Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Hãy thận trọng với các công nhân Trung Quốc

Hãy thận trọng với các công nhân Trung Quốc


25-11-2011

Ngày 23/11, báo “Tin tức quốc gia” và mạng Zindaa đã đăng bài “Hãy thận trọng với các công nhân Trung Quốc”, có nội dung chính sau: Trong những năm gần đây, các công trình độ sộ mọc lên ngày càng nhiều cũng như ngành khai khoáng cũng đang phát triển mạnh. Vì vậy, trong các lĩnh vực đó, người ta đã núp dưới danh nghĩa không tìm được lao động lành nghề nhưng trên thực tế là người ta đang sử dụng lực lượng lao động rẻ tiền hơn (công nhân Trung Quốc). Vì thế, một mặt hàng nghìn người Trung Quốc được núp dưới danh nghĩa chuyên gia, còn số đông còn lại được đưa vào Mông Cổ thì lại núp dưới danh nghĩa đi du lịch.

Đây chính là nguyên nhân gia tăng hàng năm về số lượng du khách nước ngoài tới Mông Cổ, nhưng thực chất lượng du khách nước ngoài tăng chỉ là con số ảo. Không chỉ riêng Mông Cổ mà tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới, người Trung Quốc di cư hàng loạt luôn kiếm được công ăn việc làm và có cuộc sống khấm khá hơn so với quê nhà. Đối với Mông Cổ, đã có bằng chứng lịch sử từ thời Mãn Thanh: hơn 10 nghìn đàn ông Trung Quốc nghèo khổ được đưa sang định cư tại khu vực đất đai màu mỡ của Mông Cổ (vùng thung lũng Orkhon Selenge). Những người này được giao nhiệm vụ phải lấy vợ Mông Cổ, trồng rau và định cư lâu dài tại đây, không được quay trở lại Trung Quốc và họ đã ở lại. Đã hơn 400 năm trôi qua, tất cả các thế hệ của những người này cho tới nay không phải là người Trung Quốc nữa nhưng họ vẫn duy trì được nòi giống Trung Quốc của mình.

Thủ tướng: Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ

Thủ tướng: Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ 

Thủ tướng Việt Nam tuyên bố Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa  

Xem Thủ tướng trả lời về chủ quyền biển, đảo trước Quốc hội: http://dantri.com.vn/c20/s20-541491/Xem-Thu-tuong-tra-loi-ve-bien-Dong-truoc-Quoc-hoi.htm

- Thủ tướng khẳng định trước QH: Làm Luật biểu tình là phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân...


10h sáng nay, sau phần trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn trình bày báo cáo kinh tế - xã hội.

Thủ tướng cho hay, đến nay, có 77 đại biểu với 237 câu hỏi gửi tới các thành viên Chính phủ. Trong đó có 11 câu gửi Thủ tướng. Phần trả lời của 5 bộ trưởng hai ngày qua được đánh giá là trách nhiệm và cầu thị.

>> Toàn văn báo cáo của Thủ tướng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng và Chính phủ luôn trân trọng biểu dương, khen thưởng xứng đáng với tất cả hoạt động, việc làm của người dân vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ảnh: Minh Thăng
Sau báo cáo dài 30 phút, Thủ tướng bắt đầu trả lời trực tiếp các câu hỏi chất vấn. 22 đại biểu lần lượt nêu câu hỏi:
Xin hỏi Thủ tướng việc dân biểu thị lòng yêu nước

ĐB Lê Bộ Lĩnh (An Giang):
Tôi xin một phút để hỏi Thủ tướng về một vấn đề chưa được đề cập đến trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, đó là liên quan đến vấn đề đối ngoại và đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia.
Trong thời gian vừa qua, cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng, Nhà nước và các kết quả quan trọng của chúng ta đã đạt được cả trên diễn đàn quốc tế, khu vực và quan hệ song phương, đã tạo điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Thủ tướng cho biết thêm hai vấn đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông hiện nay đang diễn biến phức tạp và chắc là kéo dài.

Phải chăng là vận hội mới?

Phải chăng là vận hội mới?
Mặc Lâm, RFA
 
Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dõi vì được trực tiếp truyền hình trên cả nước. Đây có thể là phiên chất vấn ấn tượng nhất của hơn 50 câu hỏi nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia đang đối diện. Mặc Lâm có bài viết chi tiết sau đây.
Các phiên chất vấn của Quốc hội đối với những Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm đối với người dân cả nước. Sau khi các vị Bộ trưởng hoàn tất phần trả lời vào hai ngày vừa qua vẫn còn nhiều dư âm trong các câu chuyện của người dân, đến phiên chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho không khí cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội dấy lên rất nhiều bất ngờ qua cách đặt câu hỏi và trả lời của Thủ tướng. 
Bất ngờ từ câu hỏi đầu tiên
Theo chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng thì thời gian đặt câu hỏi và trả lời chất vấn chỉ gói gọn trong vòng 40 phút và ông đã chọn ra hai mươi đại biểu đã gửi câu hỏi để trình bày trước nghị trường.
Kết quả có 22 đại biểu đặt hơn 30 câu hỏi và sau khi tổng kết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn trả lời các đề tài về chủ quyền an ninh quốc gia. Chủ trương của nhà nước trước các cuộc biểu tình của người yêu nước. Tại sao phải soạn thảo luật biểu tình và cuối cùng là tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.
Đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi là ông Lê Bộ Lĩnh, thuộc đơn vị An Giang. Ông Lĩnh đi thẳng vào câu hỏi như sau:
-Trong thời gian vừa qua cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng và Nhà nước và các kết quả quan trọng của ta đã đạt được cả trên diễn đàn quốc tế và khu vực và quan hệ song phương đã tạo điều kiện quan hệ quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Thủ tướng cho biết hai vấn đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang diễn biến phức tạp. Một là những giải pháp cụ thể mà chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta? Và chủ trương của chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta. 

Việt Nam muốn đến năm 2015 có 15 ngân hàng lớn

Việt Nam muốn đến năm 2015 có 15 ngân hàng lớn


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình: Wikimedia Commons - Adam Eale
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 
Ngân hàng trung ương của Việt Nam đã đề ra các kế hoạch nhằm hình thành một công nghiệp ngân hàng 3 tầng với sự chủ đạo của 15 tổ chức tín dụng trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm giải tỏa những mối quan tâm về hệ thống ngân hàng.

Theo tin của hãng thông tấn tài chánh Bloomberg, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hôm nay nói với các đại biểu quốc hội rằng Việt Nam nhắm tới mục tiêu có 15 ngân hàng “lớn”, chiếm khoảng 80% thị trường trong nước, trong đó có hai ngân hàng hội đủ các tiêu chuẩn quốc tế để có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Việt Nam hiện nay có 42 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng thương mại do nhà nước làm chủ. Ông Nguyễn Văn Bình cho biết ngân hàng trung ương sẽ khuyến khích những vụ sáp nhập và mua bán để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trong đó 15 ngân hàng lớn ở tầng thứ nhất sẽ đóng vai trụ cột.

Nằm ở tầng thứ hai là các ngân hàng có qui mô nhỏ nhưng hoạt động lành mạnh, và tầng ba là những ngân hàng đang đối mặt với “khó khăn tài chánh” cần phải thực hiện tái cấu trúc.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Miến Điện thông qua luật biểu tình

Hoan hô Miến Điện:

Miến Điện thông qua luật biểu tình

Công chúng đứng xem các nhà sư ở tu viện Maha Mya Muni, Mandalay biểu tình phản kháng ngày 15/11/2011.
Công chúng đứng xem các nhà sư ở tu viện Maha Mya Muni, Mandalay biểu tình phản kháng ngày 15/11/2011.
(Photo: Mandalay Breeze Facebook)

Thanh Phương
Trong khi ở Việt Nam vẫn còn tranh cãi với nhau là nên hay không nên có luật biểu tình, thì tại Miến Điện, Quốc hội nước này vừa thông qua luật cho phép người dân biểu tình ôn hòa, tiến thêm một bước trên con đường dân chủ hóa.

Hôm nay, 24/11/2011, Quốc hội Miến Điện đã thông qua Luật biểu tình, cho phép người dân kể từ nay được biểu tình ôn hòa. Luật này quy định là những người biểu tình phải báo cho chính quyền trước 5 ngày và không được phép tập hợp trước các trụ sở chính phủ, trường học, bệnh viện và các tòa đại sứ. Theo lời một dân biểu Miến Điện được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, một điều khoản cấm người biểu tình hô khẩu hiệu cuối cùng đã bị bác.
Luật Biểu tình hiện còn chờ được Tổng thống Thein Sein ký phê chuẩn để có hiệu lực. Theo nhận định của trang thông tin của người Miến Điện lưu vong Tiếng nói Dân chủ Miến Điện (DVB), nếu luật này được ban hành, như vậy là lần đầu tiên từ một thế kỷ qua tại Miến Điện, các cuộc biểu tình được hợp pháp hóa.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Beckham - người hùng của bóng đá Mỹ và LA Galaxy

Beckham - người hùng của bóng đá Mỹ và LA Galaxy

Hợp đồng sắp hết hiệu lực và chia ly là điều khó tránh. Nhìn lại năm năm đã qua, Beckham, LA Galaxy và giải Bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) có thể xoa tay hài lòng vì đóng góp to lớn của tiền vệ kỳ cựu người Anh.

Ông Đặng Thành Tâm: 'Ngân hàng sẽ hết hấp dẫn'

Trái với ông Tâm, tôi không cho rằng ngân hàng sẽ hết hấp dẫn. Trong kinh tế thị trường, ngân hàng là huyết mạch, lại được các chính phủ bảo trợ nên bao giờ cũng hấp dẫn hơn các khu vực kinh doanh khác.

Ông Đặng Thành Tâm: 'Ngân hàng sẽ hết hấp dẫn'


"Theo mô hình phát triển bền vững, ngân hàng sẽ không còn là ngành đầu tư hấp dẫn. Bản thân ngân hàng thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, cần tái cấu trúc toàn diện", ông Tâm nói với VnExpress bên hành lang Quốc hội.


Tái cơ cấu ngân hàng sẽ là chủ đề được đặc biệt quan tâm tại phiên chấn vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, dự kiến bắt đầu từ chiều nay. Là nhà đầu tư, cũng tham gia lĩnh vực ngân hàng từ đợt sốt 2006 đến nay, song ông Đặng Thành Tâm cho biết rất ủng hộ chủ trương tái cơ cấu toàn diện lĩnh vực này.

Đặng
Ông Đặng Thành Tâm là đại biểu Quốc hội khóa XIII, hiện là Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn. Ảnh: Hoàng Hà

- Là một đại biểu Quốc hội thuộc khối doanh nghiệp, ông đánh giá thế nào về chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang đặt ra hiện nay?

- Theo quy luật phát triển kinh tế, tất yếu luôn xảy ra quá trình tái cấu trúc, đơn vị nào yếu quá và kém quá sẽ bị đào thải, những đơn vị không thể tự sống một mình sẽ bị các đơn vị tốt hơn thâu tóm. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, không tránh khỏi các quy luật kinh tế này. Bản thân ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, vì nó là nơi điều tiết dòng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Toàn bộ những vấn đề của nền kinh tế, nếu có, sẽ bộc lộ đầu tiên qua ngân hàng.

Cuộc sống của tôi ở California - Sống ở Mỹ khó hay dễ?

Cuộc sống của tôi ở California
Sống ở Mỹ khó hay dễ?

Tôi đã nghĩ rằng bò Mỹ ngon nên phở sẽ khỏi chê, nhưng ăn đũa đầu tiên thì ôi thôi không biết nên cười hay khóc. Cứ tưởng tượng là lấy sợi hủ tiếu nam vang Hồng Phát mà bỏ vào nước phở thì các bạn sẽ có ngay tô phở Cali chính hiệu.

San Joe ký sự

Nay tôi xin kể về cuộc sống ở Mỹ một cách chi tiết và tôi tin rằng cuộc sống ở những nước văn minh khác đều na ná như Mỹ vậy.
Thành phố San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: newvietart
Ngay khi mới qua Mỹ dĩ nhiên ai cũng thấy bao điều mới lạ hết, xứ giàu mạnh nhất hành tinh mà! Ngày đầu tôi đến Mỹ, sau khi gặp gỡ gia đình bạn bè xong thì trời hãy còn sáng lắm. Đây là điều lạ đầu tiên với tôi. Tôi qua nhằm mùa hè nên trời hè Cali là 9 có khi 10 giờ đêm mới tối hẳn. Tôi nghĩ bụng “bây giờ là 8 giờ tối đó sao trời? Lạ vậy?”. Tối đó trằn trọc mãi, tâm trạng rối bời!
Ngày hôm sau, 9 giờ sáng thức dậy đã thấy người nhà tôi đi mua phở “to go”(có nghĩa là mua về ăn). Thú thật tôi từ nhỏ đến lớn ăn có 3 món phở, cơm tấm, hủ tiếu mì mà thôi nhưng phở Cali thì đây là lần đầu. Tôi nghĩ rằng bò Mỹ thì ngon lắm, thơm và mềm nữa nên phở thì khỏi phải chê nhưng ăn đũa đầu tiên thì ôi thôi không biết nên cười hay khóc. Tôi cắt nghĩa vậy các bạn sẽ dễ hiểu, cứ tưởng tượng là lấy sợi hủ tiếu nam vang Hồng Phát trên đường Võ Văn Tần mà bỏ vào nước phở thì các bạn sẽ có ngay tô phở Cali chính hiệu! Tôi ăn được vài đũa rồi đầu hàng luôn.

Bầu Đức rót vốn xây 2 sân bay tại Lào

Bầu Đức rót vốn xây 2 sân bay tại Lào

Chính phủ Lào đã đồng ý cấp phép cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xây dựng 2 sân bay tại tỉnh Attapeu và Hữu Phăn tại Lào.
Bầu Đức: Ngày trở thành tỷ phú thế giới không còn xa
Bầu Đức: Chơi máy bay riêng không dễ

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết việc đầu tư vào 2 sân bay tại Lào trên hình thức Hoàng Anh Gia Lai sẽ hỗ trợ vốn cho Chính phủ Lào. Mức tín dụng cụ thể hai bên vẫn đang bàn bạc. Dự kiến, năm 2012, sân bay đầu tiên sẽ được khởi công xây dựng.
Bầu Đức khẳng định phi cơ riêng tiết kiệm cho ông khá nhiều thời gian đi lại. Ảnh: HAGL.
Chỉ tính riêng tại tỉnh Attapeu của Lào, tổng số tiền mà Bầu Đức đầu tư đã lên tới gần 1 tỷ đôla Mỹ; trong đó, 100 triệu USD đầu tư cho cụm công nghiệp mía đường. Theo ông Đức, việc đầu tư vào lĩnh vực mía đường có ý nghĩa quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo, vì cây mía chỉ trồng từ 10 - 12 tháng là thu hoạch.

“Chúng tôi sẽ đầu tư 12.000 ha mía đường, trong đó 8.000 ha là của công ty và 4.000 ha là của dân cư. Hoàng Anh Gia Lai sẽ hỗ trợ kỹ thuật, giống và đầu tư trang thiết bị cho dân trồng mía để nâng năng suất thu hoạch vườn mía đạt 100 tấn ha mỗi năm và giá trị đạt từ 5.000 - 6.000 USD mỗi ha một năm. Nhà máy mía đường của HAG sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm mía của bà con nông dân theo giá thị trường”, ông Đức nói.

Ngân hàng Nhà nước đang giám sát chặt nhà băng yếu kém

Ngân hàng Nhà nước đang giám sát chặt nhà băng yếu kém

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản giải trình chất vấn của đại biểu quốc hội, trong đó chỉ rõ các giải pháp đang được thực hiện nhằm tái cơ cấu ngân hàng và đảm bảo vốn cho sản xuất.
Lãi suất sẽ giảm nếu lạm phát tháng 11-12 dưới 1%

Một lần nữa nhấn mạnh mục tiêu của tái cơ cấu ngân hàng là tạo ra hệ thống lành mạnh, đa dạng (loại hình, sở hữu), phù hợp với chuẩn mực, đủ sức cạnh tranh quốc tế, đồng thời tăng khả năng tiếp cận của người dân - doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định sẽ không để xảy ra đổ vỡ, rối loạn trong quá trình sắp xếp lại nhà băng.

Thống đốc tái khẳng định sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Thống đốc tái khẳng định sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà
Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, quá trình này sẽ trải qua 3 bước mà trước hết là đảm bảo khả năng chi trả cho từng nhà băng. Tiếp đó, sẽ tiến hành tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém theo phương án được duyệt. Cuối cùng, cơ quan quản lý sẽ chủ trì việc bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước cho biết đang tập trung giám sát chặt hoạt động của các nhà băng yếu kém, xây dựng phương án xử lý với từng đơn vị. Cơ quan quản lý cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần lớn hỗ trợ các nhà băng nói trên trong việc đảm bảo thanh khoản, xây dựng phương án tái cấu trúc.

Việt Nam đang chuẩn bị những cải cách mới

Việt Nam, bị tàn phá bởi những tai ương kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới

Tác giả: John Ruwitch và Trần Lệ Thùy
Dịch: Lê Quốc Tuấn – x-cafevn.org
Hiệu đính: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế
Bài gốc: Reuters, Vietnam, wracked by economic woes, plans new reforms, 13/11/2011

Trời đêm Hà Nội nhìn từ một cao ốc, tháng 11.2011
HÀ NỘI | Chủ Nhật 13 Tháng Mười Một, 2011 11:46pm EST

(Reuters) – Sau bốn năm bất ổn kinh tế, Việt Nam đang bắt tay vào một số cải cách mà một số người tin là quan trọng nhất kể từ các bước khởi đầu vào năm 1986. Đó là năm chấm dứt cơ chế kế hoạch hóa tập trung ngột ngạt và, rốt cuộc đã biến quốc gia bị chiến tranh tàn phá này thành một con hổ kinh tế.

Tuy nhiên, có hoài nghi lớn cho rằng các nhà hoạch định chính sách có thể né tránh sự chống cự các thay đổi lớn đến từ những tập đoàn quốc doanh và các nhóm lợi ích khác, bao gồm cả các tập đoàn tư nhân đã gia tăng ảnh hưởng đáng kể.
Nhiều tháng trời bàn thảo căng thẳng đã đem lại sự đồng thuận rằng Việt Nam, sau khi bị tàn phá bởi mức lạm phát tồi tệ nhất châu Á và các tai ương khác, cần phải thay đổi đường lối như đã làm 25 năm trước khi chính sách “Đổi Mới” cất cánh.
“Bây giờ là nghiêm túc, không chỉ là chuyện nói bàn nữa”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã nói với Reuters. “Chúng tôi đã đã trải qua quá trình phân tích cẩn thận, đau đớn để nhìn nhận các khiếm khuyết và các lĩnh vực cần cải thiện ở đâu”.
Tuy nhiên khó biết chắc rằng chính phủ sẽ theo đuổi những cải cách đủ sâu và rộng để cứu chữa các ngân hàng quốc doanh ngập nợ và kiểm soát các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, từng vỡ nợ đầy xấu hổ hồi năm ngoái.
“Một lần nữa, kinh tế Việt Nam lại đứng ở ngã ba đường”, ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia có đầu óc cải cách, đã từng cố vấn cho giới lãnh đạo hiện tại và trước đây cho biết.
Và lần này, theo quan điểm của Doanh, dịch chuyển dứt khoát theo đường lối cải cách là “khó khăn hơn bởi vì việc ấy động chạm đến các nhóm lợi ích lớn hoạt động đằng sau hậu trường”.
THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

Quốc gia nào dự trữ vàng nhiều nhất ?

Quốc gia nào dự trữ vàng nhiều nhất ?


Trong danh sách 13 quốc gia và hai tổ chức có dự trữ vàng cao nhất thế giới theo báo cáo tháng 11 của Ủy ban Vàng Thế giới, Mỹ đứng đầu bảng với 8.133,5 tấn, theo sau là Đức (3.401,8 tấn), Ý (2.451,8 tấn), Pháp (2.435,4 tấn)... Venezuela xếp cuối danh sách với 365,8 tấn.
Các ngân hàng trung ương đang đóng góp vào nhu cầu vàng thế giới. Các dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy, ngày càng có nhiều thay đổi về dự trữ vàng giữa các quốc gia. Một vài quốc gia trong số đó đang vật lộn trong cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. 
24/7 WallSt. đưa ra danh sách 13 quốc gia và hai tổ chức có dự trữ vàng cao nhất, để xem làm thế nào các quốc gia và tổ chức này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vàng trong tương lai.
Trong khi nhu cầu đầu tư là động lực chính khiến nhu cầu vàng tăng trong quý vừa qua, chính việc các ngân hàng trung ương mua và bán vàng cũng đang là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến nhu cầu vàng. Hội đồng vàng Thế giới dự kiến nhu cầu của các ngân hàng trung ương sẽ tăng khi khủng hoảng tín dụng của các chính phủ phương Tây thêm trầm trọng. Hội đồng Vàng thế giới cũng dự báo xu hướng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương sẽ còn tiếp tục trong năm 2012.
Khủng hoảng nợ châu Âu và sự non yếu của các thị trường mới nổi dường như không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương. Tổng nhu cầu vàng đã tăng 6% trong quý 3 chỉ sau một năm, lên con số 1.053,9 tấn, tương đương 57,7 tỉ USD, con số cao nhất mọi thời đại. Đầu tư là nguyên nhân lớn nhất khiến nhu cầu vàng tăng, trong khi nhu cầu về trang sức rất ít ảnh hưởng.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Tăng trưởng kinh tế Đông Á chựng lại do khủng hoảng khu vực đồng euro Minh Anh

Tăng trưởng kinh tế Đông Á chựng lại
do khủng hoảng khu vực đồng euro

Minh Anh
Theo nội dung bản báo cáo sáu tháng cuối năm cho khu vực được công bố hôm nay 22/11/2011, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế các nước Đông Á mới trỗi dậy sẽ bị chựng lại, do khủng hoảng khu vực đồng euro đè nặng lên kim ngạch xuất khẩu của các nước này. Đặc biệt, tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ bị hãm mạnh nhất.

Theo những đánh giá cuối cùng của Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội của toàn khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, tăng 8,2% trong năm nay, sẽ giảm xuống còn 7,8% vào năm 2012.
Cơ quan này nhận định : « Tăng trưởng chậm tại châu Âu vốn đang trong vòng xoáy của chính sách khắc khổ và việc tái đầu tư vốn ngân hàng đang có ảnh hưởng đến tăng trưởng của vùng Đông Á ». Tuy nhiên, giới phân tích vẫn lạc quan cho châu Á, nhờ các nước này có trữ lượng ngoại tệ dồi dào và cán cân mậu dịch thuận lợi, nên dù có bị phần nào thiệt hại do việc châu Âu thắt chặt tín dụng, các nước Đông Á vẫn duy trì phát triển khả quan.
Do mất thị trường tiêu thụ tại châu Âu, các nước này quay sang Trung Quốc, với một thị trường khổng lồ 1,3 tỷ dân. Như vậy, Bắc Kinh sẽ nhanh chóng soán ngôi Liên Hiệp Châu Âu trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Các nưóc Đông Á chiếm 18% tổng nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc.

Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á - Thái Bình Dương

Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á - Thái Bình Dương 

Obama công du châu Á, một chuyến đi thành công mỹ mãn

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia ngày 19/11/2011. Một cuộc gặp gỡ mà theo báo chí là "nhạy cảm", "bằng mặt nhưng không bằng lòng".
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia ngày 19/11/2011. Một cuộc gặp gỡ mà theo báo chí là "nhạy cảm", "bằng mặt nhưng không bằng lòng".
REUTERS/Jason Reed

Thụy My
« Trung Quốc và Hoa Kỳ thách thức nhau ở châu Á », đó là tựa đề bài viết trên nhật báo Le Monde số đề ngày hôm nay. Tờ báo nhấn mạnh, việc Washington quay lại châu Á – Thái Bình Dương đã đụng chạm đến tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.

Đặc phái viên của Le Monde tại Bali nhận xét, mọi việc diễn ra giống như là một dạng chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trên cái nền tranh giành ảnh hưởng tại châu Á. Sự cạnh tranh này diễn ra ngay cả trước thời điểm hội nghị thượng đỉnh Đông Á  tại Bali, với sự tham gia của cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Le Monde nhận định, sự kiện lần đầu tiên có sự hiện diện của một Tổng thống Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á cho thấy Hoa Kỳ coi khu vực này là quan trọng và muốn gắn bó chặt chẽ.

Nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục “chết” vì lãi suất và lạm phát

Các ý kiến của đại biểu Tín rất xác đáng. Tiếc thay, giờ có nói thì cũng đã quá muộn. Khi CP thực hiện chính sách phát triển rầm rộ bằng đủ loại hình hỗ trợ của Nhà nước thì doanh nghiệp mọc lên như nấm sau mưa; giờ thì phải thắt chặt lại. Hậu quả là không chỉ các DN làm ăn kém mọc ra từ chính sách sai lầm nêu trên giờ khó khăn mà cả những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, có hiệu quả, cũng bị vạ lây. Bài học này đã xảy ra nhiều lần chứ không ít.

Nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục “chết” vì lãi suất và lạm phát

“Từ năm 1988, khi tôi bắt đầu làm kinh doanh, cá nhân tôi chưa bao giờ thấy tình hình của các doanh nghiệp xấu như bây giờ”, bên hành lang kỳ họp thứ hai của Quốc hội, đại biểu Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I không giấu được vẻ bi quan trong câu chuyện với VnEconomy.

Đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I.

Thưa ông, theo thông tin ông đã phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội được truyền hình trực tiếp thì đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ở trong tình trạng dở sống, dở chết. Nếu không có thêm các hỗ trợ tích cực hơn, thì có thể phần lớn số doanh nghiệp này sẽ không còn tồn tại sau một năm nữa với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Vậy những quyết sách lớn khi Quốc hội thông qua các nghị quyết về kế hoạch kinh tế xã hội và ngân sách vừa qua đã thể hiện sự hỗ trợ tích cực như ông mong đợi hay chưa?
Nếu hai vấn đề chính là lãi suất và lạm phát không giảm được thì doanh nghiệp cũng “đầu hàng”. Mặc dù vẫn thuộc tầm vĩ mô nhưng lãi suất không phải là việc của Quốc hội. Còn với lạm phát thì Quốc hội đã quyết cho năm sau dưới 10%. Vấn đề đặt ra là nếu năm sau không thực hiện được ở mức này thì Quốc hội có thể làm gì?
Năm ngoái Quốc hội đã biểu quyết lạm phát năm nay không quá 7%, nhưng rồi thực tế đã lên trên 17%. Tôi tin là các đại biểu Quốc hội đều áy náy và cảm thấy có trách nhiệm. Nhưng tôi chưa nhìn thấy cách xử lý trách nhiệm này.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Xem người Mỹ lọc công chức

Xem người Mỹ lọc công chức

- Sự minh bạch, nghiêm ngặt trong tuyển dụng giúp nhiều nước, trong đó có Mỹ, đảm bảo được chất lượng công chức ngay từ đầu vào.


Có ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân của lương thấp là do “một chiếc bánh phải chia cho quá nhiều người”. Một cơ quan với khối lượng công việc chỉ cần 30 người làm nhưng lại phải trả lương cho 60 người thì lương thấp là lẽ đương nhiên. Nước ta đã thực hiện tinh giản biên chế nhưng hiệu quả thu được rất thấp. Vậy muốn tinh lọc đội ngũ công chức để ngân sách lương chi cho đúng người đúng việc, về dài hạn nên chăng cần xem xét lại chất lượng công chức ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào.

Bài viết này chia sẻ khung lý thuyết về tuyển dụng công chức của giáo sư B. Guy Peters trong cuốn sách "The Politics of Bureaucracy" và tổng hợp kinh nghiệm tuyển dụng công chức của Trung Quốc, Mỹ, Singapore. Phạm vi bài viết chỉ đề cập tới vấn đề tuyển dụng công chức mới vào ngành.

Cải cách tuyển dụng

Theo Guy Peters, về cơ bản, tuyển dụng công chức được chia ra làm hai hình thức: tập trung và phi tập trung.

Ngân sách thâm hụt: bài học từ Canada

Ngân sách thâm hụt: bài học từ Canada

SGTT.VN - Tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng Mỹ hiện nay có vẻ như đang lặp lại kịch bản bế tắc của của Ý và Hy Lạp?
Không! Mỹ bây giờ là bản sao của Canada năm 1994, thời điểm mà Thủ tướng Canada lúc bấy giờ, ông Jean Chrétien phải đối mặt với khó khăn thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, đến mức trái phiếu chính phủ, dù lợi suất được đẩy lên cao nhưng nhà đầu tư vẫn không đoái hoài vì sợ rủi ro.
Tồi tệ hơn nữa khi Canada bị báo Wall Street Journal xếp hạng đặc biệt "thành viên danh dự của thế giới thứ ba". Khi đó, từ chính trị gia đến người dân trong nước đều nhận thức rõ ràng rằng vấn đề ngân sách quốc gia đang trở nên đáng sợ như thế nào. Thế nhưng, chỉ sau bốn năm, kinh tế bắt đầu thặng dư và Canada đã chuyển từ tình trạng "người cùng khổ" sang "tấm gương" giải quyết thành công tình trạng thâm hụt ngân sách cho Washington, khi nước Mỹ và cả châu Âu đang mắc kẹt trong vấn đề nợ nần nghiêm trọng của mình.
Canada đã làm điều đó như thế nào?
Cựu Thủ tướng Jean Chretien đã đưa Canada thoát khỏi khùng hoảng vào thập niên 1990.
Để giành phần thắng trong cuộc chiến ngân sách, thay vì chỉ hạn chế tốc độ tăng chi tiêu như các nước hiện nay đang áp dụng, Canada tiến hành thu nhỏ đáng kể kích thước của chính phủ. Cắt giảm lớn, tăng thuế nhẹ đã đem lại kết quả ấn tượng: Canada từ vị trí có nền tài chính tồi tệ nhất, chỉ sau Ý, trong nhóm G7 đã vươn lên là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế dẫn đầu khối này.
Tỉ lệ cắt giảm chi tiêu/tăng thuế Thủ tướng Chrétien đưa ra là 7/1. Chính sách này hoàn toàn trái ngược với đề nghị của Tổng thống Mỹ Obama và Đảng Dân Chủ tại thời điểm hiện tại là đánh thuế trên doanh thu cao hơn để bù đắp thâm hụt.

Tái cấu trúc nền kinh tế: Phải tuân thủ 3 nguyên tắc

Tái cấu trúc nền kinh tế: Phải tuân thủ 3 nguyên tắc
 
22/11/2011
(Đất Việt) Câu chuyện tái cấu trúc nền kinh tế đã đến hồi cấp bách, nhưng tái cơ cấu thế nào và lộ trình ra sao để có hiệu quả tốt nhất và tránh những hậu quả đáng tiếc, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu quốc hội TP HCM đã chia sẻ quan điểm góp vào đề án của Chính phủ.
- Thưa ông, trong tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã xác định tái cơ cấu đầu tư công là việc cần làm ngay. Theo ông, cần làm gì để tái cơ cấu có hiệu quả?


- Tôi nghĩ, điều quan trọng đầu tiên của quá trình tái cơ cấu đầu tư công là thay đổi phương thức phân bố ngân sách, phân bố đầu tư, tránh đầu tư theo hướng dàn trải hiện nay. Nguồn lực và nguồn vốn của Nhà nước có hạn nên mục tiêu đầu tư phải thật rõ ràng mới có thể bố trí vốn. Đối với lĩnh vực đầu tư công hiện nay, nguồn vốn từ trái phiếu trong 5 năm có 225.000 tỷ đồng, nên Nhà nước phải xác định đầu tư cái gì mang tính đột phá và hiệu quả.

- Theo ông, nguyên tắc đầu tư công mới sẽ như thế nào?

- Đã làm lại thì phải mạnh dạn thay đổi, cái gì tốt thì giữ và cái gì chưa tốt thì phải đổi.

Từ thiện tại Việt Nam

Từ thiện tại Việt Nam

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
05.10.2011
Những đường phố tại những đô thị lớn nhất Việt Nam cho thấy những dấu hiệu không thể nhầm lẫn của sự thịnh vượng. Những chiếc xe hạng sang hiệu Mercedes và Lexus đã trở nên rất bình thường, và thỉnh thoảng, bạn có thể thấy bóng dáng của những chiếc Bentley hoặc Maybach lướt trên những đường phố chật cứng. Giới "nhà giàu mới" của Việt Nam hiện có thể tìm được những món hàng thời trang mới nhất trong các cửa tiệm hàng hiệu nằm dọc theo hàng lang của những khách sạn đắt nhất nước.
Việc tiêu xài lộ liễu có thể đã trở nên dễ thấy hơn nhiều tại những thành phố, nhưng du khách không phải nhọc công tìm kiếm hoặc đi xa khỏi những khu thị tứ để thấy một thực trạng kinh tế rất khác biệt đang hiện hữu trong đại đa số 89 triệu dân Việt Nam.
Tỉ lệ tăng trưởng cao liên tục, trung bình ở mức 7,3% trong thập niên vừa qua, đã làm tỉ lệ nghèo đói tại Việt Nam giảm thiểu một cách rõ rệt, từ mức cao đến 75% trong giữa những năm 1980 xuống còn 14,5% vào năm 2008. Tuy nhiên, những thành tựu này thì mong manh: cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tiếp diễn và những thách thức mới đang đòi hỏi mà quá trình chuyển hoá tại Việt Nam đang đối diện - từ lĩnh vực ngân hàng yếu kém và hệ thống giáo dục lạc hậu cho đến sự suy giảm môi trường và khoảng cách ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị - đã tạo khó khăn trong việc giữ nguyên tốc độ tăng trưởng này. Bên cạnh đấy, nạn lạm phát cao và đồng tiền bị mất giá đang làm suy yếu nỗ lực xoá đói giảm nghèo, đẩy nhiều người dân Việt Nam xuống lại dưới mức nghèo khổ chỉ trong vòng vài năm qua. Và, với việc Việt Nam đã leo lên thứ hạng quốc gia với thu-nhập-trung-bình-thấp vào năm 2008, nhiều tổ chức viện trợ quốc tế và song phương đã tuyên bố việc bắt đầu chuyển việc viện trợ sang những khu vực ít phát triển hơn.

Phát hiện mới về liên hệ giữa IQ và dân trí ở Việt Nam gây sốc thế giới

Là một nhà toán kinh tế, nhưng cũng đã từng thử nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả trong lĩnh vực xã hội, tôi rất quan tâm đến một số mối quan hệ nhân quả mới được phát hiện ở VN như ông nghị Trần Tiến Cảnh cho rằng dân VN có IQ cao nên phải làm đường sắt cao tốc, và ông nghị Hoàng Hữu Phước thì cho rằng, dân trí Việt Nam còn thấp, không nên đưa luật biểu tình... Nay lại có một quan hệ mới gây sốc cần nghiêm túc nghiên cứu:


Phát hiện mới về liên hệ giữa IQ và dân trí
ở Việt Nam gây sốc thế giới

Ngu, thành viên X-Cafe

21.11.2011

Mới đây, các đại biểu quốc hội tại nước CHXHCNVN đã giúp phát hiện một mối liên hệ quan trọng giữa chỉ số IQ, vốn được coi là biểu tượng cho trí thông minh và trình độ dân trí. Theo phát biểu của hai đại biểu Trần Tiến Cảnh và Hoàng Hữu Phước, người dân Việt Nam có chỉ số IQ cao, nhưng đồng thời dân trí người Việt cũng còn thấp.

Phát hiện về mối liên hệ tỉ lệ nghịch (negative relationship) giữa IQ và dân trí của hai dân biểu trên vô cùng quan trọng vì nó thách thức quan điểm lâu đời về tỷ lệ thuận (positive relationship) giữa IQ và dân trí và làm choáng váng các nhà khoa học vế tâm lý sinh lý não ở Hoa Kỳ, Anh Quốc, và nhất là Nhật Bản, một nước vốn tự hào có chỉ số IQ cao nhờ ăn nhiều thịt cá voi.

Một số khoa học gia ở Hoa Kỳ, sau khi hoàn hồn, đã vội vã lên đường đến Việt Nam gặp gỡhai dân biểu trên để tìm hiểu thêm. Cơ quan Nghiên Cứu Khoa Học Đại Học Chicago, nơi giáo sư Ngô Bảo Châu đang làm việc cũng đã nhanh chóng cấp ngân sách cho các khoa học gia Hoa Kỳ để làm nghiên cứu nhằm chứng minh khám phá mới mẻ này. Dư đoán là nếu khám phá này được xác nhận là đúng, thì quốc sách làm cho IQ ở Mỹ thấp đi 20% sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm để nhằm nâng dân trí lên 20%.

Việt Nam vay Nga 8-9 tỉ đôla cho điện hạt nhân

Đầu tư lãng phí, tham nhũng tràn lan. Những thế hệ người Việt 
tương lai sẽ phải cày thêm để trả nợ. Khổ cho các con tôi.

Việt Nam vay Nga 8-9 tỉ đôla cho điện hạt nhân

Cập nhật: 20:32 GMT - thứ hai, 21 tháng 11, 2011


Mô hình nhà máy điện hạt nhân
Hai nhà máy đầu tiên ở Ninh Thuận sẽ do Nga và Nhật xây

Việt Nam ký thỏa thuận vay 8 tỉ đôla từ Nga để giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Hãng tin Dow Jones cho biết đại diện bộ tài chính hai nước hôm nay đã ký văn bản tại Hà Nội.
Ông Phan Minh Tuấn, Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư Dự án Điện hạt nhân và năng lượng tái tạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho hay khoản tiền đầu tiên sẽ được giải ngân năm 2014.
Trong khi đó, theo trang tin Chính phủ Việt Nam, tại một cuộc họp ngày hôm nay, Việt Nam "đánh giá cao việc ký kết Hiệp định về việc LB Nga cung cấp tín dụng cho Việt Nam xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, cũng như việc Nga sẽ tài trợ chi phí lập Báo cáo khả thi cho Dự án quan trọng này".

CÓ THỂ CHÚNG TA ĐÃ NGỘ NHẬN TRONG VẤN ĐỀ NAM HẢI

CÓ THỂ CHÚNG TA ĐÃ NGỘ NHẬN TRONG VẤN ĐỀ NAM HẢI

Tác giả: Lý Thần Huy
Người dịch: Quốc Trung
01-10-2011
Hôm nay đọc được một bài viết có tên là “Âm thanh về dụng binh ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) đang được khuếch đại trong dân chúng Trung Quốc”, nói dân chúng Trung Quốc bao gồm cả một số vị được gọi là chuyên gia (không hiểu do vô tình hay cố ý, ở đây tác giả đã dùng từ 砖家- “chuyên gia về gạch ngói” thay cho từ 专家- “chuyên gia” vì cùng đồng âm trong tiếng Hán – ND) học giả, đang đua nhau chủ trương dụng binh ở Nam Hải. Nguyên nhân dẫn đến chủ trương dụng binh ở Nam Hải là do trong dân chúng phổ biến quan niệm cho rằng, về vấn đề Nam Hải, chúng ta đã bị xúc phạm tàn tệ (về rất nhiều vấn đề, dân chúng đều cho là chúng ta đang bị xúc phạm). Họ cho rằng, Nam Hải là thiên kinh địa nghĩa của chúng ta, lý lẽ này không chỉ được kiên trì nắm giữ vì người Trung Quốc, mà còn được sự công nhận rộng rãi cả ở trong cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay cả Việt Nam, Philippines và những nước đang có sự tranh giành, cướp giật Nam Hải với chúng ta cũng đều có chung nhận thức. Vậy thì vì sao hôm nay những quốc gia ấy lại tranh giành Nam Hải với chúng ta?
Thứ nhất là vì nơi này đã xuất hiện dầu mỏ, vì đã có tài nguyên, vì đây là một mảnh đất màu mỡ, tất cả bọn họ đều có mưu đồ lợi ích, cho nên mới chạy lại tranh giành với chúng ta. Thứ hai là họ cho rằng chính phủ Trung Quốc ươn hèn, nên mới dám liều lĩnh tranh giành địa bàn, tranh giành tài nguyên với chúng ta. Thứ ba, có thể là do cả hai nguyên nhân trên mà họ cảm thấy nếu giải thích thì trái ngược với lẽ thường, nên để tự bao biện cho mình, họ đã ngụy tạo, phỏng đoán ra nguyên nhân thứ ba, đó là Việt Nam và Philippines ngang nhiên tranh giành địa bàn với chúng ta là bởi có sự ủng hộ, thậm chí xúi giục của các cường quốc phương Tây như Mỹ… để làm rối loạn Trung Quốc, luôn cố ý tạo ra kẻ địch ở bên cạnh chúng ta. Kiểu nhận thức này hiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc, còn chính phủ ta, không hiểu vì lẽ gì mà về phương diện này lại thường thể hiện bộ dạng rất nhẫn nhịn, không làm rõ nhận thức sai lầm, để mặc bạn muốn nói gì thì nói, để mặc cho sự phẫn nộ lan tràn khắp nơi thành tai họa.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Xuất hiện cổ phiếu giá 800 đồng: Cạn sức chịu đựng!

Xuất hiện cổ phiếu giá 800 đồng: Cạn sức chịu đựng!

TRỌNG NGHĨA
21/11/2011 17:08 (GMT+7)
Cổ phiếu VKP của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa là chứng khoán đầu tiên trên hai sàn niêm yết rơi xuống dưới ngưỡng 1.000 đồng/cổ phiếu. Không chỉ vậy, rất nhiều cổ phiếu khác đang quanh quẩn mức 2.000 đồng-3.000 đồng, còn số dưới mệnh giá có hàng trăm.

“Điểm tối” VKP

Từ một cổ phiếu đã có thời điểm được định giá trên 40.000 đồng, và lúc khó khăn nhất năm 2009 cũng còn xấp xỉ một nửa mệnh giá, VKP đã trở thành thứ chả khác nào “chổi cùn dế rách”!

Sẽ ra rất bất ngờ nếu biết rằng ngay cả trên sàn UpCOM - cái chợ chứng khoán gần như bị lãng quên - cũng không có cổ phiếu nào rẻ đến như vậy. 800 đồng “con” là một con số hơi khó tưởng tượng một chút, vì bây giờ những đồng tiền mệnh giá nhỏ như vậy đã “tuyệt chủng”, có chăng chỉ tồn tại ở nơi chùa chiền vào ngày lễ!

Với 8 triệu cổ phiếu đang niêm yết, giá trị vốn hóa của VKP chỉ còn 6,4 tỷ đồng. Ngày 21/11, VKP giảm sàn xuống mức 800 đồng/cổ phiếu. Mức giảm thì “ghê” nhưng thực chất chỉ nhảy đúng một bước. Với thị giá thấp như vậy, cổ phiếu này chỉ còn đúng 3 bước giá: trần, tham chiếu, và sàn.

Tuy vậy thanh khoản của VKP cũng không “tồi” lắm, đạt 14.480 cổ phiếu trong phiên. Mức giao dịch bình quân 20 ngày gần đây khoảng 9.800 cổ phiếu/phiên. Giá trị giao dịch nhỏ nhưng vẫn có người mua người bán, chứng tỏ vẫn có nhà đầu tư rỗi việc giao dịch chơi với cổ phiếu này, dù VKP từ lâu chỉ còn được giao dịch đúng 15 phút đóng cửa.

Đối với trường hợp của VKP, việc giảm xuống dưới mức 1.000 đồng/cổ phiếu không phải là chuyện gì ghê gớm, vì cộng đồng đầu tư còn cho rằng không hiểu sao đến giờ này VKP vẫn chưa bị phá sản, chưa bị hủy niêm yết. Trong tổng tài sản 268,57 tỷ đồng quý 3/2011 thì tiền mặt chỉ hơn 1,4 tỷ, còn lại toàn đọng vào khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định bao gồm máy móc và mấy mảnh đất. Tổng nợ lên tới 234,16 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 168,87 tỷ đồng. Với “thành tích” lỗ 9 quý liên tục, vốn chủ sở hữu của VKP chỉ còn 34,4 tỷ đồng, trong khi vốn góp ban đầu là 80 tỷ đồng.

Báo cáo quý 3 u ám, kinh doanh lỗ, nợ bị “xù”, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục - mà thực chất diễn nôm là VKP rất có thể bị phá sản, không có gì bất ngờ khi cổ phiếu này giảm giá thê thảm như vậy. Từ một cổ phiếu được quỹ đầu tư nước ngoài sở hữu trên 15% vốn, nguy cơ mất sạch vốn nhà nước là có thể xảy ra.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chuẩn bị chiến tranh? Китай и США готовятся к войне?

Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chuẩn bị chiến tranh?

Китай и США готовятся к войне?

 

Tác giả Vasili Golovnin
Kichbu post on thứ hai, 21.11.2011
 Новость на Newsland: Василий Головнин: Китай и США готовятся к войне?
Hai cường quốc mạnh nhất thế giới đang tiến hành cuộc đấu tranh giành ngôi
thủ lĩnh tại khu vực phát triển năng động hành tinh. Nga – nhà quan sát thụ động.

Trong mười ngày qua, Barack Obama đã thực hiện một loạt các động thái cương quyết mà chúng dễ dàng được xếp vào hệ thống thống nhất. Đang nói về bước ngoặt mạnh mẽ trong chiến lược của cường quốc mạnh nhất thế giới. Kết thúc các cuộc chiến tranh ở Irag và Afghanistan được khởi sự ngay từ thời George Bush-con, Wasington cho hiểu rõ ràng rằng những cố gắng của họ từ này sẽ tập trung vào địa vị thủ lĩnh tại khu vực thành công về kinh tế và năng động của hành tinh – khu vực Thái Bình Dương. Trong thời gian gần đây, tại các vùng rộng lớn của nó Pekin mưu toan lặng lẽ đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực này về bình diện quân sự và  theo đuổi bá quyền hiện thực không gây ồn ào.
Có hai tuyến đảo

Bộ trưởng Vương Đình Huệ về thăm trường xưa

Vinh quy. BT Huệ đã chuyển từ nhà khoa học sang nhà quản lý, nay đang trên đường trở thành chính khách. Nay mai chắc sẽ có tượng BT Huệ đặt trước khoa Khoa Kế toán của trường. Thế mới biết guồng máy nhà nước ta đào tạo cán bộ tài thật. Cứ từ từ sẽ từ chuyển lượng thành chuyển chất. Đất nước lại mất một nhà khoa học, song không biết có thêm 1 con sâu như Chủ tịch Sang từng phát biểu không ? Đã từng tiếp xúc với BT Huệ, tôi cũng tin và quý nhà khoa học này.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ về thăm trường xưa


TPO - Dành trọn vẹn cả sáng 20-11, ngày Nhà giáo Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Nhà giáo Ưu tú Vương Đình Huệ - Bộ trưởng Bộ Tài chính - về thăm Học viện Tài chính, nơi ông từng học tập và công tác.

- Bộ trưởng Vương Đình Huệ thăm và chúc mừng thầy và trò Khoa Kế toán - học viện Tài chính nơi ông đã từng giảng dạy và giữ vị trí trưởng khoa (Ảnh Minh Tuấn)
Bộ trưởng Vương Đình Huệ thăm, chúc mừng thầy và trò Khoa Kế toán - học viện Tài chính nơi ông đã giảng dạy và giữ vị trí trưởng khoa (Ảnh Minh Tuấn).
Hơn 10 năm chia tay ngôi trường từng gắn bó một thời gian với tư cách là sinh viên, giảng viên, Bộ trưởng chia sẻ cảm xúc hạnh phúc bùi ngùi khi gặp lại “trường xưa, bạn cũ”.

Tri ân ngày 20-11, bốn giờ sáng trở về Hà Nội từ chuyến công tác xa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ có mặt từ rất sớm trong khuôn viên Học Viện Tài chính (xã Đông Ngạc- Cổ Nhuế- Từ Liêm- Hà Nội). 

Trường THPT Nghi Lộc 1 kỷ niệm 50 năm thành lập trường, đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất và nhận quyết định đổi tên thành trường THPT Nguyễn Duy Trinh: Sự hiện diện của GS.TS Vương Đình Huệ - Bộ trưởng bộ tài chính, cựu học sinh khóa 1971 - 1974 trong buổi lễ
 

Ngay trước khi vào chương trình, ông tranh thủ thăm lại “chốn xưa”. Trong con mắt vị Bộ trưởng Tài chính từng có thời gian dài làm giảng viên và giữ vị trí Trưởng khoa kế toán của trường, lần “trở về” này có ý nghĩa đặc biệt dù ông nhận xét cơ sở vật chất vẫn giản dị vậy.

Hé lộ "bí mật" trong chiến thắng bình chọn Vịnh Hạ Long

KHOE KHOANG MÁNH KHÓE ĂN GIAN PHIẾU BÌNH CHỌN HẠ LONG


Hé lộ "bí mật" trong chiến thắng
bình chọn Vịnh Hạ Long


Để được lọt vào “bảng vàng” 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chúng ta đã áp dụng thành công một cách làm hiệu quả trước thời điểm kết thúc việc bình chọn 30 tiếng đồng hồ. VnMedia xin "bật mí" bí mật này... 

Vịnh Hạ Long trở thành Kỳ quan Thiên nhiên mới  

Rạng sáng ngày 12/11, Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã được tổ chức New Open World công bố là 1 trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của Thế giới thông qua bầu chọn trên Internet và qua tin nhắn điện thoại di động. trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Mặc dù đây chỉ là kết quả tạm thời do tổ chức New Open World công bố dựa trên kết quả thống kê sơ bộ. Danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới hiện nay có thể có sự thay đổi sau khi tổ chức này kiểm tra và khẳng định lại về số lượng phiếu bầu chính xác. Việc công bố chính thức và lễ đón nhận danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới sẽ được thực hiện vào đầu năm 2012.

Tuy nhiên, với số lượng bầu chọn kỷ lục của người dân Việt Nam, bạn bè trên thế giới vịnh Hạ Long của Việt Nam chắc chắn sẽ giữ vững được danh hiệu là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Có điều, ít ai biết được rằng, để được lọt vào “bảng vàng” 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chúng ta đã áp dụng thành công một cách làm hiệu quả trước thời điểm kết thúc việc bình chọn 30 tiếng đồng hồ.

Ảnh các con thời bé

Ảnh các con thời bé