Giá trị kinh tế của quan chức…
January 29, 2012 By
Dĩ nhiên là chúng ta cần lãnh đạo để đất nước được thăng hoa và ổn định; nhưng theo kinh nghiệm của mấy ngàn năm lịch sử, càng nhiều lãnh đạo thì người dân càng nghèo. Một đứa trẻ lên 3 cũng hiểu rằng cả gia đình chỉ “sản xuất” được 5 bát cơm, mà tới 10 miệng ăn thì có đứa phải đói. Gặp cha mẹ tham lam, ăn luôn phần con cháu thì các em chỉ từ bị thương đến chết yểu.
Ai đã học MBA chắc nhớ câu chuyện khôi hài này. Một ông vào tiệm nuôi thú hỏi mua một con vẹt biết nói làm quà cho vợ (chắc ông nghĩ có nó thì vợ mình sẽ im bớt chăng? đàn ông lúc nào cũng ngu?). Cô bán hàng nói giá 1 ngàn đô cho con này. “Ồ, sao đắt thế” “Nó biết hát nữa cơ” Cô ra dấu và con vẹt ca ngay bài “năm anh em trên 1 chiếc xe tăng”. Ông khách khoái lắm, nhưng hỏi thêm “Còn con này?” “Nó đến 2 ngàn đô, vì ngoài hát, nó còn biết đi diễn hành, nhẩy múa và thuộc lòng 20 bài diễn văn quan trọng của XHCN” Ông khách chỉ vào con thứ ba. Cô bán hàng,” Bác trả nổi không? 4 ngàn đô đấy.” “Nó biết làm gì?” “ Không biết làm gì cả. Nhưng 2 con kia gọi nó là – Đồng chí lãnh đạo -”.
Đóng góp của nghề làm quan
Sau bài viết về máu làm quan của thế hệ 9X, tôi nhận khá nhiều phản hồi. Một bạn đọc ấm ức là nghề làm quan cũng là một đóng góp cao quý cho xã hội và nhiều ông quan cũng rất tốt và liêm chính. Ông bạn này hiểu lầm tôi rồi. Chăc chắn không có nghề nào xấu và tôi đã từng gặp nhiều người quân tử hành nghề đạo chích. Vì đây là góc nhìn về kinh tế, nên tôi xin được bỏ qua chuyện đạo đức và chánh trị, mà chỉ xin phân tích khía cạnh giá trị đóng góp thực sự của các quan chức trong quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Đây mới thực sự là tài sản và thu nhập chính yếu làm “dân giàu nước mạnh”; không phải là các số liệu thống kê mơ hồ như GDP, CPI hay “chỉ số hạnh phúc”.
Trước hết, ở các nước theo kinh tế thị trường, phần lớn công chức được coi như trọng tài. Nhiệm vụ của họ là đặt ra luật lệ của sân chơi và theo dõi giám sát không cho cầu thủ nào phạm luật.
Vì vậy, trong 22 vận dộng viên của trận bóng đá, chúng ta có 3 trọng tài. Trong vận hành nền kinh tế quốc gia, công chức Mỹ không được phép liên quan đến việc kinh doanh, vì mọi lạm dụng quyền lực sẽ gây bất công trên thị trường. Tóm lại, sự đóng góp của lãnh vực công trong quy trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ gần như không có. Tuy nhiên, mọi tiêu xài của chánh phủ qua tiền thuế hay nợ công đều được tính vào GDP tạo cảm giác là chánh phủ cũng góp phần tạo dựng tài sản quốc gia. Đây là một huyền thoại.Ở các nước có những “định hướng” lạ lùng khác, đôi khi trọng tài lại nhiều hơn cầu thủ, gây rối rắm cho cuộc chơi. Câu nói “vừa đá bóng vừa thổi còi” là một hiện tượng dễ thương ở các xứ này. Vì có quyền lực, nên luật lệ sân chơi cũng thiên về các “trọng tài-cầu thủ” này, còn gọi là các nhóm lợi ích. Họ độc chiếm các vị trí cốt lõi và dĩ nhiên, luôn luôn thắng giải đấu, dù có chơi dở hay ngay cả khi không thèm chơi.
Nghề làm quan đang ở chu kỳ thịnh vượng
Trên thế giới, nghề làm quan là một nghề có tốc độ tăng trưởng tốt. Ngay cả nuớc Mỹ, một nước mà người dân thường khinh rẻ chính trị gia và quan chức, nghề này cũng đã phát triển mạnh mẽ. Khi tôi qua Mỹ học vào 1963, các chánh phủ liên bang, tiểu bang, làng xã…tiêu xài khoảng 18% của GDP. Hiện nay, con số đã gia tốc đến 40 phần trăm, tổng cộng 5 ngàn 800 tỷ đô la mỗi năm. Số công chức ngày xưa tổng cộng khoảng 8 triệu người nay đã lên đến 22 triệu. Trong khi cả nước Mỹ suy thoái kinh tế vì giá bất động sản vỡ tung, nhà cửa các quận ngoại ô quanh thủ đô Washington DC lại tăng giá chóng mặt vì số lượng quan chức dưới triều đình Obama gia tăng ngùn ngụt. Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở Washington DC mà còn phổ thông ở khắp nơi trên mọi thủ đô của thế giới. Roma, Paris, Moscow, Beijing, Tokyo…
Trong khi đó, theo thống kê chính thức, Việt Nam có tổng cộng khoảng 2 triệu công chức, chưa kể quân đội và các lực lượng an ninh (thêm 1 triệu người). Nếu tính đổ đồng, chánh phủ tiêu xài khoảng 34% của GDP, một con số khá lớn so với các quốc gia láng giềng như Singapore (19%) và Thái Lan (18%).
Các con số trên không bao gồm số công chức trong hàng ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo một thống kê không chi tiết lắm của các chuyên gia chánh phủ, DNNN sử dụng 52% vốn của quốc gia, nhưng chỉ đóng góp 24% GDP. Nói kiểu nhà quê là năng suất họ khoảng 50% nhân viên làm ở lĩnh vực tư, hay 2 người làm việc của 1 người, hay 1 người ăn lương lậu gấp đôi một người cùng làm một công việc.
Sản xuất cần lãnh đạo?
Do đó, nếu gộp chung mọi con số với nhau thì ở Việt Nam có 21 triệu nhân công và doanh nhân phải làm việc để đóng thuế và lãnh nợ cho 3 triệu quan chức ngồi “lãnh đạo”. Dĩ nhiên là chúng ta cần lãnh đạo để đất nước được thăng hoa và ổn định; nhưng theo kinh nghiệm của mấy ngàn năm lịch sử, càng nhiều lãnh đạo thì người dân càng nghèo. Một đứa trẻ lên 3 cũng hiểu rằng cả gia đình chỉ “sản xuất” được 5 bát cơm, mà tới 10 miệng ăn thì có đứa phải đói. Gặp cha mẹ tham lam, ăn luôn phần con cháu thì các em chỉ từ bị thương đến chết yểu.
Đức Phật nói “tham, sân, si” là cội rễ của mọi đau khổ của thế nhân. Tôi nghĩ căn tính “làm quan” là một tổng hợp của các cội rễ này, do đó, là một bệnh tâm thần khá nặng của con người. Sự say mê danh vọng, hào quang, thành tích, sĩ diện, làm cha mẹ dân, để tiếng cho lịch sử, làm thánh sống (hay chết), ăn trên ngồi trước…đã gây nên bao đại họa cho bao triệu sinh linh trong quá khứ qua những bài học mà lịch sử không hề che dấu.
Thậm chí, cả trăm ngàn người dân của thành Troy và của quân Hy Lạp đã hy sinh về nước Chúa sớm vì chàng hoàng tử Trojan mê say bà vợ của vị vua láng giềng. Sau khi cả hai đã chạy theo tiếng sét ái tình, vị vua “vĩ đại” mất sĩ diện nên đem hơn 120 ngàn quân trên 1,100 chiến thuyền để tiêu diệt Troy.
Cho nên khi tôi nghe ngài Tập Cận Bình qua đây để lập Viện Khổng Tử đề xướng lại chủ nghĩa “quân, sư, phụ” (ủa, chuyện XHCN của Trung Quốc đi đến đâu rồi?) tôi nghe khiếp vía cho dân Tàu và các nô lệ. Dĩ nhiên, đạo Khổng phức tạp nhiều, nhưng ông Tập và các lãnh tụ chỉ muốn thần dân nhớ một điều: vua bảo dân chết thì dân phải chết để báo trung. Các phim TV của Tàu chiếu đi chiếu lại đề tài này. Một đệ tử của Tàu, lãnh tụ Kim Jong Il đã từng dọa đánh Hàn Quốc vì bọn này dám cứu sống một bà diễn viên mà ngài Kim mê say và sai thuộc hạ bắt cóc đem về Bắc Triều Tiên. Không biết cậu bé 28 tuổi con của ngài Kim hiện mê say món gì?
Một con ong nuôi 20 con ruồi
Nói chung, giá trị kinh tế của quan chức thì không nhiều; nhưng ảnh hưởng của nó trên phương diện xã hội thì vô cùng to lớn.
Trong 3 thập niên vừa qua, không hiểu sao dân số ong tại Bắc Mỹ bị giảm hơn phân nửa, gây thiệt hại nặng cho kỹ nghệ mật ong và môi trường sinh thái của hoa trái. Dr. John Hafernik tình cờ tìm ra nguyên nhân là một loại ruồi ký sinh trùng xâm nhập và đẻ trứng vào cổ các con ong. Một con ruồi li ti có thể sinh ra khoảng vài chục con và dùng thân thể ong làm thực phẩm để sinh sống, ngay cả khi con ong đã chết. Ruồi cũng chết theo nhưng chỉ sau khi phân hủy hoàn toàn thân xác ong.
Tôi nghĩ đến các xã hội với những thành phần ký sinh trùng đang bám chặt như bầy đĩa đói. Có hơi chua xót là những người tạo dựng tài sản thực sự cho quốc gia lại chết trước những kẻ ăn không ngồi rồi.
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
29 Dec 2011
T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 8 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
Comments
Cháu nghĩ nhiều khi xã hội lắm ung nhọt quá, Cần giải phẫu nhưng ai cũng sợ đau nên cứ để vậy. Chắc đợi thành ung thư quá
Khi một người mở miệng ra nói ‘Tái cấu trúc’ thì đã quá trễ rồi, nhưng có còn hơn không. Thật sự cái họ muốn nói là bơm cái dung dịch hóa học gì đó cho cái xác khỏi bị hôi thúi quá để còn trưng bày và ‘rỉa rói’ chút ít. Xác các con ong ở đây là các DNNN hay tư nhân có liên hệ lợi ích với nhau.
Chuyên gia nhà nước hay ngay cả mấy ông bà học hành làm việc nước ngoài cũng vậy, đa số họ chỉ là ‘con vẹt’ hay chỉ là phục vụ lợi ích cà nhân hay phe nhóm…
Mục tiêu của VN thì đầy tham vọng trở thành 1 nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa vào năm 2012, xây dựng một đất nước ” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, nếu không xây dựng được bức tường lửa ngăn cách giữa quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị thì việc đạt được tham vọng đó sẽ là thất bại lớn của Chính Phủ Việt Nam.
Nhất là khi VN gia nhập WTO xuất hiện một bầy ruồi “lợi ích nhóm” hô biến tài sản quốc gia thành tài sản cá nhân thông qua đầu cơ BDS – tài sản tài chính, hay qua cổ phần hóa nội bộ. Sẽ còn rất lâu nữa, cái giá trị kinh tế của quan chức sẽ trở về với đúng chức năng cầm còi chứ không ” vừa thổi còi vừa đá bóng” như hiện nay.
Chúc chú sức khỏe trong năm mới !
Họ ngồi trên đầu nhân dân, coi người dân như cỏ rác, thậm chí còn coi người nhân như con vật. Họ khệnh khạng, tự cao tự đại, là đỉnh cao của trí tuệ, họ xứng đáng được hưởng thành quả bằng mồ hôi, xương máu của triệu triệu người dân lao động và doanh nhân đóng thuế.
E kể một câu chuyện về văn hóa của một chính trị gia cấp quận: vào trưa ngày thứ bảy, tại một quán buffett hải sản ở Hải Phòng. Theo quy định của nhà hàng thì giá ngày thứ bảy cao hơn ngày thường. Vị quan chức này, các bạn quan chức va nhân viên dưới quyền bước vào xem menu và đọc qui định của nhà hàng. Xong, quan chức này, gọi chủ nhà hàng ra và tuyên bố : “hôm nay vẫn coi như là thứ sáu” với vẻ mặt tự hào, trong lúc đó quán khá đông khách.
E ngồi bên cạnh bực sôi máu lên và cảm thấy rất xấu hổ và ô nhục. Đó là thói cửa quyền, là văn hóa quan chức tiểu nông.
E đã bị chính trị gia xúc phạm không chỉ một lần. Đối với quan điểm sống của e, không ai tự cho mình cái quyền xúc phạm đến người khác. E rất trân quý văn hóa cư xử bình đẳng, tôn trọng và lịch sự.
Không phải tất cả, nhưng chính trị gia ở xứ này luôn luôn là những kẻ ………
Cảm ơn a nhiều!
Nhung hay~ tin la con 1 chut tia hy vong cho VN , boi vi gan day cac quan lo*’n co ve bat dau lang nghe du*. an “20 trieu may tinh bang cho cac em” cua anh. Hy vong la ho se “prove your article wrong” ….. Otherwise “history will repeat itself” again and again.
Cháu đã đọc nhiều lần tất cả các bài viết của Bác trong dịp tết này, đã thấy thật vui và ấm áp từ tiếng hát quê hương vẫn còn đọng lại trong tâm hồn Bác từ tuổi ấu thơ, đã cảm thấy cái gì đó xót xa cho bài viết cuối này của dịp tết. Nhưng bác ạ, trên hết cháu cảm thấy cái ấm áp và yêu thương từ những bài viết của Bác. Cuộc sống có chút xót xa cũng là để ta biết yêu thương nhiều hơn, thấy hạnh phúc hơn từ những niềm đau ấy, yêu thương ấy.
Xin tặng Bác những câu thơ của Mãn Giác Thiền Sư mà cháu cảm thấy có giá trị hơn cả ngàn vạn trang sách vở:
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước một nhành mai
Bản thân tôi thì quan điểm rằng điều gì xấu mà trong khả năng mình có thể thay đổi được thì phải thay đổi nó ngay , còn điều gì ngoài khả năng thì chấp nhận sự tồn tại của nó và thích nghi với nó , hãy để tâm sức vào những việc khác mà mình có khả năng hơn , có ích hơn …
Ho*n nu*a, khi phai “thich nghi voi no” thi da~ tu*. tao. cho minh 1 thoi’ hu* tat^ xau : chap nhan chuyen xau, coi do’ la le~ thuong’ tinh’. Cu*’ the^’ tinh’ trang. lai cang ngay cang tram trong hon…..
“Think different” la 1 giai phap tot^’ hon. Nhu*ng dong^’ y la , o VN, “act different” se ruoc hoa. vao than^ !
Năm mới cháu chúc bác có 1 sức khỏe tốt để có những bài viết hay hơn và giúp các bạn trẻ như cháu hiểu biết nhiều về cuộc sống.
Còn cháu, cháu cũng muốn làm qUan. Nhưng cháu ko phải con quAn. Tiếc thật bác ạ.
Thui, cố gắng mà sống, vươn lên khi ko đc làm quaN vậy.
Chủ trương “ thu thuế bằng lạm phát và góp vàng của dân” mà Trung quóc đang thực hiện đúng là không nước nào dám làm.
Việt Nam còn nhiều người cả họ sống khỏe vì làm quan chức nên sẽ không ai chịu từ bỏ “mâm cơm ngon” này.
Thiết nghĩ nếu có luật thừa kế trong đó qui định rõ nếu một công dân Việt Nam khi chết đi các tài sản để lại cho người được thừa kế sẽ phải đem so sánh với các khoản đóng thuế. Nếu tài sản nào phi pháp sẽ bị tịch thu giống như một số nước vẫn làm có lẽ Việt Nam sẽ được công bằng hơn.
Thúy Sơn
Cháu có một nguyện vọng là lúc nào đó chú sẽ viết một bài ngắn về những sự kiện, con người, yếu tố làm nên chú ngày hôm nay. Điều gì tạo nên chú Alan thật tuyệt vời, hay con người sinh ra đã thế hả chú?
Cháu thì chỉ thích làm doanh nhân không thích làm quan, nhưng thiết nghĩ vẫn phải cần kỹ năng chơi được với quan. Hy vọng chú sẽ có bài viết về những mối quan hệ kiểu này với góc nhìn của 1 doanh nhân thành công, để mình không biến chất nhưng vẫn đạt được việc kinh doanh.
Trân trọng cảm ơn chú và mong những bài tiếp theo.
Ông Michael Bloomberg ở New York không phải là công chức. Ông ta là một chính trị gia. Ông ta ra ứng cử và đắc cử thị trưởng New York. Công chức là người xin đi làm trong bộ máy nhà nước. Chức vụ của họ là do được bổ nhiệm chứ không phải bầu.
còn lâu tình hình mới khá lên được.
Không biết bao giờ mới xuất hiện một lãnh đạo có tâm & có tầm.
Chỉ có cách thét lên mới bày tỏ hết cảm xúc về bài này.
Thật không uổng công truy cập trong 2 tuần mới vô được. Sướng!
Bác Ala(n) ơi, em đã đọc hết các bài của bác trên trang này rồi, bây giờ thì không kiềm được niềm tâm đắc nên còm cho bác đây.
Sau khi đã kiếm nhiều tiền, bác muốn làm những điều có ý nghĩa hơn. Trong những điều tốt đẹp phải làm đó là viết, “phát tiết võ công”. Em nghĩ bác nên hạn chế mức thấp nhất tâm sức cho việc làm ăn, để dành nhiều thì giờ cho việc viết lách, như thế được không bác? Phải vài bài trong một tuần thì mới “đã”.
Ôi Alah, em đang rên lên vì … sướng đây!
Đa tạ, Bác Ala!
Kính chúc bác sức bền trên tháng ngày tươi đẹp đang qua …
“Cao ngất Trường Sơn, ôm ấp tình thương nước ra sông nguồn
Tìm về biển Ðông, tình yêu thành sóng Thái Bình Dương
Rồi từng đêm sương, sóng vỗ về ru giấc quê hương
Nhưng quê hương chưa ngủ, khi bom đạn tơi bời còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương.
“… Andreas, binh sĩ quân đội Đức, về phép nhưng rồi hết phép phải đón chuyến xe lửa ra đơn vị trên mặt trận Nga. Andreas tìm đủ cách để trốn, nhưng đến thành phố nào chuyến xe lửa ấy cũng chờ sẵn trên sân ga. Nhảy tàu, bỏ ngũ, thậm chí lấy một cô gái vừa quen biết, hòng xin thêm ít phép, tìm cách hoãn, Andreas vẫn bị bắt lại, vẫn bị dẫn ra sân ga và trông thấy chuyến xe lửa túc trực. Anh hiểu ra có hẹn với Thần Chiến tranh. Không thể chạy, không thể trốn. Tuổi trẻ của nước Đức không thể thoát chiến tranh vì chiến tranh là định mệnh khốc liệt mà dân tộc này phải gánh, vì đã đi tìm.”
Nhưng có lẽ như thế chưa đủ. Cháu rất biết ơn khi chú cho cháu 1 lời khuyên!
Cháu đã 5 năm nay làm 1 doanh nhân. Nhưng “oải” quá chú ơi! Những bài viết của chú khuyến khích động viên cháu rất nhiều, phải biết chấp nhận thất bại để đứng lên. Bỏ cuộc là thất bại…nhưng thấy chung nó vẫn lý thuyết hoá chú ạ! 5 năm chúng cháu đối đầu với quá nhiều thử thách, chúng cháu không sợ! Chúng cháu đang thua đó là sự nghịch lý của xã hội này! Muốn làm chính mình cũng không được, vào cuộc chơi chúng cháu phải chơi đúng ” luật” nếu không sẽ không được cho chơi! Cũng phải đi đêm, cũng nịn nọt, cũng cửa sau cửa trước…thôi đủ cả.
Cháu nghĩ cháu đã hết chịu nổi rồi, chúng cháu mơ ước có 1 sân chơi công bằng nhưng lấy đâu ra hởi chú? Nhiều lần cháu muốn chuyển hướng nhưng cũng khó lắm! “Đâm lao phải theo lao” có lẽ không chỉ có cháu mới lấy đó làm câu động viên chính mình mà nhiều doanh nhân khác cũng vậy cháu biết điều đó!
Chú tặng cho cháu 1 lời khuyên đầu năm mới là món quà ý nghĩa nhất với cháu!
Chân thành cảm ơn chú!
Xin cảm ơn TS Alan.
- Chúc Bác nhiều sức khoẻ và may mắn nhé.
- Mặt khác, hi vọng Bác bỏ tiền để mua nhiều hơn nữa chữ “Nhẫn”, rồi xài nó cho thoả mãn cái tâm phục dịch lợi ích nước nhà.
Bài viết của Bac hay quá, xin cám ơn Bác nhiều. Hy vọng luôn đọc được nhiều bài mới của Bác.
Nếu đặt bạn vào vị trí của những người quan tham mà các bạn đang phê phán trên đó … bạn lấy gì đảm bảo là bạn sẽ không làm như họ ? bạn có chắc rằng bản thân mình làm quan sẽ thanh liêm ?
Blog này là nơi sang trọng và tinh khiết. Nơi quý báu để học hỏi nên Thanh Nam đừng hỏi câu hỏi tầm thường đó.
Chào Nam!
Bản chất của quyền lực là lạm quyền. Tham nhũng cũng là ăn cắp. Liệu có nên hỏi là ở vị trí đó, bạn có ăn cắp hay không?
Thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm và bất lương… là những điều tồn tại trong cuộc sống. Nhưng chúng ta nên cổ vũ cho điều tốt hay xấu?
Nhận thức của mỗi con người đều có giới hạn như khi ta nhìn bằng ống nhòm. Ta chỉ nhìn rõ trường nhìn của mình đồng thời cũng tạo ra một trường mù khác. Vì vậy, con người phải tối đa hóa càng nhiều trường nhìn càng tốt. Từ sự hiểu biết về nhận thức giới hạn của con người như vậy nên tôi không dám tự cao tự đại (mà có dám cũng không được) vì tự biết mình còn nhiều “trường mù”.
Tôi rất trân quý và học hỏi rất nhiều từ blog này. Từ trong thâm tâm, tôi nói thật, tôi mong ước blog này là môi trường không ô nhiễm cho cả bạn và tôi nên mới tham gia trao đổi chứ không có hàm ý gì khác.
Có một tỷ phú nối tiếng đã nói như thế này: “Tự do là thiêng liêng, giảm thuế là giải pháp, chính quyền (quan chức) luôn luôn có vấn đề”.
Thân mến!
- Nếu làm quan: tôi có thể thanh liêm; tôi cũng có thể tham nhũng. Xác xuất là 50:50. Trong một hệ thống “canh toàn sâu”, giả sử là trên 90% là tham nhũng thì vẫn tồn tại thành phần thanh liêm. Có thể khái quát là A có thể dẫn đến B; A cũng có thể dẫn đến C
- Như vậy không thể nói “làm quan thì nhất định tham nhũng”, Vì A có thể là B, có thể là C kia mà!
- Do vậy, bảo rằng: bạn sẽ làm quan thanh liêm chứ? là một câu thách thức khá thú vị. Tuy nhiên, nếu hỏi “lấy gì bảo đảm” thì câu hỏi có vẻ khiêu khích. Bởi vì không có gì đảm bảo chắc chắn A chỉ là B; hoặc A chỉ là C. Hay nói cách khác, nêu việc “đảm bảo” ra đây chỉ để thách đố, cá cược … thì vui, còn nếu để tranh luận thì … thật buồn.
- Kết luận, việc ông Thống đốc Lê có công phát hiện tham nhũng (giả dụ); và việc người ta phát hiện hành vi tham nhũng của Thống đốc Lê là hai chuyện khác nhau. Người Thiện hay Kẻ Ác đều có quyền phê phán hành vi xấu. Hay nói cách khác, cái xấu cần được lên án bởi tất cả mọi người.
p/s: Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải bởi những kẻ ác, mà bởi vì những người chỉ đứng nhìn không chịu làm gì cả (Albert Einstein)
Tôi thấy câu cuối cùng của bạn trích dẫn rất hay đấy , vì nó nói rằng cả thế giới này toàn những con người nguy hiểm , bản thân ta hàng ngày hàng giờ luôn luôn đứng nhìn những điều sai trái diễn ra mà không làm gì cả … và nếu bạn cống hiến thì bạn sẽ cảm thấy sao khi về đến nhà nghe những câu đại loại như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” … bạn sẽ theo đuổi được bao lâu …
Thân ,
“…bản thân tôi cũng không phải là rảnh rang gì mà thích tranh luận để rồi chẳng được gì…”. Blog này không phải là chỗ cho người bận như Nam và những người đọc blog này được nhiều chứ không như Nam chẳng được gì.
Đừng còm linh tinh và phụ công lao và chủ blog.
Thân ái!
Nhà mình cũng làm quan, ba chồng làm hiệu trưởng, ba ruột từng làm giám đốc ngân hàng. Tuy nhiên cả 2 ông sống 1 cuộc đời liêm khiết, chính trực nên gia cảnh trong nhà không mấy khá giả. Tiền bạc chủ yếu là do vợ xoay xở, buôn bán tảo tần. Ngày xưa trong nhà cũng hướng mình vào công việc nhà nước cho vững bền nhưng mình nghĩ không biết mình có thể giữ mình trong sạch, giữ gia cảnh đạm bạc trong một môi trườnng đầy ong bướm như thế không? Sau này mình đã quyết định không tham gia con đường trải thảm đó, nộp đơn làm cho 1 công ty nước ngoài và sau này là làm kinh doanh riêng. Thôi thì thấy khó làm được quan liêm khiết, mình đừng nên làm quan vậy. Đức Đạt Lai Lạt Ma có dạy: “Khi con không giúp được người khác, ít nhất con đừng nên làm hại ai”
Chuẩn không thể chỉnh!
Thôi thì “Xin Ơn Trên Phù Hộ Chúng Ta” vậy.
Chỉ có điều ở VN tình hình dân trí của người dân nhìn chung vẫn đang còn bị bó gọn từ những luồng thông tin đại chúng và báo chí một chiều nên xem các ông Quan như phật sống mà không biết là mình đang cày lưng để nuôi mấy ổng ấy
Chúc chú một năm mới Nhâm Thìn mạnh khỏe để có thể sản xuất ra những góc nhìn đa chiều và hóm hỉnh
GS Ngô Bảo Châu bàn về đạo đức của người lãnh đạo: “Phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viển vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình”.
Thật không khỏi giật mình khi nghe nhắc đến hai chữ “lương thiện”. Xã hội đề ra quá nhiều giá trị đạo đức, có những thứ rất to tát, sơn phết lòe loẹt để rồi chạy theo tán tụng, hô khẩu hiệu, nhưng dường như quên mất một việc rất giản dị, đó là sống lương thiện. Bởi sự vô tâm đó cho nên quanh ta vẫn còn thiếu vắng nhiều sự lương thiện.
Lương thiện sao được khi có những người mang trọng trách với dân nhưng lợi dụng quyền hành để vơ vét cho riêng mình? Lương thiện ở đâu khi có những người chấp pháp nhận tiền chạy án gây oan khiên cho công dân?
Lương thiện ở đâu khi có những người chấp pháp nhận tiền chạy án để làm sai lệch bản chất vụ án, gây oan khiên cho công dân? Lương thiện còn không khi những doanh nghịêp nhà nước làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng nhưng những người lãnh đạo thì nhà cao cửa rộng? Lương thiện là gì khi bằng cấp học vị vẫn còn là một thứ để bán mua?…
Sự thiếu vắng tính lương thiện như một bệnh dịch lây lan đầy nguy hiểm. Một vụ va chạm giao thông nhẹ trên đường phố có thể trở thành một vụ trọng án giết người. Bệnh nhân nghèo ki cóp không đủ tiền mua thuốc nhưng vẫn phải bỏ phong bì cho y – bác sĩ. Có những sinh viên muốn bảo vệ luận văn tốt nghịêp hay đủ điểm qua cầu một kỳ thi phải trao đổi bằng tình. Không ít nhà sản xuất làm hàng gian, hàng giả, thậm chí bỏ chất độc hại vào thực phẩm để thu lợi nhuận bất chấp sức khỏe, mạng sống của người khác… Và còn nhiều điều hơn thế nữa.
Đã đến lúc phải nhận thức lại và đề cao tính lương thiện. Lương thiện trong từng cá nhân. Cá nhân có địa vị xã hội lương thiện thì sức ảnh hưởng của thiện tính càng rộng để có một cộng đồng lương thiện.
TheoLê Thanh Phong
Lao Động
Một khi giá trị kinh tế của quan chức “02 sức người” mới bằng 01 sức dân còn tồn tại dài dài như thế này thì các quan phải nhanh chân “tận thu” của dân mới sống khỏe được. Cứ nhìn bao nhiêu sự kiện đã xảy ra từ :
- Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2009 Công ty Cho thuê tài chính II ( thuôc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) lỗ 3.000 tỉ đồng;
- VINASHIN: Lỗ gần 5.000 tỉ đồng, nguy cơ lỗ thêm 8.500 tỉ
đủ để hiểu năng suất thuộc hàng “khủng” của các quan như thế nào.
“Lịch sử cả ngàn năm đã chứng tỏ: càng nhiều lãnh đạo dân càng nghèo”… VN mới chưa đến 45 năm nên dù có biết thế nhưng muốn tồn tại người dân vẫn phải buộc “sống chung với lũ”….
Đáng buồn là có những bạn trẻ mới ra trường cũng vì cái chức quan này mà đã sớm học thói quan liêu, hành dân là chính.
Gia đình có 10 người chỉ kiếm được 5 bát cơm, cứ xem như 5 ng đói. nhưng nếu không có bố mẹ, cái tập hợp ấy còn 8 người chỉ kiếm được 2 bát cơm thì có 6 người đói đấy, mà biết đâu còn tranh giành chém giết nhau mà ăn đó. Và tôi khẳng định rằng Việt Nam ta, 10 người ấy kiếm ra hơn 10 bát cơ, và dù có kiếm ra ít hơn thì cũng ko để ai đói.
Các nước ca ngợi thành tựu nổi bật nhất của đất nước này mà các nước khác đang phấn đấu theo kịp là có một xã hội ổn định. Bắc Triều Tiên ổn định như một “nghĩa trang”!
Khen mà nghe cay đắng và đau sót!
Dân trí, dân khí mà hùng cường thì chả lo gì bị tay nào bắt nạt, kể cả Chí phèo hay anh ba Tàu 16 chữ vàng. Đất nước ta từ ngàn năm dựng nước tới nay, đều do người dân cả
Kinh tế cũng là chính trị, chính trị cũng là kinh tế.
Đây là thế kỷ của kinh tế tri thức và văn minh tin học.
Thành thực, khác quan mà nói trên tinh thần cùng nhau tiến bộ, Thái đang bị ảo!
Thái xem lại cái đầu của minh đi!
Thân ái!
–> Nóng quá cũng mất khôn đấy bạn Thanh
Nam trích dẫn còm của tôi. Nếu câu đó sai, Nam mở cho tôi góc nhìn mới đi.
Tranh luận như là võ đài của lý trí. Nó bình thường cho cả người thắng và người thua. Người thắng không tự hào, người thua không buồn, vì mình được mở thêm “một trường nhìn mới”. Tranh luận mà không đi đến tận cùng đúng sai thì mất thời gian tranh luận làm gì?
“Phê phán không phải là phản ứng của sự phẫn hận mà là biểu hiện tích cực của một lối sống tích cực: tấn công nhưng không trả thù” .
Kẻ có khả năng phê phán là kẻ mạnh. Kẻ có khả năng chấp nhận sự phê phán cũng là kẻ mạnh. Thực ra nếu kẻ mạnh có thể chấp nhận sự phê phán của người khác, thì là vì trước tiên anh ta biết tự phê phán chính mình.
Phê phán là yếu tố không thể thiếu nếu ta muốn đạt đến sự hoàn thiện.
Nam cứ vô tu nock out tớ trên võ đài lý trí!
Thân ái!
“…Các bạn hãy nhìn vào những thành tựu mà đất nước ta đạt được từ sau đổi mới…”. So sánh là so với người khác, không ai lại mình tự so sánh với mình, kiểu như “gương kia ngự ở trên tường…”! Mình tự thi đấu với mình thì làm sao mà không vô địch!
“cái nết đánh chết cái đẹp” – Về ý nghĩa cơ bản thì đúng, nhưng không thể đứng trước bàn dân thiên hạ mà khen “Thị Nở” đẹp được.
Thân ái!
Kính chúc sức khỏe Bác Alan !
Muốn biết giỏi hay dở phải so sánh với người khác. Nhìn vòng vòng thế giới, các nước có xuất phát điểm cũng đói nghèo như chúng ta hiện giờ đâu rồi nhỉ, họ cần bao nhiêu năm để chỉ cần chi 20% thu nhập cho thực phẩm? Rồi bao nhiêu năm để chỉ cần chi 10%?
Việt Nam mình năm rồi đạt thành tích lạm phát á quân hay quán quân thế giới vậy ta? Giờ trên báo đài nghe nhan nhản tái cấu trúc, tái cơ cấu… Nếu đã lãnh đạo ổn, đường lối đã đúng đắn hết thì “TÁI” gì lắm thế? Lãnh đạo lo quản lý dân làm “lông” đi, đủ cơm ăn rồi mà.
Nước nào chả cần quân độ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BIỂN ĐẢO, nhưng em thấy ứ có thằng nào dám xâm chiếm và nhận quần đảo Polynesia thành của nó từ tay Pháp, dù quần đảo này cách Pháp xa thật là xa! Từ thế chiến thứ 2 cũng không có thằng nào dám trắng trợn chiếm Hawaii của Mỹ luôn!
Cuối cùng, Việt Nam mình tính ra vẫn hơn Bắc Triều Tiên, Somali với mấy ông Châu Phi khùng suốt ngày đánh nhau nhỉ. Tặng bạn Thái huân chương Ngợi Ca Nước Việt Lắm Quan Tài hạng nhất!( ý Ngợi Ca Nước Việt Lắm Quan Giỏi cho nó đỡ nhầm :-p)
Theo cách bạn nói thì bạn có cần xem lại Định luật của Acsimet không? Tôi nghĩ do nước nổi cho nên beo phải nổi thôi. Thanks
ĂN… ko LÀM: quan tham. Ai cũng GHÉT… ghen???
ĂN nhiều…. LÀM ít : quan “thân”. Ai cũng thích làm “thân” quan.
ĂN ít… LÀM nhiều : dân đen. Chết sớm.
Ko ĂN… vẫn LÀM : Lãnh đạo đã qui Tiên hoặc về ẩn nhưng vẫn che Ô-DÙ cho con cháu
Ko ĂN… ko LÀM : Dân xù nợ hoặc bị cướp ngày đến CHẾT
Vậy: Giá trị kinh tế của quan là ĂN… dầy hay mỏng????
Cám ơn chú rất nhiều!
Chúc chú sức khỏe
Ai đó nói là không cần lãnh đạo, hay xem thường kẻ ngồi trên ăn chóc cũng hơi phiến diện một chút, việc này giống như là người đó sống không cần khuôn khổ nào, không tôn thờ ai, đôi khi có thể không xem ai ra gì … ^^
Thế thì thử hỏi, xã hội nếu như hầu hết ai cũng như vậy, mà lại tưởng mình đúng, mình thông minh – mình suy nghĩ theo “tư tưởng mới” thì chuẩn mực đạo đức – lối sống ở đâu? Văn minh nhân loại tiến tới đâu rồi?! …
Bạn đừng bảo là “làm gì có đánh nhau, loạn lạc, đời vẫn bình yên như thường”; đến con vật nó cũng phải đấu tranh sinh tồn, huống chi con người, thời săn bắt hái lượm nó ít người thức ăn nhiều không nói làm gì, thời nay con người đông thức ăn thì ít, người khôn của khó … ^^
Quan điểm góc nhìn thế này hơi giống một đứa trẻ mới lớn luôn tưởng mình đã khôn, lớn lắm rồi, mình có quyền tự quyết, và gạt bố mẹ khỏi ảnh hưởng cuộc đời mình cho mình được tự do … ^^ Nhưng than ôi! Ờ thì nó đúng còn chớ, cha mẹ nhường nhìn cũng được, nhưng nếu nó sai thì sao? Nguy hiểm hơn là nó sai mà nó cứ tưởng là nó đúng, đòi giành quyền quản trị gia đình, được lần này nó lấn tới lần khác, trong gia đình không cần tôn ti – ngoài xã hội không cần trật tự, luật pháp … ^^ Thì thử hỏi xã hội hướng tới đích gì? Việc hình thành nhân cách – đạo đức con người lấy cái gốc từ đâu? ….?? Đương nhiên là để có được thành công, hạnh phúc ấm no trong gia đình cũng như quốc gia, xã hội thì phải cần có nhiều yếu tố khác, nhưng cứ chiếu theo “góc nhìn” kiểu này thì khổ cho nhân loại quá!
Cái gì cũng nên mang “tính kế thừa” dù là đổi mới kiểu gì thì cũng nên trân trọng những cái đã có, nếu nó sai hoàn toàn thì cũng là bài học cho cái sau tiến tới văn minh hơn. Huống chi xã hội đang yên bình, tốt đẹp thì đừng bơm thêm góc nhìn kiểm này, kẻo giới trẻ không may ảnh hưởng – dẫn tới đạo đức xã hội xuống cấp … ^^
Cho nên việc quản trị – lãnh đạo tổ chức, xã hội là hiển nhiên, thực tế, đúng và không thể khác được, không thể không có lãnh đạo – quản trị; quốc có quốc pháp, gia có gia phong thì mới bình yên, hạnh phúc và lâu bền. Điều quan trọng là chế độ xã hội – đội ngũ lãnh đạo phải tốt – luật pháp phải khoa học, văn minh, người thực hiện phải thánh minh thì xã hội mới tốt được. Nếu người lãnh đạo mà ngu dốt, bảo thủ, sợ thiệt thì muôn dân lầm than, xã hội suy tàn, bản than người lãnh đạo đó cũng không được yên bình, hạnh phúc gì; càng nhiều lãnh đạo kiểu này thì bóng đêm khổ đau càng bao trùm xã hội. Cũng giống như việc quản trị một công ty, nếu chỉ đưa người nhà vào mà toàn những “ất ơ”, không tin, không dám giao quyền cho CEO tài năng là người ngoài thì công ty dễ phá sản, cả nhà dễ ôm nhau mà chết. Bởi vậy mà đất nước hay công ty luôn cần có nhân tài là thế, họ là người cứu cả đất nước, quốc gia, dân tộc chứ không riêng gì ai … ^^
Việc lưu truyền sử sách, tôn thờ những bậc thánh minh, nhân tài, đức độ là đúng, vì nhân loại cần phải hướng tới những bài học, tấm gương lãnh đạo – quản trị tốt, hướng tới chuẩn mực để tránh cảnh lầm than, loạn lạc và cũng để xã hội văn minh hơn, ấm no hạnh phúc hơn.
Nếu như một ai đó leo lên cao chỉ vì một mục đích lưu truyền sử sách thì e rằng có 2 mặt của nó, một là người ta ca ngợi – tôn thờ, 2 là người ta phỉ báng muôn đời. Sống làm quan thì cũng phải cần có xã hội, nếu làm xong mà chả chơi được với ai, cô đơn một mình thì thà làm dân còn hơn!
Việc liên tưởng hình ảnh con ong – vi trùng cũng có chỗ đúng, huyền bí và hay hay ^^ Tuy nhiên, nhiều khi Con ong cũng không chết dễ dàng và chết trước như thế đâu, bằng chứng là các triều đại làm dở, lãnh đạo tồi thì bị lật đổ và diệt vong đấy thôi.
Hình ảnh “tái cấu trúc” thì nó cũng có nhiều “góc nhìn” và một góc trong đó là “cái gì chưa tốt thì thay đổi cho tốt, cái gì chưa hợp thì đổi mới cho hợp, cái gì sai thì sửa cho đúng là cách thức Văn minh, tự cứu mình cũng là đáng khen và cần thiết …^^
Con người ta sinh ra có bước xuất phát điểm khác nhau, nhưng cuộc sống luôn công bằng – tươi đẹp dành cho tất cả mọi người, chỉ là đôi khi chúng ta chưa nhận ra giá trị này, chưa biết trân trọng cuộc sống, chưa tuân theo quy luật – logic trình tự nên phải lãnh hậu quả và khổ đau cũng là đúng … ^^
Sống ở đời phải biết cân đo đong đếm từng giá trị, ai giúp mình thì phải biết nhớ ơn; để trách người sao không giúp mình thì hãy thử chính mình ra tay giúp người trước đi thì sẽ hiểu sâu xa ý nghĩa, giá trị của nó … ^^ Tôi có quan điểm sống là, sẵn sàng cứu giúp người khác, nhưng phải là những người “đáng được cứu giúp” – phải biết trân trọng, biết cứu giúp những người khác nữa, nếu không thì dù là anh em ruột tôi cũng không cứu giúp ai cả mà đi giúp người ngoài, vì chỉ có thể mới thực sự là giúp anh em và hướng tới chuẩn mực cuộc sống, hình thành nhân cách cho mọi người.
“Góc nhìn” và “Tầm nhìn” có khác nhau đôi chút, rất mong các quí vị, anh em, bạn bè cân nhắc kĩ lưỡng để có nhận thức đúng; giữa thời buổi xem phim 4D thì góc nhìn nên có từ “2D” trở đi, tầm nhìn thì từ “6D” trở đi thì sẽ chấp nhận cuộc sống thực tại và tiến vững chắc trên con đường thành công – hạnh phúc – văn minh … ^^
Về “đỉnh cao trí tuệ”, chỉ có quan chức mới nghĩ mình là độc quyền chân lý và thông minh. Dân chúng tôi không dám cạnh tranh. Nhờ lãnh đạo, xã hội VN mới có cái văn minh sáng ngời hiện nay. Amen
“Đầy Tớ” thì ở nhà lầu, còn lại “Ông Chủ” đường tàu nhà ga…
Hehe…đố bạn biết ai là Chủ..còn ai là Tớ.. đấy???
Tớ không phải chủ, chủ cũng không phải tớ.
Tớ là tớ.
…
Quan đang giảng đạo đức! Thể chế đức trị! Quan đừng áp dụng học thuyết “đức trị” để tổ chức và quản lý xã hội. Quan không phải là thánh! Nếu quan có là thánh mà quan nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì quan cũng “ăn vụng” và tha hóa!
Quan vừa là người đề xuất chi tiền, vừa là người duyệt chi tiền, vừa là người tiêu tiền đóng thuế của dân mà quan không tham nhũng thì con tạc tượng quan con thờ! Con xin quan nghiên cứu tính ưu việt của thể chế tam quyền phân lập (thật) mà hầu hết các nước dân chủ văn minh trên thế giới đang áp dụng.
Tham, sân, si là những thuộc tính của con người! Quan không làm thánh được đâu!
Đừng còm linh tinh làm mất thời gian của chủ blog và những người trân quý blog này!
Thân ái quan (thánh)!
Thật là thiếu hiểu biết , cứ như một đứa trẻ đòi đồ chơi
trích:
“Chủ nghĩa cộng sản (gốc tiếng Latin: commūnis – chung), là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.[1][2][3] Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. “Chủ nghĩa cộng sản thuần túy” theo thuyết của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân.”, hết trích (wikipedia).
Theo như ý bác viết, trích: “Cho nên việc quản trị – lãnh đạo tổ chức, xã hội là hiển nhiên, thực tế, đúng và không thể khác được, không thể không có lãnh đạo – quản trị; quốc có quốc pháp, gia có gia phong thì mới bình yên, hạnh phúc và lâu bền”, hết trích.
Vậy thì Bác đúng hay Marx đúng đây!?, bác làm em hoang mang quá, niềm tin yếu ớt của em còn một chút này thôi đấy!
Kính!
- Em thực sự phục bản thân em quá! Cũng là nhờ em đã đọc còm của bác tới 2 lần lận đó. Càng đọc, càng thấy tối tăm mặt mũi, mụ mị hết cả đầu óc. Em phải đi rửa mặt 3 lần mới có chút tỉnh táo để viết.
- Còm của bác như tiếng thở dài, hỗn mang như “đêm trường Trung cổ” và lầm bầm như bà cụ say trầu:
+ có tới 1241 từ (words) so với 1535 từ trong bài viết của Alah!
+ nội dung loạn xạ từ “tôn ti” Lễ trị của Khổng giáo đến triết lý sống “phải/nên như thế này, đừng/nên như thế khác”. Đặc biệt, bác”cảnh báo ” về nguy cơ nếu ai cũng như vậy thì … hướng tới đâu”, và “lo âu” góc nhìn kiểu này thì khổ cho nhân loại quá … v.v …
- Thật đau hết cả … mình mẩy.
- Ước gì bác đã từng đọc về Nhà nước tiêu vong, Về Xã hội dân sự, Nhà nước nhỏ, xã hội lớn … Ước gì ai đó có thể giúp bác trình bày ý tưởng thật khúc chiết, tường minh, có thể biên tập thành một “Bài của khách” để Bác Alah “sử dụng vào một dịp khác”.
Và giá như Bác Alah chịu giới hạn mỗi còm là khoảng 300 từ thì mọi người sẽ biết cách tiết chế
Tôi là con người thực tế nên chuyện gì đúng là đúng sai là sai rất sòng phẳng, và thực tế thì rất dị ứng với những kiểu “ NÓI ĐƯỢC- NGHE ĐƯỢC – ĂN ĐƯỢC” mà “LÀM KHÔNG ĐƯỢC”.
Đừng ngụy biện tự lừa dối mình để bào chữa cho những việc làm đen tối của mình, “không biết thì không sao, từ từ biết, còn biết mà vẫn cố tình làm thì đáng ghê tởm”.
Giới trẻ ngày nay họ hiểu đấy nhưng còn phản ứng thế nào thì tùy từng người, mỗi người đều có 1 lý tưởng sống của mình và thậm chí thay đổi hàng ngày chứ không phải “mãi mãi một lý tưởng sống” được.
trích: “chuyện gì đúng là đúng sai là sai” mâu thuẫn với, trích: ” mỗi người đều có 1 lý tưởng sống của mình và thậm chí thay đổi hàng ngày chứ không phải “mãi mãi một lý tưởng sống” được”.
Kính!
P/S: Nói được mà làm được thì thiên hạ này loạn mất, chửi thề nghe chơi!?,
Tôi cũng rất dị ứng với những chữ: “Đúng, Sai, Chân lý, Lý tưởng, Tất yếu, Khách quan. . .”, những chữ này thường dọn đường cho một chữ khác, đó là “Độc đoán, cực đoan”.
Tôi không phải “con buôn chính trị” nên không thích bàn về chính trị nhiều.
Trong kinh doanh nếu theo sách vở ngoài các yếu tố xã hội, công nghệ… thì các các học thuyết kinh tế, chủ trương chính sách, quan hệ quan – dân… thì ai cũng phải biết để ít nhất là hoạch định hướng đi cho mình, đặc biệt là những ai đang đi “khác đường”. Đó là theo sách vở còn thực tế thì khác, tại Việt Nam thì phải nhìn và xem xét kỹ giữa nói và làm của các chính sách: “viễn vông hay thực tế” ? vì trên văn bản giấy tờ đều tốt đẹp cả.
Ai cũng vậy, nếu có đi “trái đường” thì cũng phải hiểu những việc trên để mà “lạng lách” tránh những thiệt hại không đáng có nếu muốn về đúng nơi cần đến.
“ NÓI ĐƯỢC- NGHE ĐƯỢC – ĂN ĐƯỢC” mà “LÀM KHÔNG ĐƯỢC” khác hoàn toàn với trích: “ Nói được mà làm được thì thiên hạ này loạn mất”.
“Trái đường” và “khác đường” ở đây cũng giống như câu hỏi : Ai là giặc? Giặc là ai? (Tôi cũng “không biết” vì tôi không có kẻ thù.)
Chắc tôi và Hoanguyen đã hiểu ở đây.
Tiến sỹ Alan Phan là một “thân già không còn gì để mất” và còn không phải nuôi “ cháu” nào. Chúng ta thì khác, đều phải cơm áo gạo tiền và còn phải lo cho khoảng 4 triệu “đứa cháu ăn theo” nữa. Vì vậy không nên bàn quá sâu về chính trị (diễn đàn cũng chỉ là chính trị trong góc nhìn kinh tế).
Chuc Bac Alan va cac ban mot nam moi khoe , that khoe de tiep tuc trai nghiem !!!
…Ta cứ mãi đi…
…cứ mãi…dòm trước…
…cứ mãi…ngó sau…
…mà quên rằng…
…ta đang đi…
…TRÊN DÂY…
…TRÊN DÂY và TRÊN DÂY…
……………………………..
Chơi dại…thì…chết chắc !
Chơi khôn…thì cũng…chẳng thọ lâu !!
Chơi cha…thì càng…chết thảm !!!
Chỉ có…
Chơi trong hiểu biết…thì…mới có thể…”CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG”.
Ông bạn già họ “LÝ” đã nói hết lời rồi mà !!!???
Lão ấy nói bằng tiếng gì nhỉ ???
Tiếng của …”HƯ VÔ”…chăng ???
………………………………………………………………………………………..
Lại “tôi thế này, vợ tôi thế khác”, “gia đình tôi thế này/ dòng họ tôi thế nọ”. Bác cảm thấy thế nào khi nghe người ta nói thế?
Đối với em, một gã Việt kiều là tỉ phú Mỹ không làm em bận tâm, giám đốc quỹ này quỹ nọ cũng dell phải là vấn đề của em…
Quan trọng là những gì em đọc được từ Alan Phan.
Kể từ nhặt ý tưởng của bác Alan trên Tuần Việt Nam em đã tìm thấy một người biết cách nói hộ mình những nỗi niềm nghẹn ngào về đất đai, xứ xở … Em thường vào đây để được khai sáng, thấy mình được an ủi, chia sẻ một cách hết sức chân thành – từ một tâm-hồn-chị-em như cách mà Văn Cao nói về Trịnh Công Sơn.
Và em vẫn đi về với GocnhinAlan như một cõi xót xa: “trời còn làm mưa/ mưa rơi mênh mang/ từng ngón tay buồn em mang, em mang đi về giáo đường/ ngày chủ nhật buồn/ còn ai, còn ai / đóa hoa hồng vùi quên trong tay …”
Những điều Alan viết dường như chỉ để “ru em miệt mài, ru em bạc lòng”
Giáo đường vẫn tiếng kinh cầu, bỏ mặc đôi môi gầy trên đóa hồng tàn úa
Em khẽ gọi trìu mến: Ơi Alah của em!
Tôi đọc hàng ngày blog này và mua một số sách của tác giả. Rất bổ ích các bạn ạ!
Tôi rất khó chịu một số bạn còm vừa vô trách nhiệm vừa vô ơn. Tác giả đã bỏ thời gian viết bài cho chúng ta, đúng không các bạn?
Tôi hy vọng blog này là nơi chúng ta học hỏi, chia sẻ, giãi bày nỗi niềm và sự phẫn nộ!
Chào Minh!
Năm ngoái em xây dựng nhà, ở khu vực phố cũ của HN. Khi xin giấy phép xây dựng thì được giải thích ngôi nhà này, ở đường phố này chỉ được xây cao 5 tầng . Có điều lạ là một vài nhà xung quanh họ xây 6,7,8,9,.. tầng đủ cả nhưng không ai giải thích điều này.
Không nài nỉ thêm làm gì, mình cứ xây lên cho đủ 5 tầng đã, sau đó lần lượt di gặp các quan phường, quận, thanh tra …xin cho phép “ vi phạm “( tức là xây tiếp thêm 3 tầng nữa) lý do vì nhu cầu vừa ở lại vừa kinh doanh . Các quan chỉ “cười” mà không ngăn cản.
Vừa chồng mộc xong tầng 8 thì em được gọi lên phường vì có một đơn kiện vu vơ của nhà hàng xóm ( em hy vọng chắc bác cũng hiểu từ tiếng lóng chỉ những thành phần này là “xin điểu” hoặc là “chân gỗ” ). Thế là phường trát giấy yêu cầu đền bù “thiệt hại !!!”cho họ và phá dỡ 3 tầng vi phạm, thú thật em lo quá dù cũng biết trước khi mình chấp nhận vào “cuộc chơi”. Nhưng rốt cục…. về sau các quan “thông cảm” hết , kể cả thành phần ăn theo kia cũng “thông cảm”.
Em thở phào và đến lúc này em mới hiểu nụ cười của các quan, em thấy phần nào họ cũng có sự “nhân từ” và “cả nể” với người dân.
Em rất muốn được nghe bác giải thích thêm.
Ông làm hư cán bộ- đểu tớ nhân dân vì cái TÔI to tướng của mình.
Rất may thoát tội hối lộ đấy. Tội này dễ bị xem là “phản động” vì góp sức đào bới, làm mọt rỗng chế độ.
HÌ HÌ HIHI… BALÁP HẾT!!!!!!!
A có thể viết tiếp một bài nữa về chủ đề này được không?
Cảm ơn A!
EM CÓ VÀI Ý TƯỞNG RẤT MONG CÁC BÁC GIUP LÀM RÕ:
Về Quan chức và thành phần được gọi là quan chức:
-Theo em hiểu quan chức là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, giới hạn trong bộ máy nhà nước, và mở rộng ra các vị trí quản lý trong các tổ chức sử dụng tiền nhà nước?
-Theo bài trên thì Quan chức: nghĩa hẹp, là chỉ giới lãnh đạo thôi, đúng không? Ví dụ: Bộ trưởng, Chủ tịch, Giám đốc Sở; nói rộng ra: là cả bộ máy nhà nước: cả cán bộ, công chức, có thể là viên chức? (Quan chức = Quan + thư lại?) Đó là VN, ở Mỹ thì sao: Chính trị gia, công chức, những đối tượng nào có thể được gọi là quan chức?
Về các thuật ngữ để gọi quan chức:
-Civil servant: em không biết từ này được dùng lần đầu tiên ở Mỹ hay trước đó ở dưới thể chế Athen?
-Công bộc: từ này có vẻ “made in” Tàu, nhưng không biết từ Nho giáo hay thời Tam Dân mới có?
-Đầy tớ nhân dân: có phải lãnh tụ Hồ Chí Minh là người đầu tiên dùng từ này (bằng cách chuyển ngữ)?
-Nghe nói Cố Chủ tịch thích từ “đầy tớ” để chỉ quan chức, nhưng em trộm nghĩ nếu mình thay “lãnh tụ” bằng từ “đầy tớ” trong “lãnh tụ HCM kính yêu” thì sao nhỉ?
Về cách xưng hô với quan chức:
-Dân thì thường được gọi là người dân, thằng dân. Còn Quan thì được gọi là vị quan, ông quan. Tại sao? Có lẽ từ “truyền thống phong kiến” chăng? Vậy thời này, thể chế Dân là chủ, Quan là đầy tớ: Mình có nên hoán đổi cách gọi được không?
-Trong lĩnh vực giải trí: nhiều người cũng gọi ca sĩ, người mẫu, cầu thủ … là thằng này, con nọ. Có lẽ vì chúng ta đã bỏ tiền để mua sự phục vụ của họ? Và chúng ta cũng bỏ tiền ra để mua sự phục vụ của chính quyền. Vậy sao ta không gọi quan chức là thằng Thứ trưởng, con Phó Chủ tịch huyện …? Cái này thuộc về văn hóa chăng? Hy sinh một chút “văn hóa” để “tập sống dân chủ” được không?
Trước hết cháu xin bày tỏ sự kính trọng và hâm mộ đối với bác. Cám ơn bác vì đã mở blog này, giúp cho nhiều người trẻ như chúng cháu học hỏi thêm kiến thức.
Nhưng về bài viết này, cháu mạo muội xin được bày tỏ chút quan điểm của mình.
Trước hết, cháu xin được hỏi: “Khủng hoảng nợ châu Âu”, “con nợ Hy Lạp” là những cụm từ mà thời gian này có thể nghe nhiều trên báo đài, tuy nhiên, chủ nợ của Hy Lạp thực sự là ai thì hiếm người biết đến. Bài báo này http://www.bbc.co.uk/news/business-15748696 chỉ nói đến nợ của Hy Lạp xuất phát từ nước nào, nhưng không nói rõ chủ nợ là ai. Hy Lạp nợ CHÍNH PHỦ các nước? Hình như không phải vậy. Nợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng tư nhân (núp dưới nhiều hình thức) thì đúng hơn.
Trong bài http://www.bbc.co.uk/news/business-16736978 cũng chỉ nêu tên ông “Dallara, representing Greece’s private creditors”. Thêm nữa: “Mr Dallara has indicated he is prepared for creditors to write-off 50% of their loans to Greece, as agreed by eurozone leaders in October last year”……”If the level of Greek debt held by the private sector is not sufficiently renegotiated, then public sector holders of Greek debt should also participate in the efforts,” Christine Lagarde said on Wednesday.” Câu hỏi đặt ra là: Những chủ nợ kia là ai mà có thể cho vay nợ cả đất nước, (và còn có thể tác động đến kinh tế đất nước đó, khiến nó lâm vào khủng hoảng), và giờ sẵn sàng hào phóng xóa bớt nợ cho Hy Lạp. Tại sao điều khoản để xóa nợ lại liên quan đến “tái cấu trúc kinh tế” và một số điều khoản của IMF?
Cháu xin lỗi đã nói hơi lan man dài dòng. Điều cháu muốn nói là ngay cả khi không có “quan”, “nhà nước” thì liệu có công bằng thật sự cho tất cả mọi người. Trong một xã hội mà người giàu luôn biết cách khiến tiền của mình đẻ ra tiền, còn nhiều người nghèo luôn thấy tiền của mình cứ “bốc hơi” dần đi, liệu thế có là công bằng? Nếu một quốc gia còn dễ vỡ trước sức mạnh tiền bạc của những ông chủ tư nhân, thì người dân liệu có chống đỡ nổi?
Ấy là chưa nói đến những đóng góp của những nhà lãnh đạo, chẳng hạn như Park Chung Hee của Hàn Quốc, Lý Quang Diệu của Singapore.. đã góp phần làm thay đổi bộ mặt châu Á. [http://www.amazon.com/Miracle-Story-Asias-Quest-Wealth/dp/0061346683] Ngay cả ở nước ta, cũng cần sự quản lý của nhà nước để tránh rơi vào bẫy của những thế lực nước ngoài, chẳng hạn như “mua chè trộn phân” của lái thương Trung Quốc.
Theo cháu, “quan” và “nhà buôn” đều có đóng góp cho xã hội, và về một mặt nào đó, đều sống nhờ nhân dân.
Trên đây là những ý kiến cá nhân của cháu. Chúc bác Alan một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc.
P/S: Cháu mong rằng khi nào có đĩa DVD của super investor day thì mod sẽ update thông tin lên blog để mọi người được biết và tìm mua.
Giá trị của quan chức hay lãnh tụ thì phức tạp và tạo nhiều tranh cãi. Ở đây, bác chỉ nhìn vào khía cạnh kinh tế, đặc biệt là sản xuất.
Trên đời này làm gì có công bằng tuyệt đối. Thuyết “tương đối” là tuyệt đối rồi! )!
Ý chính tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là tham nhũng. Quốc gia nào cũng có tham nhũng, nhưng tham dũng ở đất nước chúng ta quá nghiêm trọng và tính chất cũng khác với các nước khác.
Chào DF!
Tướng nhiều hơn quân do vậy đất nước khó đột phá phát triển được
Trong kinh doanh mà ko tính đến các giá trị giao dịch với quan chức tại Việt Nam cũng khó mà thành công được. Ôi bao giờ Việt Nam rũ cánh bay lên nhẹ nhàng hơn.
Chân thành cảm ơn chú A. Phan. Chúc chú giàu sức khỏe, giàu bài viết !
Bài này phải học, ưu phiền làm chi.
Một mai rất dễ đi tù
Mong Quan mắt mở
Để ngu (dân) được nhờ…
Bài học của bạn chỉ dành cho thế hệ …hết thời.
Các bạn trẻ mà ham học theo bạn thì chắc họ sẽ học … làm quan đấy nhé!
Trước hết, một số bạn mở rộng phạm vi của bài viết đến các lĩnh vực gần như là “chính kiến”, “giai cấp” thuộc phạm trù chính trị, vì vậy mà khó có đồng thuận hoàn toàn. Thực tế trên thế giới có nhiều chủ thuyết, mỗi loại nó phù hợp cho một nhóm người nào đó, nên đương nhiên “anh không chịu tôi và tôi cung không chịu anh”.
Quay lại bài viết này, anh Alan muốn chúng ta có “góc nhìn” về cái “giá trị lãnh đạo đối với kinh tế” của một đất nước, nếu nhiều quá mức thì chỉ làm dân nghèo mà thôi. Ngay cả nước Mỹ cũng không ngoại lệ chứ nói chi đến một quốc gia như Bắc Triều Tiên (mọi sự đều kế hoạch hóa). Thực tế là đúng như vậy.
Chúng ta sẽ dễ thấy nhận định này là đúng, khi thu hẹp trong một nhóm người, trong một gia đình (như ví dụ của anh Alan), trong một công ty…Theo tôi cảm nhận, đa phần bạn đọc trang này ít nhiều điều biết về những bài học quản trị nhân sự, đúng không? Các bạn sẽ không xa lạ gì về một số bài mở đầu bằng thí nghiệm với một bầy chuột, người ta nhận thấy sẽ có một con “chuột thủ lĩnh” khác thay thế khi chúng ta đem con “chuột thủ lĩnh” cũ ra khỏi bầy. Và mọi loài, khi tập hợp thành nhóm đều tự hình thành một “thủ lĩnh” để điều hành mọi hoạt động của nhóm, khi đưa con “thủ lĩnh cũ” trở lại thì hai con sẽ quyết đấu và rồi sẽ còn một con được công nhận thủ lĩnh làm việc “điều hành” mà thôi. Con người cũng không ngoại lệ, nhưng lại không chọn việc quyết đấu để giảm thiểu việc “trung gian” mà lại chọn lối “việc sinh thêm việc quản lý” thành ra chừ mới có chuyện khủng hoản nợ công khắp thế giới.
Ngay cả dòng trích dẫn đầu tiên, anh Alan đã thống nhất là chúng ta cần lãnh đạo, vì anh Alan cũng là một lãnh đạo của một công ty và anh cũng đồng thuận là cần lãnh đạo cả đối với quốc gia về mọi mặt. Nhiều người trong chúng ta, với nhu cầu sống hiện nay, với học thuyết chính trị, tôn giáo nào đi chăn nữa cũng đều đồng thuận là cần có lãnh đạo. Vấn đề đặt ra trong bài này là cần bao nhiêu người lãnh đạo? lãnh đạo cái gì?… và cần lãnh đạo ở mức nào? (xét cả thế giới, quốc gia, công ty, nhóm người, gia đình…), khi hệ thống vận hành suôn sẻ thì giúp dân giàu, nước mạnh, công bằng xã hội, khi dân đói khổ thì hệ thống đó chắc chắn đã có vấn đề. Chúng ta sẽ không có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, nhưng chúng ta sẽ có bài kiểm tra để biết hệ thống đó đang dư hay thiếu sự “lãnh đạo”. Đó là: nếu không có anh mà chợ vẫn đông (công việc vẫn chạy, thậm chí còn chạy tốt hơn) thì anh là người thừa rồi đó! Trong cuộc sống đôi khi có người chen ngang bạn với cấp lãnh đạo trước đây và cũng đôi khi bạn là người chen ngang để rồi việc tự tạo thêm việc (báo cáo cho nhau, kiểm soát lẫn nhau, hành nhau… thường là vô bổ, kém hiệu quả kinh tế) nên thu nhập phải chia nhỏ hơn. Mọi người điều thấy, nhưng vì cuộc sống cơm gạo áo tiền, có mấy ai “dám” bỏ việc!
Có một ai đó trích dẫn chủ nghĩa Mark là tiến đến một xã hội triệt tiêu chính thể điều hành, mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Bạn có bao giờ xem lại nhu cầu của mình là gồm những gì chưa? Để có công bằng, thì cái giúp đáp ừng nhu cầu của bạn thường phải cân đong đo đếm được, như vậy mới chia nhau được. Những cái về cảm thụ, thình cảm… thì làm sao chia được. Ví dụ: bạn yêu một người, đương nhiên người đó là đẹp nhất, tốt nhất, hợp nhất… nhiều cái nhất riêng đối với bạn, nhưng có người muốn “cùng hưởng cái đẹp đó” thì làm sao chia đây, hay lúc đó phải cần đến sinh sản vô tính để tạo một người hoàn toàn giống như thế! Cả nơi ở, vì vị trí không gian là duy nhất, nếu có hai người có cùng nhu cầu một nơi thì giải quyết thế nào? Thậm chí khi xã hội đạt đến mọi vật chất đều có thể đáp ứng theo nhu cầu mọi người, nhưng làm sao không ganh tỵ khi bạn có diện mạo đẹp hơn tôi, bạn cao lớn hơn tôi, bạn trẻ hơn tôi…Năng lực con người là giới hạn, còn nhu cầu thường là vô hạn nên không bao giờ con người có một xã hội như vậy.
Có bạn thì bảo nếu anh làm quan thì anh có tham nhũng không? Đây là một câu hỏi mà mỗi người sẽ có câu trả lời tùy theo quá trình mình đã sống. Hồi nhỏ tôi đi học, cả lớp cười ồ vì có hai bài văn giống nhau (chỉ khác tên nhân vật, hay địa danh vì copy mà!), ngày nay giáo viên cho học sinh học thuộc lòng bài mẫu (ai đi học thêm mới có đó nghe!) ai viết đúng không sai chữ nào thì 10 điểm. Thi cử cha mẹ thầy cô dạy cần trung thực, nếu không làm được bài thì nộp giấy trắng, ngày nay cha mẹ dạy con kiểu khác phải biết “tranh thủ nghe con”. Đi xin việc, bằng cấp kiểu nào cũng có như nhau, nên để được nhận vào làm thì phải biết “chạy việc”, “chạy chức” đúng “đường” (gần đây cũng đã bắt đầu có thi tuyển nhưng vẫn còn hạn chế). Khi đi liên hệ công tác, để được giải quyết sớm, xã hội đã thành thông lệ và ý thức của nhiều người cũng đã thành nếp “tặng hiện kim” cho quan, nên đa phần “quan” cũng thấy đó là chuyện bình thường, xưa cũng có nhưng nay thì “phổ cập” hơn. Báo cáo thì theo “khung”, câu văn thì theo “mẫu”, tự hào việc “lách luật ”…Như vậy từ môi trường gia đình, bạn bè, giáo dục, nơi làm, xã hội, tôn giáo, nhu cầu sống… các kỹ năng, kiến thức phù hợp từng cá nhân là dễ tiếp thu nhất, sẽ hình thành nhân cách, chính kiến của chính mỗi người, nên mỗi người sẽ có một cái ngưỡng để “tham” và “nhũng”. Có kẻ sẽ có tính cắp vặt ngay từ cấp 1 chứ không đợt thành quan, có quan thì phải trên vài trăm triệu mới tham chứ ít hơn thì thôi vậy! Tất cả chúng ta cũng khó mà ngoại lệ nếu sống và lớn lên trong môi trường đó, nếu không có cơ may sống hay nhận thấy ở đâu đó một môi trường đối lập, để tự tu chỉnh bản thân.
Bàn về quan, từ nhân viên theo dõi hộ tịch ở phường đến các Chủ tịch tỉnh, từ một nhân viên sự vụ của mỗi bộ đến các Bộ trưởng, Thủ tướng, tất cả đều là “quan văn”. Quân đội, công an, các lực lượng vũ trang là “quan võ”, Chủ tịch nước/Tổng thống là “vua”, nhưng nước ta thì có cấp hơn vua nhưng không phải là Thái thượng hoàng. Quan dễ tham và ta dễ tham hay không? thường do hành động của quan và ta có bi “soi” thường xuyên không, luật nghiêm mà chấp pháp và hành pháp không nghiêm cũng là nhân tố giúp quan và ta dễ tham hơn.
Xét về giá trị kinh tế của quan, chúng ta dễ công nhận với nhau những phát kiến từ tri thức đem lại thành quả kinh tế cho loài người gấp hàn chục lần thậm chí hằng ngàn lần lao động chân tay (thông qua các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, ngày nay là cách mạng thông tin, tin học…mấy ông Bill Gates, Zuckerberg giàu khủng khiếp là nhờ tri thức hơn người), nhưng không phải những phát kiến về tri thức nào, sự lãnh đạo nào cũng đem lại lợi ích cho nhân loại, có những điều hành quân sự huỷ diệt nhiều quốc gia và cả chính quốc gia mình (Thành Các Tư Hãn, Napoleon, Hittle…). Mấy chục năm trở lại đây nhiều sự điều hành kinh tế của giới công quyền ngày càng rộng và sâu, quốc gia nào càng can thiệp sâu thì kinh tế càng đình trệ (chưa xét đến yếu tố tham nhũng), một số “quan” điều hành dựa trên những báo cáo thống kê thổi phồng, bẻ cong, điều chỉnh, phù phép … và ban hành các giải pháp bằng đồng vốn ở “túi người khác”, nên thường chỉ có thể đưa ra các “định hướng nhưng phải biến thiên không ngừng!”. Một số quan không có giải pháp nào thì dùng giải pháp cấm! Vì vậy dân không đói khổ mới là lạ. Thực tế chúng ta thấy có rất nhiều sự can thiệp sâu của nhiều chính phủ vào kinh tế, nên kinh tế thế giới mới hổn độn như hôm nay. Nhưng cũng không một ai có thể đưa ra được một bức tranh kinh tế thế giới như thế nào? bình ổ hơn, hay hổ độn hơn nếu các chính phủ không can thiệp sâu vào kinh tế như hiện nay.
Nhưng chúng ta đều công nhận với nhau một điều là “lắm thầy thì nhiều ma!”.
Cảm ơn tiến sĩ Alan Phan về những bài viết thú vị!
Nhưng quan trọng vẫn là, ai và bao giờ mới thay đổi được những chuyện tệ hại này!
Đành nỗ lực hoàn thiện bản thân và làm tốt những gì mình có thể…
Tôi vừa có dịp ngồi với một anh bạn – là một quan chức nhỏ, xin cam đoan là anh ta có tư cách tốt, vẫn thanh liêm và …….chưa giàu. Trong lúc chuyện phiếm, tôi có nói, không hiểu sao ta cứ tôn thờ cái “chủ nghĩa” của một ông người Đức, viết ra từ hàng trăm năm trước, thứ mà 99% các nước đều vứt vào sọt rác. Anh trợn mắt: “Ông nói thế là phản động đấy”. Vợ anh ta thì ca ngợi sự ổn định ở ta, chứ “cứ như Thái thì nguy” – chị ta trầm ngâm.
Lại nữa, sao mà dân Bắc Hàn khóc ông Kim như mưa, trong khi thế giới thì chẳng ưa gì?
Tôi chợt nhận ra, quan điểm cũ thâm căn cố đế đã ăn sâu vào trong quần chúng, muốn quần chúng nghĩ khác, phải có người đủ uy tín làm diễn giải,
Những chủ nghĩa mông lung không còn hấp dẫn nữa, dân cần cơm, áo, gạo, tiền.
Cái cũ có thể tồn tại mà không cần sửa mình vì dân vẫn còn nghe; khi quảng đại quần chúng nhân dân đặt yêu cầu phải thay đổi, há ai còn đi ngược được?
Vì sao quân đội Bắc Hàn hùng mạnh lại có viên đại tướng trẻ “con”?
Vì sao những “chủ nghĩa” mông lung mà hầu hết thế giới không dùng thì lại được tôn sùng?
Thế giới đúng hay Bắc Hàn đúng, hãy khỏi luận bàn, chỉ biết không thể phủ nhận, thế giới rất giàu sang, nguyên thủ do dân bầu còn Bắc Hàn thì rất nghèo và vẫn còn “vua gia truyền”.
Cái cũ thâm căn cố đế ăn sâu vào trong quảng đại quần chúng.
Cái cũ vẫn ngang nhiên tồn tại và không việc gì phải thay đổi nếu quảng đại quần chúng chưa phủ định nó.
Nước mình mấy trăm năm, từ nam bắc phân tranh đến đánh đuổi ngoại xâm nên loạn lạc phân ly; nước nghèo khó thì trí lạc hậu. Cửa đã mở những mấy chục năm nhưng tư tưởng đã đủ mới? Kẻ gian hùng chớp thời cơ “tích lũy tư bản”, bậc lương đống thì ẩn dật nơi xa.
Cần lắm người có uy tín để “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” như cụ Phan năm xưa.
Ông Alan đã thành danh được ở Mỹ quốc, đương nhiên tư tưởng tiên tiến.
Ông nhọc công làm công tác “tuyên giáo”, đương nhiên có tâm, có tầm.
Chỉ xin ông đừng bị tiêu cực hóa, phải giữ lấy tính chính danh.
Ngồi viết vài lời chửi rủa như một vài comments bạn đọc thì dễ, nhưng để thay đổi được gì thì khó hơn nhiều.
Khi quảng đại quần chúng nhân dân thay đổi, một vài vật cản nhỏ nhoi chỉ làm cho dòng nước thêm mạnh mẽ, há còn ngờ đất nước chẳng tiến lên!
Càng “giàu hiểu biết”- hội nghị Diên hồng càng “chất lượng cao”- Kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được????
Dù là “nhất cự li” như anh Tàu hay “nhì cường độ” như anh Tây thì cũng… THUA
các cụ nói chả có gì sai,
vô tình ngưởng mộ chú alan nên vào blog chú đọc, bài nào cũng bổ ích, cảm ơn chú nhiều.
đọc giả của chú có vẻ nhiều chữ, mà rảnh quá ta ‘nhàn cư vi bất thiện’.
trên thế giới này vốn ko có con đường mòn mà người ta đi mãi cũng thành đường thôi
Bài viết rất hay. Cám ơn chú.
vay thi phai co mot trat tu xa hoi de kiem soat long tham chu ;
neu kiem soat duoc long tham nhung tu duy kinh te moi phat trien ; con o VN ta moi nguoi dan hay tu do phat trien long tham ;co y ta trong benh vien hay tan dung moi co hoi de kiem tien them ; mot benh nhan muon tiem khong dau phai chi 10nghin co chet dau ma so cu the ma lam .
motbdoanhnghiep can xin chu ky phai co do la khong ky co chet dau ma so
qua bai viet cua bac TS toi thay bac khong keu goi lam gi met nguoi mat suc .bac co cong nghe kiem tien nao khong xinpho bien ra day cho doc gia cung chia se
xin cam on bac nhieu
Lâu lắm rồi cháu mới nhớ đến cái từ “làm quan” mà một thời cháu bị ám ảnh. Khi còn đi học phổ thông, bố mẹ cháu chỉ muốn sau này đi học sư phạm hay học cái gì đó để về được làm nhân viên ở xã, huyện hay tỉnh. Những năm 90 đấy, cháu thấy bố cháu làm chủ nhiệm xã mà mỗi tháng cũng được có mấy chục ngàn, nên cháu không thích điều đó. Có thể làm một cái duyên, khi cháu không thi đậu trường sư phạm, mà lại đậu trường Ngoại Thương. Trong khi cháu phải đóng học phí cao, phải học tiếng Anh nhiều, phải đi làm thêm nhiều để lấy kinh nghiệm, ra trường lương mới được 3, 4 triệu. Mỗi năm lên 1,2 triệu. Tính đến bây giờ, lương cũng được hơn chục triệu. Ấy vậy mà cháu lại thua, thua rất nhiều các bạn cháu. Những người rất an phận, chỉ làm một cô kế toán ở xã, lương được 1,5tr/tháng. Vậy mà không hiểu sao, bạn có thể xây nhà 3 tầng mà không phải vay mượn gì. Mỗi năm bạn được tăng vài trăm nghìn, lương đến bây giờ bạn được 3,4 triệu, nghĩa là chỉ bằng 1/5 lương của cháu hiện tại. Nhưng bạn lại có xe LX đi, trong khi, cháu đi bao nhiêu năm vẫn chỉ con Dream mận chín. Chỉ vì bạn được như thế, mà quê cháu vẫn sốt lên việc “cho con làm quan”. “Mua 1 giỏ quà 150 triệu (một trăm triệu)” để tặng thầy, giúp cho cháu được làm giáo viên trường công ở quê. Lại “mua một tờ giấy 30triệu” để ghi vào 2 chữ CẢM ƠN sau khi thi công chức. Chưa tính những dịp nọ dịp kia phải “làm giống như thiên hạ”. Có những gia đình chỉ làm nông nghiệp hoàn toàn, nhưng vẫn vay lãi khắp nơi để con có cái “công chức” sau này. Và phải làm đến cả chục năm sau mới hết nợ. Ấy vậy mà trào lưu này, cháu nghĩ, phải còn lâu lắm mới có thể xoá bỏ được chú ạ. Vậy chú ơi, làm sao mà VN phát triển được? Làm sao để có cạnh tranh lành mạnh và bỉnh đẳng đây?
Chúc Chú sức khoẻ và luôn đưa ra được những bài viết hay để mọi người cùng bàn luận nhé Chú.
Cháu cám ơn chú.
Cháu thấy câu này hay chú ơi.
“Bác mù tịt về ngành giải trí thể thao cá cược này.” –> cái này lạc đề hê hê
” Bạn đầu tư ít tiền thuê công an xã một miếng đất to to, làm vài bình rượu nếp, ít ốc, nhái, hoa quả, 1 bức tường trắng tinh, một cái máy chiếu, một vài đứa cháu đang thất nhiệp ở quê thử xem”
“Giá trị KINH TẾ của quan chức…” Nhiều cao thủ đọc kỹ nội dung quá mà lại bỏ qua đầu đề thì phải…
Đây là một sự thật mà có lẽ ai cũng biết nhưng liệu có điều gì có thể thay đổi được ?