Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước ASEAN


Trần Văn Thọ
Đại học Waseda, Tokyo
Tóm tắt: Vấn đề đáng quan tâm nhất của nhiều nước ASEAN hiện nay
là làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình để tiến lên hàng các nước
có thu nhập cao. Điều kiện để tránh bẫy thu nhập trung bình là gì?
nàyBài viết này sẽ thử đua ra một khung phân tích về các yếu tố quy định
sự phát triển của mỗi giai đoạn và so sánh tình trạng hiện nay của các
nước ASEAN với kinh nghiệm của Hàn Quốc, một nước đã thành công
trong việc vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước có
thu nhập cao vào cuối thập niên 1990. Bài viết kết luận: đối với 4 nước
ASEAN (Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia), tăng năng lực
nghiên cứu và triển khai (R&D), nhấn mạnh chất lượng và sự tương
thích của nguồn nhân lực, tạo cơ chế để hình thành một khu vực tư nhân
năng động là điều kiện cần thiết để tránh bẫy thu nhập trung bình. Đối
với Việt Nam, một nước còn ở giai đoạn thu nhập trung bình thấp, cải
cách thể chế và chính sách để tăng năng suất các yếu tố sản xuất như lao
động, tư bản và đất đai là tối cần để tránh sự xuất hiện sớm của bẫy thu
nhập trung bình.
Từ khóa: Bẫy thu nhập trung bình, ASEAN, Thể chế, Cải cách.
© 2012 Thời Đại Mới


1. Mở đầu
Nhìn từ trình độ phát triển, thế giới hiện nay có thể chia thành 4
nhóm: Nhóm 1 gồm những nước thu nhập thấp, đang trực diện với bẫy
nghèo. Nhóm 2 gồm những nước đã đạt được trình độ phát triển trung
bình từ rất lâu nhưng sau đó trì trệ cho đến ngày hôm nay. Nhiều nước ở
châu Mỹ La tinh thuộc nhóm này. Nhóm thứ ba gồm những nước mới
phát triển vài mươi năm nay và hiện nay đã đạt mức thu nhập trung bình.
Ở Á châu, Trung Quốc và một số nước ASEAN thuộc nhóm này. Nhóm
thứ tư gồm những nước tiên tiến, có thu nhập cao như Mỹ, Nhật, các
nước Tây Âu, v.v…
Đáng chú ý là nhóm nước thứ hai đã chuyển sang giai đoạn trì trệ
lâu dài sau khi đạt được mức thu nhập trung bình. Hiện tượng này gần
đây được gọi là “Bẫy thu nhập trung bình” (Gill and Kharas 2007,
Spence 2011,…). Từ kinh nghiệm này, điều quan tâm của nhiều người
hiện nay là liệu các nước mới nổi như ASEAN có thể tránh bẫy thu nhập
trung bình và bước vào quỹ đạo phát triển bền vững để trở thành những
nước có thu nhập cao hay không. Đâu là những điều kiện để ASEAN
tránh được bẫy thu nhập trung bình? Mục đích của bài viết này là thử tìm
câu trả lời cho câu hỏi này.
Trong phần dưới đây, Mục 2 sẽ đưa ra một khung phân tích bao
gồm các thuật ngữ như giai đoạn phát triển, điểm chuyển hoán trên thị
trường lao động, tăng trưởng dựa trên đầu vào, tăng trưởng dựa trên năng
suất toàn yếu tố, lợi thế so sánh động và yếu tố thể chế. Mục 3 bàn về
giai đoạn phát triển hiện nay của các nước ASEAN, có so sánh với các
nước Đông Á khác. Dựa trên khung phân tích ở Mục 2, Mục 4 sẽ đánh
giá khả năng vượt bẫy thu nhập trung bình của các nước ASEAN bằng
cách thử so sánh tình trạng hiện nay của các nước đó với kinh nghiệm
của Hàn Quốc, một nước đã thành công trong quá trình thoát khỏi bẫy
thu nhập trung bình và phát triển thành nước tiên tiến. Mục 5 sẽ bàn về
trường hợp Việt Nam, một nước vừa đạt mức thu nhập trung bình thấp
nhưng đang trực diện nhiều yếu tố bất ổn về cơ cấu. Nếu không cải cách
triệt để, Việt Nam có thể rơi vào trường hợp mà tác giả gọi là sự xuất
hiện sớm của bẫy thu nhập trung bình (an early appearance of a middle
income trap). Cuối cùng, phần kết luận sẽ tóm tắt những vấn đề hiện nay
của các nước ASEAN và đưa ra các đề án chính sách mà các nước
ASEAN cần quan tâm để tránh được bẫy thu nhập trung bình.

2. Khung phân tích từ lý luận kinh tế phát triển
Khung khái niệm cơ bản của bài viết này bắt đầu bằng việc phân
tích ba giai đoạn phát triển của một nền kinh tế (Hình 1). Điểm C trong
hình chỉ giai đoạn đạt mức thu nhập trung bình. Một nước có thu nhập
đầu người 500 USD nếu phát triển trung bình hàng năm là 7% (không
phải tốc độ GDP mà là tốc độ thu nhập đầu người), nghĩa là tăng gấp đôi
thu nhập đầu người trong 10 năm, thì nước này cần bội tăng thu nhập 3
lần (cần 30 năm) để đạt mức 4.000 USD, hoặc cần 40 năm để đạt 8.000
USD, những mức thuộc thu nhập trung bình cao (sẽ giải thích thêm ở
Mục 3). Nếu thu nhập trung bình tăng mỗi năm 5% thì nước này cần từ
45 đến 60 năm mới đạt được mức thu nhập trung bình cao nói trên. Như
vậy chuyển từ một nước nghèo sang một nước có thu nhập trung bình là
một quá trình phát triển kéo dài rất nhiều năm. Tuy nhiên, nếu quá trình
phát triển bền vững tiếp tục thì từ mức thu nhập trung bình cao tiến lên
mức thu nhập cao chỉ cần một khoảng thời gian ngắn. Quá trình này chỉ
cần 15 năm nếu thu nhập đầu người tăng mỗi năm 5%. Đây là khoảng
thời gian rất ngắn.Tuy nhiên, như nhiều người (Spence 2011:20 chẳng

Xem tiếp theo Link: 
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai24/201224_TVTho.pdf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét