc với ông bạn đồng nghiệp chung trường về chuyện hôn nhân, tôi hay nói đùa với ông rằng vợ chánh hay vợ thứ đều là vợ cả. Tôi hỏi: “Thầy làm sao mà hay vậy, người ta có thêm một bà nhỏ là hết sức lắm rồi mà thầy lấy đâu ra đến những ba bà?”. Ông thầy vui miệng bảo: “Cái kiếp đa thê nó vậy”. Tôi vặn lại: “Vậy thì ai là chánh, ai là thứ, phải có tôn ti như ngày xưa mấy ông quan đều có thê thiếp đề huề. Thê là vợ, thiếp là hầu làm sao lại có ba bà ngang hàng với nhau. Từ thời phong kiến nhà Nguyễn, luật gia đình đã có quy định rõ ràng. Có nghĩa là đàn ông chỉ có một vợ chánh, vợ thứ phải do bà vợ cả đồng ý đi dạm hỏi, còn thiếp thì chỉ là người hầu tiếp ông chồng không thể xếp ngang hàng với vợ. Ông chồng nào vi phạm tùy trường hợp theo khung hình phạt bị lính lệ đánh bao nhiêu trượng”.
Cái hay của ông thầy là không có bà nào là thiếp, xem ra vai vế đều là vợ cả (không biết có hôn thú không), cả ba bà đều dành cho ông thời gian “chia ca” trong tuần để về nhà mỗi bà cho vui nhà vui cửa cùng con cái. Ngay cả nhà thơ Hồ Xuân Hương ngày xưa còn ta thán: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung / Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng…”, vậy mà mấy bà vợ của thầy còn chia ca cho vui là làm sao. Tôi hỏi tiếp: “Một tuần có 7 ngày, mỗi bà hai ngày, còn ngày Chủ Nhật dành cho ai?”. Ông thầy đáp lẹ: “Cho mình chứ cho ai, đi nhậu với bạn bè”. “Nhưng cũng phải về nhà ngủ nghỉ chớ”, tôi tra vấn tiếp.
Ông thầy đành kể chuyện vui: “Một anh nông dân có hai vợ. Nhìn bề ngoài người ta thấy gia đình anh có vẻ hoà thuận. Nhưng chuyện chồng chung chẳng có bà vợ nào dễ chịu. Anh vẫn nể bà vợ cả, ấy vậy anh vẫn nghiêng tình cảm yêu thương dành cho bà vợ thứ do còn nét trẻ trung. Một hôm, rảnh rỗi chuyện đồng áng, ba vợ chồng nói chuyện chơi. Anh chồng đưa ra một câu đối: “Vợ cả vợ hai, hai vợ đều là vợ cả” (người Bắc gọi vợ chánh là vợ cả, vợ thứ là vợ hai), ai đối được thì tối nay, anh sẽ “vô buồng” người ấy. Hai bà đồng ý nhưng bà vợ cả nhường cho bà hai nói trước. Bà vợ hai liền ứng khẩu: “Con dòng, con giống, giống con mới thiệt là dòng”. Anh chồng vỗ đùi khen hay. Chưa dứt lời, bà cả nổi máu Hoạn thư, xỉa xói: “Tui chưa đồng ý, thì ông đừng hòng bước qua cửa buồng dì ấy, đừng có mà ỡm ờ “cả hai vợ đều là vợ cả”.
Nghề vũ nữ ở vũ trường Sài Gòn ngày trước – Ảnh: Tư liệu
Ông thầy kể chuyện cho vui lúc đó thôi, sau đó ông rầu rầu nói tiếp: “May mà mấy bà vợ của tôi sanh toàn con gái. Ghen thì vẫn ghen, chì chiết tối ngày nhưng không đến nỗi đánh lộn nhau, có lúc tôi phải ngủ nhờ vài ngày ở nhà mấy thầy đồng nghiệp thông cảm cho hoàn cảnh bị mấy bà cấm cửa tạm thời. Ông nhận xét, đánh ghen kiểu thanh toán tình địch bằng những thủ đoạn hủy hoại thân thể như chuyện vũ nữ Cẩm Nhung ngày trước thì ghê quá, mất nhân tính quá. Mà Sài Gòn đâu phải có vụ tạt axít chấn động dư luận đó đâu. Ðâu hồi cuối năm 1953, ở Khánh Hội xảy ra vụ đánh ghen lại không phải đánh ghen tình địch mà là đánh ghen chính ông chồng của mình.
Ðó là chuyện vụ án cô Quờn báo chí đăng tải nhiều kỳ hấp dẫn độc giả theo dõi không chỉ ở Sài Gòn mà tuốt tận Nam kỳ lục tỉnh đều biết. Hai vợ chồng cô Quờn là dân thương hồ trôi dạt từ lục tỉnh về Sài Gòn kiếm sống. Sau một thời gian vất vả chịu khó làm ăn, cô Quờn sắm được căn nhà nhỏ. Do bệnh hoạn nhan sắc tàn phai, ông chồng bắt đầu tỏ thái độ phụ bạc và có người vợ khác. Ðã vậy, ông chồng bạc bẽo lại bắt cô chấp nhận cho người vợ thứ về ở chung nhà. Cô Quờn không chịu lại bị ăn đòn chồng đánh. Quá uất ức, đợi chồng ngủ say, cô Quờn tưới dầu hôi đốt chồng.
Tuy cô Quờn vì ghen mà giết chồng nhưng báo chí và dư luận thời đó đều bênh vực cô rằng do bị người chồng bạc tình dồn cô vào đường cùng nên mới “tức nước vỡ bờ” ra tay trừng trị kẻ tham đó bỏ đăng. Toà án xét xử cô Quờn ở tù 5 năm. Thụ án được 2 năm thì TT. Ngô Ðình Diệm ký lệnh ân xá. Nhân câu chuyện ghen một cách thương tâm này, nghệ sĩ Trần Văn Trạch hứng chí viết bài nhạc vui “Ðốt hay không đốt thì… cắt phứt đi cho rồi. Ta ta ta tà tá ta…”. Ý ông nhạc sĩ là cho mấy ông chồng có thói trăng hoa, mèo mả gà đồng thành thái giám chứ đừng có đốt chết người mang tội sát nhân.
Con tem kỷ niệm đệ nhất chu niên 21/1/1961 ngày ban hành Luật gia đình thời TT. Ngô Đình Diệm do họa sĩ Nguyễn Thái Bá vẽ – Ảnh: Tư liệu
Trở lại chuyện cô Cẩm Nhung một thời nhan sắc nổi tiếng với biệt danh “nữ hoàng vũ trường” khiến đàn ông ăn chơi chết mê chết mệt, trong đó không ít văn nghệ sĩ tên tuổi từng yêu mến cô vũ nữ hồng nhan bạc phận. Có lẽ, Cẩm Nhung đã quá si tình trước vẻ hào hoa của trung tá Thức đành chấp nhận làm vợ mọn của ông. Và cái kết tàn độc của bà vợ Hoạn thư Năm Rađô mướn người tàn phá khuôn mặt xinh đẹp của cô vũ nữ quyến rũ chồng mình. Những năm tháng sau đó Cẩm Nhung đeo trên ngực tấm ảnh chụp chung với trung tá Thức lang thang khắp đường phố Sài Gòn ăn xin. “Bài ca cho người kỹ nữ” của Nhật Ngân và Duy Trung ra đời từ đó: “Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người / Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi / Loài người vô tình giẫm nát thân em / Loài người vô tình giết chết đời em…”.
Tôi nhớ năm 1968, không biết từ đâu một người phụ nữ ăn xin với gương mặt nhăn nhúm lạc vào xóm tôi. Tôi còn đọc được tấm bảng giấy treo trên ngực “vũ nữ Cẩm Nhung”. Những tiếng xì xào đây đó: Có phải Cẩm Nhung không, thiệt hay là giả. Nhưng thôi, người ăn xin sà xuống quán bún riêu kêu một tô ăn xong rồi móc túi trả tiền. Bà bán bún lẫy tay: Xin chị cất lại, giúp nhau lúc sa cơ.
Mười năm sau, theo báo chí Sài Gòn, Cẩm Nhung lang bạt về khu vực Bắc Mỹ Thuận xin ăn, rồi cuối cùng chết ở Hà Tiên năm 2013, chấm dứt hàng chục năm đày đọa làm kiếp người kỹ nữ bị đánh ghen ở Sài Gòn.
http://baotreonline.com/danh-ghen-o-sai-gon-xua/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét