Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

CAMPUCHIA QUAY TRÒN TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 24/4/2012
TTXVN (Angiê 21/4)


Trên đường từ Campuchia trở về sau khi tham dự cuộc họp lần thứ tư của nhóm BRICS, ngày 29/3, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, dừng chân ở Phnôm Pênh mấy ngày, trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc ngày 3/4. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc kết thúc bằng một bản thông cáo chung dài nói về việc tăng cường hợp tác kinh tế và mở rộng mối quan hệ về an ninh (đấu tranh chống khủng bố, buôn người và ma túy), mở rộng hợp tác quân sự trên mọi khía cạnh và soạn thảo bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông. Theo ông Jean-Paul Yacine, nhà phân tích chính trị của tạp chí “Tin Trung Hoa”, chặng dừng chân của Hồ Cẩm Đào tại Campuchia đã làm dấy lên các cuộc tranh luận về sức nặng ngày càng tăng của Trung Quốc ở vương quốc chùa tháp này.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, vào hôm trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN, gây ra những ý kiến khác nhau trong giới bình luận cũng như ở Philippin, nước nghi ngờ Sự “công minh” của nước chủ nhà vốn bị cáo buộc là “chư hầu” của Trung Quốc. Ngày 31/3, hãng Reuters, công bố một văn bản cho biết Hồ Cẩm Đào có thể đề nghị Thủ tướng Campuchia Hun Sen không tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tranh luận giữa các nước thành viên ASEAN về biển Đông, một vấn đề gây ra bao tranh cãi giữa Bắc Kinh và nhiều nước thành viên, trong đó có Philippin và Việt Nam.
Ngày 2/4, tờ nhật báo tiếng Anh “Cambodge Daily” phát đi một bài bình luận của tiến sĩ Lao Mong Hay. Là người được đào tạo tại Anh và thường phê phán sự xích lại gần Trung Quốc, nước mà ông cho là đóng vai trò quyết định trong sự phát triển mạnh mẽ của Khơme Đỏ, Lao Mong Hay nói rằng “Hội nghị cấp cao ASEAN có thể sẽ bị Trung Quốc sử dụng để, thông qua tiếng nói của Campuchia, mở rộng lợi ích địa chiến lược của mình”.

Tác giả bài báo còn nói thêm rằng: “Một số nước ASEAN không còn tin Campuchia có khả năng giữ được thái độ trung lập trong vai trò chủ tịch khi nhiều nước có ý định bày tỏ nỗi lo ngại của mình về ý đồ của Trung Quốc”. Văn bản do hãng Reuters phát ra và những lời bình luận lại trái ngược với những tuyên bố chính thức, trong khi tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Campuchia Hun Sen phê phán gay gắt tiến sĩ Lao Mong Hay và tờ “Cambodge Daily”, đồng thời phủ nhận mọi sự can thiệp của Trung Quốc.
Ngoài cuộc tranh luận, những cuộc trao đổi liên quan đến mối nghi ngờ và những điều xúc phạm giữa các nhà báo, nhà quan sát và Chính quyền Phnôm Pênh được tiếp nối bằng một số tuyên bố của Ngoại trưởng Philippin. Ông Alver Del Rosario, với lời lẽ mạnh mẽ phê phán ý đồ của Trung Quốc, ngay tại phiên khai mạc, nhấn mạnh để các nước thành viên thông qua, mà không có sự tham gia của Trung Quốc, lập trường chung về một Bộ quy tắc ứng xử vốn rất khó có khả năng được thông qua nhưng được coi như một bộ luật ở biển Đông. Ông nói: “Chúng ta hy vọng rằng thương lượng sẽ thực sự tiến triển, không những về hình thức mà cả về nội dung.”
Cuối cùng, như để thúc đẩy thêm bước khởi đầu của tiến trình phân hóa vốn là biểu hiện của sự tương phản giữa tình hình chính sách đối nội của các nước thành viên dưới chiếc bóng của Trung Quốc, ngày 3/4, Inđônêxia và Philippin đã tẩy chay phiên họp đầu tiên về nhân quyền. Các nước này định qua đó phản đối việc chính phủ nhiều nước ASEAN kiểm soát các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự vì muốn làm dịu một vài trong số các vấn đề nghiêm trọng nhất mà dân chúng trong vùng phải gánh chịu.
Về mặt này, các tổ chức phi chính phủ do Chính quyền Phnôm Pênh lựa chọn lại tránh nói đến các vụ vi phạm nhân quyền ở Campuchia trong các vụ chuyển nhượng đất cho các tổ hợp chế biến lương thực, trong đó có nhiều tổ hợp của Trung Quốc. Các tổ chức khác có thái độ phê phán mạnh hơn và cứng đầu hơn, lại hoàn toàn bị cấm tham đự hội nghị.
Các tổ hp lớn của Trung Quốc trở lại. Liên minh Trung Quốc- Khơme mi
Sự xích lại gần nhau giữa Phnôm Pênh và Bắc Kinh được khởi đầu từ năm 1992 trong bối cảnh hoàn toàn khác với những năm bảo hộ, từ thời Sihanouk, dưới thời Lon Nol, rồi trong thời kỳ Khơme Đỏ. Từ những năm 1990 người Trung Quốc chiếm giữ vị thế ngày càng có nhiều ảnh hưởng ở Campuchia, sau khi bị Pháp khoanh lại trong vai trò thương nhân, rồi bị Sihanouk kiềm chế, bị loại trừ dưới thời Sirik Matak, bị những kẻ Pol Pot quấy nhiễu và tàn sát (khoảng 200.000 người chết theo chuyên gia về Khơme Đỏ Steve Heder) vì bị coi là “dân thành thị tham nhũng” cần phải tiêu diệt và cải huấn, và cuối cùng bị Việt Nam loại hẳn ra ngoài cuộc.
Sau 11 năm Việt Nam có mặt về quân sự ở Campuchia, hiệp định Pari năm 1991 đã làm thay đổi tình thế. Việc “giải quyết tổng thể vấn đề Campuchia” chấm dứt một thời kỳ được đánh dấu bởi cuộc kháng chiến âm ỉ chống kẻ chiếm đóng, đi đâu là các đơn vị Khơme Đỏ còn sót lại được Trung Quốc và cộng đồng quốc tế – trong đó có cả Mỹ và các nước châu Âu – cung cấp vũ khí dưới chiêu bài viện trợ cho ba phái chống Việt Nam, trong đó thực tế chỉ có Khơme Đỏ hoạt động có hiệu quả trên lãnh thổ Campuchia.
Vai trò của Đảng Nhân dân Campuchia không ngừng được tăng cường để hướng dấn tới độc quyền về chính trị sau một thời kỳ dân chủ ngắn ngủi bắt đầu bằng cuộc bầu cử do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1993. Ngay từ năm 1991, chế độ Phnôm Pênh tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội Trung Quốc hồi sinh như trước thời kỳ bảo hộ, xoay quanh các hội đoàn tương ứng với xuất xứ địa lý của các cộng đồng.
Trong khi mối quan hệ giữa Đảng Nhân dân Campuchia và Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển sâu rộng hơn mối quan hệ truyền thống được thiết lập trong những năm 1970 bởi Chu Ân Lai với Hoàng gia Campuchia hiện nay bị Hun Sen loại ra ngoài cuộc và chỉ có vái trò thứ yếu, lợi ích chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Nhân dân Campuchia – vốn có mối liên hệ trực tiếp với nhau – tăng gấp đôi. Cả hai đảng quả thực đều muốn làm cho nhau quên đi mối quan hệ với chế độ Khơme Đỏ để tập trung vào phát triển kinh tế.
Về khía cạnh này, sự phản đối gay gắt của Thủ tướng Hun Sen đối với mọi hành động Lên án những kẻ tình nghi mới tại tòa án lưỡng viện Phnôm Pênh hiện đang, xét xử các lãnh đạo cao nhất của chế độ Pol Pot, hoàn toàn phù hợp với ý muốn của ban lãnh đạo Trung Quốc. Nước Trung Quốc hiện đại muốn sang trang mới sau khi hỗ trợ bền bỉ và vô điều kiện những kẻ giết người cực đoan dưới chế độ Campuchia dân chủ, kể cả vào những thời điểm tệ hại nhất với các cuộc tàn sát hàng loạt trong thời kỳ 1975-1978.
Từ đó, hợp tác kinh tế với Trung Quốc không ngừng được mở rộng cùng với việc tăng cường quyền lực của Đảng Nhân dân nhờ sự hỗ trợ của một mạng lưới doanh nhân Trung Quốc và Trung Quốc gốc Khơme gắn bó chặt chẽ với giới đầu nậu nắm quyền.
Hoạt động không gì cưỡng lại đưc của Trung Quốc
Trong Nhà nước pháp quvền ờ Campuchia, không còn một thể chế mang nhãn hiệu dân chủ nào còn độc lập (bộ máy tư pháp, Hội đồng thẩm phán cấp cao, quyền lập pháp, ủy ban bầu cử đều phải tuân lệnh). Nhà nước pháp quyền cũng là nơi những tiếng nói phê phán thuộc xã hội dân sự dần dần bị kiểm soát theo cách khiến người ta nhớ lại sự ưu tiên tối cao mà Đảng cộng sản Trung Quốc dành cho yêu cầu ổn định chính trị. Sự suy yếu dần dần của Nhà nước pháp quyền tạo ra một khuôn khổ trong đó, Bắc Kinh như con cá gặp nước, dần dần biến đất nước này thành một cực phát triển, giống như Mianma, trong khuôn khổ chiến lược phát triển các tỉnh phía Nam và Tây- Nam của Trung Quốc.
Giống như Hoàng thân Sihanouk đã làm vào năm 1965, Đảng Nhân dân của Hun Sen ngả hẳn về phía Trung Quốc. Lần này, hệ thống quyền lực của Campuchia, dưới vỏ bọc dân chủ, trở thành một phiên bản của hệ thống Trung Quốc, bị điều khiển bởi các mạng lưới làm ăn đầy quyền lực vừa là động lực của tăng trưởng vừa là thành trì bảo vệ lợi ích của gia đình và phe nhóm.
Từ năm 2004, Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu vào Campuchia Theo Tân Hoa Xã, từ năm 1994 đến năm 2011, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc cộng lại lên tới 8,8 tỷ USD, chiếm 30% Tổng sản phẩm quốc nội của Campuchia. Đầu tư của Trung Quốc vào nước này tăng rất nhanh, chỉ riêng trong năm 2011 tăng 72% (theo con số chính thức của Campuchia). Hiện nay, đầu tư của Trung Quốc cao gấp hai lần so với đầu tư vào Bắc Triều Tiên hay vào Liên minh châu Âu (nơi Trung Quốc là nhà đầu tư thứ ba với 3,6 tỷ USD), cao hơn hẳn đầu tư của Mỹ và Nhật Bản (ít hơn khoảng 30 và 60 lần so với của Trung Quốc).
Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia được thực hiện bằng nhiều cách. Với các khoản cho vay với lãi suất thấp, đầu tư của Trung Quốc không những là sự hỗ trợ phát triển trong các lĩnh vực hạ tầng, vận tải, năng lượng, viễn thông, bảo vệ nguồn nước, mà còn là sự trợ giúp cho các công ty Trung Quốc, trong đó đông nhất là công ty quốc doanh hoạt động dưới danh nghĩa là công ty tư nhân trong các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp và du lịch.
Doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong số những công ty được chuyển nhượng nhiều nhất về công nghiệp thực phẩm, khai khoáng hay du lịch mà Campuchia dành cho các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm qua. Tổng diện tích đất chuyển nhượng hiện nay lên tới hơn 4 triệu hecta, chiếm 22% diện tích của nước này và rộng hơn diện tích nước Bỉ. Diện tích đất chuyển nhượng tăng nhanh vì tổng diện tích đất cho thuê tăng gấp 6 lần chỉ trong hai năm 2010 và 2011.
Vê mặt này, việc chuyển nhượng 34.000 hécta cho một công ty bất động sản thuộc thành phố Thiên Tân trong Vườn quốc gia Botum Sakor, ở phía Nam tỉnh Koh Kong (Tây-Nam Campuchia), rất đáng được chú ý. Vụ chuyển nhượng này không phù hợp với Luật đất đai của Campuchia cho thuê khu đất rộng hơn 10.000 héc ta, nhưng vẫn thực hiện được một cách hợp pháp nhờ sắc lệnh Hoàng gia năm 2008.
Khung cảnh trong khu rừng hoang dã cổ này thay đổi theo nhịp độ hoạt động của các loại xe máy làm đất. Một con đường cao tốc dài 64 cây số sắp hoàn thành nối với một khu giải trí của Trung Quốc có sòng bạc và hộp đêm và được lính quân đội hoàng gia và hiến binh Campuchia bảo vệ ở lối ra vào đây, là rất lớn và bao gồm một cảng cho tàu du lịch cao cấp và một sân bay, thậm chí một nhà máy thủy điện đang chuẩn bị được xây dựng trên một vùng đất được cho thuê rộng 9.000 hécta.
Chính sách cho thuê đất bằng hợp đồng 99 năm đang được thực hiện trên diện rộng ở Campuchia và là nguồn thu nhập mờ ám của giới đầu nậu, đe dọa sự cân bằng xã hội và môi trường của Campuchia, nước phần lớn vẫn sống nhờ sản xuất nông nghiệp và thu nhập của hơn 70% dân chúng vẫn phụ thuộc vào đất đai. Trong trường hợp này, chính sách nói trên gây phương hại tới hoạt động đánh cá truyền thống của hàng trăm gia đình bị gạt ra ngoài lề một cách không thương tiếc mà không được đền bù tương xứng.
Trong khi những người dân phải chuyển đi nơi khác bắt đầu lên tiếng phê phán hoạt động kinh tế mờ ám của các tổ hợp Trung Quốc được chính giới cầm quyền ủng hộ, tâm lý chống Trung Quốc có nguy cơ đang tập trung cao độ, giống như những gì diễn ra ở Mianma xung quanh đập thủy điện trên Myitsone và các đường ống dẫn dầu nối Vịnh Bengan với Vân Nam.
Trong sân sau truyền thống của mình, Bắc Kinh tạo điều kiện cho một mạng lưới phát triển vốn đang bị một bộ phận trong chính giới phản đối ở ngay chính Trung Quốc. Những người này phê phán các khoản đầu tư khổng lồ vào hạ tầng và dự án công nghiệp hay du lịch, tạo điều kiện cho tham nhũng ồ ạt, bất chấp những đòi hỏi của xã hội về y tế, giáo dục và giúp đỡ người nghèo hay người cao tuổi./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét