Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

ĐÔNG DƯƠNG VÀ ĐÔNG PHÁP

ĐÔNG DƯƠNG VÀ ĐÔNG PHÁP
Khoảng giữa thế kỷ 18, các quốc gia nằm ven biển ở Châu Âu ra sức đóng thêm nhiều thuyền buồm loại lớn, có thể đi xuyên các đại dương và chở được nhiều hàng hóa.
Lúc bấy giờ ở phương tây các giới như thủy thủ, thương nhân, thám hiểm, truyền giáo và những kẻ thích phiêu lưu… đã nghe nói đến một miền đất trù phú nằm rất xa ở phiá đông của Ấn Độ. Chốn ấy là điểm cuối cùng của lục địa nếu tính từ tây sang đông. Nơi đó cũng có nhiều vương quốc, xã hội sống có tổ chức về pháp quyền, giáo dục, tôn giáọ v... v... và nhất là người dân không hiếu chiến. 
Khoảng từ năm 1790 trở về sau, sổ hải hành của người Đức bắt đầu thấy ghi miền đất đó là "HINTERINDIEN" (phía sau Ấn Độ, BEYONINDIA) giới hành hải Âu Châu bắt đầu dùng cái tên nầy và cứ thế địa danh "phía sau Ấn Độ" ngày càng trở nên phổ biến hơn để nói đến một miền đất xa xăm ở tận cùng phía Đông đại lục.
Năm 1812, một nhà địa lý học người Đan Mạch nhưng làm việc ở Pháp, ông Matte Conrad Bruun dựa vào các nguồn nghiên cứu của mình đã công bố vùng đất "Phía sau Ấn Độ" tuy có nhiều Vương quốc tự chủ, nhưng xã hội tại các nơi đó có những dấu ấn về sự ảnh hưởng từ hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa.

 Ông nầy cũng nói thêm từ nay trong các công trình nghiên cứu của mình, ông sẽ đặt tên mới cho vùng đất đó là INDOCHINE, nghĩa là vùng "Ấn Hoa" (INDOCHINA, theo tiếng Anh). Một lần nữa, xã hội phương Tây mau chóng chấp nhận cái tên INDOCHINE, riêng chữ HINTERINDIEN (Phía sau Ấn Độ) của người Đức sớm đi vào quên lãng. Đối với người Việt Nam thời đó, không rõ ai là người đã dịch chữ INDOCHINE thành Đông Dương. Tuy nhiên qua bao biến đổi thăng trầm, hai chữ Đông Dương vẫn còn đó và in sâu vào tâm trí của người dân nước Việt.

Xã hội Phương Đông (ORIENTAL) tự ngàn xưa, con người vốn chuộng cảnh yên bình, ưa suy tư, hiếu hòa và khép kín. Với lối sống như thế, người Á Đông đã trở thành mục tiêu thôn tính của thực dân phương Tây, một chủng người thích xông xáo, thực dụng và rất hiếu động, lúc ấy đang ngang dọc khắp các đại dương để cướp đất làm thuộc địa mà họ gọi là đi " khai hóa". 

Thế rồi các tàu buồm của Pháp cũng tìm đến được Biển Đông Việt Nam. Sau những lần gây sóng gió cùng các mưu sâu kế độc, thực dân Pháp lần hồi chiếm Cambodge năm 1863, Việt Nam năm 1884 và Ai Lao năm 1893. Sau khi đặt ách thống trị trên ba quốc gia nêu trên, Pháp đã cẩn thận đặt tên cho phần đất họ chiếm được là INDOCHINE FRANCAISE (Đông Dương thuộc Pháp) để tránh sự nhầm lẫn với toàn vùng Đông Dương là nơi có đến sáu quốc gia gồm: Miến Điện, Thái Lan, Mã lai Á, Việt Nam, Cam Bốt, Ai Lao. Địa danh Đông Dương thuộc Pháp (gọi tắt là Đông Pháp) ra đời trong bối cảnh nầy.

Mãi cho đến khi Pháp rời khỏi ba nước Việt-Miên-Lào sau trận Điện biên Phủ 1954, hai chữ Đông Pháp chính thức được bãi bỏ. Tuy nhiên hai chữ Đông Dưong vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nếu được nhắc đến thì chữ Đông Dương (INDOCHINE) cùng chỉ mang một khái niệm như ban đầu, đó là một miền địa lý gồm có sáu quốc gia mà xã hội có một phần ảnh hưởng từ hai nền văn hóa khác nhau là Trung Hoa và Ấn Độ.

Ngày 17 -10-1887, thực dân Tây chính thức lập ra Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp (Union Indochine Francaise)… gồm miền Nam Việt Nam, miền Bắc Việt nam, Cam Bốt và hai phần ba lãnh thổ Ai Lao (Trung và Hạ Lào) dù trên thực tế Pháp chưa hoàn toàn kiểm soát hết lãnh thổ của ba nước Việt-Cam-Lào. Ngày 1-10-1888, Pháp cưỡng ép vua Đồng Khánh (còn nhỏ) và triều đình nhà Nguyễn phải cắt ba thành phố lớn ra cho họ làm nhượng địa là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng.

Đến năm 1983 sau khi kiểm soát được toàn lành thổ Cam Bốt và Ai Lao (luôn phần thượng Lào), Pháp mới hợp thức hóa Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp và chia ra 6 phần đất khác nhau là: Lào, Cam Bốt, Tonkin miền bắc Việt Nam (chữ Tonkin do Tây phát âm từ chữ Đông Kinh, tên cũ của Hà Nội), An Nam miền Trung Việt Nam (trên danh nghĩa do triều đình cai trị nhưng Pháp bảo hộ), Cochin-China miền Nam Việt Nam (chữ Cochin do Tây phát âm từ địa danh Cửa Cổ Chiên của sông Tiền Giang). 

Chữ China được ghép vào vì Pháp tránh sự nhầm lẫn với một địa danh khác ở Ấn Độ cũng có tên là Kechi mà thực dân Anh gọi là Cochin India), sau cùng là phần đất Cao Nguyên gồm nhiều sắc dân của đồng bào thiểu số mà Pháp biết triều đình nhà Nguyễn chưa thật sự kiểm soát hết.

Tóm lại, hai chữ Đông Pháp hoặc Liên Bang Đông Dưong đều do thực dân Pháp đặt ra và nó không còn có giá trị nào sau năm 1954. Riêng chữ Đông Dương nó chỉ thuộc phạm trù địa lý, do một người ở xa cả chục ngàn cây số đặt ra và nó chỉ có giá trị với các học giả, trí thức của thực dân mà thôi. 

Chúng ta là người dân của cả ba nước Việt-Cam-Lào, từng bị thực dân cướp đất và cai trị thật tàn bạo gần một trăm năm. Ở một mức độ nào đó, giới trí thức của ba nước nêu trên cùng bị ảnh hưởng về lối sống và nền giáo dục một chiều của thực dân Pháp nên không trách được họ. Kẻ đáng trách là chúng ta, nhừng kẻ được coi là "trí thức" "học giả" hoặc "khoa bảng" sống vào giai đoạn nầy (kể từ sau năm 2000) nhưng vẫn vô ý thức dùng các chữ do thực dân đặt ra từ thế kỷ 19. 

Tại sao họ không có sự can đảm để dùng chữ cho đúng với danh phận của họ? Tại vì đầu óc vọng ngoại của họ còn bám cứng ở trong vốn trí thức họ có được bởi phưong tây. Họ đã cả tin rằng cái gì của Anh, Mỹ, Pháp v…v.. đã viết ra chắc phải đúng hoàn toàn. Thêm vào đó, có không ít các vị "trí thức" đã quay lưng lại với vốn liếng ngôn ngữ, từ vừng v…v… do tổ tiên của họ để lại. 

Thậm chí có kẻ còn gọi di sản cha ông là thứ lạc hậu, cổ hũ, quê mùa! Cái gương bắt chước nói theo Tàu còn sờ sờ ra đấy với những hậu quả là chúng ta phải nói ngược chữ, ngược nghĩa v...v... và dần dần mất gốc mà không hay. Các âm ngữ của Tây của Tàu nói ra nghe thật "sướng lỗ tai" và cái "sướng " nào cùng có mặt trái ê chề của nó. Hôm nay nếu chúng ta không chấp nhận lối nói, cách dùng chữ của Cộng Việt một cách ngu xuẩn thì tại sao chúng ta không tẩy chay cái thứ ngôn ngữ áp đặt của phuong Tây?

Đã đến lúc chúng ta phải tự xét lấy mình. Không thể nại lý rằng người ta ai cũng nói như vậy, đã có từ lâu nên "ai sao tôi vậy". Phá hoại nền kinh tế của một quốc gia không nguy hiểm vì năm hoặc mười năm sau có thể hồi phục. Phá hoại văn hóa của một quốc gia phải mất cả ngàn năm để dân nước ấy sửa đổi lại. Và đó là điều mà cả Tây, Tàu, Anh, Mỹ đang muốn giới "trí thức" Việt Nam giúp họ một tay nhằm phá nát cội nguồn (tiếng nói) văn hoá của giống nòi.

Thế nhưng trong những năm gần đây, đã có một số sách báo, tạp chí v...v... ( tiếng Anh lẫn tiếng Việt) khi viết về các cuộc chiến Việt nam trong những giai đoạn 1945-1954; 1955-1975, các tác giả đã dùng những địa danh nêu trên một cách tùy tiện mà không tìm nguyên nghĩa của nó. Nào là "Chiến tranh Đông Dương lần một" (The First Indochina War), "Chiến tranh Đông Dương lần hai" (The Second Indichina War), hoặc "Chiến tranh Đông Pháp lần một" (The First French Indochina War) "Chiến tranh Đông Pháp lần hai" (The Second Indochina War) .

Sau đây là những điểm không đúng sự thật về các địa danh nêu trên mà giới học giả, trí thức Âu Mỹ đã tự ý đặt ra, để rồi có vài người Việt Nam cho là đúng nên trịnh trọng ghi lại trong sách báo.

1- Toàn vùng Đông Dương gồm sáu nước: Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam, Cam Bốt và Lào từ năm 1945 đến 1954 không hề xảy ra một cuộc chiến tranh nào trên khắp vùng địa lý ở Đông Dương. Chỉ riêng Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 có xảy ra chiến sự nhưng đó là cuộc "Chiến tranh Giành Độc Lập" (The Independent War, VN). (.....) Trước sự thật lịch sử thì đó là cuộc chiến đấu để lấy lại chủ quyền, tự do cho đất nước. Người cầm bút, nhất là người Việt Nam, nếu đã không thể viết rằng đó là "Chiến tranh Đông Dương", thì cùng chẳng nên ghi đó là "Chiến tranh Đông Pháp" lần một.

2- Toàn vùng Đông Dương cũng không hề xảy ra chiến tranh từ năm 1955 đến 1975, trừ cuộc chiến đấu ngăn chặn làn sóng đỏ của cộng sản trong 20 năm đó. Nó chỉ xảy ra ở Việt Nam và một phần nhỏ lãnh thổ của hai nước Lào và Cam Bốt nên không thể ghi là "Chiến tranh Đông Dưong hoặc Đông Pháp" lần hai.

3- Thực dân Pháp đã về Tây sau năm 1954 thì hai chữ Đông Pháp cũng chẳng còn, vậy mà cũng có người cầm bút ghi về cuộc chiến từ 1955 đến 1975 là "Chiến tranh vùng Đông Pháp".

(.............)

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso28.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét