Bài hát hay nhất về Trường Sa:
'GẦN LẮM TRƯỜNG SA'
Tác giả: Hình Phước Long
Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng: Trường Sa lắm xa xôi!.
Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh gành trúc san hô.
Trường Sa ơi! Biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão giật, đảo quê hương!.
Anh vẫn đêm ngày giữ biên khơi. Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi!
Không xa đâu Trường Sa ơi! Không xa đâu Trường Sa ơi!
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.
Mong cánh thư về từ đảo xa, nơi thành phố này Trường Sa vẫn bên em.
Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao.
Khi cánh hải âu về, khi nắng sáng mùa, nơi đảo trúc san hô.
Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo, Trường Sa ơi!
Trông cánh chim bay về đảo khơi.
Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi!
Không xa đâu Trường Sa ơi! Không xa đâu Trường Sa ơi!
Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.
Cập nhật 28/04/2012 06:36 (GMT+7)
Đêm ở đảo Song Tử Tây, ngàn vì
sao chi chít giữa các kẽ lá của những tán phong ba. Trong hơi thở nhẹ
của gió và nhịp sóng rì rào, giọng hát của ca sĩ Anh Đào cất lên, thấm
vào lòng từng cán bộ, chiến sĩ hải quân với những cảm xúc vừa quen, vừa
lạ…
Ca sỹ Anh Đào biểu diễn cùng chiến sỹ trên đảo |
Đoàn công tác Đảng ủy Khối các Cơ
quan Trung ương, TP Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đến thăm,
động viên, tặng quà và giao lưu với cán bộ, chiến sĩ đảo làm nhiệm vụ
trên đảo Trường Sa Đông.
Bài hát “Gần lắm Trường Sa” đã nằm
trong tiềm thức từng chiến sĩ, với người lính đảo. Nhưng thật lạ, mỗi
lần giọng của ca sỹ Anh Đào cất lên, không gian của đảo Song Tử Tây vẫn
như lắng lại để nghe chị hát. Dường như không phải chị đang hát, mà là
đang tâm tình: “Mỗi cánh thư về từ đảo xa/anh thường nói rằng Trường Sa
lắm xa xôi/ Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu
thương, chỉ có loài chim biển, sóng vỗ trập trùng, bên nhành trúc san
hô...”
Năm nay, Anh Đào tuổi đã ngoài 50 và
chị đầu quân cho Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng hơn 30 năm về trước. Chuyến
đi thăm, phục vụ văn nghệ cho lính Trường Sa lần này nhân dịp 37 năm
Ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975- 29/4/2012) cũng là hành
trình thứ năm của chị ra nơi ấy.
Trên con tàu HQ 936 đang lướt trên
ngọn sóng, chị nói như than thở cùng thuyền trưởng Ngô Đức Dũng: “Ngày
trên tàu dài quá em ạ!”. Chưa hiểu hết ý tứ của chị, hôm sau tôi hỏi,
chị nói ngay: “Chị ra Trường Sa giống như được trở về nhà. Sắp gặp lại
người thân, muốn thấy cảnh cũ giờ thay đổi thế nào rồi, không nóng lòng
sao được”.
Trường Sa đối với chị ân tình vậy
đấy. Bất cứ ai là người Việt Nam, hai tiếng Trường Sa đều thiêng liêng
cả. Với chị, tình yêu ấy dường như đặc biệt hơn rất nhiều. Chị sẵn sàng
hát ở mọi nơi, nhiều lúc trong chương trình biểu diễn được xếp sẵn,
nhưng có khi theo yêu cầu của nhóm chiến sĩ nào đó gặp chị trên lối mòn,
hoặc trong giây phút bịn rịn khi đoàn tàu chuẩn bị rời cảng...
Quê Anh Đào ở Cam Ranh, tỉnh Khánh
Hòa, Trường Sa cũng là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Khánh Hòa. Phải
chăng vì lý do đó khiến chị gắn bó với Trường Sa hơn? Hóa ra đó chỉ là
nguyên cớ nhỏ. Năm 1982, nhạc sĩ Huỳnh Phước Long cho ra đời bài hát
“Gần lắm Trường Sa” bằng ý tưởng được nung nấu đã lâu, dù ông chưa từng
được ra nơi đó.
Tuy nhiên, trong một chiều dạo trên
đường Trần Phú - thành phố biển Nha Trang, lúc ấy chính là sự thăng hoa
để ông bật lên những cảm xúc bất chợt, dạt dào: "...Chiều Nha Trang, sao
bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang sừng sững kiên trung giữa pháo đài
giữ đảo..."
Cả nhạc sĩ và ca sĩ cùng quê Cam
Ranh, lại khá hiểu nhau vì khi đó nhạc sĩ Phước Long là Trưởng phòng Văn
hoá huyện. Ông viết bài hát này hợp với chất giọng và dường như dành
riêng cho chị.
Thời đó, mặc dù chỉ là đoàn nghệ
thuật của tỉnh lẻ Khánh Hòa, nhưng Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng đã nổi
tiếng lắm, quy tụ nhiều ca sĩ, ngôi sao tên tuổi, liên tục ra Bắc vào
Nam biểu diễn. Tuy vậy, Đoàn cũng được phân công trách nhiệm cử nhóm
công tác ra phục vụ văn nghệ ở Trường Sa khi có yêu cầu của tỉnh.
Anh Đào nhớ lại: “Từ khi ca khúc “Gần
lắm Trường Sa” trở thành “bài ruột” của mình, chị bị thôi thúc và
thường ao ước được một lần ra Trường Sa để có cảm nhận thực sự từ cuộc
sống nơi đó, như những gì lời bài hát đã diễn đạt. Rồi dịp ấy đã đến,
tháng 4/1984, khi Đoàn nhận kế hoạch cử nhóm nhạc công và ca sĩ tháp
tùng cùng đoàn công tác của tỉnh ra Trường Sa, chị đã đăng ký ngay. Ngày
đó hành trang ra Trường Sa đơn giản lắm, tàu nhỏ nên mọi thứ đều gọn
nhẹ.
Nhóm ca sĩ, nhạc công chỉ mang theo
chiếc đàn ghi ta, một chiếc micro, một chiếc loa sắt... Nhưng Anh Đào
thì chuẩn bị nhiều ca khúc: “Dáng đứng Bến Tre”, “Người ơi, người ở đừng
về”... và không thể thiếu “Gần lắm Trường Sa”.
Khi lần lượt đến các đảo trong chuyến
đi: Song Tử Tây, Cô Lin, Trường Sa Lớn..., chương trình ca nhạc của
đoàn Hải Đăng đã thực sự mang đến cho những người lính thật nhiều cảm
xúc. Nhưng hơn hết đó là ca khúc “Gần lắm Trường Sa” được viết dành
riêng cho họ.
Và cô ca sĩ xứ trầm hương vút lên
giai điệu “Không xa đâu Trường Sa ơi/ Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn
bên em...” đã khiến họ vỡ òa, như gần lắm với đất liền, được ở cạnh
những người yêu thương. Từng tràng vỗ tay dường như kéo dài mãi. Có nơi,
chị phải hát đến hai, ba lần theo yêu cầu của chiến sĩ. Với chị, chuyến
đi Trường Sa ấy là một đặc ân, nhiều kỷ niệm và thật hạnh phúc...
Có dịp ra quần đảo Trường Sa lần thứ
hai, khi tháp tùng đoàn cán bộ của tỉnh đến Trường Sa để tiếp thêm sức
mạnh cho những người chiến sĩ kiên cường bám đảo, tiếng hát của chị
khiến nhiều người rơi lệ, bởi họ xúc động vô bờ khi nhận ra phía sau các
chiến sĩ Trường Sa là triệu triệu trái tim của đất Mẹ, luôn dõi theo và
là chỗ dựa vững chắc cho họ.
Đối với chị, Anh Đào được biết thêm
nhiều đảo nữa và chị nhận thức rõ hơn một điều: Trường Sa thiêng liêng
hơn những gì chị từng biết. Quê hương Khánh Hòa nói riêng và đất nước
nói chung có những hòn đảo can trường...
Ngồi cùng chị bên mạn tàu, chị hồi
tưởng: Kỷ niệm thì nhiều lắm, nhưng nhớ nhất là lần chị dừng chân ở Nam
Yết. Lần ấy, sau đêm biểu diễn, chị đi ngang qua dãy nhà dành cho các
chiến sĩ ở đảo. Cứ tưởng mọi người đều ra ngoài để dùng bữa tối, nhưng
bất chợt chị thấy tiếng rên rất khẽ từ một căn phòng nhỏ.
Đẩy cửa bước vào, dưới ngọn đèn nhỏ,
chị thấy một chiến sĩ đang trùm chăn. Hỏi mới biết đó là đồng chí Phó
đảo, tên Lê Quang Vinh, đang lên cơn sốt rét. Như một người em gái, chị
tìm khăn ướt lau trán cho anh, hỏi han sức khoẻ. Rồi chợt nghĩ lúc nãy
đồng chí Phó đảo không được thưởng thức chương trình văn nghệ, thế là
chị cất tiếng hát, lúc đầu thì khe khẽ, sau thì vút cao như đứng trên
sân khấu.
Anh Đào lần lượt hát hết bài này đến
bài khác. Đến khi giai điệu tha thiết ngân lên: “Nơi thành phố này,
Trường Sa vẫn bên em/ Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn
triều dâng cao, khi cánh hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san
hô” thì dường như chị đã truyền được sức mạnh cho anh Vinh, khiến cơn
sốt rét nhanh chóng tan đi.
Buổi cơm chia tay ở thị trấn Trường
Sa, Anh Đào lại dành cho quân và dân ở đảo này một bất ngờ, khi bất chợt
giọng hát chị lại ngân vang, ngọt dịu trong cái nắng gắt sang hè:
“...Đảo quê hương, trông cánh chim bay về đảo khơi, thương nhớ sao vơi
người chiến sĩ Trường Sa ơi...”.
Hạ sĩ Nguyễn Trường Cả, quê ở Quảng
Nam, ngồi thừ ra sau lời hát kết thúc, rồi đột nhiên bảo tôi: “Em từng
nghe nói về cô Anh Đào, người hát hay nhất bài “Gần lắm Trường Sa”,
không ngờ dịp này lại được thưởng thức và gặp được cô ấy khi đang làm
nhiệm vụ ở đảo như thế này”.
Chuẩn đô đốc Trần Đình Xuyên- Phó Tư
lệnh Quân chủng Hải quân có mặt trên tàu HQ 936, là phó Đoàn của chuyến
đi này, nhận xét: “Ca sĩ Anh Đào rất nặng lòng với Trường Sa. Khi ra
Trường Sa, Anh Đào mang tiếng hát và phục vụ hết mình cho cán bộ, chiến
sĩ các đảo. Nhưng khi về đất liền Anh Đào lại nhớ Trường Sa, luôn trăn
trở cho sự thay đổi, phát triển của Trường Sa. Chúng tôi cảm ơn Anh
Đào”.
Đã qua thời thanh xuân của 27 năm về
trước, với giọng hát mượt mà, khỏe khoắn trong lần đầu tiên đến với các
đảo xa, nay đã có tuổi nhưng Anh Đào vẫn là ca sĩ hát “Gần lắm Trường
Sa” hay nhất, truyền cảm nhất.
Bởi tiếng hát của chị hòa lẫn vào
nắng, gió và sóng Trường Sa. Bởi nhịp điệu bài hát bay bổng qua từng tán
lá phong ba, rồi lan tỏa vào không gian rộng lớn của vùng trời, vùng
biển của Tổ quốc. Bởi cảm xúc khi hát của chị là ngọn lửa yêu thương của
một người chị, người mẹ trải lòng trước những người chiến sĩ Trường Sa:
“Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh/ Vẫn gần bên anh vì Trường Sa
luôn bên em…”.
Tiên Minh
[02/06/2011]
Trường Sa ơi! Tổ quốc ơi! Đó là tiếng gọi thiêng liêng của
hàng triệu trái tim luôn hướng về phía biển. Nơi ấy có những người lính đang
ngày đêm gìn giữ những đôi mắt biên cương. Những cảm xúc ấy được nhạc sĩ Hình
Phước Long chuyển tải trọn vẹn trong “Gần lắm Trường Sa”. Ra đời đã hơn 20 năm nhưng
bài hát vẫn làm say lòng bao người…
° Chút tình trả nợ Trường Sa
Nhạc
sĩ Hình Phước Long kể rằng năm 1980 ông đã được vào hậu cứ Trường Sa.
Sống giữa những người lính đảo, sự chân tình, nghị lực, những tâm sự của
họ làm ông cảm động. Và ông luôn nhủ lòng mình đã nợ Trường Sa một món
nợ ân tình. Thai nghén, ấp ủ, trăn trở suốt 2 năm trời từ Cam Ranh về
lại Nha Trang trong thời gian tham gia trại sáng tác của tỉnh năm 1982,
ông mới cho ra đời ca khúc Gần lắm Trường Sa. Hôm ấy, ngày cuối cùng bế
mạc trại sáng tác, ông đạp xe lang thang bên bờ biển chợt thoáng gặp một
tà áo dài trầm tư trước biển. Dưới chân cô gái, từng con sóng mơn man,
nhè nhẹ vỗ vào bờ cát như đang thì thầm lời yêu. Em nghĩ gì, em nói gì
với biển? Giai điệu và những ca từ đầu tiên đã vang lên trong tâm hồn
người nhạc sĩ Không xa đâu Trường Sa ơi… Và cái tứ ấy đã xuyên suốt bài
hát như lời nhắn nhủ, như lời thề thuỷ chung cảm động. Tình yêu đã xoá
nhoà khoảng cách địa lý, nên “Trường Sa luôn bên anh” và “Trường Sa luôn
bên em”.
Tuy
học nhạc Tây nhưng Gần lắm Trường Sa cũng như nhiều ca khúc khác của
nhạc sĩ Hình Phước Long lại mang nặng âm hưởng dân ca. Giai điệu và ca
từ đậm chất Khu 5 ngọt ngào, tình cảm và sâu lắng. Ông đã chọn nền nhạc
Rum-ba trữ tình cho ca khúc. Điều ngạc nhiên là cho đến khi viết Gần lắm
Trường Sa ông chưa từng một lần ra đảo mà lại viết rất thật, rất hay về
lính đảo. Nhạc sĩ đã hóa thân để lắng nghe những rung động từ trái tim
của người chiến sĩ Trường Sa và em gái đất liền - người từ phố biển:
“Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi.
Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội thương yêu. Chỉ có
loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh gành trúc san hô…”
Hình
Phước Long dành nhiều tình cảm cho Trường Sa. Ngoài Gần lắm Trường Sa,
ông còn là tác giả của hàng loạt các ca khúc như: Gặp anh trên đảo Sinh
Tồn, Tiếng hát đảo Sơn Ca, Đêm trên đảo Thuyền Chài, Tâm tình người lính
Trường Sa… Những ca khúc của Hình Phước Long không chỉ mượt mà về giai
điệu mà ca từ cũng giàu chất thơ, đặc biệt khi ông viết về lính đảo:
“…như con tàu neo giữa đại dương nên con sóng cứ nghiêng về phía đảo,
đêm âm vang những lời anh hát giữa đảo ngàn thay tiếng hót sơn ca. Đảo
Sơn Ca vắng tiếng sơn ca chỉ có tiếng hát của những người chiến sĩ, anh
bỗng trở thành loài chim quý hát giữa đảo ngàn thay tiếng hót sơn ca…”
(Tiếng hát đảo Sơn Ca). Nhạc sĩ tâm sự: Đời lính đảo chịu nhiều thiếu
thốn mà thiếu thốn lớn nhất là tình cảm. Mỗi buổi chiều người lính lại
nhìn về phía Tây bởi nơi ấy hoàng hôn đang buông trên đất mẹ quê hương.
Và món nợ ân tình này, ông đang trả cả đời chưa hết…
° Người con gái của Trường Sa
|
Ca sĩ Anh Đào trong một chuyến biểu diễn ở Trường Sa.
|
Người
hát Gần lắm Trường Sa lần đầu tiên là ca sĩ Anh Đào (Đoàn Ca múa nhạc
Hải Đăng). Cho đến nay vẫn khó ai qua được chị bởi ngoài chất giọng dân
ca bẩm sinh còn có sự đồng cảm sâu sắc giữa nhạc sĩ, ca sĩ và người
chiến sĩ Trường Sa. Hiếm có ca sĩ nào có được sự dũng cảm cũng như cơ
may như Anh Đào: Ba lần được đến Trường Sa, ba lần được đến với những
người lính đảo, được biết thế nào là lẽ sống, được hát và được yêu hết
mình. Chính những chuyến đi thực tế ấy đã giúp chị thêm gắn bó với đảo
và hát truyền cảm hơn.
Lần
đầu đến Trường Sa (1984) Anh Đào vẫn là một thiếu nữ, lần thứ ba ra với
Trường Sa chị đã là một thiếu phụ, vậy mà cái cảm giác náo nức vẫn vẹn
nguyên như thuở nào. Chị không thể nhớ nổi mình đã hát bao nhiêu lần Gần
lắm Trường Sa mà lần nào tiếng gọi Trường Sa cất lên cũng thật tha
thiết, nghẹn ngào: “Trường Sa ơi! Trông cánh chim bay về đảo khơi thương
nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi! Không xa đâu Trường Sa ơi!
Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn
gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em!”. Và, dù đã hát 20 năm nhưng Gần
lắm Trường Sa với Anh Đào lúc nào cũng mới. Mỗi lời ca, mỗi nốt nhạc
ngân lên như những hạt mưa ngọt ngào tưới mát tâm hồn người chiến sĩ.
Khó
ca sĩ nào có được cái nhiệt tình như Anh Đào. Trường Sa là một phần máu
thịt của chị. Ra đảo không bao giờ chị cho phép mình bỏ phí một phút,
một giây. Anh Đào hát bất cứ ở đâu, hát bất cứ khi nào, kể cả hát “chay”
và dù giữa hàng trăm chiến sĩ hay chỉ một người lính, chị vẫn hát bằng
cả trái tim của người ca sĩ, của người con gái hậu phương.
Anh
Đào luôn coi đảo là nhà, chiến sĩ là người thân và chị cũng luôn coi
mình như một người lính đảo, yêu thương và sẻ chia. Trong những trang
“Nhật ký Trường Sa” của mình, chị luôn dành cho người lính những tình
cảm trân trọng nhất: “Anh Đào đang đi giữa vườn hoa phong ba là nụ cười
của những người chiến sĩ…”. Sau chị đã, đang và sẽ có nhiều ca sĩ đến
với Trường Sa. Nhưng trong lòng nhiều người lính đảo, Anh Đào vẫn mãi là
“ca sĩ của Trường Sa”. Còn tôi xin gọi chị là “người con gái của Trường
Sa”. Người mẹ hiền Trường Sa luôn mở rộng vòng tay ôm người con gái ấy
vào lòng!
Gần
lắm Trường Sa như một cung đàn tri âm, gắn kết Hình Phước Long - Anh
Đào - Người lính Trường Sa và bao tâm hồn đồng điệu. Hàng triệu trái tim
vẫn rung lên thổn thức. Ơi Trường Sa! Trường Sa ơi!…
Thực
hiện 4 chủ đề trên, Đoàn TN Khánh Hòa đã triển khai nhiều hoạt động
thiết thực, ý nghĩa như: tổ chức 79 đợt tuyên truyền về “Chủ quyền biển,
đảo Việt Nam - trách nhiệm của tuổi trẻ”, quyên góp ủng hộ chiến sĩ
Trường Sa gần 40 triệu đồng; tổ chức hơn 100 đợt giao lưu kết nghĩa giữa
Đoàn TN với các chiến sĩ Trường Sa, thăm hỏi chăm sóc giúp đỡ các gia
đình có người thân đang làm nhiệm vụ ở đảo Trường Sa… với số tiền trên
93 triệu đồng; tổ chức 97 đợt vệ sinh môi trường; thành lập 7 đội TN
tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giúp đỡ 40 TN
gia đình khó khăn và 104 gia đình chính sách với số tiền gần 120 triệu
đồng; tổ chức 11 đợt khám bệnh, phát thuốc, hớt tóc, tặng quà cho đồng
bào các xã miền núi trị giá trên 150 triệu đồng; gần 2.500 ĐVTN tham gia
hiến máu nhân đạo, thu được hơn 900 đơn vị máu và có hơn 800 ĐVTN tình
nguyện đăng ký ngân hàng máu sống; quyên góp được 10.000 áo trắng tặng
bạn nghèo… Ngoài ra, ĐVTN còn thực hiện 150 công trình TN, phần việc TN
với tổng trị giá hơn 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn còn
tham gia tích cực các hoạt động như: Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”; làm báo tường với chủ đề “Học tập và làm theo lời
Bác”; tổ chức xem phim và thuyết trình bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung
một con người”…
Kết thúc TTN, Tỉnh đoàn Khánh Hòa đã khen thưởng 24 tập thể, 24 cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
Theo baokhanhhoa.com.vn
Gần lắm Trường Sa
Với giai điệu thân thương, gần gũi, hơn 25 năm qua, bài hát Gần lắm Trường Sa của nhạc sĩ Hình Phước Long thực sự đi vào lòng người. Còn với những người lính, bài hát như là "đảo ca" của Trường sa.
Nhạc sĩ Hình Phước Long tiếp chúng tôi tại căn nhà ấm cúng của ông, trong một hẻm nhỏ, thành phố biển Nha Trang vào một ngày giữa tháng 4. Xoa xoa mái tóc đã bạc trắng, ông bồi hồi nhớ lại và kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm về Trường Sa.
Trường Sa không xa
Khi sáng tác ca khúc Gần lắm Trường Sa, nhạc sĩ chưa có dịp đặt chân lên quần đảo thân yêu này. Và cho đến nay, ông cũng chỉ được đến Trường Sa một lần, cách đây đã hơn 25 năm…
Đầu những năm 80 của thế ký trước, ông đang công tác tại Phòng Văn hóa - Thông tin của huyện, nơi có đoàn Trường Sa (lữ đoàn 146) đóng quân. Là một nhạc sĩ từng nhiều lần dàn dựng các tiết mục văn nghệ, ông đã có dịp thấy tận mắt những đợt bộ đội, nhưng hình ảnh về đảo xa vẫn mơ hồ trong ông.
Các chiến sĩ đảo Trường Sa. Ảnh: hoangsa.org
Nhạc sĩ xem những bức ảnh đen trắng về Trường Sa; rồi xem bộ phim tài liệu Tổ quốc trên vùng đảo nhỏ miêu tả về sóng gió, bão táp và cả cuộc sống của những người lính trên đảo. Xúc động trước quần đảo hùng vĩ, và những gian khổ hy sinh của người lính Trường Sa, ông bỗng nảy ra ý định viết nhạc về quần đảo này. Nhưng, từ năm 1980, đến 1981, rồi 1982, ý định ấy của ông vẫn chưa thực hiện được.
Rồi trong lần dự trại sáng tác được tổ chức tại phố biển Nha Trang. Một chiều ông đạp xe dạo dọc đường Trần Phú. Trong gió biển mơn man, người nhạc sĩ trẻ ấy bất ngờ bắt gặp một cô gái mặc áo dài (hình ảnh hiếm lúc bấy giờ) đang đứng ngắm biển. Ông tự nghĩ, có khi nào người yêu cô ấy ở Trường Sa? Nếu như cô gửi lời yêu thương vào gió, thì ở nơi đảo xa, người yêu của cô có thể nào nghe được lời yêu thương trong gió đó không?
Nhạc sĩ Hình Phước Long hôm nay.
Chợt nhớ về câu ca dao mà mẹ ông vẫn thường đọc: “Khi xa sát vách cũng xa/ Khi gần muôn dặm đường xa cũng gần”, bỗng một giai điệu chợt lóe lên trong đầu ông “Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh/ Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…”. Ông viết vội giai điệu đó vào tờ giấy và về trại rồi trở về ngôi nhà nhỏ ở thị trấn Ninh Hòa, nơi có người mẹ từng đọc cho ông nghe câu ca dao xưa. Dưới hoàng hôn chạng vạng, ông kéo ghế ra trước sân để viết. Và, trong không gian ấy, cảm xúc tuôn trào, ông hoàn thành bài hát Gần lắm Trường Sa, Khi trại sáng tác bế mạc, tác phẩm trở thành bài hát tiêu biểu.
Chỉ đến Trường Sa một lần
Qua giọng hát của ca sĩ Anh Đào, bài hát Gần lắm Trường Sa vang lên trên sân khấu của đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng, trên sóng phát thanh và nhanh chóng lan truyền khắp nơi…
Đến bây giờ ông vẫn chưa thể nào quên câu chuyện vui về một chuyến đi công tác cùng đoàn văn nghệ sĩ vào đồng bằng sông Cửu Long. Bỗng dưng trên chuyến xe đi dạo, đồng chí bí thư của một thị xã đi cùng cứ nằng nặc đòi dừng xe, bước xuống và chạy đến trụ điện bên đường có gắn loa phát thanh để nghe cho bằng được bài hát Gần lắm Trường Sa, khiến mọi người sửng sốt. Lên xe, anh bí thư nọ lại làm cho cả đoàn thêm một phen kinh ngạc nữa bởi câu nói: “Chắc Hình Phước Long phải là dân miền Bắc mới viết được bài hát mượt mà, sâu lắng như thế…” mà anh không hề biết chính bản thân anh sau đó cũng rất bất ngờ khi biết nhạc sĩ Hình Phước Long đang ngồi ngay trong xe mình.
Năm 1983, đoàn công tác tỉnh Phú Khánh ra thăm huyện Trường Sa, nhưng nhạc sĩ Hình Phước Long không thể đi cùng đoàn vì ông phải nằm viện điều trị bệnh. Nhưng để có thêm bài hát về Trường Sa cho nữ ca sĩ trẻ Anh Đào mang ra đảo biểu diễn, trong thời gian nằm viện, nhạc sĩ đã sáng tác thêm ca khúc Gặp anh trên đảo Sinh Tồn. Lại thêm một bài hát ra đời khi ông chưa hề đến Trường Sa.
Năm 1984, sau bao mong đợi, nhạc sĩ Hình Phước Long được ra Trường Sa. Đến đảo, điều làm ông vui nhất là những gì ông thể hiện trong hai ca khúc trên đều rất giống với hiện thực, đặc biệt là tình cảm của những lính đảo dành cho ông. Đó là những cái ôm xiết chặt, những giọt nước mắt bất chợt rơi xuống vạt áo của những chàng lính trẻ khi được trực tiếp thấy nhạc sĩ ôm đàn và hát bài Gần lắm Trường Sa trong cảm giác còn say sóng biển.
Chiến sĩ đảo Trường Sa trồng rau tự phục vụ đời sống. Ảnh: hoangsa.org
Được ra đảo ông càng thương lính đảo. Bây giờ rất ít người có thể tưởng tượng vì sao người lính đảo thời ấy khổ thế, chịu đựng giỏi thế. Hằng ngày mỗi người, dù sĩ quan hay chiến sĩ cũng chỉ được 6 lít nước để ăn, uống, tắm và giặt. Đã thế, mỗi lần chiếc thuyền nhom từ đất liền chở nước ngọt ra đảo, vượt qua bao đợt sóng, thì nước ngọt đã thành nước lợ. Mang tiếng ở đảo nhưng bộ đội chỉ biết có thịt hộp, ít khi được ăn cá (không bắt được vì sóng to và rạn san hô), còn rau xanh thì rất ít. Ngày đó, ở Trường Sa không có ti vi, điện thoại, radio thì đảo có đảo không, còn báo chí, thư từ phải 3 - 6 tháng mới có một chuyến. Bởi thế, hoàng hôn nào trên đảo cũng trở nên trầm lắng, mọi cái nhìn của người lính đảo đều đổ dồn về hướng Tây, mãi đến chạng vạng mọi người mới trở lại công việc thường ngày. Hỏi ra mới biết “các anh đang hướng về phía mặt trời lặn, ở đó có quê nhà, cho vơi nỗi nhớ”.
Chỉ ra đảo một lần, nhưng Trường Sa luôn trong tim ông. Tính đến nay, ông đã cho ra đời 15 ca khúc về mảnh đất thân thương này. Ông nói, Trường Sa luôn gợi cho ông những tình cảm thiêng liêng mỗi khi nghĩ tới.
Nhạc sĩ Hình Phước Long, sinh năm 1950, tại Ninh Hòa, Khánh Hòa. Hội viên hội nhạc sĩ Việt Nam. Hiện công tác tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa. Ông đã sáng tác 15 ca khúc về Trường Sa. Năm 1997, bộ VHTT ấn hành tập nhạc Gần lắm Trường Sa (tập hợp 12 ca khúc). Tháng 3/2009, ông vừa hoàn thành Hành khúc đoàn Trường Sa anh hùng.
Anh Thư - Baodatviet
Hát mãi cho Trường Sa TP - “Gần 30 năm qua, tôi có rất nhiều kỷ niệm với Trường Sa. Được hát về Trường Sa là vinh dự lớn” - Ca sĩ Anh Đào nói.
Ca sĩ Anh Đào và chiến sĩ đảo Phan Vinh, tháng 5-1988 Ảnh: Nguyễn Viết Thái.
Tình cảm thấm từng lời hát
Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng, Trường Sa lắm xa xôi…, lời bài hát về Trường Sa được ca sỹ Anh Đào hát đầu tiên là bài Gần lắm Trường Sa do nhạc sĩ Hình Phước Long sáng tác năm 1982. Anh Đào là người đầu tiên hát bài này, đến nay vẫn được coi là người hát hay nhất. Bén duyên với Trường Sa từ đó, đến nay đã gần 30 năm.
Hát xong, chị chạy về, vừa quạt vừa hát cho anh Vinh. Biết anh ở khu Bốn, Anh Đào hát bài “Giận thì giận, thương thì thương” rồi “Người ơi người ở đừng về”, vừa hát vừa khóc…
Cuốn nhật ký của Anh Đào về Trường Sa bắt đầu được ghi chép vào năm 1984, năm đầu tiên Anh Đào ra Trường Sa. Xuồng chuyển tải bị sóng đánh dềnh lên sụp xuống, người trên tàu phải lựa lúc thuận tiện nhất để nhảy xuống xuồng, tránh bị kẹp giữa xuồng và mạn tàu. Bộ đội lội ra bãi san hô nước tới cổ, kéo xuồng vào đảo. “Có đảo, xuồng không cập vào được vì sóng lớn, hai anh hai bên xốc mình, hô một, hai, ba rồi quăng xuống cho người ở dưới đỡ, như quăng hàng vậy” - Anh Đào cười, kể lại. Lính đảo, ai cũng đen sạm như nhau, quần áo loang lổ vệt muối trắng do giặt bằng nước biển, nhưng nụ cười thật sáng.
Trên đảo Nam Yết đẹp như một làng quê, khi chiến sỹ đi tuần, Anh Đào đi sau, bước lên từng dấu chân của họ in trên cát. Ở đảo Trường Sa Lớn khi đó có mộ của một số liệt sỹ, chưa đưa được về đất liền. Những ngôi mộ đơn sơ nằm giữa vạt hoa muống biển, nhiều khi bị sóng trùm lên. Viếng mộ liệt sĩ, cô ca sĩ trẻ cứ ôm vai người bên cạnh mà khóc.
Buổi chiều, chiến sỹ tụ tập hết ở bờ tây đảo khiến Anh Đào ngạc nhiên. Sao các anh không ra bờ đảo vào buổi sáng lúc có nắng ban mai, lại ra lúc chiều, trời hanh nắng? “Mặt trời lặn ở đằng Tây, hướng đó là quê nhà, bọn anh ra đây nhìn về quê nhà, nhớ về người thân!”. Anh Đào nghẹn lời khi kể lại tâm sự của lính đảo. Chia tay, Anh Đào cứ nắm mãi những bàn tay chai sạn của các chiến sỹ, không muốn rời. Lạ thay, cái mùi khét nắng từ đầu tóc, từ quần áo của họ, sao mà thân thương, sao mà quyến luyến. Ít ngày ở Trường Sa khiến Anh Đào đồng cảm với những người lính đảo. Chị hát Gần lắm Trường Sa càng hay hơn, tình cảm gắn bó chân thật với Trường Sa thấm vào từng câu hát.
Hát bao nhiêu cũng chưa đủ
Tháng 4-1988, máu vừa đổ ở vùng biển đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, đài, báo vừa đăng tải danh sách 74 người hy sinh, mất tích. Đoàn ca múa Hải Đăng (Khánh Hòa) thông báo đi Trường Sa. Anh Đào nghĩ, chính lúc này là lúc bộ đội Trường Sa cần nhiều nhất sự động viên, chia sẻ của mọi người ở đất liền. Sau chuyến đi năm 1984, Anh Đào vẫn mong được quay lại Trường Sa, về với Trường Sa. Xin được đi Trường Sa, Anh Đào mua thật nhiều xoài, cà phê, thuốc lá mang ra Trường Sa tặng chiến sỹ. Chuyến đi năm 1988 là chuyến đi nhiều nước mắt của Anh Đào, lệ ứa cả khi đang cười cùng lính đảo. Anh Đào và ca sỹ Thanh Thanh cùng mang theo kim chỉ để tranh thủ khâu áo cho anh em, vừa khâu vừa hát để kìm bớt cảm xúc. Nhưng nhìn chiến sỹ đang nghe, đang ngắm, như uống từng lời hát, nước mắt các chị cứ chực trào ra.
Anh Đào (thứ ba từ trái sang), ca sĩ Thanh Thanh (đeo kính) và cố nhạc sĩ Xuân An (giữa hai ca sĩ) ở đảo Trường Sa Lớn, tháng 5-1988 Ảnh: Nguyễn Viết Thái.
Tại đảo Trường Sa Lớn, có lần Anh Đào đang chỉnh lại trang phục ở phòng riêng, chuẩn bị ra hát ở nơi biểu diễn cách đó chừng trăm mét, bỗng nghe tiếng rên ở phòng bên. Chạy qua, Anh Đào thấy một anh đang nằm, sốt cao lắm. Anh tên là Vinh, đảo phó, ra Trường Sa đã 4 năm, uống nước giếng san hô nên nhiễm bệnh. Anh Đào lấy khăn dấp nước đắp cho anh, rồi ra hát cho mọi người.
Nhiều người hỏi, sao Anh Đào không là nghệ sỹ ưu tú. Nhưng đối với Anh Đào, được gọi là “ca sỹ của Trường Sa” là danh hiệu lớn nhất, vinh dự lớn nhất của chị.
Lên đảo, anh em chiến sỹ yêu cầu hát về vùng quê nào, Anh Đào, Thanh Thanh và cố nhạc sĩ Xuân An hát về vùng quê đó. “Hát bao nhiêu cho chiến sỹ Trường Sa, cũng chưa đủ, chưa xứng với tình cảm các anh dành cho mình” - Anh Đào tâm sự. Khi lên đảo An Bang, Anh Đào bị xỉu vì say sóng, tỉnh dậy thấy đang nằm trên miếng ván lót trên mấy can sắt. Còn đang váng vất, Anh Đào giật mình khi thấy một anh đến ngồi cạnh chị, đưa tay xuống dưới “giường”. Anh kéo ra một can màu trắng loại 5 lít đựng nước, pha sữa cho chị. Ngày đó, tiêu chuẩn mỗi người trên đảo chỉ được 5 lít nước ngọt/ngày, nhưng phải tiết kiệm mỗi người nửa lít để tưới cây bàng đầu tiên trồng trên đảo… Đêm ở đảo Phan Vinh, đang hát Anh Đào thấy mọi người chuyền tay nhau đưa chị một gói giấy xi măng. Hát xong, chị vô hậu trường, giở gói giấy thấy có 3 quả trứng chim biển và mẩu giấy nhỏ ghi “trứng chim biển đã luộc chín rồi, gửi cho ca sỹ Anh Đào ăn nhé”. Chị khóc vì hạnh phúc. Đêm đó, đang ngủ bỗng nhiên chị nghe tiếng reo hò, giật mình tỉnh dậy, thấy mấy chục chiến sỹ đang tắm mưa, như một bầy trẻ ở quê. Trời ơi, nửa đêm tắm mưa, cảnh chỉ có ở Trường Sa! Anh Đào lại không kìm được nước mắt.
Người của Trường Sa
Sau lần Anh Đào ra Trường Sa lần thứ hai năm 1988, chồng chị bảo chị chuyển ngành, không đi hát nữa. Khi đó con trai chị mới hơn 3 tháng tuổi. Chị xin anh cho 3 đêm để suy nghĩ. Đồng nghiệp kể, khi họ ra Trường Sa, chiến sỹ đều hỏi có ca sỹ Anh Đào không. "Ai cũng ước được lính Trường Sa yêu mến như mình, sao mình lại nghỉ hát, lại không được ra Trường Sa nữa". Chị nói với anh, không thể chuyển ngành. Anh ấy buồn. Anh đi làm ăn xa, xa dần… Sau đó, Anh Đào nuôi con một mình. Năm 2002 và năm 2004, chị lại ra với Trường Sa. Dịp Tết Giáp Thân (2004), cầu truyền hình được tổ chức tại đảo Trường Sa Lớn, Anh Đào được ăn Tết với chiến sỹ trên đảo, được đón tuổi mới ở Trường Sa. Tối 21-3-2010, chương trình truyền hình trực tiếp “Triệu trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc” tổ chức tại Quân cảng Sài Gòn (TPHCM) Anh Đào lại được mời hát về Trường Sa.
Ca sĩ Anh Đào 7-2011 Ảnh: Nguyễn Đình Quân .
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, Anh Đào hay nhắc lại những lần đi qua đảo Gạc Ma, dự lễ thả vòng hoa tưởng niệm những chiến sỹ đã hy sinh ở đó. “Các anh ấy còn trẻ lắm, mãi không được về với người thân. Khi đến đó, Anh Đào luôn cầu mong cho Trường Sa mãi mãi bình yên, để những đứa con của Tổ quốc không còn phải ngã xuống nữa”. Chị hát Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi/Không xa đâu Trường Sa ơi/không xa đâu, ơi Trường Sa ơi…, những giọt lệ lại lăn dài trên má.
Nguyễn Đình Quân
Với giai điệu thân thương, gần gũi, hơn 25 năm qua, bài hát Gần lắm Trường Sa của nhạc sĩ Hình Phước Long thực sự đi vào lòng người. Còn với những người lính, bài hát như là "đảo ca" của Trường sa.
Nhạc sĩ Hình Phước Long tiếp chúng tôi tại căn nhà ấm cúng của ông, trong một hẻm nhỏ, thành phố biển Nha Trang vào một ngày giữa tháng 4. Xoa xoa mái tóc đã bạc trắng, ông bồi hồi nhớ lại và kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm về Trường Sa.
Trường Sa không xa
Khi sáng tác ca khúc Gần lắm Trường Sa, nhạc sĩ chưa có dịp đặt chân lên quần đảo thân yêu này. Và cho đến nay, ông cũng chỉ được đến Trường Sa một lần, cách đây đã hơn 25 năm…
Đầu những năm 80 của thế ký trước, ông đang công tác tại Phòng Văn hóa - Thông tin của huyện, nơi có đoàn Trường Sa (lữ đoàn 146) đóng quân. Là một nhạc sĩ từng nhiều lần dàn dựng các tiết mục văn nghệ, ông đã có dịp thấy tận mắt những đợt bộ đội, nhưng hình ảnh về đảo xa vẫn mơ hồ trong ông.
Các chiến sĩ đảo Trường Sa. Ảnh: hoangsa.org
Nhạc sĩ xem những bức ảnh đen trắng về Trường Sa; rồi xem bộ phim tài liệu Tổ quốc trên vùng đảo nhỏ miêu tả về sóng gió, bão táp và cả cuộc sống của những người lính trên đảo. Xúc động trước quần đảo hùng vĩ, và những gian khổ hy sinh của người lính Trường Sa, ông bỗng nảy ra ý định viết nhạc về quần đảo này. Nhưng, từ năm 1980, đến 1981, rồi 1982, ý định ấy của ông vẫn chưa thực hiện được.
Rồi trong lần dự trại sáng tác được tổ chức tại phố biển Nha Trang. Một chiều ông đạp xe dạo dọc đường Trần Phú. Trong gió biển mơn man, người nhạc sĩ trẻ ấy bất ngờ bắt gặp một cô gái mặc áo dài (hình ảnh hiếm lúc bấy giờ) đang đứng ngắm biển. Ông tự nghĩ, có khi nào người yêu cô ấy ở Trường Sa? Nếu như cô gửi lời yêu thương vào gió, thì ở nơi đảo xa, người yêu của cô có thể nào nghe được lời yêu thương trong gió đó không?
Nhạc sĩ Hình Phước Long hôm nay.
Chợt nhớ về câu ca dao mà mẹ ông vẫn thường đọc: “Khi xa sát vách cũng xa/ Khi gần muôn dặm đường xa cũng gần”, bỗng một giai điệu chợt lóe lên trong đầu ông “Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh/ Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…”. Ông viết vội giai điệu đó vào tờ giấy và về trại rồi trở về ngôi nhà nhỏ ở thị trấn Ninh Hòa, nơi có người mẹ từng đọc cho ông nghe câu ca dao xưa. Dưới hoàng hôn chạng vạng, ông kéo ghế ra trước sân để viết. Và, trong không gian ấy, cảm xúc tuôn trào, ông hoàn thành bài hát Gần lắm Trường Sa, Khi trại sáng tác bế mạc, tác phẩm trở thành bài hát tiêu biểu.
Chỉ đến Trường Sa một lần
Qua giọng hát của ca sĩ Anh Đào, bài hát Gần lắm Trường Sa vang lên trên sân khấu của đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng, trên sóng phát thanh và nhanh chóng lan truyền khắp nơi…
Đến bây giờ ông vẫn chưa thể nào quên câu chuyện vui về một chuyến đi công tác cùng đoàn văn nghệ sĩ vào đồng bằng sông Cửu Long. Bỗng dưng trên chuyến xe đi dạo, đồng chí bí thư của một thị xã đi cùng cứ nằng nặc đòi dừng xe, bước xuống và chạy đến trụ điện bên đường có gắn loa phát thanh để nghe cho bằng được bài hát Gần lắm Trường Sa, khiến mọi người sửng sốt. Lên xe, anh bí thư nọ lại làm cho cả đoàn thêm một phen kinh ngạc nữa bởi câu nói: “Chắc Hình Phước Long phải là dân miền Bắc mới viết được bài hát mượt mà, sâu lắng như thế…” mà anh không hề biết chính bản thân anh sau đó cũng rất bất ngờ khi biết nhạc sĩ Hình Phước Long đang ngồi ngay trong xe mình.
Năm 1983, đoàn công tác tỉnh Phú Khánh ra thăm huyện Trường Sa, nhưng nhạc sĩ Hình Phước Long không thể đi cùng đoàn vì ông phải nằm viện điều trị bệnh. Nhưng để có thêm bài hát về Trường Sa cho nữ ca sĩ trẻ Anh Đào mang ra đảo biểu diễn, trong thời gian nằm viện, nhạc sĩ đã sáng tác thêm ca khúc Gặp anh trên đảo Sinh Tồn. Lại thêm một bài hát ra đời khi ông chưa hề đến Trường Sa.
Năm 1984, sau bao mong đợi, nhạc sĩ Hình Phước Long được ra Trường Sa. Đến đảo, điều làm ông vui nhất là những gì ông thể hiện trong hai ca khúc trên đều rất giống với hiện thực, đặc biệt là tình cảm của những lính đảo dành cho ông. Đó là những cái ôm xiết chặt, những giọt nước mắt bất chợt rơi xuống vạt áo của những chàng lính trẻ khi được trực tiếp thấy nhạc sĩ ôm đàn và hát bài Gần lắm Trường Sa trong cảm giác còn say sóng biển.
Chiến sĩ đảo Trường Sa trồng rau tự phục vụ đời sống. Ảnh: hoangsa.org
Được ra đảo ông càng thương lính đảo. Bây giờ rất ít người có thể tưởng tượng vì sao người lính đảo thời ấy khổ thế, chịu đựng giỏi thế. Hằng ngày mỗi người, dù sĩ quan hay chiến sĩ cũng chỉ được 6 lít nước để ăn, uống, tắm và giặt. Đã thế, mỗi lần chiếc thuyền nhom từ đất liền chở nước ngọt ra đảo, vượt qua bao đợt sóng, thì nước ngọt đã thành nước lợ. Mang tiếng ở đảo nhưng bộ đội chỉ biết có thịt hộp, ít khi được ăn cá (không bắt được vì sóng to và rạn san hô), còn rau xanh thì rất ít. Ngày đó, ở Trường Sa không có ti vi, điện thoại, radio thì đảo có đảo không, còn báo chí, thư từ phải 3 - 6 tháng mới có một chuyến. Bởi thế, hoàng hôn nào trên đảo cũng trở nên trầm lắng, mọi cái nhìn của người lính đảo đều đổ dồn về hướng Tây, mãi đến chạng vạng mọi người mới trở lại công việc thường ngày. Hỏi ra mới biết “các anh đang hướng về phía mặt trời lặn, ở đó có quê nhà, cho vơi nỗi nhớ”.
Chỉ ra đảo một lần, nhưng Trường Sa luôn trong tim ông. Tính đến nay, ông đã cho ra đời 15 ca khúc về mảnh đất thân thương này. Ông nói, Trường Sa luôn gợi cho ông những tình cảm thiêng liêng mỗi khi nghĩ tới.
Nhạc sĩ Hình Phước Long, sinh năm 1950, tại Ninh Hòa, Khánh Hòa. Hội viên hội nhạc sĩ Việt Nam. Hiện công tác tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa. Ông đã sáng tác 15 ca khúc về Trường Sa. Năm 1997, bộ VHTT ấn hành tập nhạc Gần lắm Trường Sa (tập hợp 12 ca khúc). Tháng 3/2009, ông vừa hoàn thành Hành khúc đoàn Trường Sa anh hùng.
Anh Thư - Baodatviet
Hát mãi cho Trường Sa TP - “Gần 30 năm qua, tôi có rất nhiều kỷ niệm với Trường Sa. Được hát về Trường Sa là vinh dự lớn” - Ca sĩ Anh Đào nói.
Ca sĩ Anh Đào và chiến sĩ đảo Phan Vinh, tháng 5-1988 Ảnh: Nguyễn Viết Thái.
Tình cảm thấm từng lời hát
Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng, Trường Sa lắm xa xôi…, lời bài hát về Trường Sa được ca sỹ Anh Đào hát đầu tiên là bài Gần lắm Trường Sa do nhạc sĩ Hình Phước Long sáng tác năm 1982. Anh Đào là người đầu tiên hát bài này, đến nay vẫn được coi là người hát hay nhất. Bén duyên với Trường Sa từ đó, đến nay đã gần 30 năm.
Hát xong, chị chạy về, vừa quạt vừa hát cho anh Vinh. Biết anh ở khu Bốn, Anh Đào hát bài “Giận thì giận, thương thì thương” rồi “Người ơi người ở đừng về”, vừa hát vừa khóc…
Cuốn nhật ký của Anh Đào về Trường Sa bắt đầu được ghi chép vào năm 1984, năm đầu tiên Anh Đào ra Trường Sa. Xuồng chuyển tải bị sóng đánh dềnh lên sụp xuống, người trên tàu phải lựa lúc thuận tiện nhất để nhảy xuống xuồng, tránh bị kẹp giữa xuồng và mạn tàu. Bộ đội lội ra bãi san hô nước tới cổ, kéo xuồng vào đảo. “Có đảo, xuồng không cập vào được vì sóng lớn, hai anh hai bên xốc mình, hô một, hai, ba rồi quăng xuống cho người ở dưới đỡ, như quăng hàng vậy” - Anh Đào cười, kể lại. Lính đảo, ai cũng đen sạm như nhau, quần áo loang lổ vệt muối trắng do giặt bằng nước biển, nhưng nụ cười thật sáng.
Trên đảo Nam Yết đẹp như một làng quê, khi chiến sỹ đi tuần, Anh Đào đi sau, bước lên từng dấu chân của họ in trên cát. Ở đảo Trường Sa Lớn khi đó có mộ của một số liệt sỹ, chưa đưa được về đất liền. Những ngôi mộ đơn sơ nằm giữa vạt hoa muống biển, nhiều khi bị sóng trùm lên. Viếng mộ liệt sĩ, cô ca sĩ trẻ cứ ôm vai người bên cạnh mà khóc.
Buổi chiều, chiến sỹ tụ tập hết ở bờ tây đảo khiến Anh Đào ngạc nhiên. Sao các anh không ra bờ đảo vào buổi sáng lúc có nắng ban mai, lại ra lúc chiều, trời hanh nắng? “Mặt trời lặn ở đằng Tây, hướng đó là quê nhà, bọn anh ra đây nhìn về quê nhà, nhớ về người thân!”. Anh Đào nghẹn lời khi kể lại tâm sự của lính đảo. Chia tay, Anh Đào cứ nắm mãi những bàn tay chai sạn của các chiến sỹ, không muốn rời. Lạ thay, cái mùi khét nắng từ đầu tóc, từ quần áo của họ, sao mà thân thương, sao mà quyến luyến. Ít ngày ở Trường Sa khiến Anh Đào đồng cảm với những người lính đảo. Chị hát Gần lắm Trường Sa càng hay hơn, tình cảm gắn bó chân thật với Trường Sa thấm vào từng câu hát.
Hát bao nhiêu cũng chưa đủ
Tháng 4-1988, máu vừa đổ ở vùng biển đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, đài, báo vừa đăng tải danh sách 74 người hy sinh, mất tích. Đoàn ca múa Hải Đăng (Khánh Hòa) thông báo đi Trường Sa. Anh Đào nghĩ, chính lúc này là lúc bộ đội Trường Sa cần nhiều nhất sự động viên, chia sẻ của mọi người ở đất liền. Sau chuyến đi năm 1984, Anh Đào vẫn mong được quay lại Trường Sa, về với Trường Sa. Xin được đi Trường Sa, Anh Đào mua thật nhiều xoài, cà phê, thuốc lá mang ra Trường Sa tặng chiến sỹ. Chuyến đi năm 1988 là chuyến đi nhiều nước mắt của Anh Đào, lệ ứa cả khi đang cười cùng lính đảo. Anh Đào và ca sỹ Thanh Thanh cùng mang theo kim chỉ để tranh thủ khâu áo cho anh em, vừa khâu vừa hát để kìm bớt cảm xúc. Nhưng nhìn chiến sỹ đang nghe, đang ngắm, như uống từng lời hát, nước mắt các chị cứ chực trào ra.
Anh Đào (thứ ba từ trái sang), ca sĩ Thanh Thanh (đeo kính) và cố nhạc sĩ Xuân An (giữa hai ca sĩ) ở đảo Trường Sa Lớn, tháng 5-1988 Ảnh: Nguyễn Viết Thái.
Tại đảo Trường Sa Lớn, có lần Anh Đào đang chỉnh lại trang phục ở phòng riêng, chuẩn bị ra hát ở nơi biểu diễn cách đó chừng trăm mét, bỗng nghe tiếng rên ở phòng bên. Chạy qua, Anh Đào thấy một anh đang nằm, sốt cao lắm. Anh tên là Vinh, đảo phó, ra Trường Sa đã 4 năm, uống nước giếng san hô nên nhiễm bệnh. Anh Đào lấy khăn dấp nước đắp cho anh, rồi ra hát cho mọi người.
Nhiều người hỏi, sao Anh Đào không là nghệ sỹ ưu tú. Nhưng đối với Anh Đào, được gọi là “ca sỹ của Trường Sa” là danh hiệu lớn nhất, vinh dự lớn nhất của chị.
Lên đảo, anh em chiến sỹ yêu cầu hát về vùng quê nào, Anh Đào, Thanh Thanh và cố nhạc sĩ Xuân An hát về vùng quê đó. “Hát bao nhiêu cho chiến sỹ Trường Sa, cũng chưa đủ, chưa xứng với tình cảm các anh dành cho mình” - Anh Đào tâm sự. Khi lên đảo An Bang, Anh Đào bị xỉu vì say sóng, tỉnh dậy thấy đang nằm trên miếng ván lót trên mấy can sắt. Còn đang váng vất, Anh Đào giật mình khi thấy một anh đến ngồi cạnh chị, đưa tay xuống dưới “giường”. Anh kéo ra một can màu trắng loại 5 lít đựng nước, pha sữa cho chị. Ngày đó, tiêu chuẩn mỗi người trên đảo chỉ được 5 lít nước ngọt/ngày, nhưng phải tiết kiệm mỗi người nửa lít để tưới cây bàng đầu tiên trồng trên đảo… Đêm ở đảo Phan Vinh, đang hát Anh Đào thấy mọi người chuyền tay nhau đưa chị một gói giấy xi măng. Hát xong, chị vô hậu trường, giở gói giấy thấy có 3 quả trứng chim biển và mẩu giấy nhỏ ghi “trứng chim biển đã luộc chín rồi, gửi cho ca sỹ Anh Đào ăn nhé”. Chị khóc vì hạnh phúc. Đêm đó, đang ngủ bỗng nhiên chị nghe tiếng reo hò, giật mình tỉnh dậy, thấy mấy chục chiến sỹ đang tắm mưa, như một bầy trẻ ở quê. Trời ơi, nửa đêm tắm mưa, cảnh chỉ có ở Trường Sa! Anh Đào lại không kìm được nước mắt.
Người của Trường Sa
Sau lần Anh Đào ra Trường Sa lần thứ hai năm 1988, chồng chị bảo chị chuyển ngành, không đi hát nữa. Khi đó con trai chị mới hơn 3 tháng tuổi. Chị xin anh cho 3 đêm để suy nghĩ. Đồng nghiệp kể, khi họ ra Trường Sa, chiến sỹ đều hỏi có ca sỹ Anh Đào không. "Ai cũng ước được lính Trường Sa yêu mến như mình, sao mình lại nghỉ hát, lại không được ra Trường Sa nữa". Chị nói với anh, không thể chuyển ngành. Anh ấy buồn. Anh đi làm ăn xa, xa dần… Sau đó, Anh Đào nuôi con một mình. Năm 2002 và năm 2004, chị lại ra với Trường Sa. Dịp Tết Giáp Thân (2004), cầu truyền hình được tổ chức tại đảo Trường Sa Lớn, Anh Đào được ăn Tết với chiến sỹ trên đảo, được đón tuổi mới ở Trường Sa. Tối 21-3-2010, chương trình truyền hình trực tiếp “Triệu trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc” tổ chức tại Quân cảng Sài Gòn (TPHCM) Anh Đào lại được mời hát về Trường Sa.
Ca sĩ Anh Đào 7-2011 Ảnh: Nguyễn Đình Quân .
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, Anh Đào hay nhắc lại những lần đi qua đảo Gạc Ma, dự lễ thả vòng hoa tưởng niệm những chiến sỹ đã hy sinh ở đó. “Các anh ấy còn trẻ lắm, mãi không được về với người thân. Khi đến đó, Anh Đào luôn cầu mong cho Trường Sa mãi mãi bình yên, để những đứa con của Tổ quốc không còn phải ngã xuống nữa”. Chị hát Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi/Không xa đâu Trường Sa ơi/không xa đâu, ơi Trường Sa ơi…, những giọt lệ lại lăn dài trên má.
Nguyễn Đình Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét