Forbes: Việt Nam mất dần sức hút
Khi tình hình khó khăn, một lượng không đếm xuể các doanh nghiệp đã âm thầm ra đi, số khác đang cố gắng chống chọi chờ tình hình sẽ đổi khác.
Trước đây khi doanh nhân David Lin đến từ Đài Loan tiếp nhận một nhà máy chế biến gỗ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1 giờ lái xe, anh cho rằng nhà máy sẽ nhanh chóng kiếm được tiền nhờ đội ngũ lao động giá rẻ của Việt Nam. Trước đây, nhà máy mang lại doanh thu 6 triệu USD/năm.
Câu chuyện trên diễn ra vào năm 2003. Nay, anh Lin, khi đã 32 tuổi, đang tìm hướng đầu tư sang nhiều nước châu Á khác. Anh đang chứng kiến tình trạng lợi nhuận sụt giảm bởi công nhân liên tục đòi tăng lương.
Lạm phát tại Việt Nam tăng cao, chi phí đội lên, nguồn thu nhập của những công ty nội thất mua gỗ từ nhà máy do anh Lin sản xuất sụt giảm. Yuan Chang Industry Vina Co (công ty của anh Lin) bắt đầu thiệt hại về tài chính. Anh Lin cân nhắc chuyển đến một nước Nam Á và tính chuyện bán quyền thuê nhà máy rộng 35 nghìn mét vuông và ra đi. Anh nói: “Địa điểm tiếp theo có thể sẽ là Bangladesh hoặc Ấn Độ".
Hoạt động tại nhà máy của anh Lin vẫn tiếp diễn. Anh Lin cho rằng công nhân khu vực Nam Á nói tiếng Anh tốt hơn công nhân Việt Nam và họ làm việc chăm chỉ hơn: “Chẳng ai muốn nói đến điều này, thế nhưng công nhân liên tục đòi tăng lương là thực tế chúng tôi đang đối mặt. Chủ doanh nghiệp chẳng còn cách nào khác để giải quyết vấn đề tại Việt Nam nên đành chấp nhận “sống chung với lũ” thôi.”
Trước đây giới điều hành doanh nghiệp nước ngoài thường nhắc đến Việt Nam khi họ nói đến việc tránh đi tình hình chi phí tăng quá cao tại “công xưởng thế giới” Trung Quốc. Thế nhưng từ năm 2008, mọi chuyện cũng dần khác. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cam kết đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giảm xuống 14,7 tỷ USD, từ 19,9 tỷ USD năm 2010. Đầu tư thực tế giảm 35% xuống 11,5 tỷ USD trong năm 2011.
Hàng nghìn công ty nước ngoài đã khởi động hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ khi kinh tế mở cửa vào năm 1987. Nay khi tình hình khó khăn, một lượng không đếm xuể các doanh nghiệp đã âm thầm ra đi, số khác đang cố gắng chống chọi chờ tình hình sẽ đổi khác. Công ty nghiên cứu thị trường TNS (Anh) nhận xét tình hình khó khăn đã khiến không ít người Việt Nam không còn có đủ khả năng mua hàng xa xỉ nữa.
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn khác như đường sá, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp bẩn và ở trong tình trạng không tốt khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Điện có khi còn bất ngờ bị cắt. Ông Tai Hui, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của ngân hàng Standard Chartered, nhận xét: “Khó khăn trong đầu tư vào Việt Nam cũng không khác gì so với nhiều thị trường mới nổi khác, còn khó khăn về thể chế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống tài chính chưa thực sự phát triển. Thế nhưng từ năm 2007, Việt Nam chịu tác động nặng nề từ lạm phát cao, tiền đồng mất giá và nguồn cung USD hạn chế.” Theo báo cáo thường niên năm 2012 của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 98/183 nước, thấp hơn 11 bậc so với năm 2008.
Ông Bruce Lee, giám đốc công ty thiết bị Elma Vietnam Industrial, nói: “Nếu bạn hỏi tôi bây giờ có nên đến Việt Nam không, tôi sẽ nói không". Nếu nhìn qua thì dường như giá cả tại Việt Nam rẻ nhưng giá cả tăng nhanh và thị trường nội địa không phát triển nhiều. Tuy nhiên ông cũng không khuyên đầu tư vào thị trường Trung Quốc, ngoại trừ một số tỉnh ở miền Tây Trung Quốc.
Những công ty bán hàng giá rẻ như quần áo cho người tiêu dùng Việt Nam có thể sẽ vẫn kinh doanh có lãi và những nhà máy ở khu vực xa xôi có sẵn đội quân lao động sẵn sàng làm việc gần nhà. Nhiều doanh nhân khác sẽ vẫn trụ lại bởi họ tin Việt Nam vẫn giữ cho môi trường kinh doanh ổn định. Chính phủ Việt Nam đã giảm bớt hàng rào thuế quan và mở rộng lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước còn hạ lãi suất, doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Trong khi nhà đầu tư từ một số nước khác giảm mạnh đầu tư vào Việt Nam trong năm 2011, nhà đầu tư Hồng Kông quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và nhà đầu tư Nhật vẫn giữ nguyên quan điểm. Các công ty sản xuất Nhật đang tìm kiếm một cơ sở sản xuất mới sau khi động đất và sóng thần tại Nhật cũng như lũ lụt tại Thái Lan tác động xấu đến sản xuất của Nhật. Năm 2011, lượng vốn đầu tư mà nhà đầu tư Nhật cam kết dành cho Việt Nam cao thứ 2, khoảng 2,44 tỷ USD (cao hơn so với mức 2,40 tỷ USD năm 2010), chỉ thấp hơn so với Hồng Kông.
Câu chuyện trên diễn ra vào năm 2003. Nay, anh Lin, khi đã 32 tuổi, đang tìm hướng đầu tư sang nhiều nước châu Á khác. Anh đang chứng kiến tình trạng lợi nhuận sụt giảm bởi công nhân liên tục đòi tăng lương.
Lạm phát tại Việt Nam tăng cao, chi phí đội lên, nguồn thu nhập của những công ty nội thất mua gỗ từ nhà máy do anh Lin sản xuất sụt giảm. Yuan Chang Industry Vina Co (công ty của anh Lin) bắt đầu thiệt hại về tài chính. Anh Lin cân nhắc chuyển đến một nước Nam Á và tính chuyện bán quyền thuê nhà máy rộng 35 nghìn mét vuông và ra đi. Anh nói: “Địa điểm tiếp theo có thể sẽ là Bangladesh hoặc Ấn Độ".
Hoạt động tại nhà máy của anh Lin vẫn tiếp diễn. Anh Lin cho rằng công nhân khu vực Nam Á nói tiếng Anh tốt hơn công nhân Việt Nam và họ làm việc chăm chỉ hơn: “Chẳng ai muốn nói đến điều này, thế nhưng công nhân liên tục đòi tăng lương là thực tế chúng tôi đang đối mặt. Chủ doanh nghiệp chẳng còn cách nào khác để giải quyết vấn đề tại Việt Nam nên đành chấp nhận “sống chung với lũ” thôi.”
Trước đây giới điều hành doanh nghiệp nước ngoài thường nhắc đến Việt Nam khi họ nói đến việc tránh đi tình hình chi phí tăng quá cao tại “công xưởng thế giới” Trung Quốc. Thế nhưng từ năm 2008, mọi chuyện cũng dần khác. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cam kết đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giảm xuống 14,7 tỷ USD, từ 19,9 tỷ USD năm 2010. Đầu tư thực tế giảm 35% xuống 11,5 tỷ USD trong năm 2011.
Hàng nghìn công ty nước ngoài đã khởi động hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ khi kinh tế mở cửa vào năm 1987. Nay khi tình hình khó khăn, một lượng không đếm xuể các doanh nghiệp đã âm thầm ra đi, số khác đang cố gắng chống chọi chờ tình hình sẽ đổi khác. Công ty nghiên cứu thị trường TNS (Anh) nhận xét tình hình khó khăn đã khiến không ít người Việt Nam không còn có đủ khả năng mua hàng xa xỉ nữa.
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn khác như đường sá, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp bẩn và ở trong tình trạng không tốt khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Điện có khi còn bất ngờ bị cắt. Ông Tai Hui, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của ngân hàng Standard Chartered, nhận xét: “Khó khăn trong đầu tư vào Việt Nam cũng không khác gì so với nhiều thị trường mới nổi khác, còn khó khăn về thể chế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống tài chính chưa thực sự phát triển. Thế nhưng từ năm 2007, Việt Nam chịu tác động nặng nề từ lạm phát cao, tiền đồng mất giá và nguồn cung USD hạn chế.” Theo báo cáo thường niên năm 2012 của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 98/183 nước, thấp hơn 11 bậc so với năm 2008.
Ông Bruce Lee, giám đốc công ty thiết bị Elma Vietnam Industrial, nói: “Nếu bạn hỏi tôi bây giờ có nên đến Việt Nam không, tôi sẽ nói không". Nếu nhìn qua thì dường như giá cả tại Việt Nam rẻ nhưng giá cả tăng nhanh và thị trường nội địa không phát triển nhiều. Tuy nhiên ông cũng không khuyên đầu tư vào thị trường Trung Quốc, ngoại trừ một số tỉnh ở miền Tây Trung Quốc.
Những công ty bán hàng giá rẻ như quần áo cho người tiêu dùng Việt Nam có thể sẽ vẫn kinh doanh có lãi và những nhà máy ở khu vực xa xôi có sẵn đội quân lao động sẵn sàng làm việc gần nhà. Nhiều doanh nhân khác sẽ vẫn trụ lại bởi họ tin Việt Nam vẫn giữ cho môi trường kinh doanh ổn định. Chính phủ Việt Nam đã giảm bớt hàng rào thuế quan và mở rộng lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước còn hạ lãi suất, doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Trong khi nhà đầu tư từ một số nước khác giảm mạnh đầu tư vào Việt Nam trong năm 2011, nhà đầu tư Hồng Kông quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và nhà đầu tư Nhật vẫn giữ nguyên quan điểm. Các công ty sản xuất Nhật đang tìm kiếm một cơ sở sản xuất mới sau khi động đất và sóng thần tại Nhật cũng như lũ lụt tại Thái Lan tác động xấu đến sản xuất của Nhật. Năm 2011, lượng vốn đầu tư mà nhà đầu tư Nhật cam kết dành cho Việt Nam cao thứ 2, khoảng 2,44 tỷ USD (cao hơn so với mức 2,40 tỷ USD năm 2010), chỉ thấp hơn so với Hồng Kông.
Ngọc Diệp
Theo TTVN/Forbes Asia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét