Một cách “giết” khoa học
GS Hoàng Tụy: Tham nhũng trong khoa học là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân sâu xa của những vấn đề tiêu cực, mà cụ thể ở đây là việc “chạy đề tài nghiên cứu khoa học” và “duyệt, nghiệm thu công trình khoa học” cũng có liên quan tới câu chuyện về lương.Nếu như ở nước ngoài lương của người nghiên cứu khoa học đủ cho họ sống, tương xứng với năng suất lao động của họ, thì ở Việt Nam lương của cán bộ nghiên cứu khoa học không đủ mức sống tối thiểu.
Ở nước ngoài, người ta tách bạch được giữa lương hằng tháng và kinh phí chi cho các công trình khoa học cụ thể. Kinh phí cấp cho một đề tài nghiên cứu chỉ được dùng để hỗ trợ phương tiện cho nhà khoa học triển khai đề tài, như một số thiết bị cần thiết, tham dự hội nghị quốc tế, trao đổi về học thuật… Kinh phí này không được dùng để tăng thêm thu nhập trực tiếp cho tác giả công trình nghiên cứu. Ở Việt Nam thì khác hẳn, kinh phí đề tài là một nguồn để tăng thu nhập cho người nghiên cứu. Phần thu nhập từ đề tài có thể lớn hơn khá nhiều mức lương tháng của họ. Vì thế để có thể sống được, để có thu nhập tốt bằng nghề, nhà khoa học phải nỗ lực để đăng ký được đề tài. Việc “chạy” để được đăng ký đề tài nghiên cứu từ đó mới nảy sinh và phổ biến.
Tiếp đến, khi công trình nghiên cứu hoàn tất, nhà khoa học tiếp tục phải “chạy” để được nghiệm thu. Có nghĩa ở khúc đầu và khúc cuối, người nghiên cứu khoa học phải chi tiền. Tiền đó chi cho ai? Chi cho những người có quyền duyệt đề tài, nghiệm thu. Tiêu cực nhìn từ phía người quản lý khoa học cũng có thể nói xuất phát từ bất cập về mức lương quá thấp. Lương thấp khiến người ta trông vào thu nhập tiêu cực từ chuyện “lại quả”, “trích phần trăm hoa hồng”. “Cơ chế chạy chọt” này là một kiểu giết khoa học. Vì “chạy” nên có không ít đề tài vô thưởng vô phạt cũng được đăng ký, tốn kém tiền nhà nước. Người chủ trì đề tài và duyệt đề tài có thể phóng đại ý nghĩa quan trọng của đề tài đó để hợp thức hóa việc “cho đăng ký”. Vì “chạy” nên nhiều công trình không có giá trị hoặc làm chưa nghiêm túc, hời hợt cũng được nghiệm thu một cách dễ dãi. Có những công trình nghiên cứu gian dối, ăn cắp kết quả nghiên cứu của người khác cũng được nghiệm thu.
Dĩ nhiên, với một số nhà khoa học có uy tín, người ta không cần phải “chạy” mới có đề tài, mới được nghiệm thu. Nhưng nhiều người trẻ, người mới thì gặp khó khăn với những tiền lệ đáng buồn trong khoa học. Nhiều người dù không muốn chấp nhận thực trạng tiêu cực nhưng vì nó liên quan tới vấn đề “cơm áo”, tặc lưỡi chấp nhận “chạy” cho nhanh, cho đầu xuôi đuôi lọt. Cũng có nhiều đề tài tốt, nhưng tác giả cũng phải chịu chung cơ chế “chạy”. Và một cơ chế được phổ biến, trở nên bình thường kéo dài nhiều năm có thể giết chết động cơ nghiên cứu khoa học trong sáng, hoài bão khoa học của nhiều người.
Đây là việc nếu không thay đổi thì khó có được thế hệ những nhà khoa học kế cận lao động chân chính, cống hiến thật sự.
Trước mắt, những tiêu cực trong khoa học cần có mức chế tài nghiêm khắc. Nếu không kiên quyết thì khó có thể thay đổi thực trạng nghiên cứu khoa học đang còn nhiều bất cập như hiện nay.
VĨNH HÀ ghi
Theo TTO
Tiếp đến, khi công trình nghiên cứu hoàn tất, nhà khoa học tiếp tục phải “chạy” để được nghiệm thu. Có nghĩa ở khúc đầu và khúc cuối, người nghiên cứu khoa học phải chi tiền. Tiền đó chi cho ai? Chi cho những người có quyền duyệt đề tài, nghiệm thu. Tiêu cực nhìn từ phía người quản lý khoa học cũng có thể nói xuất phát từ bất cập về mức lương quá thấp. Lương thấp khiến người ta trông vào thu nhập tiêu cực từ chuyện “lại quả”, “trích phần trăm hoa hồng”. “Cơ chế chạy chọt” này là một kiểu giết khoa học. Vì “chạy” nên có không ít đề tài vô thưởng vô phạt cũng được đăng ký, tốn kém tiền nhà nước. Người chủ trì đề tài và duyệt đề tài có thể phóng đại ý nghĩa quan trọng của đề tài đó để hợp thức hóa việc “cho đăng ký”. Vì “chạy” nên nhiều công trình không có giá trị hoặc làm chưa nghiêm túc, hời hợt cũng được nghiệm thu một cách dễ dãi. Có những công trình nghiên cứu gian dối, ăn cắp kết quả nghiên cứu của người khác cũng được nghiệm thu.
Dĩ nhiên, với một số nhà khoa học có uy tín, người ta không cần phải “chạy” mới có đề tài, mới được nghiệm thu. Nhưng nhiều người trẻ, người mới thì gặp khó khăn với những tiền lệ đáng buồn trong khoa học. Nhiều người dù không muốn chấp nhận thực trạng tiêu cực nhưng vì nó liên quan tới vấn đề “cơm áo”, tặc lưỡi chấp nhận “chạy” cho nhanh, cho đầu xuôi đuôi lọt. Cũng có nhiều đề tài tốt, nhưng tác giả cũng phải chịu chung cơ chế “chạy”. Và một cơ chế được phổ biến, trở nên bình thường kéo dài nhiều năm có thể giết chết động cơ nghiên cứu khoa học trong sáng, hoài bão khoa học của nhiều người.
Đây là việc nếu không thay đổi thì khó có được thế hệ những nhà khoa học kế cận lao động chân chính, cống hiến thật sự.
Trước mắt, những tiêu cực trong khoa học cần có mức chế tài nghiêm khắc. Nếu không kiên quyết thì khó có thể thay đổi thực trạng nghiên cứu khoa học đang còn nhiều bất cập như hiện nay.
VĨNH HÀ ghi
Theo TTO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét