Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Một bình luận hay về chuyện ĐBQH Yến trên Blog này: Mình muốn nói lời trung thực nhưng người ta cũng không cho mình được trung thực.

Một bình luận hay về chuyện ĐBQH Yến trên Blog này:
Mình muốn nói lời trung thực nhưng người ta cũng không cho mình được trung thực.

Triết gia nói...
 
Hãy quên tất cả những chuyện đã xảy ra và đừng bận tâm chuyện gì sẽ
xảy ra. Việc của chị đã xong rồi. Nó như một sứ mệnh thiên khải. Phải
có một Đặng Thị Hoàng Yến để lịch sử QH Việt Nam ghi nhận lại một điều
rất hài hước, đó là ra khỏi đảng là chuyện bình thường nhưng vào thời
điểm 2012 bà Yến trở thành là người có tội, bị người ta ném đá như
người đàn bà ngoại tình trong Kinh thánh Cựu ước. Mình muốn nói lời
trung thực nhưng người ta cũng không cho mình được trung thực.

Chuyện còn lại ngày mai trên báo chí và dư luận là ngoài mình, hãy cứ
để nó diễn tiến như nó phải diễn tiến. Cơn sinh nở của xã hội dân chủ
như cơn đau đẻ của người đàn bà. "Cửa hạnh phúc đầy tiếng rên la". Để
có được đứa con dân chủ thì đất nước phải trả giá bằng tiếng khóc và
máu từ "cửa mình" của dân tộc.

Quyền con người là giá trị phổ quát mà toàn nhân loại tôn
lên làm giá trị hàng đầu. Nếu như quyền đó không được bảo vệ thì làm
doanh nghiệp hay làm bất cứ ngành nghề gì khác cũng chỉ là vô nghĩa,
bởi vì con người sẽ bị xâm phạm đến nơi sâu thẳm nhất, đó chính là
phẩm giá. Con người hạnh phúc hay không, có làm được gì cho nhân loại được hay không, không phải là nhiều tiền hay quyền
thế, mà là được tôn trọng phẩm giá.

Samurai Nhật Bản có một câu: "Chiều hôm qua một đạo quân không làm tôi
sợ. Tối hôm nay tôi sợ bóng mình". Nếu như mình không làm điều gì có
lỗi với thiên lương thì không sợ ai cả. Kể cả thế giới lên án.

Giê Su xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Thế mà loài người
lại đóng đinh ngài trên cây thập giá. Mắng chửi, bêu rếu, đi suốt 12
chặng đường đẫm máu cho đến khi treo ngài trên đỉnh đồi Golgotha. Đại đệ tử
của ngài là Phê Rô sợ hãi chối chúa, nói rằng không phải là học trò
của ngài để khỏi bị liên can. Yu Đa bán ngài chỉ với ba mươi đồng
bạc.Trên 12 chặng đường thập giá đó, chỉ có một người đàn bà đến lau
mặt cho ngài. Người đó tên là Madalina - một người làm nghề gái điếm
lúc bấy giờ, không biết ngài là ai. Hóa ra, nhân cách và bản lĩnh của
một cô gái điếm còn hơn cả thánh Phê Rô.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét