Tôi thích đọc . I love to read

Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng bảo hiểm số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

"Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời"

"Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời"
Tôi rất thích những câu châm ngôn đại loại như: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"... Có thể suy diễn câu này cho mọi chuyện, thậm chí các đời ông bà, bố mẹ học quá giỏi thì đời con, hoặc chậm nhất là đời cháu, sẽ quá dốt. Ngay đối với từng người cũng vậy: Tiền hung hậu cát, được cái này mất cái kia, chẳng ai trọn vọn cả... Kết luận được rút ra là nên phát triển bình thường là tốt nhất.
Điều này cũng rất đúng trong kinh tế: Nên tăng trưởng và phát triển ổn định, đúng với tiềm năng; tốc độ này tôi gọi là tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng hay tự nhiên giống như tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được Milton Friedman và Edmund Phelps đề xuất vào năm 1968. Tương tự tôi cũng cổ vũ mọi chuyện trong kinh tế nên theo đúng tiềm năng hay tự nhiên: tỷ lệ đầu tư tự nhiên (25-30%), tỷ lệ lạm phát tự nhiên (4-6%), tỷ lệ thu ngân sách tự nhiên (khoảng 20%), tỷ lệ chi ngân sách tự nhiên (khoảng 22-23%), tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán vãn lai tự nhiên (5%)... 

Để xác định các tỷ lệ tự nhiên này, chúng ta xây dựng các mô hình kinh tế lượng vĩ mô, sau đó mô phỏng tương lai với khoảng thời gian đủ dài (20-50 năm) để tất cả các biến nội sinh sau một số năm đầu biến động thất thường sẽ hội tụ về các điểm cân bằng của toàn hệ thống. Các giá trị của các biến nội sinh tại điểm cân bằng của toàn hệ thống chính là các giá trị tự nhiên (tiềm năng), từ đây tính ra được các tỷ lệ tiềm năng. Trong điều hành kinh tế, thay vì để nền kinh tế hội tụ dần về các tỷ lệ tiềm năng một cách tự nhiên (mất 3-5-10 năm), chính phủ, bằng các công cụ và chính sách của mình, có thể đẩy nhanh tốc độ hội tụ này (mất 2-5 năm).

Ví dụ dưới đây cho thấy cho hậu duệ của Công Tử Bạc Liêu giầu như thế nào:

Chuyện về “cậu ấm” chạy xe ôm của công tử Bạc Liêu
(Dân trí) - Nào ai ngờ một trong những “cậu ấm” của công tử Bạc Liêu - nức tiếng một thời về sự giàu có và phong lưu, đang vật lộn kiếm sống bằng nghề xe ôm ngay tại TPHCM. Gần 10 năm nay, vị hậu duệ ấy sống lang bạt trong những căn phòng trọ đi thuê.

Ở tuổi xế chiều, điều mong mỏi lớn nhất của “cậu ấm” ấy - ông Trần Trinh Đức, là có được một căn nhà để thờ phụng tổ tiên trên chính mảnh đất quê hương.

Ông Trần Trinh Đức với công việc hàng ngày chạy xe ôm. (Ảnh: Hoài Lương).

Thời huy hoàng của “cậu ấm”

Liên lạc mãi, chúng tôi mới tranh thủ gặp được ông Đức lúc ông nghỉ trưa tại phòng trọ trong một con hẻm trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q. Bình Thạnh, TPHCM). 

Lục lại ký ức về quá khứ phong lưu, ông Đức kể, cha ông - ông Trần Trinh Huy (thường được gọi là “công tử Bạc Liêu”, “Hắc công tử”) có đến 4 vợ chính thức. Mẹ ông, bà Nguyễn Thị Hai là vợ thứ 2, trước ông Đức bà còn sinh được 2 người con là Trần Thị Thảo và Trần Trinh Nhơn. Cha ông còn nhiều người con khác, là: Hiếu, Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ. Tất cả đều sống tứ tán, người ở nước ngoài, người ở TPHCM, Vũng Tàu…

Công tử Bạc Liêu - người một thời nổi tiếng với các 
giai thoại "đốt tiền", tiêu tiền như nước. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Ngồi kể chuyện với chúng tôi, ông Đức trầm tư nhắc lại một thời huy hoàng xưa. Quê quán, gia tộc và tài sản gia đình phần lớn ở Bạc Liêu, nên cha ông thường đưa ông về thăm và có thời gian khá lâu ông sống tại chính Dinh thự của gia đình (nay là Khách sạn Công tử Bạc Liêu). Còn ở Sài Gòn, ông sống tại biệt thự tại số 117 Nguyễn Du, về sau chuyển qua ở biệt thự trên đường Nhất Linh (nay là đường Nguyễn Huy Tưởng, Q.Gò Vấp).

Ông Đức không rõ cha ông có máy bay từ khi nào nhưng mỗi lúc anh em ông về quê hay đi chơi đều được đưa đón trên chiếc Ford - Mercury vốn dành cho giới thượng lưu trên thế giới thời đó.

Ông Đức bảo rằng, không biết có phải ảnh hưởng tính phong lưu của cha hay không nên tính ông cũng rất ham vui. Thời ấy, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn ông không biết và tối nào ông cũng đi nhảy đầm.

Năm 1973, cha ông mất, gia đình bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Sau Giải phóng, anh em trong nhà thống nhất bán căn nhà ở đường Nhất Linh và chia mỗi người một phần. Riêng ông thì chuyển về nhà vợ ở đường Huỳnh Tịnh Của (Q.3) và sống bằng nghề buôn bán.

Tha phương chạy ăn từng bữa


Sau khi được kế thừa một phần tài sản của cha, cuộc sống gia đình ông Đức cũng rất khá giả, có thời gian còn mở cả nhà hàng. Nhưng rồi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc và mắc nợ. Tất cả tài sản trong nhà đều lần lượt “đội nón ra đi” nhưng vẫn không đủ trả hết các món nợ. Cô con gái cũng đâm ra ngớ ngẩn và mắc tâm thần phân liệt phải chạy thuốc mỗi ngày. Năm 1998, trừ đứa con trai lớn, gia đình còn lại 3 người phải dắt díu sang tận Campuchia để lánh nợ.

Ở đất khách, ông làm đủ nghề để kiếm sống, nhưng lâu nhất là bán giày da cũ. “Mỗi ngày tôi thu mua giày cũ về tân trang lại bán ở chợ Nam Vang (Phnom Penh), ban đầu còn tạm được nhưng về sau không sống nổi và một phần nhớ quê nên 2 năm sau lại túm đùm kéo nhau về lại Sài Gòn”, ông Đức kể.

Cũng từ đây, gia đình ông bắt đầu chuỗi ngày sống cảnh nhà thuê. Căn phòng trọ hiện nay là địa điểm cả nhà ông thuê lâu nhất.

Sa cơ lỡ vận, cùng đường, ông quay ra hành nghề xe ôm, thường đứng đón khách ngay tại ngã tư Pasteur - Điện Biên Phủ hơn 6 năm nay. Bước vào tuổi 61, nhưng ông là lao động chính nuôi 3 miệng ăn với thu nhập mỗi ngày khoảng 80-100 nghìn đồng. Căn phòng nhỏ chứa 4 người nhà ông (ông Đức, vợ, mẹ vợ và con gái) ở lúc trước giá thuê 800 nghìn/tháng thì giờ đây cũng tăng lên 1 triệu đồng. Ông ngao ngán: “Ngoài tiền điện nước, tiền ăn còn thêm tiền thuốc thang, nhiều lúc tính không khéo cũng thiếu trước hụt sau”.

Ông còn người con trai, cũng không nghề nghiệp ổn định nhưng ở trọ riêng. Ông Đức bảo: “Giờ chạy xe của tôi từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa, rồi từ 3 giờ chiều đến tận 12 giờ khuya. Mải chạy ăn không có cả thời gian thăm con, dù biết nó trọ cũng đâu gần đây”.

Khi hỏi về những anh em cùng cha với ông, ông Đức lắc đầu: “Cũng không rõ nữa vì mỗi người mỗi nơi”. Anh em ông thuộc nhiều dòng mẹ nên cũng không thuận hòa lắm, còn đến giỗ thì mỗi người cúng riêng.

Chỉ mong có chốn thờ tự cha mẹ

Ông Đức ngậm ngùi: “Sống cảnh nhà thuê chật hẹp, muốn một chỗ để thờ phụng, nhang khói mẹ cha cũng không có. Hiện di ảnh cha và mẹ tôi đành gửi trong chùa ở đường Huỳnh Văn Bánh, nhiều lúc tranh thủ cũng chỉ vào thắp nén nhang xong lại về”. Ông bảo, nhiều lúc muốn về quê hương Bạc Liêu nhưng bận kiếm sống rồi ít tiền nên nhiều năm nay ông chưa về được.

Dinh thự Công tử Bạc Liêu bây giờ là Nhà hàng - 
Khách sạn do Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Ông Đức cũng tâm sự rằng, người càng lớn tuổi càng muốn gần gũi quê hương vì không đâu bằng sống êm đềm nơi quê cha đất tổ. Lần về quê gần đây nhất của ông là hồi đầu tháng 12 này để nộp đơn xin cấp nhà. Trông cảnh cũ, lòng ông thêm thôi thúc ước muốn được trở về quê sinh sống, thờ phụng tổ tiên.

Khi hỏi về quyết định xin cấp nhà của ông, ông Đức cho biết ý định đó có từ lâu rồi, nhưng ông không có thời gian và cũng không biết thủ tục giấy tờ. “May là mấy tháng trước có người khách biết chuyện, tận tình hướng dẫn thủ tục đơn từ nên giờ mới thực hiện được nguyện vọng đó”, ông Đức nói.

Được biết, họ hàng của ông Trần Trinh Đức hiện ở Bạc Liêu vẫn còn nhiều người. Ông Phan Kim Khánh (cháu của Công tử Bạc Liêu, em con cô cậu với ông Đức) cho biết: “Khi ông Đức về và có ý gặp các cơ quan ban ngành tỉnh để gởi đơn xin nhà, tôi cũng đã nhiệt tình hướng dẫn ông Đức đến những nơi liên quan. Riêng tôi, rất ủng hộ và rất vui mừng nếu ông Đức chuyển về Bạc Liêu để ở và thực hiện việc thờ phụng ông bà”.

Phương - Huỳnh Hải - Hoài Lương .
dantri.com.vn

Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Hoàng Bê - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “UBND tỉnh đã nhận được đơn xin cấp nhà của ông Trần Trinh Đức. Chúng tôi đang họp bàn các cơ quan, ban ngành tỉnh để xem xét. Trước mắt, cần xác minh thực tế đời sống của ông Đức thế nào. Dù không thuộc diện cấp nhà nhưng là đối tượng gặp khó khăn cũng sẽ được tạo điều kiện sao cho hợp tình hợp lý”.

Còn bà Võ Kim Cương, Giám đốc Nhà hàng - Khách sạn Công tử Bạc Liêu bày tỏ sẽ sẵn sàn giúp đỡ việc ông Đức xin nhà. Ông Đức còn nói muốn xin vào Nhà hàng - Khách sạn Công tử Bạc Liêu để làm hướng dẫn viên vì ông có biết tiếng Anh. Nếu thực sự ông muốn vào làm thì bà sẽ hỏi ý kiến Tỉnh ủy vì Nhà hàng - Khách sạn này thuộc Tỉnh ủy quản lý rồi mới quyết định được.

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - một khái niệm kinh tế của chủ nghĩa tiền tệ - là tỷ lệ thất nghiệp khi nền kinh tế ở trạng thái cân bằng dài hạn. Khái niệm này được đề xuất bởi Milton Friedman và Edmund Phelps vào năm 1968. Các giả thiết của kinh tế học cổ điển được áp dụng trong lý luận về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, đó là nền kinh tế ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, thị trường hàng hóa và thị trường lao động có khả năng điều chỉnh tức thời trước các biến động của giá cả.
Trong thập niên 1960, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đưa ra đường cong Phillips (sau này kinh tế học gọi tên rõ hơn là đường cong Phillips ngắn hạn) để chỉ tương quan âm giữa thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và và thay đổi tỷ lệ lạm phát. Trên cơ sở này, họ cho rằng có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nếu áp dụng các chính sách thúc đẩy tổng cầu và chấp nhận lạm phát gia tăng. Friedman và Phelps phản đối ý tưởng nói trên. Hai người lập luận rằng chính sách đánh đổi lạm phát lấy giảm thất nghiệp chỉ có giá trị trong ngắn hạn. Còn trong dài hạn, nếu lạm phát tăng tốc thì tiền công thực tế tăng lên (tiền công danh nghĩa cố định theo hợp đồng đã thành lập). Điều này có nghĩa là giá lao động tăng, nên doanh nghiệp sẽ giảm thuê mướn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ nhất thời giảm đi, rồi sẽ quay trở lại.
Nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được cho là các quy định về mức lương tối thiểu, sự không phù hợp giữa kỹ năng và công việc, v.v...

Xem các chủ đề tương tự:
  • Kết cục bi thảm dòng họ Công tử Bạc Liêu
  • Điểm tên những 'Tôn Ngộ Không' ngoài đời thực [ hãy thương cảm cho họ]
  • Chuyện tình,,,, bốn đời của gia tộc Trần Trinh " Công tử Bạc Liêu"
  • Cuộc đời nghèo khó của con trai Công Tử Bạc Liêu
  • Cuộc đời nghèo khó của con trai công tử Bạc Liêu
Người đăng: Lại Trần Mai vào lúc 03:15
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Văn hóa, Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Trang Facebook của tôi:

Cứ 1-6 tháng lại mất 1 trang FB cá nhân, thậm chí chỉ trong 1 tháng 12/2023 mất tới 4 trang FB khi tôi đăng bài tố cáo công ty bảo hiểm Canada Manulife lừa đảo cướp đoạt tiền của hàng vạn người dân Việt Nam. Thất vọng vì FB ăn tiền của Manulife mà chấp nhận hy sinh những khách hàng trung thành như tôi. Bây giờ tôi không còn trang FB nào nữa.

Số lần xem từ 1.1.2012

18,712,858

Danh sách các chủ đề lớn

  • Tôi tố cáo Manulife chiếm đoạt tiền của tôi
  • Lại Trần Mai "Tôi thích đọc"
  • See toithichdoc in English
  • Bài viết và bài giảng của Lai Tran Mai
  • Danh sách bài trong toithichdoc
  • Ảnh dạo chơi - du lịch - thể dục

Bài lưu trong Blog

  • ►  2025 (388)
    • ►  tháng 7 (27)
    • ►  tháng 6 (93)
    • ►  tháng 5 (49)
    • ►  tháng 4 (106)
    • ►  tháng 3 (55)
    • ►  tháng 2 (21)
    • ►  tháng 1 (37)
  • ►  2024 (424)
    • ►  tháng 12 (9)
    • ►  tháng 11 (22)
    • ►  tháng 7 (7)
    • ►  tháng 6 (28)
    • ►  tháng 5 (31)
    • ►  tháng 4 (155)
    • ►  tháng 3 (68)
    • ►  tháng 2 (77)
    • ►  tháng 1 (27)
  • ►  2023 (1366)
    • ►  tháng 12 (47)
    • ►  tháng 11 (78)
    • ►  tháng 10 (113)
    • ►  tháng 9 (172)
    • ►  tháng 8 (146)
    • ►  tháng 7 (137)
    • ►  tháng 6 (85)
    • ►  tháng 5 (170)
    • ►  tháng 4 (133)
    • ►  tháng 3 (126)
    • ►  tháng 2 (55)
    • ►  tháng 1 (104)
  • ►  2022 (1469)
    • ►  tháng 12 (147)
    • ►  tháng 11 (103)
    • ►  tháng 10 (52)
    • ►  tháng 9 (75)
    • ►  tháng 8 (66)
    • ►  tháng 7 (70)
    • ►  tháng 6 (153)
    • ►  tháng 5 (169)
    • ►  tháng 4 (153)
    • ►  tháng 3 (139)
    • ►  tháng 2 (201)
    • ►  tháng 1 (141)
  • ►  2021 (2608)
    • ►  tháng 12 (219)
    • ►  tháng 11 (180)
    • ►  tháng 10 (154)
    • ►  tháng 9 (255)
    • ►  tháng 8 (292)
    • ►  tháng 7 (298)
    • ►  tháng 6 (259)
    • ►  tháng 5 (266)
    • ►  tháng 4 (217)
    • ►  tháng 3 (192)
    • ►  tháng 2 (110)
    • ►  tháng 1 (166)
  • ►  2020 (2731)
    • ►  tháng 12 (239)
    • ►  tháng 11 (288)
    • ►  tháng 10 (288)
    • ►  tháng 9 (288)
    • ►  tháng 8 (279)
    • ►  tháng 7 (121)
    • ►  tháng 6 (130)
    • ►  tháng 5 (201)
    • ►  tháng 4 (267)
    • ►  tháng 3 (244)
    • ►  tháng 2 (283)
    • ►  tháng 1 (103)
  • ►  2019 (3043)
    • ►  tháng 12 (239)
    • ►  tháng 11 (215)
    • ►  tháng 10 (280)
    • ►  tháng 9 (332)
    • ►  tháng 8 (291)
    • ►  tháng 7 (224)
    • ►  tháng 6 (211)
    • ►  tháng 5 (228)
    • ►  tháng 4 (251)
    • ►  tháng 3 (312)
    • ►  tháng 2 (221)
    • ►  tháng 1 (239)
  • ►  2018 (4193)
    • ►  tháng 12 (421)
    • ►  tháng 11 (326)
    • ►  tháng 10 (356)
    • ►  tháng 9 (371)
    • ►  tháng 8 (286)
    • ►  tháng 7 (279)
    • ►  tháng 6 (277)
    • ►  tháng 5 (357)
    • ►  tháng 4 (430)
    • ►  tháng 3 (424)
    • ►  tháng 2 (217)
    • ►  tháng 1 (449)
  • ►  2017 (5047)
    • ►  tháng 12 (430)
    • ►  tháng 11 (335)
    • ►  tháng 10 (348)
    • ►  tháng 9 (357)
    • ►  tháng 8 (524)
    • ►  tháng 7 (495)
    • ►  tháng 6 (450)
    • ►  tháng 5 (569)
    • ►  tháng 4 (501)
    • ►  tháng 3 (399)
    • ►  tháng 2 (358)
    • ►  tháng 1 (281)
  • ►  2016 (3453)
    • ►  tháng 12 (341)
    • ►  tháng 11 (241)
    • ►  tháng 10 (184)
    • ►  tháng 9 (142)
    • ►  tháng 8 (237)
    • ►  tháng 7 (195)
    • ►  tháng 6 (204)
    • ►  tháng 5 (251)
    • ►  tháng 4 (402)
    • ►  tháng 3 (514)
    • ►  tháng 2 (364)
    • ►  tháng 1 (378)
  • ►  2015 (5185)
    • ►  tháng 12 (440)
    • ►  tháng 11 (562)
    • ►  tháng 10 (514)
    • ►  tháng 9 (450)
    • ►  tháng 8 (398)
    • ►  tháng 7 (519)
    • ►  tháng 6 (499)
    • ►  tháng 5 (381)
    • ►  tháng 4 (356)
    • ►  tháng 3 (402)
    • ►  tháng 2 (243)
    • ►  tháng 1 (421)
  • ►  2014 (8647)
    • ►  tháng 12 (490)
    • ►  tháng 11 (712)
    • ►  tháng 10 (610)
    • ►  tháng 9 (630)
    • ►  tháng 8 (704)
    • ►  tháng 7 (743)
    • ►  tháng 6 (780)
    • ►  tháng 5 (866)
    • ►  tháng 4 (747)
    • ►  tháng 3 (797)
    • ►  tháng 2 (722)
    • ►  tháng 1 (846)
  • ►  2013 (7328)
    • ►  tháng 12 (835)
    • ►  tháng 11 (753)
    • ►  tháng 10 (738)
    • ►  tháng 9 (574)
    • ►  tháng 8 (578)
    • ►  tháng 7 (519)
    • ►  tháng 6 (556)
    • ►  tháng 5 (645)
    • ►  tháng 4 (592)
    • ►  tháng 3 (530)
    • ►  tháng 2 (487)
    • ►  tháng 1 (521)
  • ▼  2012 (3592)
    • ►  tháng 12 (434)
    • ►  tháng 11 (462)
    • ►  tháng 10 (424)
    • ►  tháng 9 (348)
    • ►  tháng 8 (313)
    • ►  tháng 7 (191)
    • ►  tháng 6 (297)
    • ►  tháng 5 (225)
    • ▼  tháng 4 (351)
      • Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá
      • Chống lạm phát khó như chữa cai nghiện
      • Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng
      • Phập phù GDP và ổn định vĩ mô
      • Chính trị Trung Quốc: thực trạng và triển vọng
      • MÙA GIÁP HẠT
      • Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
      • Nghe nhạc 30.4: Chào Việt Nam - Bonjour, Viet Nam
      • Mô hình Nuôi cá - Trồng rau Aquaponics
      • Việt Nam quê hương tôi
      • Huế thương
      • Chiến tranh Việt Nam: Cuộc tranh cãi vô tận
      • Việt Nam ngày nay trong mắt cựu quân nhân Mỹ
      • Khi Việt Nam mình là: Bá Chủ Thế Giới
      • Phanh' gấp nếu bạn đang làm việc quá 40 tiếng một ...
      • Đâu là nguyên nhân chính gây mất cân bằng thanh to...
      • Lạm phát vì đâu?
      • Cắt giảm đầu tư công và thành tích “ảo”
      • Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?
      • Doanh nghiệp làm từ thiện: Vì sao Tp.HCM “thoa...
      • Có nên nâng tuổi nghỉ hưu?
      • Cần chính sách tiền tệ trung tính
      • Xem bác Cung mơ. Sẽ là làn sóng đổi mới
      • Tiến sĩ Alan Phan: “Tôi như con chó nhỏ lâu lâu lạ...
      • Công bố nguyên nhân cháy xe lại loại trừ nghi can ...
      • Dân "thịt" đàn Cò Nhạn di cư về thuỷ điện Sơn La
      • Học sinh Suối Giàng gian nan xuống núi tìm con chữ
      • Điểm mặt các 'ông lớn' vào VN phải 'cuốn gói...
      • Khát vọng Đà Nẵng
      • 'Giá xây nhà ở Việt Nam tăng nhanh hơn CPI'
      • Thót tim xem người Hà Nội "đùa giỡn với luật giao ...
      • Chỉ có ở VN: Vừa xuất hiện, hàng trăm bạch hạc thà...
      • Đọc, ngẫm và suy diễn: Trung Quốc Tụt Hậu
      • Sự tàn phá âm thầm của lạm phát
      • “Choáng” với tranh 3D siêu thực giữa phố
      • Cầu Hiền Lương
      • Người mẹ vá cờ bên Vĩ tuyến 17
      • 'GẦN LẮM TRƯỜNG SA'
      • Đi tìm gốc rễ của vòng xoáy đình lạm
      • Nam giới uống sữa đậu nành mắc chứng vô sinh?
      • Vá đường như vá....trinh, quan bảo dân... không ăn...
      • VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
      • NGƯỜI TRUNG QUỐC QUẢ TÌNH KHÔNG YÊU NƯỚC!
      • 10 trận đấu hay nhất của Barca dưới thời Guardiola
      • Những em bé ở Trường Sa
      • Ngắm bồng lai tiên cảnh ở Sơn La
      • Những mảnh đời giữa Sài Gòn hoa lệ
      • Nhà trọ ồ ạt 'thổi giá' theo lương
      • Bỏ trần lãi suất huy động là tất yếu!
      • Bão Nổi Lên Rồi
      • The 15 Most Miserable Countries In The World
      • CHUYỆN CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG "ĐÀO NGŨ" KHỎ...
      • 'Lạm phát thấp hiện nay là bất bình thường'
      • (4) Đường cong Phillips - Phillips curve IV
      • Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước ASEAN
      • 'Cần 3-4 tỷ USD để tái cơ cấu ngân hàng'
      • Mùa Xuân Đầu Tiên
      • Thế lưỡng nan của Trung Quốc: quyền lực hay tự do?
      • "Đất vỡ" và “thế hệ chỉ biết nhân nhượng” !!!!!!
      • Khúc hát sông quê
      • Mất việc làm, người lao động dựa vào bảo hiểm thất...
      • Yêu và khâm phục chú rể này quá: Chú rể cõng cô dâ...
      • Thất bại của Real: Đồng tình với nhận định của Mou
      • Chuyện lạ: Tại sao Báo người cao tuổi lại cho đăng...
      • 10 món ăn rất tốt cho người cao niên
      • Số trời đã định: Real chia tay Champions League
      • Nga gia nhập WTO mang lại nhiều thuận lợi cho Việt...
      • Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?
      • Tái cơ cấu kinh tế: Chưa đào tận gốc vấn đề
      • Câu chuyện huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam
      • Lao động tự do: Ốm không dám đi bệnh viện
      • ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN KHÔNG VI PHẠ...
      • VỊ TRÍ CỦA MỸ TRONG THẾ GIỚI MỚI
      • CAMPUCHIA QUAY TRÒN TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC
      • (3) Đường cong Phillips - Trường hợp Việt Nam
      • Sữa đề nghị tăng giá theo xăng
      • Tăng giá xăng, không ảnh hưởng tới lạm phát
      • Hạ bệ Barca, Chelsea hiên ngang vào chung kết
      • Barca - Chelsea, chủ nhà đang lép vế
      • Một bình luận hay về chuyện ĐBQH Yến trên Blog này...
      • Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR
      • Chính sách nhầm đối tượng?
      • Ngân hàng không thích cho doanh nghiệp vay
      • Quản lý Internet: Nói tục, “chém gió” cũng bị xử lý
      • CHUYỆN BÀ YẾN: CHUYỆN BÉ XÉ RA TO HAY ĐÒN HỘI CHỢ ?
      • Cái hiếm có của bà Hoàng Yến
      • (2) Tử Thư Tây Tạng
      • (1) Tử thư Tây Tạng
      • XIN HỎI: BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN PHẠM LỖI GÌ ?
      • Ở TRƯỜNG SA, NHỚ MỘT VỊ TƯ LỆNH BIỂN
      • Jose Mourinho: Kẻ chinh phục vĩ đại và những người...
      • Những bức ảnh Panorama xuất sắc
      • Gặp “o du kích nhỏ”
      • 'Xăng tăng một đồng, người nghèo thiệt 2 đồng'
      • CPI tháng 4 tăng thấp nhất trong hơn 3 năm
      • Xuân Sách: 100 bài thơ "chân dung nhà văn"
      • “Cậu… lào (nào) mà lịnh (nịnh) thế?’’
      • Man City chỉ còn kém Man Utd 3 điểm
      • Giá trị kinh tế của quan chức…
      • Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là gì ?
    • ►  tháng 3 (172)
    • ►  tháng 2 (159)
    • ►  tháng 1 (216)
  • ►  2011 (1011)
    • ►  tháng 12 (146)
    • ►  tháng 11 (203)
    • ►  tháng 10 (186)
    • ►  tháng 9 (39)
    • ►  tháng 8 (91)
    • ►  tháng 7 (50)
    • ►  tháng 6 (49)
    • ►  tháng 5 (171)
    • ►  tháng 4 (76)

Xem nhiều trong tuần

  • Người hiền lành cần phải có trí tuệ để bảo vệ được mình
    Người hiền lành cần phải có trí tuệ để  bảo vệ được mình Ban nãy tôi vừa bình luận về nhận xét của một bạn Fb, nội dung thế này : Tôi vừa đi...
  • Phụ nữ cho rằng ngoại tình là chính đáng
    Phụ nữ cho rằng ngoại tình là chính đáng Đây là kết luận của một cuộc khảo sát ẩn danh đối với những phụ nữ ở Hoa Kỳ có chồng gặp vấn đề về ...
  • DÂNG MỠ CHO MÈO…
    DÂNG MỠ CHO MÈO… Lê Việt Đức  - Tôi đến cửa hàng mua điện thoại, kính thưa các kiểu giới thiệu từ chức năng chụp ảnh đến chơi games. Phần l...
  • Chuyện cũ: “Thưa đồng chí phó thủ tướng XYZ (nếu có)”
    Chuyện cũ: “Thưa đồng chí phó thủ tướng XYZ (nếu có)” Nhà báo Nguyễn Thông 1-7-2025 Thiênhạ lao xao về chuyện chị lãnh đạo tr...
  • 15 điều điên rồ chỉ có ở Dubai
    15 điều điên rồ chỉ có ở Dubai Là một trong bảy tiểu vương quốc thuộc các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất gọi tắt là UAE, Dubai không những...
  • TƯ ĐIỆN KHẨN
    TƯ ĐIỆN KHẨN A lô! Là mẹ đấy à Mẹ mau thu xếp về nhà đi thôi Tình hình nguy lắm mẹ ơi Mẹ không về kịp chắc đời bố tiêu! Chuyện gì thế hả con...
  • Điểm yếu của những người học rộng hiểu sâu
    Điểm yếu của những người học rộng hiểu sâu Lê Việt Đức  - Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà con người thường mắc phải là tưởng rằng: ...
  • Tại sao quan chức phát biểu xa rời thực tế kinh tế xã hội ?
    Tại sao quan chức phát biểu  xa rời thực tế kinh tế xã hội ? Hai nữ cán bộ cao cấp vừa khiến mạng xã hội “dậy sóng” khi phát biểu những con ...
  • Sáp nhập tỉnh thành: Khó khăn và yêu cầu phải đổi mới tư duy
    Sáp nhập tỉnh thành: Nhiều khó khăn và yêu cầu phải đổi mới tư duy Sáp nhập tỉnh thành: trách nhiệm cá nhân và thử thách mới của Tổng Bí thư...
  • “Cảm ơn Donald”: Châu Âu van nài, Trump làm nhục.
    “Cảm ơn Donald”: Châu Âu van nài, Trump làm nhục. Lê Việt Đức  - Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở The Hague, các nguyên thủ quốc gia và chín...

Chủ Blog không giữ bản quyền với mọi bài viết và bình luận

Đối với những bài viết đăng trong Blog chưa hoàn thiện (ví dụ nhiều đồ thị, công thức... không hiện ra trên màn hình), bạn đọc có nhu cầu bản hoàn thiện, đề nghị gửi email sau để trao đổi: laitranmai@gmail.com . Cám ơn sự quan tâm của các bạn tới Blog và Mô hình hóa kinh tế.
Lai Trần Mai . Được tạo bởi Blogger.