Người Việt 'đoàn kết trong nhà, ghét nhau ngoài ngõ'
Người Việt có xu thế đoàn kết, gắn bó trong quy mô nhỏ, hẹp, nhưng trên bình diện rộng thì lại thường coi nhau như người lạ, ghen ghét đố kỵ lẫn nhau. Người Do Thái vì mất nước mà lưu lạc khắp Châu Âu, người Trung Quốc vì dân số đông, nghèo khó, xung đột v.v. mà định cư và buôn bán khắp nơi trên thế giới. Đi tới đau, họ cũng nhanh chóng tổ chức thành những cộng đồng vững mạnh tại những nơi họ sinh sống.
Người Việt rất gắn bó với nhau trong quan hệ họ tộc. Ảnh minh họa
Mất nước và lưu lạc gần hai nghìn năm, người Do Thái vẫn không quên gốc gác và văn hóa. Khi có cơ hội họ đã phục quốc thành công vào năm 1948. Người Trung Quốc bằng sự đoàn kết và giữ gìn bản sắc văn hóa đã xây dựng được những China-towns mang đậm bản sắc Trung Hoa khắp năm châu.Người Việt, vốn không ưa phiêu lưu, mạo hiểm, nhưng các cuộc chiến tranh cùng với những khó khăn của thời bao cấp đã có một số người lập nghiệp phương xa. Cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài ước khoảng hơn 4 triệu người, là một trong những nhóm người di cư lớn. Cũng có những người Việt hải ngoại thành công trong các lĩnh vực nhưng đó chỉ là những thành công mang đậm dấu ấn đơn lẻ.
Cho dù sinh sống ở bất cứ đâu, quê nhà chính là nơi họ luôn muốn tìm về khi đã nhẹ gánh mưu sinh. Cái cộng đồng làng, xã tuy có phần bé nhỏ, nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm về thành công hay thất bại của mỗi người Việt. Văn hóa “quay đầu về núi” luôn giúp nhiều người tạm quên đi những khác biệt về địa vị, giai tầng và thậm chí cả ý thức hệ chính trị… để có thể cùng ngồi nói cười rôm rả, thể hiện trách nhiệm với nhau.
Tinh thần họ tộc trong phạm vi làng, xã của người Việt cũng rất hay. Con cháu cùng một dòng họ khác nhau hàng chục thế hệ vẫn luôn là anh em cùng “tông ti họ hàng”. Ấy vậy mà, rời khỏi cái lũy trẻ làng ấy, rời khỏi cái cộng đồng nhỏ nhoi ấy, hai làng ở sát nách nhau đã rất khác nhau về tập tục, thậm chí ngôn ngữ cũng khác.
Lẽ nào điều này đã góp phần tạo nên hiện tượng “người dưng” với những ai khác mình, với những ai không trong cộng đồng làng xã của mình. Chả thế mà người ta nói, người Việt chỉ đoàn kết, gắn bó trong phạm vi hẹp, còn đi ra ngoài thì hay nhìn nhau xa lạ, thậm chí còn đố kỵ lẫn nhau.
Lẽ nào cách sống như vậy đã khiến nhiều người Việt khó đoàn kết, khó gắn bó khi cùng sống trên đất khách.
Đây cũng là lý do người Việt còn giận người Việt lâu đến thế.
Đâu đó ở một số nơi, vẫn có những người Việt sử dụng các diễn đàn xã hội để chê bai nhau, nặng lời mắng mỏ nhau khi thảo luận về một chủ đề nào đó. Dẫu ai cũng biết việc chê bai, mạt sát “đồng bào” mình sẽ không bao giờ có thể giúp chúng ta lớn lên, ít nhất về tầm vóc, về uy tín.
Trần Văn Tuấn
(Tuần Việt Nam)
Lẽ nào điều này đã góp phần tạo nên hiện tượng “người dưng” với những ai khác mình, với những ai không trong cộng đồng làng xã của mình. Chả thế mà người ta nói, người Việt chỉ đoàn kết, gắn bó trong phạm vi hẹp, còn đi ra ngoài thì hay nhìn nhau xa lạ, thậm chí còn đố kỵ lẫn nhau.
Lẽ nào cách sống như vậy đã khiến nhiều người Việt khó đoàn kết, khó gắn bó khi cùng sống trên đất khách.
Đây cũng là lý do người Việt còn giận người Việt lâu đến thế.
Đâu đó ở một số nơi, vẫn có những người Việt sử dụng các diễn đàn xã hội để chê bai nhau, nặng lời mắng mỏ nhau khi thảo luận về một chủ đề nào đó. Dẫu ai cũng biết việc chê bai, mạt sát “đồng bào” mình sẽ không bao giờ có thể giúp chúng ta lớn lên, ít nhất về tầm vóc, về uy tín.
Trần Văn Tuấn
(Tuần Việt Nam)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/279206/nguoi-viet-doan-ket-trong-nha-ghet-nhau-ngoai-ngo.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét