Quan chức thời thổ tả (1)
Những ngập ngừng, ấp a, ấp úng của nhà cầm quyền VN trước tội ác của Formosa trong những ngày qua khiến ta phải đặt câu hỏi liệu cuộc khủng bố chất độc Vũng Áng Formosa Hà tĩnh phải chăng là một cuộc khủng bố chất độc không có tên gọi, và liệu kẻ tòng phạm của Formosa có bị vạch mặt chỉ tên. Những câu hỏi thuộc loại này đúng ra là câu hỏi của những vị dân biểu quốc hội, nếu đại biểu quốc hội là người nói tiếng nói của dân.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dự lễ cắt băng khánh
thành một tổ máy đốt than của nhà máy nhiệt điện Formosa
Nếu đã dịch quốc hội từ tiếng Việt sang các thứ tiếng khác, ví dụ như tiếng Anh, là parliament thì phải biết rằng từ nguyên của parliament, parlare trong tiếng La tinh có nghĩa là nói, nói chứ không phải là ngủ gật. Bằng không xin đừng chuyển sang các thứ tiếng khác, hảy để nguyên Quốc hội bằng tiếng Việt để thiên hạ khỏi hiểu lầm.Một sự thật phũ phàng là những câu hỏi như thế không bao giờ có câu trả lời. Nếu người đọc theo dõi diễn biến quá trình từ lúc Formosa móc nối quan chức VN để xây dựng nhà máy đến khi xả chất độc xuống biển thông qua các văn bản, chỉ thị của nhà cầm quyền VN thì sẽ thấy không có cá nhân, cơ quan nào chịu trách nhiệm. Tất cả văn bản đều bắt đầu bằng các cụm từ an toàn cho kẻ chỉ thị và kẻ thực hiện: căn cứ … nay đề nghị … nghiên cứu thực hiện…
Hãy tưởng tượng lời đối đáp như sau trong một cuộc đối chất: ‘vâng, tôi có căn cứ theo đề xuất của tỉnh X và có đề nghị văn phòng M làm việc Y chứ tôi có quyết định gì đâu. Còn văn phòng M của tỉnh X thì vâng, tôi có cho sở V nghiên cứu việc Z để thực hiện việc Q. Nhưng do hạn chế của chuyên viên U, và hạn chế về điều kiện nghiên cứu P nên…’. Ví dụ cụ thể trong trường hợp văn bản về qui định bảo vệ môi trường thì nếu có người chịu trách nhiệm thì người đó chỉ có thể là nhân viên copy and paste và dịch thuật không chính xác.
Để minh họa, xin đọc bài phỏng vấn một quan chức đầu ngành công nghiệp thép, kỹ sư Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội khoa học, kỹ thuật đúc, luyện kim Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, một trong số 51 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu từng được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tôn vinh vì các đóng góp cho các lĩnh vực khoa học, công nghệ và công nghiệp (theo BBC). Hảy đọc trích đoạn sau.
Kỹ sư Phạm Chí Cường: Thực ra quá trình phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật để cho phép Formosa xây dựng, đặc biệt là đánh giá tác động môi trường để cho phép luận chứng đó được thực thi, tôi không biết quá trình đã xảy ra như thế nào, họ đã thuê công ty tư vấn nào? Bây giờ chắc là các cơ quan quản lý phải xem xét và phải thu thập lại để xem là những người đánh giá tác động môi trường ấy, là những chuyên gia ở những cơ quan nào, trình độ của họ ra sao, họ có cái gì khuyết điểm trong việc đã cho phép người ta làm trái luật Việt Nam. Bây giờ, chúng tôi mới biết là có chuyện như vậy và bây giờ các cơ quan quản lý Việt Nam đang làm, trong đó có cả những cơ quan về môi trường, cơ quan về an ninh đang làm việc ấy .
Vụ khủng bố chất độc Vũng Áng Formosa Hà tĩnh đối với nhà cầm quyền VN chẳng qua cũng chỉ là một bài học cay đắng. Có chính quyền nào đem sinh mạng của dân, chủ quyền quốc gia để làm thí điểm, để rút ra bài học cay đắng? Không cay đắng đâu, những đồng đô la xanh ngọt ngào.
Vì thế đừng ngạc nhiên trước những hiện tượng không tên gọi, xuất hiện vệt nước đen sẫm trên biển Hà Tĩnh, vì theo số liệu của tác giả Jud Lohnes, tập đoàn mẹ Formosa còn tồn đọng 14 ngàn tấn chất thải độc hạ chứa chất tại Jenwy, Đài loan, mà luật pháp và dân Đài loan không cho phép chôn lấp ở Đài loan.
Thôi thì nhân dân Việt Nam anh dũng kiên cường đã từng vùi dập cho lên bờ xuống ruộng bao nhiêu là đế quốc sài lang hảy “Sống khỏe” nhờ săn chuột đồng mùa hạn mặn. Lang sói diệt sạch rồi thì diệt chuột vậy. Chuột đồng ướp muối rồi đem nướng thì an toàn nhất trong thời buổi thổ tả này, vì đã có Bộ Nông nghiệp khẳng định sản phẩm muối vẫn an toàn. Ai có đủ dư thừa lòng can đảm và ngây thơ đến độ tin vào khẳng định của các quan chức thời thổ tả này thì xin mời tham gia hội săn chuột đồng.
Chưa hết. Họa vô đơn chí. Đại nạn Formosa Hà tĩnh Vũng Áng chưa qua thì một thảm họa khác đang vần vũ trên đầu: Siêu dự án Sông Hồng. Vậy mà có người còn giàu trí tưởng tượng đến độ kiến nghị chính phủ phải xem xét kỹ siêu dự án Sông Hồng. Rồi cũng những văn bản kiểu căn cứ … nay đề nghị … nghiên cứu thực hiện… chạy lòng vòng từ phòng lạnh này sang phòng lạnh khác, cho đến lúc vỡ lở thì lại một bài học cay đắng khác. Để rồi những bản án tử lại cột vào đầu dân, còn những đồng đô la xanh lại phấp phới trong túi ai, hay nằm yên đâu đó ở một xứ sở yên bình vắng bóng thiên đường ô nhiễm, chờ đến một ngày đẹp trời khi chủ nhân hạ cánh an toàn.
Thay lời kết, xin trích dẫn lời của triết gia và nhà vật lý học người Đức, Carl Friedrich von Weizsäcker, (1912-2007): Demokratie heißt Entscheidung durch die Betroffenen. Với kiến văn hạn hẹp, tôi xin hiểu như thế này: Dân chủ, đó là làm thế nào để quyền quyết định thuộc về người chịu ảnh hưởng bởi quyết định đó.
Dân chủ, Dân chủ, và Dân chủ. Chiếc chìa khóa mở cánh cửa vào tương lai và phương thuốc giải quyết vấn nạn trước mắt.
Nguyễn Hoàng Phố
(Ba sàm)
Để minh họa, xin đọc bài phỏng vấn một quan chức đầu ngành công nghiệp thép, kỹ sư Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội khoa học, kỹ thuật đúc, luyện kim Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, một trong số 51 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu từng được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tôn vinh vì các đóng góp cho các lĩnh vực khoa học, công nghệ và công nghiệp (theo BBC). Hảy đọc trích đoạn sau.
Kỹ sư Phạm Chí Cường: Thực ra quá trình phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật để cho phép Formosa xây dựng, đặc biệt là đánh giá tác động môi trường để cho phép luận chứng đó được thực thi, tôi không biết quá trình đã xảy ra như thế nào, họ đã thuê công ty tư vấn nào? Bây giờ chắc là các cơ quan quản lý phải xem xét và phải thu thập lại để xem là những người đánh giá tác động môi trường ấy, là những chuyên gia ở những cơ quan nào, trình độ của họ ra sao, họ có cái gì khuyết điểm trong việc đã cho phép người ta làm trái luật Việt Nam. Bây giờ, chúng tôi mới biết là có chuyện như vậy và bây giờ các cơ quan quản lý Việt Nam đang làm, trong đó có cả những cơ quan về môi trường, cơ quan về an ninh đang làm việc ấy .
Vụ khủng bố chất độc Vũng Áng Formosa Hà tĩnh đối với nhà cầm quyền VN chẳng qua cũng chỉ là một bài học cay đắng. Có chính quyền nào đem sinh mạng của dân, chủ quyền quốc gia để làm thí điểm, để rút ra bài học cay đắng? Không cay đắng đâu, những đồng đô la xanh ngọt ngào.
Vì thế đừng ngạc nhiên trước những hiện tượng không tên gọi, xuất hiện vệt nước đen sẫm trên biển Hà Tĩnh, vì theo số liệu của tác giả Jud Lohnes, tập đoàn mẹ Formosa còn tồn đọng 14 ngàn tấn chất thải độc hạ chứa chất tại Jenwy, Đài loan, mà luật pháp và dân Đài loan không cho phép chôn lấp ở Đài loan.
Thôi thì nhân dân Việt Nam anh dũng kiên cường đã từng vùi dập cho lên bờ xuống ruộng bao nhiêu là đế quốc sài lang hảy “Sống khỏe” nhờ săn chuột đồng mùa hạn mặn. Lang sói diệt sạch rồi thì diệt chuột vậy. Chuột đồng ướp muối rồi đem nướng thì an toàn nhất trong thời buổi thổ tả này, vì đã có Bộ Nông nghiệp khẳng định sản phẩm muối vẫn an toàn. Ai có đủ dư thừa lòng can đảm và ngây thơ đến độ tin vào khẳng định của các quan chức thời thổ tả này thì xin mời tham gia hội săn chuột đồng.
Chưa hết. Họa vô đơn chí. Đại nạn Formosa Hà tĩnh Vũng Áng chưa qua thì một thảm họa khác đang vần vũ trên đầu: Siêu dự án Sông Hồng. Vậy mà có người còn giàu trí tưởng tượng đến độ kiến nghị chính phủ phải xem xét kỹ siêu dự án Sông Hồng. Rồi cũng những văn bản kiểu căn cứ … nay đề nghị … nghiên cứu thực hiện… chạy lòng vòng từ phòng lạnh này sang phòng lạnh khác, cho đến lúc vỡ lở thì lại một bài học cay đắng khác. Để rồi những bản án tử lại cột vào đầu dân, còn những đồng đô la xanh lại phấp phới trong túi ai, hay nằm yên đâu đó ở một xứ sở yên bình vắng bóng thiên đường ô nhiễm, chờ đến một ngày đẹp trời khi chủ nhân hạ cánh an toàn.
Thay lời kết, xin trích dẫn lời của triết gia và nhà vật lý học người Đức, Carl Friedrich von Weizsäcker, (1912-2007): Demokratie heißt Entscheidung durch die Betroffenen. Với kiến văn hạn hẹp, tôi xin hiểu như thế này: Dân chủ, đó là làm thế nào để quyền quyết định thuộc về người chịu ảnh hưởng bởi quyết định đó.
Dân chủ, Dân chủ, và Dân chủ. Chiếc chìa khóa mở cánh cửa vào tương lai và phương thuốc giải quyết vấn nạn trước mắt.
Nguyễn Hoàng Phố
(Ba sàm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét