Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

XIN HỎI: BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN PHẠM LỖI GÌ ?

Trong bối cảnh báo chí chính thống và một bộ phận dư luận dùng mọi lời lẽ đao to búa lớn lên án chị Yến khi chỉ nhìn vào một vài sai sót do chủ quan, vội vã không cân nhắc kỹ lúc điền hồ sơ lý lịch ứng cử ĐBQH của chị Yến cũng như có thể chị cũng không trình bày rõ lý lịch của mình trong các buổi làm việc với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Ủy ban bầu cử... thì vẫn có một số bài viết dũng cảm nói lên sự thật khách quan; điều này thật đáng quý. Bài viết dưới đây là một ví dụ. 
Tiếc là Blog phải cắt bỏ một số đoạn phê phán quá mạnh những thực tế nóng bỏng hiện nay của đất nước mà dư luận vừa qua đã quá chú ý làm một số người lãnh đạo không hài lòng.
Đặc biệt tôi đánh giá rất cao việc chị Yến dám dũng cảm, công khai bảo vệ quan điểm, cách nghĩ của mình khi đối diện với một sức ép khủng khiếp của cả một hệ thống chính trị (Mặt trận, Đảng, Quốc hội...) và một bộ phận dư luận quá tin vào các thông tin phát đi từ bộ máy tuyên truyền hiện nay: đó là việc chị vẫn khẳng định mình hoàn toàn trung thực khi khai, chỉ có thiếu sót là chủ quan, nghĩ thế nào viết thế đó và đơn giản hóa việc khai.

XIN HỎI: 
BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN PHẠM LỖI GÌ ? 
  
 Nguyễn Huy Canh

Là một cử tri tại HẢI PHÒNG, tôi không có chút quan hệ lợi ích gì với dân biểu HOÀNG YẾN, nhưng mấy tháng nay có nhiều báo chí đã có những la ó về bà với những lời lẽ không kém phần giận dữ, hằn học-có phải họ đang đại diện cho tiếng nói, cho nguyện vọng của cử tri về phẩm chất của một ĐBQH? Điều đó làm cho tôi suy nghĩ nhiều về sự kiện này.
Vì sao báo Cựu chiến binh, báo Người cao tuổi cho bà là một kẻ thiếu trung thực (tức là lừa dối) trong hành vi kê khai lí lịch? Và tìm nhiều lời lẽ không đẹp về đời tư của bà? Sau nhiều thông tin có được, tôi khẳng định rằng, lỗi một phần về những điều khoản phải kê khai trong hồ sơ, cũng như sự trợ giúp, hướng dẫn của các cán bộ bên nội vụ. Bà bỏ sinh hoạt đảng trong một thời gian dài, nhưng chi bộ của bà lại không có một hình thức kỉ luật nào. Việc bỏ đảng xuất phát từ việc không sinh hoạt như trên lại không có nội dung phải kê khai trong các biểu mẫu của hồ sơ, như mọi người đã biết. Cái lỗi ở đây phải chăng bà đã không kể ra bằng miệng sự kiện ấy khi viết lí lịch?


Đúng là bà HOÀNG YẾN đã có lỗi trong việc này chứ không như kết luận của Đông A về một sự trung thực của bà, nhưng đó chỉ là kết quả của một sự nhận thức chưa sâu xa về những hệ lụy của nó mà thôi. Hoặc giả nó chỉ là phản ứng còn nhiều lấn cấn của ý chí đạo đức và của tư duy chính trị trong những hoàn cảnh tức thời. Lỗi đó chỉ mang tính kĩ thuật, hoặc tiểu tiết, không thể kết luận có tính chất nâng quan điểm về một sự lừa dối, không trung thực được.
Những kẻ như chủ tịch Hiền, Tiên Lãng-HP, cố tình không kê khai lí lịch khủng của bố vợ trong hồ sơ, đó mới là cơ hội, là sự lừa dối Đảng và nhân dân, đáng làm cho chúng ta giận dữ và lên án.
Là ĐBQH, không sâu sát, không nói được nguyện vọng của dân như đại biểu Phước, hoặc tham ô tiền của của học sinh (trong vụ đầu tư máy tính) của đại biểu Mạc Kim Tôn (Thái Bình) mới đáng để chúng ta nổi giận, bức xúc và xem xét tư cách của ĐB.
Bà HOÀNG YẾN không lợi dụng chức vụ để tham nhũng tiền tỉ của nhân dân để mua sắm biệt thự, xe hơi đời chót, không là cái gậy chống lưng cho những kẻ bất lương làm điều ác với dân.
Là ĐBQH, bà đã có nhiều ý kiến xác đáng về thuế, về nguy cơ các hồ thủy điện, về tội phạm ngân hàng…Những điều đó phải nói là nguyện vọng, là lợi ích của nhân dân trong những tư tưởng của bà. Bà cũng đem lại nhiều việc làm, lợi ích cho công nhân trong tập đoàn Tân Tạo, cũng như nhiều việc làm từ thiện- đó là cái quí giá của một dân biểu.
Chỉ trích bà chưa đủ, có nhà báo còn đặt ra câu hỏi đầy cay cú: ai chống lưng cho bà?
Trong quan hệ xã hội, người ta phải tạo ra được những liên kết, những mối quan hệ để làm ăn, để tồn tại, đó là chân lí cuộc sống. Ai chống lưng cho ai được đặt ra là một câu hỏi ngớ ngẩn của tư duy triết học đời sống.
Điều làm cho chúng ta phải quan tâm, phải lên án cái kết quả của việc chống lưng ấy đưa tới việc tham những tiền tỉ của nhân dân, đưa tới hành vi lãng phí đem nhiều nghìn tỉ của quốc gia đổ ra sông ra biển, mà dân là người cuối cùng phải gánh chịu…Chống lưng để bà Hoàng Yến đem lại nhiều việc làm cho người lao động trong cái thời buổi suy thoái này, đó là điều mà chúng ta phải ủng hộ, phải ca ngợi. “kẻ” chống lưng ấy chính là giá trị, là tâm điểm qui tụ, là khát vọng của nhân dân lam lũ.
Vì sao những khuyết điểm tiểu tiết như vậy của một con người, một dân biểu lại bị báo chí của những ông già phê phán, nâng quan điểm ầm ĩ như vậy? Phải chăng những tờ báo này muốn lái dư luận, lái nhân dân vào sự kiện của bà để quên đi những thực tế, những hoàn cảnh, đời sống thực tiễn đầy nóng bỏng của đất nước như việc làm sai phạm của các tập đoàn nhà nước- một cái thùng không đáy mà chúng ta đã đầu tư vào đó quá nhiều nguồn lực quốc gia; (Blog cắt bỏ đoạn này)...............  
.....................
Tôi nghĩ rằng, nhân vô thập toàn, và những điều tiểu tiết không đáng để QH của nhân dân phải quá bận tâm. Việc bãi nhiệm bà ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN, nếu có xảy ra với QH sẽ là một điều đáng tiếc cho bà, cho QH, và cho tất cả chúng ta, những người đang đau đáu quan tâm tới vận đồ dân tộc.

2 nhận xét:

  1. Hãy quên tất cả những chuyện đã xảy ra và đừng bận tâm chuyện gì sẽ
    xảy ra. Việc của chị đã xong rồi. Nó như một sứ mệnh thiên khải. Phải
    có một Đặng Thị Hoàng Yến để lịch sử QH Việt Nam ghi nhận lại một điều
    rất hài hước, đó là ra khỏi đảng là chuyện bình thường nhưng vào thời
    điểm 2012 bà Yến trở thành là người có tội, bị người ta ném đá như
    người dàn bà ngoại tình trong Kinh thánh Cựu ước. Mình muốn nói lời
    trung thực nhưng người ta cũng không cho mình được trung thực.

    Chuyện còn lại ngày mai trên báo chí và dư luận là ngoài mình, hãy cứ
    để nó diễn tiến như nó phải diễn tiến. Cơn sinh nở của xã hội dân chủ
    như cơn đau đẻ của người đàn bà. "Cửa hạnh phúc đầy tiếng rên la". Để
    có được đứa con dân chủ thì đất nước phải trả giá bằng tiếng khóc và
    máu từ "cửa mình" của dân tộc.

    Quyền con người là giá trị phổ quát mà toàn nhân loại tôn
    lên làm giá trị hàng đầu. Nếu như quyền đó không được bảo vệ thì làm
    doanh nghiệp hay làm bất cứ ngành nghề gì khác cũng chỉ là vô nghĩa,
    bởi vì con người sẽ bị xâm phạm đến nơi sâu thẳm nhất, đó chính là
    phẩm giá. Con người hạnh phúc hay không, có làm được gì cho nhân loại được hay không, không phải là nhiều tiền hay quyền
    thế, mà là được tôn trọng phẩm giá.


    Samurai Nhật Bản có một câu: "Chiều hôm qua một đạo quân không làm tôi
    sợ. Tối hôm nay tôi sợ bóng mình". Nếu như mình không làm điều gì có
    lỗi với thiên lương thì không sợ ai cả. Kể cả thế giới lên án.

    Giê Su xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Thế mà loài người
    lại đóng đinh ngài trên cây thập giá. Mắng chửi, bêu rếu, đi suốt 12
    chặt đường đẫm máu cho đến khi treo trên đỉnh đồi Golgotha. Đại đệ tử
    của ngài là Phê Rô sợ hãi chối chúa, nói rằng không phải là học trò
    của ngài để khỏi bị liên can. Yu Đa bán ngài chỉ với ba mươi đồng
    bạc.Trên 12 chặng đường thập giá đó, chỉ có một người đàn bà đến lau
    mặt cho ngài. Người đó tên là Madalina - một người làm nghề gái điếm
    lúc bấy giờ, không biết ngài là ai. Hóa ra, nhân cách và bản lĩnh của
    một cô gái điếm còn hơn cả thánh Phê Rô.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn đã có cùng suy nghĩ theo hướng ủng hộ những người trung thực trong một xã hội mà người ta không muốn cho mình được trung thực.
    Bình luận của bạn quá hay, xin đưa lại thành 1 bài trên Blog này.

    Trả lờiXóa