Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Những cây kem ốc quế tuyệt vời

Những cây kem ốc quế tuyệt vời
Nếu bạn đã chán que kem ốc quế đơn điệu, hãy thử thưởng thức kem tươi mát lạnh theo những cách độc đáo sau.
 
1. Vỏ ốc quế thông thường nhưng được 
sáng tạo với nhân bánh gato chocolate.
 
2. Ốc quế được thay thế bằng bánh 
gato nướng mềm xốp thơm lừng.

Ngẫm về khoan sức dân, chuyện xưa-chuyện nay

Đọc đoạn này thấy hài: "Nếu như chính phủ Hàn Quốc dùng chính sách thu như một số xã ở huyện Can Lộc, thì dân Hàn Quốc không những không có của dự trữ để cho nhà nước vay. Và dù nếu có, họ cũng không cho vay, bởi một khi lòng tin đã cạn thì đừng hòng người dân mở hầu bao". Đấy là ở Hàn Quốc, còn ở xứ lừa, nếu không cho vay thì ông vay Ngân hàng (ví dụ 30 nghìn tỷ), không nữa thì ông in tiền chi tiêu cho lạm phát thật cao vào (vì lạm phát là thứ thuế vô hình nhưng rất hiệu quả đánh vào người dân), cuối cùng chưa đủ thì đến nhà cướp, như ở Hà Tĩnh đó, làm gì được ông ?
Từ 'Gánh nặng quê nghèo' ngẫm về khoan thu sức dân, chuyện xưa - chuyện nay
Chính phủ có chương trình trợ cấp xã hội cho dân vùng này vùng khác gặp khó khăn, hoặc cứu đói cho dân các vùng gặp thiên tai như hạn hán, bão lụt và giảm hoặc miễn thuế nông nghiệp cho dân… Nhiều người lầm tưởng như thế là Chính phủ nuôi dân. Thật ra trên thế giới không có chính phủ nào nuôi nổi dân, dù giầu có như nước Mỹ.
Giọt nước mắt lăn dài trên gò má gầy của bà Lê Thị Hương ở xóm Văn Minh, xã Thường Nga (Can Lộc, Hà Tĩnh) khi kể về gánh nặng từ những khoản thu đối với gia đình nghèo .
Phải hiểu ngược lại, mọi chính phủ, tức chính quyền của các nước đều do dân nuôi cả.
Và tại các nước dân chủ người ta quan niệm, bộ máy công quyền do dân bầu ra và thuê làm các việc cần thiết cho nhân dân và cho đất nước, lương bổng của họ được chi trả bằng tiền dân đóng thuế.

Không thể xài sang khi còn nghèo

Không thể xài sang khi còn nghèo
Hoàng Khang - Và, có lẽ cần có một cơ chế giám sát khác, không thể chấp nhận việc kế hoạch được duyệt xây tượng đài lại có thể bị tùy tiện mở rộng sang những món “hàng hiệu” như quảng trường, bảo tàng tổng hợp, khu nhà điều hành, đón tiếp, hay thậm chí cả khu hành chánh tập trung như giải thích ngày hôm qua của chính quyền tỉnh Sơn La. "Đồng tiền cứu đói" hay đồng tiền hỗ trợ để phát triển kinh tế không thể được sử dụng mà không có kiểm soát, nhất là đối với trường hợp đồng tiền đó được sử dụng theo kiểu "sơn phết lại căn nhà ọp ẹp" ở địa phương.
Nghèo đói vẫn là câu chuyện dài và buồn ở 
nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Ảnh: Huệ Nghi
(TBKTSG Online) – Nhà đấy nghèo, có lẽ là nhất xóm, vì có tên trong danh sách cứu đói của chính quyền địa phương, và vì láng giềng vẫn cứ phải thường xuyên giúp đỡ lúc thì lon gạo, lúc lại rổ khoai, do thu nhập của gia đình này hàng tháng chỉ đủ ăn trong một tuần.

VOV và VOA, khác nhau một chữ thôi mà

VOV và VOA, khác nhau một chữ thôi mà
Cùng 1 kết quả thăm dò, trên hai bản tin trên "VO" và chỉ khác nhau có 1 chữ cuối "V" và "A"- VOV và VOA cho thấy ý nghĩa đã khác nhau một trời một vực!



http://vov.vn/thegioi/ong-putin-duoc-ung-ho-nhieu-nhat-tai-nga-va-viet-nam-420771.vov
http://www.voatiengviet.com/content/nghien-cuu-moi-the-gioi-chi-con-viet-nam-tin-tuong-ong-putin/2905345.html

Thống đốc Bình: “Đi tới cùng tái cơ cấu ngân hàng”

Đọc đoạn "Nay Nhà nước đã có lực để làm điều đó ( mua lại ngân hàng đã phá sản với giá 0 đồng), không cần nhờ đến lực lượng thị trường một khi tư nhân không đủ sức", mình buồn cười quá. Vì nó gắn với câu mở đầu: "không muốn để hệ thống ngân hàng Việt Nam “rơi” vào tay nước ngoài". Thực chất là mọi chuyện sẽ dễ dàng nếu đó là ngân hàng quốc doanh, nên mua 0 đồng Ngân hàng Nhà nước sẽ có lợi rất lớn. Còn nếu cứ để là ngân hàng tư nhân thì làm gì cũng bị một số thế lực ngăn cản, không thể tháo gỡ các khó khăn để phát triển được. Nếu chuyển thành ngân hàng nước ngoài thì họ sẽ đưa luật quốc tế vào và dùng luật sư giỏi tranh cãi bảo vệ lợi ích đến cùng; khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ trắng tay.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Đi tới cùng tái cơ cấu ngân hàng”
Hải Lý - "Chúng ta đang đứng ở giữa hai sức ép. Một mặt muốn có tiền tươi thóc thật nhanh để tái cơ cấu các ngân hàng. Mặt khác không muốn để hệ thống ngân hàng Việt Nam “rơi” vào tay nước ngoài. Chúng ta phải cân đối giữa hai điều đó," Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nói.
(TBKTSG) - Năm 2010-2011 nhiều ngân hàng yếu kém đứng trước nguy cơ suy sụp. Trên cái nền ấy, chúng ta phải giữ lấy cái gì để nó không yếu hơn và từ đó tìm ra cơ sở gây dựng lại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói với phóng viên TBKTSG.

Chưa phối hợp chặt chẽ giữa tài khóa với tiền tệ

Phải nói là mình rất khâm phục anh Ngọc, làm việc bận rộn thế mà vẫn liên tục viết được nhiều bài báo rất hay. Bài này anh Ngọc viết rất đúng bệnh của hai chính sách tài chính và tiền tệ; nhưng mới là bệnh (và giải pháp) riêng lẻ của từng chính sách, chưa phải là căn bệnh (và giải pháp) chung. Điều này thể hiện rất rõ trong bài cũng như trong câu kết luận được tôi đưa lên thành đoạn mở đầu. Căn bệnh chung là để vừa lòng cấp trên, cả 2 bên tài chính ngân hàng đều đua nhau chi tiêu nên hiệu ứng nhân tử đã gây ra những hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế, đặc biệt là hai đỉnh điểm lớn 2007-2008 và 2011-2012. Nếu như không sợ chết khiếp vì hai đỉnh điểm trên, dẫn tới cấp trên suýt bị kỷ luật mất chức, thì năm 2014-2015 đã lại có một cuộc đua mới và năm 2016 đất nước sẽ tan hoang thêm một lần nữa. Chúng ta không có tam quyền phân lập, cũng không có sự độc lập tối thiểu của ngân hàng trung ương; quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, được cấp trên phân công cho các Bộ, ngành cùng nhau làm, cùng nhau chịu (trách nhiệm là của cả tập thể)... Do đó kêu gọi sự kết hợp là không cần thiết vì cùng làm chung rồi. Tôi không tin chủ trương mới là “phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ” có tác dụng "ổn định kinh tế vĩ mô hay nói cách khác là giảm lạm phát, duy trì tính bền vững của nợ công, giảm thâm hụt ngân sách… nhưng vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh", vì tăng trưởng bền vững không phụ thuộc vào các chính sách điều chỉnh ngắn hạn (tài chính và tiền tệ) mà phụ thuộc vào chính sách phát triển trung và dài hạn, tức là chính sách tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh phát triển (như chính sách sở hữu, chính sách thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước, thượng tôn pháp luật...).
Chưa phối hợp chặt chẽ giữa tài khóa với tiền tệ
Để đạt được sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ hiện nay đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm cắt giảm chi tiêu từ ngân sách, đồng thời có một chính sách tiền tệ và tỷ giá linh hoạt hơn từ NHNN nhằm hạ lãi suất.
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu được Chính phủ theo đuổi một cách ráo riết, cho dù có thời điểm nó không được coi là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển. Để theo đuổi mục tiêu này trong bối cảnh các nguồn lực như vốn, kỹ thuật và chất lượng nhân lực còn hạn hẹp thì nguồn lực cho tăng trưởng được dựa chủ yếu vào nguồn vốn đến từ vay nợ và tín dụng ngân hàng.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh tặng tranh cho người... mù

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh tặng tranh cho người mù
Thà rằng tặng lược cho sư
Còn hơn quà cho người mù là tranh
Rượu chè tặng trẻ sơ sinh
Còn hơn hí hửng tặng tranh người mù … 
THƠ VƯƠNG TRỌNG

Một thế hệ ông cha hèn nhát

Một thế hệ ông cha hèn nhát
Sáng sớm, ngồi quán cà phê. Một ông bạn của tôi đã nghỉ hưu khoe, làm đơn xin nghỉ sinh hoạt Đảng 6 tháng, được chấp thuận cả năm. Hớn hở chốc lát, ông lại thở dài: “Nhưng vẫn phải nộp phí ngu”. Đó là Đảng phí, mỗi tháng 25.000 đồng. 
Nhấp thêm ngụm cà phê không đường, ông bị bệnh tiểu đường, ông giải thích: “Người ta tốn tiền mua danh, dù là danh hão thì cũng có cái mà khoe, còn danh hiệu đảng viên bây giờ nói ra mình còn ngượng mồm, vậy mà vẫn phải đóng tiền hàng tháng để giữ nó thì thật là quá ngu”. Tôi khuấy mạnh cho tan hết đường trong ly cà phê của tôi, uống rồi bảo: “Nghỉ sinh hoạt Đảng luôn cho rồi”. Ông tâm sự, tính vậy nhưng vợ con không cho, bảo con còn làm việc ở cơ quan nhà nước nọ kia…

Tàu và Việt Nam: Đóng kịch

Đóng kịch
Nguyễn Văn Tuấn - Thỉnh thoảng tôi tự hỏi chính giới Tàu nghĩ gì về đồng nghiệp họ ở Việt Nam. Dù biết rằng qua báo chí chúng ta có thể hiểu là họ không đánh giá cao, nhưng tôi vẫn muốn biết xem họ nghĩ gì. Tình cờ đọc được một đoạn văn được xem là “tối mật” của Mao Trạch Đông viết về Việt Nam làm tôi suy nghĩ về mối quan hệ Việt – Tàu hết sức thú vị. Tôi nghĩ bất cứ ai đang phấn đấu làm bạn với Tàu cộng có lẽ phải ngượng ngùng khi đọc câu của họ Mao.
Họ Mao nói “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ.Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta.” Đọan văn đó được trích từ văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam, và được công bố 4/10/1979 (1).

Đàn bà “nước lọc”

Đàn bà “nước lọc”
Những người đàn bà như họ bị gọi là “nước lọc”. Họ không xấu nhưng không đẹp, không ăn bám cũng chẳng kiếm bộn tiền, không đần độn nhưng chẳng thể gọi là sắc sảo, cắm cúi làm vợ, đẻ con, vật lộn với đủ loại kế hoạch xoay quanh căn bếp, vườn nhà và lũ nhóc.
Khổ nỗi, những người đàn bà “nước lọc” lại hay vớ được các chàng “rượu mạnh”- hay ho, vững chãi và giỏi kiếm tiền. Các chàng đủ khôn ngoan để hiểu rằng cái giống nước lọc ấy tuy nhạt nhưng lành và mát: tưới vào cây - cây tốt, đổ vào gạo - gạo thành cơm, pha trà, uống thuốc đều cần tới cả. Cái giống nước lọc, đựng vào đâu cũng được, dùng gì cũng tiện, lại chẳng phân biệt sang hèn, dễ xin dễ kiếm, dễ dùng, dễ bỏ, không đòi hỏi, cũng chẳng cầu kỳ.

Làm gì để hạn chế nợ công tăng cao?

Làm gì để hạn chế nợ công tăng cao?
Gần đây, vấn đề nợ công của Việt Nam đang được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, bởi vì nợ công đã tăng đến mức nguy hiểm. Trong khi đó, việc đầu tư của Chính phủ tại các địa phương lại chưa được thắt chặt và cũng chưa hiệu quả. Dự án xây dựng tượng đài 1.400 tỷ tại Sơn la là một dẫn chứng điển hình.
(Ảnh: vneconomy.vn)
Xu hướng nợ công của Việt nam đang tăng nhanh
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam là 2,347 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). Nếu xét đến dân số cuối năm 2014 là 90,7 triệu người, thì số nợ tính trên bình quân mỗi người dân Việt Nam 1.212 USD.

Chùm ảnh: Trẻ em vùng cao Sơn La đói, lạnh và nghèo

Chùm ảnh: Trẻ em vùng cao Sơn La ‘làm bạn’ với đói, lạnh và nghèo
Sơn La là một trong những nơi nghèo nhất cả nước, thế nhưng từ tháng 6 đến nay, người dân nơi đây đã phải 2 lần gánh chịu mưa lũ, nhiều vật dụng gia đình đã trôi theo dòng nước, khiến người dân càng thấm thía hơn thân phận chạm đáy của mình trong xã hội.
Chân trần trên đồi đất lép nhép sương. Ảnh do Nhóm Vầng Trăng Nhỏ ghi lại khi thực hiện chương trình “Áo ấm mùa đông 2014” tại bản suối Chèo, xã Suối Bau, Phù Yên, Sơn La. (Ảnh: triviet24h.vn)

Mô hình kinh tế của Trung Quốc đã hết tác dụng?

Đọc tham khảo, người viết bài này không thạo về thống kê MPS và SNA, cũng không hiểu sự khác nhau giữa chính sách kích cầu và việc dùng GDP của Trung Quốc hiện nay.
Mô hình kinh tế của Trung Quốc đã hết tác dụng?
Trong 35 năm qua, mô hình kinh tế do chính phủ kiểm soát của và các phương pháp đo lường tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua một số cuộc cải cách. Bắt đầu với một hệ thống được thừa hưởng từ Liên bang Xô Viết cũ, Trung Quốc chuyển sang hệ thống chỉ số GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội) với các tiêu chuẩn quốc tế vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, chỉ số GDP của Trung Quốc đã bị mục tiêu kích thích kinh tế dẫn dắt. Điều này là không bền vững và chúng ta đang bắt đầu nhìn thấy được hậu quả của nó.
(Ảnh: Internet)
Tôi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế năm 1981, và ở lại trường giảng dạy về thống kê học. Phương pháp thống kê giảng dạy thời bấy giờ tại Trung Quốc là được sao chép từ Liên bang Xô Viết cũ và dựa trên học thuyết Mác-xít.

Những thói quen người Mỹ đã phải bỏ khi ở VN

Những thói quen mà một người Mỹ đã phải từ bỏ khi đến sống tại Việt Nam
Một người Mỹ đã nói về việc mình đã thay đổi thói quen như thế nào khi sống tại Việt Nam và bài viết này hiện đang gây sốt trên cộng đồng mạng thế giới. Jacqueline Kehoe – tác giả của bài viết “những thói quen tôi phải từ bỏ khi đến sống tại Việt Nam”đang khiến cộng đồng mạng thế giới và đặc biệt là cư dân mạng Việt Nam vô cùng thích thú bởi những lý do khiến Jacqueline Kehoe từ bỏ thói quen sinh hoạt thường ngày của mình cũng rất “Việt Nam”. 
Jacqueline Kehoe mang quốc tịch Mỹ nhưng cô nàng lại mang nhiều kỉ niệm sâu sắc tại Việt Nam. Cô đã từng là du khách và đi khắp các vùng miền Việt Nam và có những bài viết trải nghiệm về Việt Nam đã thu hút rất nhiều những bạn trẻ. Cùng tìm hiểu xem tại sao cô nàng lại “từ bỏ” thói quen này khi sống tại Việt Nam nhé!

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

"Trào lưu" mẹ đơn thân ở VN

"Trào lưu" mẹ đơn thân ở VN
Hạ Vũ, thông tín viên RFA - Ngày càng có nhiều phụ nữ tại Việt Nam quyết định trở thành những “bà mẹ đơn thân”, sinh và nuôi con một mình giống như phụ nữ ở các nước phương tây.
Hai mẹ con. (Hình minh họa)
Xã hội Việt Nam được xây dựng và duy trì ổn định dựa trên việc đặt ra các chuẩn mực đạo đức và sự chính xác của các mối quan hệ xã hội theo tư tưởng Khổng giáo. Giống như dưới thời phong kiến hàng trăm năm trước, người Việt Nam tin rằng “quan phụ mẫu”, “lương y như từ mẫu”, “cô giáo như mẹ hiền”, v.v. và hoàn toàn chấp nhận những quy luật thiếu công bằng như “Con Vua thì lại làm Vua. Con Sãi ở chùa lại quét lá đa”.

Học giả TQ dọa dùng tên lửa san bằng các căn cứ VN?!

Học giả Trung Quốc dọa nạt dùng tên lửa san bằng các căn cứ của Việt Nam?!
Những bình luận kích động chiến tranh giống như Mã Đỉnh Thịnh đã và đang tố cáo chính hành động leo thang, dã tâm bành trướng cùng các thủ đoạn… Mã Đỉnh Thịnh, một biên tập viên của đài Phượng Hoàng đồng thời là thành viên Chính hiệp tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 5/8 chủ trì chuyên mục bình luận “Phòng quan sát tình hình quân sự” đã lên tiếng kích động xung đột, chiến tranh khi huênh hoang lên tiếng đe dọa “san bằng” các căn cứ quân sự của Việt Nam một khi nổ ra xung đột Việt – Trung trên Biển Đông.
Mã Đỉnh Thịnh, ủy viên Chính hiệp tỉnh Quảng Đông, 
Trung Quốc, biên tập viên đài Phượng Hoàng, Hồng Kông.
Ông Thịnh bình luận việc Việt Nam mới nhận thêm 2 tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo có thể gia tăng ít nhiều áp lực đối với các căn cứ tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay Trung Quốc ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam.

"Chúa đảo" Tuần Châu tiếp tục ủng hộ dân vùng lũ

"Chúa đảo" Tuần Châu tiếp tục ủng hộ cho người dân vùng lũ
"Chúa đảo" Tuần Châu Đào Hồng Tuyển mới đây đã tiếp tục cử người đi thăm và trao tặng quà, tiền mặt cho nhân dân bị mưa lũ ở một số địa bàn của tỉnh Quảng Ninh. Cùng với việc ủng hộ chiếc siêu xe Rolls Roye Phantom và tiền mặt... , mới đây "chúa đảo" Tuần Châu Đào Hồng Tuyển đã tiếp tục cử đại diện đi thăm, hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ ở một số địa phương của Quảng Ninh.
Đại diện Tập đoàn Tuần Châu thăm hỏi, trao quà và động viên thân nhân của gia đình có 8 người bị thiệt mạng do sạt lở đất ở tổ 44, khu 4, phường Cao Thắng, TP Hạ Long. Ảnh: TĐTC. Đại diện của "chúa đảo" Tuần Châu đã đến thăm và trao tặng 64 mặt hàng nhu yếu phẩm, cùng 50 triệu đồng tiền mặt cho nhân dân bị ảnh hưởng mưa lụt ở Hạ Long và Cẩm Phả.

Việt Nam vay ODA: 20 năm và 72 tỷ USD

Việt Nam vay ODA: 20 năm và 72 tỷ USD
Sau hơn 20 năm, hiện nay ở Việt Nam có trên 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động... Việt Nam cần ứng xử thế nào với ODA để có thể tận dụng tốt nhất nguồn vốn này mà không để lại gánh nặng nợ nần cho đời sau, đang là một thách thức lớn.
ĐOÀN TRẦN Cách đây 23 năm, ngày 8/11/1993, hội nghị bàn tròn về viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam đã được tổ chức tại Paris, Pháp. Sự kiện quan trọng này chính thức đánh dấu sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.

Trung Quốc không góp đồng nào tìm MH370

Trung Quốc không góp đồng nào tìm MH370
(NLĐO) – Trong số 239 người có mặt trên MH370, có đến 153 người Trung Quốc. Thế nhưng nước này không hề đóng góp tài chính cho chiến dịch tìm kiếm. Tờ Perth Now (Úc) cho hay nước này sắp “mắc kẹt” vì khoản đóng góp quá lớn cho chiến dịch tìm kiếm MH370, chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích hôm 8-3-2014.

Mảnh vỡ máy bay tìm thấy trên đảo Reunion được đưa đi Pháp. Ảnh: AP
Văn phòng của Phó Thủ tướng Úc Warren Truss hôm 31-7 xác nhận Úc đã chi 76 triệu USD để tìm kiếm, Malaysia góp 40 triệu USD. Trong khi đó, với 153 nạn nhân, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định liên quan đến chiến dịch tìm kiếm nhưng nước này chỉ gửi tàu đến hỗ trợ trong giai đoạn đầu, sau đó kiên quyết từ chối góp tiền.

Giá phải trả của sự liều lĩnh

Giá phải trả của sự liều lĩnh
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du: Về nông nghiệp chẳng hạn, những cây trồng, vật nuôi mà không có lợi thế cạnh tranh có thể chuyển ngay sang những cây trồng vật nuôi có lợi thế cạnh tranh. Như thế phần lợi ích sẽ được nhiều, ngược lại nếu quá trình chuyển đổi không diễn ra nhanh chóng mà để chậm trễ, thì số người bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn, lúc đó nó sẽ gây ra những trục trặc trong xã hội
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nói với báo chí rằng, ngành chăn nuôi gần như là vật hy sinh cho TPP. Chính phủ Việt Nam vừa loan báo đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU cũng như hoàn tất đàm phán song phương với tất cả 11 đối tác tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hội nhập quá nhanh trong khi nội lực doanh nghiệp còn yếu kém có thể tạo ra nhiều rủi ro và cũng được cho là một cuộc chơi quá liều lĩnh.

T​ôi yêu Mẹ hay yêu Cha?

T​ôi yêu Mẹ hay yêu Cha?
1 tuổi , con tập đi, Mẹ chạy theo đỡ mỗi khi con ngã. Ba ngăn lại bảo rằng hãy để con tự tập đứng lên.
3 tuổi, con vòi vĩnh khóc đòi quả ớt trên mâm cơm. Mẹ kiên quyết không cho. Trong khi Ba lại bảo hãy để con nếm thử rồi con sẽ tự tránh xa.

Nếu nhà nhà chi tiêu ngân sách bằng... tình cảm?

Nếu nhà nhà chi tiêu ngân sách bằng... tình cảm?
- Tỉnh Sơn La vừa biện minh về con số 1.400 tỷ đồng xây quần thể tượng đài Bác Hồ với mục đích đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào Tây Bắc đối với Bác. TS Lê Đăng Doanh phải thốt lên: "Có ai tiếp cận ngân sách bằng tình cảm như vậy không?".

Trong khi Trung ương phải làm đủ mọi cách để tận thu nhằm cấp cứu cho ngân 
sách thì các địa phương lại đua nhau xin xây bảo tàng, tượng đài, vẽ đề án lớn.
Kỷ luật tài chính là trước hết
Lãnh đạo tỉnh Sơn La lý giải rằng, tượng đài Bác Hồ là một thiết chế văn hoá quan trọng nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng Việt Nam. Tượng đài chỉ có vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Hơn 1.200 tỷ còn lại là xây các hạng mục khác như đền thờ, quảng trường, bảo tàng, khuôn viên cây xanh...

Bội chi ngân sách đã hơn 100 nghìn tỷ đồng...

Thời làm quản lý ngân sách và đầu tư nhà nước, cứ nhìn thấy những số bội chi ngân sách và dự án đầu tư khổng lồ là mình hoa mắt; thuyết phục lãnh đạo thì đến giờ này họ vẫn nói tham nhũng lãng phí là một chuyện, còn chi tiêu thì cứ phải làm. Đã biết một đồng bỏ ra biết hiệu quả thấp, sẽ không thu lại được một đồng, vậy thì chi tiêu nhiều làm gì ? Tiền chi càng dễ dãi, sử dụng càng lãng phí, tham nhũng càng lớn. Thời bác Dũng làm Thủ tướng, quan chức chỉ nghĩ đến hai chữ: Tiền và Quyền. Xem thêm: Ngân sách nhà nước đang bội chi hơn 114 nghìn tỷ đồng
Bội chi ngân sách hơn 100 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2015
THỨ NĂM, Vntinnhanh.vn – Thông cáo báo chí từ Bộ Tài chính cho thấy: Bội chi ngân sách nhà nước 7 tháng ước 100,68 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 44,5% dự toán năm. Nhìn chung, so với cùng kỳ năm ngoái, tổng thu tăng 6,6% nhưng tổng chi cũng tăng 8,1%. Cụ thể, lũy kế thu NSNN 7 tháng đạt 544,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,8% dự toán.
Khó khăn trong bù đắp thiếu hụt tạm chi (Ảnh: Vneconomy)
Thu nội địa: Lũy kế 7 tháng đạt 404,36 nghìn tỷ đồng, bằng 63,3% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ (không kể tiền sử dụng đất thì tăng 13,8%), đạt khá so với cùng kỳ một số năm gần đây, cho thấy sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế đã góp phần gia tăng nguồn thu cho NSNN.

Người Sài Gòn là như thế sao?

Người Sài Gòn là như thế sao?
Va quẹt một chút là cãi rồi đâm chém nhau như phim xã hội đen. Lơ khi người khác gặp tai nạn. Hiện tượng này đang phổ biến ở thành phố từng được nhiều người nhận xét là thân thiện, vui vẻ, thoải mái. Người Sài Gòn giờ là thế sao?

Người dân hiếu kỳ đến xem một tài xế chết trong xe taxi, vào ngày 28-7
Một người bạn của tôi kể bữa sáng nọ anh đi trên đường, thấy 2 người đàn ông trung niên đang cãi nhau vì va quẹt xe. Chẳng biết lỗi do ai nhưng sau một hồi đôi co, một ông bực quá quát: “Mày có biết đi xe, biết luật giao thông không vậy? Đồ nhà quê!”. Nghe thế, đối phương sửng cồ: “Này mày nói ai là người nhà quê đó? Nhà tao ở thành phố này 3 đời rồi đó”. 

Campuchia “lo ngay ngáy”, VN rung đùi tự sướng

Nhiều báo đưa tin này làm mình ngạc nhiên. Thấy người ta lo để vươn lên, Việt Nam mình ngồi rung đùi tự sướng. Làm ăn kiểu hiện nay chắc chắn sẽ đến ngày Việt Nam thua Campuchia. Đọc bài này mà lo ngay ngáy cho Việt Nam.
Campuchia “lo ngay ngáy” trước FTA Việt Nam – EU
THẢO MAI BizLIVE - Nhiều nhà phân tích tại Campuchia đã bày tỏ lo ngại về sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa tại thị trường châu Âu sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đạt tiến triển.
EU là thị trường lớn nhất của hàng dệt may Campuchia. Ảnh: Newyorktimes
Tờ Khmer Times đưa tin ghi nhận sau hai năm rưỡi đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất về mặt nguyên tắc đối với thỏa thuận thương mại tự do. Bước tiến này sẽ dỡ bỏ nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch đối với dòng hàng hóa luân chuyển giữa hai khu vực.

Nhà vô phúc ?

Nhà vô phúc ?

Con nhà vô phúc!

Ý của câu này hay: dám làm trái lời Di chúc của Ông Cha, đúng là Con nhà vô phúc!. Vô phúc nên đất nước mới như ngày nay.
Con nhà vô phúc!
Blog Ông Giáo Làng - Cái chết là quy luật của muôn đời với muôn loài, chẳng ai có thể cưỡng nổi. Mỗi người, tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo có những quan niệm khác nhau về cái chết. Có người coi chết là hết, là trở về với cát bụi; có người coi chết chỉ là kết thúc cuộc đời ở kiếp người để đầu thai sang một kiếp khác với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn; lại cũng có người lo lắng chết đi, không biết sẽ được lên Thiên đường nơi hằng tồn tại cuộc sống đầy hoan lạc hay phải xuống Địa ngục sống chung với vạc dầu, quỷ sứ. …
Nhưng dù lý giải về cái chết ra sao, mỗi người đều có những ý nguyện cuối cùng, thể hiện cái ước muốn sau hết trước khi từ giã cõi đời. Người bình thường thì là vài lời trăng trối với cháu con trước khi nhắm mắt, người có chút chữ nghĩa thường ghi lại bằng giấy mực. Tờ giấy ghi lại tâm nguyện cuối cùng ấy được gọi là Di chúc, hay Chúc thư. Với các bậc đế vương, những nguyện vọng ấy được gọi là Di Chiếu. Dù là vài lời trăng trối, hay Chúc thư, Di chiếu, tựu trung cũng thường nói tới ba việc.

ASEAN quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

Không hiểu Đoàn Việt Nam có quan ngại sâu sắc không ? Chỉ thấy đưa tin các ngoại trưởng khác phê phán mạnh mẽ Trung Quốc đến mức ngoại trưởng Trung Quốc phát cáu, mà không thấy tin gì về hoạt động của Đoàn Việt Nam.
ASEAN ra tuyên bố chung, quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Trong tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 được thông qua chiều tối 6/8, các Ngoại trưởng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các diễn biến gần đây ở Biển Đông. "Chúng tôi ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số Bộ trưởng đối với việc tôn tạo, bồi đắp ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông", tài liệu viết.

Ngoại trưởng các nước chụp ảnh chung tại Kuala Lumpur (Ảnh: AP)
Vào chiều tối nay giờ địa phương, lễ bế mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 và các hội nghị liên quan với các đối tác đã diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) 48.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Dự án tượng đài... không nằm trong quy hoạch đã duyệt

Thủ tướng: Dự án khu tượng đài tại Sơn La không nằm trong quy hoạch đã duyệt
Ngày 6/8/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6176/VPCP-KTN do Phó chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Văn Tùng ký, thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Nhiều địa phương đã có tượng đài Bác Hồ với nhân dân địa phương
 – trong hình là tượng đài Bác Hồ với các dân tộc tại Tuyên Quang.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, UBND tỉnh Sơn La chỉ được tiến hành khởi công xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” khi bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định, trong đó có việc phải báo cáo Ban Bí thư phê duyệt mẫu tượng đài và xác định rõ nguồn vốn.

1 tượng đài 1400 tỷ đồng =...=...

1 tượng đài 1400 tỷ đồng =...=...

Những biển báo nhà vệ sinh siêu tưởng

Những biển báo nhà vệ sinh 'độc nhất vô nhị'
Không còn đơn thuần là những dòng chữ để phân biệt mà các biển báo nhà vệ sinh giờ đã sinh động và lôi cuốn hơn nhờ hình ảnh.
Biển báo thiên vị phụ nữ. 
Ý nghĩa của biển báo này là gì? 

Những xóm nổi 3 không giữa trung tâm Hà nội

Những xóm nổi 3 không giữa trung tâm Hà nội
Cách trung tâm Hà nội chỉ 2 cây số, có những xóm nổi trên sông Hồng, ở đây người dân đang sống trên các bè tre tạm bợ trong tình cảnh 3 không: không hộ khẩu, không điện, nước máy và trẻ em không được đến trường. Họ sống như vậy đã 30 năm nay. Cuộc sống của những người dân ở đây ra sao và vai trò của chính quyền địa phương đối với họ thế nào?

Xóm Nổi không khác gì một đống phế liệu. Xóm Nổi tồn tại đã hơn 20 năm nay, với những những ngôi nhà phao nổi lên trên mặt nước nằm ngay dưới chân cầu Long Biên

GS. Ngô Bảo Châu nói về vụ tượng đài ở Sơn La

Hoan hô GS Ngô Bảo Châu, nếu như sau khi nhận giải Fields GS tự nguyện trở thành vật giải trí cho các bác lãnh đạo truyền tay nhau và là vật trang sức rất đẹp cho chế độ... nên bị dư luận, trong đó có tôi, phê phán quá nhiều thì 2 năm gần đây GS đã nhận ra, thường là im lặng nhưng cũng có lúc lên tiếng mạnh mẽ và chính xác như một nhà toán học, ví dụ như trường hợp này.
GS. NGÔ BẢO CHÂU LÊN TIẾNG VỀ VỤ XÂY TƯỢNG ĐÀI Ở SƠN LA
Nhà toán học Ngô Bảo Châu chia sẻ công khai ý kiến của ông về vụ dựng tượng đài: “Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”. NGÔ BẢO CHÂU

Thằng em tui ủng hộ xây tượng đài ngàn tỉ

Thằng em tui ủng hộ xây tượng đài ngàn tỉ
Đào Hiếu Michael Lang - Có thể nói trong vài ba năm qua những dự án khổng lồ chi hàng ngàn tỉ xuất hiện có vẻ thưa thớt hơn trước năm 2012. Nhưng đợt này dư luận lại rộ lên với những dự án mới vừa được các đòng chí cấp trên phê duyệt. Có vẻ như kinh tế nước nhà đang lên mạnh, đời sống bà con khá lên nhiều lắm.
Tượng đài ông Hồ ở Pleiku. Nguồn: skyscrapercity.com
Vừa tuần trước thấy nói đến dự án bảo tàng 11.277 tỉ, giờ lại đến tượng đài 1.400 tỉ. Mà cái ni là chỉ chi cho một tỉnh thôi đó. Tỉnh Sơn La. Thấy bảo bà con trên đó mong lắm. Mong ngày mong đêm, muốn có cấy tượng đài rõ hoành tráng, với tượng Bác Hồ cao to lồng lộng, để dân khắp tỉnh cứ mỗi cuối tuần thì kéo nhau đến, đem mỳ luộc, bắp nướng ra ăn rồi ngắm cho thỏa nỗi ước ao. Có mưa to, gió lớn, lũ ống lũ quét chi cũng hổng quản. Nhà cửa tạm bợ, trường lớp xụp xụp cũng không răng. Trẻ em cởi truồng đến coi cũng cứ thích. Vì rứa nên bà con mới kiến nghị với đảng bộ và chính quyền trên đó lâu rồi. Đòng chí bí thơ hay chủ tịch tỉnh đó nói rứa. Nguyện vọng bà con, chớ có phải các đòng chí lãnh đạo phịa ra mô.

Những bộ phim nổi tiếng bị gánh chịu lời nguyền đen đủi

Những bộ phim nổi tiếng bị gánh chịu lời nguyền đen đủi
Dân trí - Không ít chuyện đen đủi đã xảy ra với ê-kíp sản xuất những bộ phim kinh dị, khiến những phim này bị gán mác - “chịu lời nguyền đen đủi”. Phim do Steven Spielberg sản xuất và viết kịch bản. “Poltergeist” đã thu về 100 triệu đô la tiền vé và khiến hàng triệu khán giả phải… gào thét trong phòng chiếu. Về sau, sự thành công của phim đã khiến người ta thực hiện thêm 2 phần nữa và năm 2015 này, “Poltergeist” được làm lại để tái hiện một tượng đài phim kinh dị.
Poltergeist (Yêu tinh - 1982)
Vận rủi xảy ra với ê-kíp làm phim “Poltergeist” trong vòng 6 năm kể từ khi tập phim đầu ra mắt, liên tiếp 4 diễn viên 
qua đời. Bi kịch đầu tiên xảy ra chỉ vài tuần sau khi bộ phim ra mắt, nữ diễn viên 22 tuổi Dominique Dunne bị bạn trai giết hại.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La đừng đổ thừa cho báo chí!

Hoan hô bài viết rất hay này của http://petrotimes.vn/. Bài viết đã vạch trần dã tâm muốn "nuốt tượng đài ‘nghìn tỷ’ Hồ Chí Minh"của ban lãnh đạo tỉnh Sơn La (và chắc chắn có sự ủng hộ của một số cơ quan, cá nhân cấp trên); và khi thấy nuốt không trôi thì đám quan tham này thản nhiên chối phắt dã tâm đó.
Lãnh đạo tỉnh Sơn La đừng đổ thừa cho báo chí!
Đề ra một chủ trương không đúng đắn và không hợp lòng dân, đáng ra, việc đầu tiên của lãnh đạo tỉnh Sơn La là nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại và nếu sai thì xin lỗi người dân, dừng triển khai. Việc làm thể hiện sự cầu thị chắc chắn sẽ được người dân ghi nhận hơn nhiều so với việc đi giải thích kiểu tiền hậu bất nhất và đổ thừa cho báo chí!
Giữa cơn bão dư luận về thông tin “tượng đài 1.400 tỷ”, lãnh đạo tỉnh Sơn La đã lên tiếng phủ nhận. Tuy nhiên, cách mà những người đứng đầu tỉnh này giải thích lại theo kiểu bào chữa quanh co và cuối cùng là quay ra đổ thừa cho báo chí.

Phản biện về bài báo "Thưa chúa đảo!..." trên báo PetroTimes.

Đúng là hôm trước đọc bài "Thưa chúa đảo!" mình cũng thấy căm phẫn tên nhà báo đã hung hăng bôi nhọ lòng tốt của bác Tuyển. Mình nghĩ chắc hắn được tổ chức xã hội đen nào đó giao nhiệm vụ bôi xấu một số cá nhân, trong đó có bác Tuyển, nên thôi không lưu bài đó và không viết bình luận. Theo tôi được biết, siêu xe đã bán được 9 tỷ, thật là một số tiền lớn để giúp dân vượt khó; vô cùng biết ơn tấm lòng của những người như bác Tuyển.
Phản biện về bài báo "Thưa chúa đảo! Dân vùng lũ không cần siêu xe, khách sạn 5 sao..." đăng trên báo PetroTimes
Nếu ko làm được gì giúp dân, hãy ngậm miệng lại, đóng kín cửa mà ngủ, mà bật ti vi xem giải trí. Người dân gặp nạn không cần những kẻ bỉ ổi, những nhà đạo đức giả, chỉ giỏi khua môi múa mép. Dân họ cần tấm lòng, cần hành động! Và kẻ tiểu nhân, trí tuệ hạn chế, lại đố kị, thích bới móc thì tôi tin là không bao giờ có điều ấy!
Lâu lắm không có cảm giác muốn chửi bậy, nhưng quả thật, không thể kiềm chế nổi khi vừa đọc bài "Thưa chú đảo! Dân vùng lũ không cần siêu xe, khách sạn 5 sao.." đăng trên báo PetroTimes

Một & Mười một

Một & Mười một
Nói đến con số nhưng tịnh không phải là chuyện dò kết quả xổ số hay là tính số đề đâu nhé. Cũng chẳng phải chuyện nghịch ngợm cắc cớ trong thơ “một đèo, một đèo, lại một đèo”, hoặc “mười bảy hay là mười tám đây” (Hồ Xuân Hương), cũng không bóng gió ỡm ờ “Khen ai khéo tạc sự lên đồng. Một lúc lên ngay sáu bảy ông” (Tú Xương). Tuyệt đối không phải. Mà là chuyện chính trị trị hẳn hoi. Chuyện thể chế chính trị nghiêm túc mà nói lơ mơ là bị phang ngay mấy gậy “chống diễn biến hoà bình” chứ đùa sao được.
Nhưng đây lại là thông tin từ chương trình chính thống VTV1 nói về sự kiện đang diễn ra tại Washington: Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đã chủ trì lễ thượng cờ tại Đại sứ quán Cuba, khép lại quá khứ 54 năm thù địch đồng thời mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Trong quãng thời gian ấy, nước Mỹ đã trải qua 11 đời tổng thống. VTV1 chỉ nói vậy, và người viết bài này bổ sung: Cuba thì chỉ có 2, nhưng là 2 trong 1, vì đều do hai anh em nhà Castro thay nhau đảm đương vị trí Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng thời là Tư lệnh các lực lượng vũ trang Cuba, và quan trọng hơn nữa cũng lại là Bí thứ thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba! Ông anh Fidel Castro và rồi ông em Raul Castro. Tập trung dân chủ tuyệt đối nhé. Vậy mới có cái tít Một và Mười một.

Mạng xã hội sẽ thống lĩnh thị trường truyền thông

Mạng xã hội sẽ thống lĩnh thị trường truyền thông, song đấy là ở các nước dân chủ, còn ở xứ độc tài như... Trung Quốc, nhà nước ra lệnh cấm, thế là hết luôn mạng xã hội. Ngạc nhiên là trang Quân đội nhân dân Việt Nam cũng tin vào điều này , chắc là tin trong trường hợp nước Mỹ.
Mạng xã hội sẽ thống lĩnh thị trường truyền thông
Nếu các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008 mới chỉ "nhón chân" vào Facebook hay Twitter, thì phiên bản tranh cử năm 2012 đã gần như là "đắm mình" trong các trang mạng xã hội. Với tốc độ phát triển như vậy, mạng xã hội trở thành một cỗ máy truyền thông vượt trội.

Trang Facebook của các ứng viên tổng thống Mỹ năm 2016. (Ảnh: politico.com)
Để giành được sự ủng hộ của công chúng, các chính khách Mỹ sẵn sàng chi mạnh hơn cho việc truyền thông trực tuyến nói chung và truyền thông xã hội (social media) nói riêng trong các chiến dịch vận động tranh cử năm 2016...

Vay nợ chi tiêu: Ngân sách tính biện pháp cuối cùng?

Ở các nước, tam quyền phân lập, Ngân hàng Trung ương có tính độc lập rất cao. Còn ở ta, luật quy định NHNN có nghĩa vụ/quyền hạn “Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”. Luật thì không quy định gì (xem trong bài) nên mọi việc cứ theo quyết định của Thủ tướng. Có thể hình dung Thủ tướng là cái đầu; Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước là hai cái tay. Cái đầu bảo tay khỏe phải giúp tay yếu. Ngân hàng có máy in tiền, in bao nhiêu chả được nên bao giờ cũng khỏe; Bộ Tài chính thu thuế của dân, dân sống thế này thì thu làm sao, mấy chục năm nay luôn ốm yếu là phải. Đầu bảo cho vay sao tay khỏe không nghe ? Rất mừng là lần này Bộ Tài chính đã công khai chuyện ngân sách vay ngân hàng trung ương; nếu bộ ba trên cứ ngấm ngầm làm thì dân sao biết mà nhao nhao lên bình luận ?
Vay nợ chi tiêu: Ngân sách tính biện pháp cuối cùng?
- Khi quỹ NSNN thiếu hụt tạm thời thì tạm ứng từ NHNN chỉ là biện pháp cuối cùng khi không thể tạm ứng được từ quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Cho vay hay không có thể là một thách thức thực sự cho chính sách quản lý tiền tệ của NHNN.


Luật cho phép NSNN vay từ NHNN nhưng còn thiếu nhiều quy định.
Bộ Tài chính vừa có đưa ra đề xuất vay 30.000 tỉ đồng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bổ sung cho ngân sách nhà nước (NSNN). Sẽ không có nhiều tranh luận nếu như mức đề xuất không phải là 30.000 tỷ đồng, một con số đáng kể xét về mặt cung tiền tệ hiện nay. Đặc biệt. trong thời điểm cảnh báo thâm hụt ngân sách chính phủ có thể cao hơn nhiều so với dự kiến và nợ công 110 tỷ USD như theo Ngân hàng Thế giới đang được cho là cao và nhiều rủi ro.

Quảng trường, tượng đài ông Hồ và "Look around you"

Quảng trường, tượng đài ông Hồ 1400 tỷ và "Look around you!!!"
Trong đám tang của ông Lý Quang Diệu, cha già lập quốc Singapore, ông Lý Hiển Long thủ tướng Singapore có nhắc đến điều này trong điếu văn: "Nếu có một ai đó đến Singapore và hỏi: Tượng đài ông Lý Quang Diệu ở đâu??? Người đó sẽ nhận được câu trả lời: "Hãy nhìn xung quanh bạn - LOOK AROUND YOU!!!". Ông Lý Hiển Long và người dân Singapore có thể tự hào về điều này, toàn bộ những công trình hạ tầng, những thành tựu kinh tế và sự phồn thịnh rực rỡ ngày nay của đất nước Singapore chính là tượng đài rực rỡ nhất của ông Lý Quang Diệu
Một xã hội văn minh là một xã hội có nhiều di sản hoành tráng. Các công trình kiến trúc, là một phần của nền văn hóa vật thể, luôn là biểu tượng của trình độ phát triển xã hội. Hầu hết các di chỉ kiến trúc vĩ đại trên thế giới đều do các nền văn minh rực rỡ nhất kiến tạo ra. Ngày nay dấu ấn của sự thịnh vượng có thể được nhìn thấy ở NewYork, London, Paris và một loạt các cường quốc có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới.

Đất nước của những tượng đài vô cảm

Đất nước của những tượng đài vô cảm
Điều đáng nói là những lợi ích đó đã làm mờ mắt những người có quyền chức. Tại sao họ lại nghĩ đến việc xây tượng đài trong khi đất nước còn nghèo và người dân còn đói. Như Quảng Nam, mới xây xong tượng đài hoành tráng là ngay sau đó phải đi xin viện trợ gạo để cứu đói. Nghệ An và Hà Tĩnh cũng thế, cũng xin gạo trong khi có những dự án lớn nhằm vinh danh những người trong gia đình của ông cụ Hồ! Tại sao các quan chức không cảm thấy động lòng khi một em bé 10 tuổi ở Hà Tĩnh vì đói quá mà phải chết trên đường từ trường học về nhà (5). 

Đất nước của những tượng đài vô cảm
Hàng loạt địa phương có dự án xây dựng tượng Hồ Chí Minh (1). Có thể xem đây là một phong trào. Phong trào xây thêm tượng vốn đã quá nhiều ở đất nước này. Nhưng ý nghĩa của phong trào này là gì thì không ai rõ.
Chỉ có thể giải thích rằng phong trào này xuất phát từ ý tưởng kinh doanh hình tượng lãnh tụ, và như thế là một sự khinh thường người dân đóng thuế.

Quân đội TQ muốn mở rộng không lực để đối phó với VN

Quân đội TQ muốn mở rộng không lực để đối phó với VN
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kêu gọi chính phủ Bắc Kinh cho mở rộng hoạt động giám sát trên không và khả năng tấn công với các phi đạn hành trình cao tốc và các máy bay ném bom thế hệ mới để đối phó với các ‘mối đe dọa’ từ Việt Nam, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật, và Mỹ.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay trên bầu trời phía đông đảo Hải Nam.
Trong phúc trình không được công bố công khai, Học viện Tư lệnh Không quân Trung Quốc liệt kê Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, và Việt Nam là ‘các mối đe dọa’ đối với không phận quân sự của Bắc Kinh cho tới năm 2030, theo tường thuật của hãng thông tấn Kyodo vừa được báo chí Ấn trích dẫn.

‘Khó nuốt’ với dự án tượng đài ‘nghìn tỷ’ Hồ Chí Minh?

‘Khó nuốt’ với dự án xây tượng đài ‘nghìn tỷ’ Hồ Chí Minh?
Hôm 5/8, báo Việt Nam Net đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Một cư dân mạng tên Chuong Phan nhận định về tin này là: “Cùng nhau nuốt khó trôi”. Cũng trong ngày 5/8, VTC trích lời ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, đính chính rằng “Không có chuyện xây dựng tượng đài lên tới 1.400 tỷ đồng”...

Một tượng đài Hồ Chí Minh tại Vinh.
Một dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với mức chi phí lên đến hàng nghìn tỷ đồng ở tỉnh Sơn La, Việt Nam, đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong vài ngày qua. Những phản ứng của công chúng đã có tác động đến giới lãnh đạo liên quan đến dự án này.