Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Chúng ta tàn phá Tây Nguyên dẫn tới huỷ diệt ĐBSCL.

Tôi không nhất trí với bài này lắm, nhưng cũng phải thừa nhận vai trò của Trung Quốc là không lớn như báo chí chính thống tuyên truyền. Chỉ có 2 điều tôi luôn nghĩ: 1) Thiên nhiên đã ban cho chúng ta sông Meekong trong suốt 300 năm qua, chúng ta đã được hưởng quá nhiều; giờ là lúc các nước Lào, Campuchia bắt đầu phát triển, thì họ có quyền khai thác, chúng ta không thể ngăn chặn được; ngăn chặn cũng không hợp đạo lý. 2) Luật nhân quả: Chúng ta phá hoại rừng, đất không giữ được nước thì giờ phải chịu thôi.
Không nên phóng đi vai trò ca Trung quc đi vi sông Mekong
FB Nguyen Duc Thanh Ai làm nông nghiệp ở Tây Nguyên đều biết để có nước tưới cho các trang trại cây công nghiệp bạt ngàn trên cao nguyên đã bị phát quang này, thì các giếng khoan ngày càng phải đào sâu hơn xuống lòng đất. Như vậy, chính chúng ta đã làm cạn nước trên mái nhà, và cái ống máng ở dưới hiên là dòng Mekong đã chẳng còn nước mà hứng. Chính là chúng ta đã lựa chọn đổi cà phê, hạt điều lấy gạo. Và thiên nhiên chỉ thực hiện vai trò truyền tải luật nhân-quả mà thôi: chúng ta tàn phá Tây Nguyên, cũng đồng nghĩa chúng ta huỷ diệt DBSCL.
Tôi muốn chia sẻ một chút quan điểm về việc hạn hán ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay. Tôi không phải chuyên gia về sông ngòi. Nên có thể tôi sai hoàn toàn. Và rất mong được chỉ giáo.

Tôi rất lo về việc ngập mặn của ĐBSCL, chắc chắn rồi. Vì đó là "Máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam", như tuyên bố của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại Hội nghị Đà Lạt năm xưa.

Tuy nhiên, đồng thời với việc DBSCL năm nay hạn nặng, ta cũng nghe tin Tây Nguyên và Thái Lan hạn nặng. Lưu ý rằng nước của sông Mekong chủ yếu được lấy từ Tây Nguyên, và có thể cả từ Thái Lan nữa.

Nhà văn Nguyên Ngọc hơn một lần nói với tôi (và rất nhiều người) là Tây Nguyên, mái nhà của Đông Dương, là một cái mái dốc từ phía VN về bên Lào. Vì thế, nước từ đại ngàn Trường Sơn chủ yếu chảy từ Đông sang Tây, dồn về Mekong. Rồi từ Mekong mới chảy ra biển qua DBSCL.

Một lẽ tự nhiên, nước của những con sông dài, vĩ đại như Mekong sẽ được tích tụ trên đường nó đi, chứ không phải chỉ lấy từ đầu nguồn ở dòng Lan Thương bên Trung Quốc. Và như một số nguồn của người hiểu biết đã công bố trên mạng gần đây, lượng nước đóng gópk từ lãnh thổ TQ chỉ đâu đó hơn 10% lượng nước của Mekong mà thôi. Như thế, nếu TQ có giữ lại một nửa lượng nước ở bên họ, thì cũng chỉ làm giảm 5% lượng nước ở hạ nguồn. Ngược lại, nếu họ xả thêm một phần như thế, cũng chỉ tăng thêm một lượng tương ứng mà thôi.

Nói điều này để dẫn tới mấy hàm ý:

1. Hạn hán năm nay ở DBSCL có thể do ảnh hưởng chu kỳ của khí hậu trong khu vực, hoặc cụ thể là do hạn hán ở Tây Nguyên và Thái Lan. Còn nguyên nhân vì sao Thái Lan và Tây Nguyên khô hạn, là một câu chuyện khác. Có vẻ không nhất thiết liên quan đến ba đập thuỷ điện trên sông Lan Thương ở TQ.

2. Như thế, TQ có nói là xả nước để cứu DBSCL cho VN, thì họ không có công to đến thế. Cũng như họ cũng đã ko có tội to lắm trong việc điều tiết nước ở thượng nguồn. Và vì thế, không cần phải phóng đại vai trò của TQ như một tên tội phạm hay một vị ân nhân đối với VN. Cả hai quan niệm dường như đều là cảm tính.

3. Liên quan đến lượng nước từ Tây Nguyên đóng góp cho Mekong giảm dần. Đây mới là câu chuyện đáng kể. Ai làm nông nghiệp ở Tây Nguyên đều biết để có nước tưới cho các trang trại cây công nghiệp bạt ngàn trên cao nguyên đã bị phát quang này, thì các giếng khoan ngày càng phải đào sâu hơn xuống lòng đất. Như vậy, chính chúng ta đã làm cạn nước trên mái nhà, và cái ống máng ở dưới hiên là dòng Mekong đã chẳng còn nước mà hứng. 

à khi lưu lượng nước ít dần, áp lực dòng chảy ra biển ở các cửa sông của Cửu Long sẽ yếu dần, và biển sẽ tràn vào như một quy luật vật lý tự nhiên. Ngập mặn và xâm thực diễn ra. Triều cường diễn ra. Chính là chúng ta đã lựa chọn đổi cà phê, hạt điều lấy gạo. Và thiên nhiên chỉ thực hiện vai trò truyền tải luật nhân-quả mà thôi: chúng ta tàn phá Tây Nguyên, cũng đồng nghĩa chúng ta huỷ diệt DBSCL.

Tóm lại, đừng vội vã đổ lỗi cho Trung Quốc, cũng đừng vội vã xun xoe với Trung Quốc. Câu chuyện cay đắng ngày xưa còn vang vọng: giặc ngồi sau lưng nhà vua đó. Nhưng thực ra cũng chẳng có giặc nào ngồi sau lưng. Đừng chém con gái khi lỗi diệt vong chính ở mình.

Nguyên Phạm Bài rất hay, cám ơn anh Thành.
Thanh Tran-Trong Rất tiếc là không có nghiên cứu khoa học nào thật sâu về vđ này.
J’aimeRépondre36 h
Nguyễn Trung Hiếu 1 góc nhìn hay.
J’aimeRépondre16 h
Đình Lâm Cảm ơn anh đã giúp a hiểu rõ, thức khuay đêm nay khoogn uổng émoticône smile
Nguyen Trung Kien Có cái infographic này hay, không biết bác lưu chưa? émoticône colonthree
J’aimeRépondre86 h
Kien Nham Quoc Tình cờ một người bạn của em share nên biết, bài anh hay lắm ạ ^^
Anh Minh Dinh > Cái gì cũng đổ cho Trung Quốc.

> Đó là thái độ của kẻ thất bại !!!
J’aimeRépondre86 h
Quang Ha Nguyen Từ lúc đọc mấy bài báo kiểu " la làng ", đổ tại là tôi thấy đúng kiểu " tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh " của quan chức Việt Nam! . Lào không kêu, Cam không kêu, Thái không la, mỗi quan An Nam là đổ thừa cho Trung Quốc để trốn tội ! Lại còn một đám có lẽ tuyên giáo, lại vồn vã " cảm ơn " chủ mở đập cứu hạn.
J’aimeRépondre26 hModifié
Hac Son Phan Bài råt hay !
J’aimeRépondre16 h
Trinh Duc Nam Quá hay
Lê Thanh Danh Em xin phép chia sẻ bài này ạ émoticône smile
M Va Toi Xem Mekong ky su tren YouTube se thay song Mekong co rat nhieu phu luu o Viet Nam trai dai tu Bac toi Nam. Day la bo phim tai lieu rat đáng de xem.
J’aimeRépondre15 h
Dung Nguyen tuyet.
Dan Tran Theo báo cáo của hiệp hội sông Mekong thì phần đóng góp lưu vực của TQ là 20% và đóng góp vào dòng chảy là 16%. Đây là 2 con số cực kỳ quan trọng cần xác minh làm rõ.
Vì nếu thông tin này là đúng, kể cả việc đóng cửa biên giới con sông này với TQ, nghĩa là chặn tuyệt đối không nhận nước từ thượng nguồn chảy về, cũng chỉ gây giảm lượng nước chảy về VN tối đa 20%. 

Vì lưu lượng nước không chỉ được tích lũy từ một điểm duy nhất ở đầu nguồn, mà đó là toàn bộ hệ thống mạch nước ngầm cung cấp nước cho dòng sông dọc theo chiều dài của nó.

Còn thông tin về việc xả nước từ đập Cảnh Hồng cũng rất mâu thuẫn. Nếu làm đúng như yêu cầu của phía VN là xả 2300 m3/giây thì toàn bộ dung lượng của hồ chứa 249 triệu m3 nước sẽ bị xả hết trong 1 ngày và 6 giờ. Cho nên việc xả nước của đập này chỉ có ý nghĩa chính trị.
J’aimeRépondre125 h
Dan Tran Lấy diện tích chỉ riêng biển Hồ ở CPC, trong mùa mưa, là 16000 km2, thì toàn bộ lượng nước của đập Cảnh Hồng chỉ có thể làm dâng lên tối đa 1,5cm mực nước của riêng biển Hồ này. Tức là ở cao trình 9m tăng lên 9,015m.

Còn nếu trong mùa khô, biển Hồ có diện tích 2700 km2, thì có thể làm dâng lên 9cm, tức là ở cao trình 1m tăng lên 1,09m.
J’aimeRépondre35 h
Nguyen Nam Lưu lượng nc vài vài chục tỷ trăm tỉ chứ
Tran Mai Lai
Votre réponse...
Đinh Hồng Hà Có lý
Le Xuan Dung Hay quá!
Tuan Duong bác có số liệu gì để chứng minh ko
Anh Vu FuturesMarket Họa vô đơn chí. Vừa do El Nino lại vừa do thằng Tàu....
Ho Tonthat Năm 1976 ở Buôn hồ, Daklak người Bana đào giếng sâu 10-15 m là có nước và rừng thì bạt ngàn. Chừ thì sao, chạy xe từ Gia lai lên BMT không chộ một cảnh rừng tự nhiên trong tầm mắt mà chỉ bạt ngàn Cà phê, tiêu, giếng thì mạnh ai nấy khoan mà khoan đến 5...Voir plus
J’aimeRépondre73 h
Pham Quang Tu HAI ĐÚNG và MỘT CHƯA Nguyen Duc Thanh a

Gửa Thành map thông tin cơ bản về dòng chảy và lưu vực sông Mê Kông như dưới đây. Qua đó có thể thấy những điều Thành nêu có 2 điểm đúng và 1 điểm chưa đúng lắm như sau:

Điểm đúng thứ nhất: Lưu vực thuộc địa phận Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 16% tổng lưu lượng của dòng Mê Kông và với chiều dài hàng ngàn km từ điểm cuối cùng thuộc đất Trung quốc (biên giới với Lào) đến ĐBSCL của Việt Nam thì 16% này coi như không đáng kể vì trên đường đi đã "rơi vãi" hết do thẩm thấu và do sử dụng của các nước ở trên Việt Nam (đặc biệt là Thái Lan có thể bơm nước ở đầu nguồn Mê kông vào cho đồng ruộng của họ và một phần lớn chảy vào biển Hồ của Campuchia).

Điểm đúng thứ hai: Việc phá rừng, trồng ồ ạt cây công nghiêp ở Tây nguyên đã để lại hậu quả nặng nề cho một số vùng gồm: hạ lưu của Campuchia (thuộc lưu vực sông Sre Pok và Se San) và Việt Nam (thuộc lưu vực sông Đồng Nai và Sông Ba) - và đặc biệt là cho chính vùng Tây Nguyên. Do đặc điểm địa lý là "nóc nhà Đông Dương" nên Tây Nguyên chỉ có nước chảy đi mà ko có nước chảy đến - vì thế, nếu ko giữ được thảm thực vật thì Tây Nguyên sẽ cằn cỗi và khô hạn. Thực tế đã cho thấy hiện thách thức lớn nhất của Tây Nguyên là thiếu nước, mực nước ngầm ngày càng tụt xuống một cách báo động.

Điểm chưa đúng (hay chưa đúng lắm): Lưu vực thuộc địa phận Tây Nguyên của Việt nam chỉ đóng góp khoảng 11% tổng lưu lượng của dòng Mê Kông - vì thế, việc cạn kiệt ở trên Tây Nguyên có ảnh hưởng ít nhiều đến dòng Mê Kông và ĐBSCL, song đó không phải là yếu tố tiên quyết.

Theo tôi, ngoại trừ những yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu và Elnino thì có 2 vấn đề nhân tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến nước của ĐBSCL là: (1) các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông - đặc biệt càng những đập thủy điện ở cuối dòng (thuộc địa phận Lào và Campuchia) càng có ảnh hưởng lớn, và (2) Việc sử dụng, điều tiết nước của hồ Tone Le Sap của Campuchia - hiện Campuchia đang để hồ này điều tiết tự nhiên - song trong tương lai nếu Campuchia xây đập / cống ngăn hồ này để giữ nước thì sẽ là mối họa lớn hơn nhiều.
J’aimeRépondre243 h
Pham Quang Tu Map ở đây
J’aimeRépondre153 h
Ngô Đức Thọ Cảm ơn anh. Tôi tìm mãi cái bản đồ lưu vực này mà không có émoticône smile
Tho Nguyen Anh Xin phép share ạ
Tran Mai Lai
Votre réponse...
Phí Hồng Ánh Bài viết bổ ích , xin phép đc share , cám ơn tác giả !
Tri Niên Nguyễn Tuyệt vời !
Hung Manh Nguyen sâu sắc và rất có lý. Cám ơn Thành
Tiễn Khách Quách Một góc nhìn mới , hay quá
Ngô Đức Thọ Anh Thành nói đúng về phần Trung Quốc. Vai trò và vị trí của Trung Quốc không lớn như đa số chúng ta vẫn nghĩ với dòng Mekong. Nhưng, Trung Quốc trực tiếp gây nên hạn hán trên dòng Mekong, tại sao lại vậy?
Trung Quốc là nước đầu tiên chặn dòng Mekong, hoàn toàn hợp lý vì TQ ở thượng nguồn, dưới hạ lưu nước sông rất to, không thể chặn nổi nếu không chặn trên nguồn. Chính vì TQ chặn nguồn nên Lào và Thái Lan bị TQ bóp cái bát lại, thiếu nước! Nhưng dòng sông đi qua Thái và Lào lại hiền hòa hơn, cơ hội để Thái và Lào chặn dòng Mekong lại, cứ như vậy, gần 20 con đập được đắp dọc dòng Mekong từ trên xuống dưới. Hậu quả là, khi Elnino đỉnh điểm gây thiếu mưa, hạn hán, 20 cái hồ này không đủ tích nước vào mùa mưa, dẫn đến mùa khô không có nước xả. VN thì chờ Campuchia xả, Campuchia thì chờThái Lan xả, Thái chờ Lào, Lào chờ TQ. Thế nên, xâm nhập mặn ở Việt Nam cầu cứu TQ là lo xa, mà đáng phải cầu cứu Thái Lan, Campuchia xả kia. Nhưng 2 nước này đang muốn giữ nước lại chứ không muốn xả (ngoài lưu lượng phát điện).
Còn anh nói vai trò của Tây Nguyên như thế thì lớn quá. Úp cho nó cái mũ hơi rộng. Nhìn vào bản đồ, thấy ngay rằng Tây Nguyên không đóng góp cho Mekong dòng chảy nào lớn. Thế thì vai trò của Tây Nguyên đâu có vĩ đại đến thế? Đông Tây Nguyên là vùng núi dốc, xưa nay không có nhiều mưa do hơi nước từ biển vào đã trút sạch ở phía Đông - đất Việt Nam khi gặp dãy Trường Sơn.
Với gần 20 bậc thang trên dòng Mekong, việc trị thủy con sông này của các nước thượng lưu đã xong. Còn Việt Nam? Có 2 phương án, thứ nhất là đắp đê thu hẹp dòng chảy, lưu lượng không đổi nhưng mặt cắt ướt bé lại, lưu tốc lớn lên sẽ đẩy mặn, đẩy phù sa về biển, lấn biển, mở rộng bờ cõi! Phương pháp thứ hai, đắp đập ngăn nước ở cửa sông. Giữ lại vùng nước ngọt rộng lớn cho ĐBSCL.
J’aimeRépondre181 h
Nguyen Hai Cũng có lý.
Quản Trị Mekongrice Theo các chuyên gia phân tích, sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự trong những năm gần đây đã gây tác động đến tình hình khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, không lĩnh vực nào trong sự trỗi dậy của Trung Quốc lại rõ rệt và gây ra nhiều quan ngại như cơn khát năng lượng của nước này, buộc Bắc Kinh phải khai thác triệt để thượng nguồn sông Mekong cho mục đích thủy điện,
Có lẽ không nước nào ở tiểu vùng sông Mekong hứng chịu hậu quả nặng nề như Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, với vựa lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước từ dòng sông này.
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người Việt Nam, đóng góp tới một nửa sản lượng lúa gạo cho đất nước, và là nơi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi sông Mekong không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Trên thực tế, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang phải trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử, khiến nước mặn lấn sâu vào đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến 20 km, làm hàng trăm nghìn ha lúa của người dân bị thiệt hại.
"Việt Nam đang phải đối mặt với mối đe dọa từ hai phía khi Trung Quốc ngày càng có khả năng can thiệp lớn hơn vào dòng chảy của sông Mekong bằng các con đập lớn, đồng thời tăng cường sức ép bằng các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông",./.
Nguyễn Mạnh Linh Cháu đồng ý vs quan điểm của chú.
Trần Đình Trợ Tôi vừa đi thăm hai đập thủy điện lớn của Lào,. Những con đập này chắn các sông nhỏ chảy vào Mê Công, bắt nguồn từ tây dãy Trường Sơn. Các con đập này gần cạn cả. Mực nước của chúng hạ khoảng 10m so bình thường. Toàn bộ mái tây dãy TS bị khai thác gỗ quá mức là nguyên nhân chính,
J’aimeRépondre241 min
Tám Huế Bác nên tìm đọc 1 bài về Mekong trên Basam của 1 chuyên gia người Việt tại Mỹ.
Trong bài có nêu số liệu khá đấy đủ, đặc biệt có số liệu quan trắc so sánh trước và sau khi xây đập thủy điện, 1 điểm ngay tại vị trí Mekong vào Lào và 1 điểm dưới Biển Hồ.

Qua các số liệu đó thì thấy rằng các đập của TQ ít nhiều giúp điều tiết lưu lượng nước trên Mekong, mùa khô thì tăng lưu lượng.
Hong Nguyen Anh Long Nguyen vào tham khảo ạ
Tám Huế Chuyện đẩy mặn, theo suy nghĩ đơn giản của tôi, thì không quan trọng lắm con số mấy cm dâng lên của mặt nước. Quan trọng là tại điểm quan trắc mặn, áp lực nước thượng nguồn cao hơn áp lực nước hạ lưu, tức là áp dương là đủ để đẩy mặn rồi.
J’aimeRépondre132 min
Nguyen Duy Anh Cảm ơn thầy đã viết bài này
Nguyễn Vũ Hiểu như thế là rất tường tận về sông ngòi thủy văn khu vực rồi! Cảm ơn TS đã cho nhiều người hiểu rõ hơn vấn đề này, hiểu đúng sẽ giúp hành xử cho đúng về vấn đề đang xảy ra!
J’aimeRépondre

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét