Đọc các bài gần đây thấy lạ, chuyên gia nào cũng kêu lạm phát quá thấp, trong khi không thấy lạm phát thấp phải là chuyện bình thường như phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Đáng lẽ người dân nước ta từ lâu cũng phải được sống trong môi trường không có lạm phát và chẳng bao giờ phải lo đối phó với lạm phát như ở các nước văn minh khác mới đúng. Lạm phát thấp mới xảy ra trong 1-2 tháng gần đây, trong khi tỷ lệ lạm phát tính theo năm hay kỳ vọng lạm phát vẫn còn rất cao (thể hiện qua việc khắp nơi vẫn đang đòi tăng giá...) và niềm tin của người dân vào chính sách giữ lạm phát thấp, dài hạn... vẫn hầu như không có (vì CP dự kiến sẽ còn tăng giá nhiều mặt hàng nữa và vì CP chưa tỏ ra nhận thức được độ nguy hiểm của lạm phát nên lúc nào cũng sẵn sàng trở lại chính sách động viên tăng trưởng nhanh). Còn chuyện doanh nghiệp phá sản ? Đọc mấy con số của bác Doanh mà buồn cười: Chẳng đáng kể gì, chuyện DN thành lập, phá sản, chuyển sang hoạt động khác là thường xuyên, bao giờ chả có.
Câu hỏi hay nhất trong bài là đảm bảo an sinh xã hội, tiếc là bác Doanh không trả lời, dù cuối bài có nói vấn đề thất nghiệp, nhưng cũng là chuyện doanh nghiệp. Hiện nay báo chí tràn lan chuyện cứu doanh nghiệp, còn cứu dân ? Có thể nói yếu nhất trong chính sách chống lạm phát ở ta là bỏ mặc người nghèo tự xoay sở (thử nhìn xem CP đã làm được gì cho họ). May mà dân ta tự biết đi mò cua bắt ốc và hái lượm để tồn tại chứ ở các nước khác thì chỉ có nước chết đói hoặc kéo nhau đi... biểu tình.
Lãi suất giảm, lạm phát thấp song Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương lo
ngại, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy nguy hiểm vì doanh nghiệp phá
sản, tăng trưởng trì trệ.
Quốc hội chưa tính tới hạ mục tiêu tăng trưởng
- Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến
năm nay khoảng 6-6,5% nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng, chỉ
tiêu này rất khó đạt. Ông có dự báo như thế nào về việc đạt mục tiêu
tăng trưởng?
|
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh. Ảnh: B.D. |
- Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó
đạt được vì đầu tư xã hội dự kiến còn 33,5% GDP. Năm 2011, chúng ta đầu
tư 39,8% GDP nhưng tăng trưởng chỉ đạt 5,89%. Thống kê cho thấy đã có
2.200 doanh nghiệp phá sản và 12.000 đơn vị đăng ký ngừng kinh doanh. Rõ
ràng, đây là con số rất đáng lo ngại.
Cùng với đó là tiêu dùng điện cho sản xuất giảm mạnh,
nhập khẩu nguyên vật liệu cũng giảm (bông giảm 30%, sợi giảm 14%, tín
dụng giảm 1,96%). Ngược lại, tồn kho hàng hóa tăng 34%, một con số không
nhỏ. Tôi e rằng, tình hình này sẽ tác động xấu đến việc làm, thu nhập
của người lao động kéo theo những tiêu cực khác về xã hội.
- Ông nhận xét thế nào bức tranh kinh tế Việt Nam
qua con số lạm phát 4 tháng đầu năm rất thấp, quý I xuất siêu lên tới
224 triệu đôla nhưng tăng trưởng chỉ đạt 4%?
- Không nên quá chủ quan vì mức lạm phát thấp. Thực
tế, lạm phát thấp là do sức mua giảm mạnh, hàng hóa không bán được và
lượng tồn kho cao. Còn xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm chứ tăng xuất
khẩu chưa cao. Tôi cho rằng, chỉ số CPI tháng 4 chỉ tăng 0,06%, vì chỉ
số giá đã chịu tác động rất lớn từ vụ bê bối chất tạo nạc trong thịt
lợn, khiến mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa giảm giá mạnh.
Rõ ràng CPI đã đi phi quy luật vì có hiện tượng bất
bình thường. Khi cung cầu ổn định, chắc chắn chỉ số giá sẽ biến động
trong tháng sau khi giá xăng dầu, giá thuốc, viện phí tăng.
- Theo ông, đâu là nguyên nhân khi trần lãi suất
đã giảm từ 14% xuống 12% một năm, lãi suất cho vay cũng hạ nhiệt nhưng
doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn?
- Thực ra, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng có
rất nhiều nguyên nhân; trong số đó có lý do doanh nghiệp ế hàng dẫn đến
tồn kho lớn, không trả được nợ cũ và họ không còn tài sản thế chấp. Cũng
có trường hợp một số doanh nghiệp khác không chịu được mức lãi suất tuy
đã giảm nhưng vẫn còn cao. Đa số doanh nghiệp chỉ cần vay vốn lưu động,
nhu cầu vay cho đầu tư mở rộng sản xuất rất thấp.
Thực tế, hàng nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
không có nhu cầu vay vốn. Vòng quay đồng tiền đã giảm từ 2,5 xuống còn
0,8 cho thấy tiền tệ có dấu hiệu bị ngưng trệ. Do đó, theo tôi, vấn đề
quan trọng là cần có phương án khoanh, giãn nợ, cho vay bắc cầu để tạo
điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện sản xuất tốt được vay vốn và
hoạt động trở lại.
- Kinh tế Việt Nam đang suy giảm nhưng chứng khoán
lại tăng trưởng rất mạnh trong thời gian gần đây, thậm chí còn trở
thành thị trường hút ròng gần 100 triệu đôla từ nước ngoài. Ông nhận
định thế nào về hiện tượng này?
- Thời gian dài vừa qua, giá cổ phiếu đã
xuống thấp dưới giá vốn. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng cơ hội
này để mua vào nên vốn ngoại tăng mạnh dẫn đến thị trường được hồi phục
khoảng 30%. Tôi cho rằng, chỉ khi kinh tế hồi phục thì thị trường chứng
khoán mới tăng trưởng vững chắc được.
- Giá điện tăng cuối năm 2011, rồi giá xăng tăng 2
lần trong 1 tháng gần đây, ông có nhận xét gì về khả năng kiềm soát lạm
phát năm 2012 khi Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm lãi suất ?
- Kinh tế Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với
sức ép tăng giá. Tuy vậy, nhìn chung do sức mua đã kiệt quệ nên năm
2012, tôi cho rằng, lạm phát sẽ không cao như 2011. Đây là điều chúng ta
có thể tin tưởng. Còn đưa ra con số cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc rất
nhiều vào các thông số từ nay đến cuối năm.
- Vậy để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhưng vẫn
đảm bảo an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát thì các chính sách kinh tế
cần có thay đổi gì?
- Mấu chốt vấn đề theo tôi lúc này là cần thực hiện
tái cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, bộ máy cũng như doanh nghiệp Nhà
nước. Cần phải thực hiện hệ thống quản trị chuyên nghiệp, công khai
minh bạch, làm rõ quyền chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp Nhà nước. Một
trong những cốt lõi là làm rõ trách nhiệm giải trình, vì tiền của doanh
nghiệp Nhà nước cũng từ người dân mà ra. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
hoặc thất thoát phải giải trình đầy đủ, công khai trước nhân dân.
- Theo ông, thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong 8 tháng còn lại của năm là những vấn đề gì?
- Trong 8 tháng tới thách thức của nền kinh
tế Việt Nam là rất lớn. Vì kinh tế thế giới đang trong tình trạng khó
khăn, nên Việt Nam sẽ phần nào bị tác động. Kinh tế châu Âu, Mỹ khó
khăn, tăng trưởng của Anh và Pháp âm sẽ làm cho thị trường xuất khẩu của
Việt Nam bị hạn chế. Trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước khó khăn,
Nhà nước phải cứu họ. Ngân hàng phải hỗ trợ doanh nghiệp thay vì cứu các
đơn vị thân quen. Chính sách vay vốn phải công khai minh bạch, tránh
hiện tượng lo lót cho các doanh nghiệp sân sau.
Bên cạnh đó, theo tôi không thể xem thường tác động xã
hội của việc hàng loạt doanh nghiệp đình chỉ hoạt động, giải thể, nhất
là đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Bởi cùng với việc ngưng trệ
sản xuất, phá sản thì hàng nghìn người lao động sẽ không được trả lương.
Theo tôi, nếu những vấn đề này không được giải quyết triệt để thì Việt
Nam sẽ rơi vào vòng xoáy rất nguy hiểm. Đó là doanh nghiệp phá sản,
người lao động mất việc làm, tâm lý xã hội hoang mang gây ra hệ lụy là
kinh tế khó tăng trưởng.
Hoàng Lan - Nhật Minh
bạn không biết gì về kinh tế, lạm phát 1 con số là động lực phát triển, lạm phát 2 con số thì thật nguy hiểm, cầm tiền như cầm cục than hồng. ko có lạm phát thì được coi như giảm phát, ai cũng cầm tiền chứ ko mua hàng, hàng sản xuất ra ko có người mua, bác Doanh đang mườn tượng tới chuyện giảm phát đó. Giảm phát nguy hiểm gấp nhiều lần lạm phát 2 con số!
Trả lờiXóa