Nhiều công nhân 'không một đồng tích lũy'
9/12/2022, Khảo sát cuối năm của công đoàn cho kết quả gần 59% công nhân không có khoản tích lũy và thu nhập giảm còn 5,9 thay vì 6,7 triệu đồng/tháng như thống kê quý III.Ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Công nhân Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) công bố khảo sát đời sống công nhân trong bối cảnh doanh nghiệp bị mất đơn hàng tại tọa đàm chiều 8/12. Ảnh: Gia Đoàn
Tại tọa đàm thực trạng lao động khi doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng chiều 8/12, Viện trưởng Công nhân Công đoàn Vũ Minh Tiến cho biết khảo sát thực hiện trong tháng 11 với trên 6.200 công nhân ở trên cả ba miền còn cho kết quả nếu mất việc thì 11,7% có tích lũy cầm cự được dưới một tháng; 16,7% duy trì được 1-3 tháng và 12,7% được trên ba tháng.
38% công nhân tham gia khảo sát cho biết đang nợ nần và 14% trong số đó khó trả nợ đúng hạn, dễ sa vào tín dụng đen.
Thời gian làm việc bình thường của công nhân giảm còn 7,25 tiếng mỗi ngày thay vì 8 tiếng như quy định và không có tăng ca. Thu nhập từ đó giảm xuống 5,9 thay vì 6,7 triệu đồng trong quý III như Tổng cục Thống kê công bố.
Tổng thu nhập bình quân của công nhân gồm tiền lương, tăng ca, phúc lợi khoảng 8,74 triệu mỗi tháng, nhưng mức chi tiêu khoảng 10,3 triệu đồng. Thu nhập chỉ đáp ứng được 83% chi tiêu nên 18% công nhân được khảo sát nói rằng từng hoặc có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần nếu mất việc.
"Nhiều công nhân đã trả phòng về quê. Tết năm nay đến sớm, thời gian nghỉ với họ dài hơn mọi năm nhưng lại không vui vẻ gì", ông Tiến nói, dẫn thống kê hiện tại hơn 42.000 lao động mất việc đồng nghĩa với từng ấy gia đình lao đao. Bình quân mỗi gia đình 2-3 người, nhân lên hơn 100.000 người chịu ảnh hưởng. Trong số đó có hàng chục nghìn lao động nữ đang mang bầu, nuôi con nhỏ.
Tam giác công nghiệp Bình Dương - Đồng Nai - TP HCM là nơi có nhiều lao động chịu ảnh hưởng nhất. Ông Đặng Tiến Đạt, Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, cho biết địa phương có 240.000 người giảm giờ làm và 30.000 lao động đang tạm hoãn hợp đồng. Từ đầu năm đến nay hơn 140.000 người làm hồ sơ lĩnh trợ cấp thất nghiệp.
Ông Đạt lo lắng không biết nhóm tạm hoãn hợp đồng sẽ sống thế nào khi mức hỗ trợ 500.000 đồng từ công đoàn không thể giúp họ cầm cự. Công đoàn kết nối song doanh nghiệp còn đơn hàng không dám nhận họ vì hồ sơ còn dính dáng tới công ty cũ, chỉ nhận người chấm dứt hẳn hợp đồng. Công nhân rơi vào thế "đi cũng dở ở không xong" bởi chủ yếu là lao động thâm niên, có tay nghề, đang hưởng lương 7- 8 triệu đồng. Nếu chấm dứt hẳn hợp đồng và tìm việc khác thì thu nhập lại như lao động mới vào nghề, chỉ 3-4 triệu đồng.
Theo ông Đạt, cần xem xét lại quy định pháp luật để tạo điều kiện cho nhóm này tìm việc thời vụ, "trám" vào những tháng tạm hoãn, giúp họ có nguồn sống. Dự báo khó khăn kéo dài tới giữa năm 2023, số lao động tạm hoãn hợp đồng sẽ còn tăng nhiều.
Ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động TP HCM, cho biết 108.000 công nhân trên địa bàn đang bị mất việc, giảm giờ làm, trong đó 40.000 người trên 35 tuổi và 8.000 người đang mang thai, nuôi con nhỏ. Công đoàn thành phố lo ngại doanh nghiệp ồ ạt thải lao động trên 35 tuổi. Nhóm này rất khó quay lại thị trường bởi tuổi cao. Ngoài ra, 59% doanh nghiệp trên địa bàn có nợ bảo hiểm xã hội.
Làn sóng cắt giảm việc làm cũng đang lan rộng ra phía bắc khi Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 công nhân giảm giờ làm, chủ yếu trong ngành điện tử. Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội so sánh cùng kỳ năm 2021, công nhân phải tăng ca cho kịp đơn hàng, nhưng giờ nhiều nhà máy đã ngừng làm thêm.
Sau đợt dịch cuối năm 2021, công đoàn Hà Nội ghi nhận có sự chuyển dịch lao động khi khảo sát nhiều khu trọ thấy công nhân trả phòng về quê. Theo ông Thắng, nhiều địa phương có khu công nghiệp vừa và nhỏ dễ hút lao động tại chỗ. Thu nhập có thể không cao bằng thành phố lớn, song công nhân lựa chọn vì không phải thuê nhà, đỡ tốn tiền gửi con.
38% công nhân tham gia khảo sát cho biết đang nợ nần và 14% trong số đó khó trả nợ đúng hạn, dễ sa vào tín dụng đen.
Thời gian làm việc bình thường của công nhân giảm còn 7,25 tiếng mỗi ngày thay vì 8 tiếng như quy định và không có tăng ca. Thu nhập từ đó giảm xuống 5,9 thay vì 6,7 triệu đồng trong quý III như Tổng cục Thống kê công bố.
Tổng thu nhập bình quân của công nhân gồm tiền lương, tăng ca, phúc lợi khoảng 8,74 triệu mỗi tháng, nhưng mức chi tiêu khoảng 10,3 triệu đồng. Thu nhập chỉ đáp ứng được 83% chi tiêu nên 18% công nhân được khảo sát nói rằng từng hoặc có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần nếu mất việc.
"Nhiều công nhân đã trả phòng về quê. Tết năm nay đến sớm, thời gian nghỉ với họ dài hơn mọi năm nhưng lại không vui vẻ gì", ông Tiến nói, dẫn thống kê hiện tại hơn 42.000 lao động mất việc đồng nghĩa với từng ấy gia đình lao đao. Bình quân mỗi gia đình 2-3 người, nhân lên hơn 100.000 người chịu ảnh hưởng. Trong số đó có hàng chục nghìn lao động nữ đang mang bầu, nuôi con nhỏ.
Tam giác công nghiệp Bình Dương - Đồng Nai - TP HCM là nơi có nhiều lao động chịu ảnh hưởng nhất. Ông Đặng Tiến Đạt, Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, cho biết địa phương có 240.000 người giảm giờ làm và 30.000 lao động đang tạm hoãn hợp đồng. Từ đầu năm đến nay hơn 140.000 người làm hồ sơ lĩnh trợ cấp thất nghiệp.
Ông Đạt lo lắng không biết nhóm tạm hoãn hợp đồng sẽ sống thế nào khi mức hỗ trợ 500.000 đồng từ công đoàn không thể giúp họ cầm cự. Công đoàn kết nối song doanh nghiệp còn đơn hàng không dám nhận họ vì hồ sơ còn dính dáng tới công ty cũ, chỉ nhận người chấm dứt hẳn hợp đồng. Công nhân rơi vào thế "đi cũng dở ở không xong" bởi chủ yếu là lao động thâm niên, có tay nghề, đang hưởng lương 7- 8 triệu đồng. Nếu chấm dứt hẳn hợp đồng và tìm việc khác thì thu nhập lại như lao động mới vào nghề, chỉ 3-4 triệu đồng.
Theo ông Đạt, cần xem xét lại quy định pháp luật để tạo điều kiện cho nhóm này tìm việc thời vụ, "trám" vào những tháng tạm hoãn, giúp họ có nguồn sống. Dự báo khó khăn kéo dài tới giữa năm 2023, số lao động tạm hoãn hợp đồng sẽ còn tăng nhiều.
Ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động TP HCM, cho biết 108.000 công nhân trên địa bàn đang bị mất việc, giảm giờ làm, trong đó 40.000 người trên 35 tuổi và 8.000 người đang mang thai, nuôi con nhỏ. Công đoàn thành phố lo ngại doanh nghiệp ồ ạt thải lao động trên 35 tuổi. Nhóm này rất khó quay lại thị trường bởi tuổi cao. Ngoài ra, 59% doanh nghiệp trên địa bàn có nợ bảo hiểm xã hội.
Làn sóng cắt giảm việc làm cũng đang lan rộng ra phía bắc khi Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 công nhân giảm giờ làm, chủ yếu trong ngành điện tử. Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội so sánh cùng kỳ năm 2021, công nhân phải tăng ca cho kịp đơn hàng, nhưng giờ nhiều nhà máy đã ngừng làm thêm.
Sau đợt dịch cuối năm 2021, công đoàn Hà Nội ghi nhận có sự chuyển dịch lao động khi khảo sát nhiều khu trọ thấy công nhân trả phòng về quê. Theo ông Thắng, nhiều địa phương có khu công nghiệp vừa và nhỏ dễ hút lao động tại chỗ. Thu nhập có thể không cao bằng thành phố lớn, song công nhân lựa chọn vì không phải thuê nhà, đỡ tốn tiền gửi con.
Người lao động xếp hàng làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần tại Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức (TP HCM), ngày 8/12. Ảnh: Thanh Tùng
Dự báo ra Tết sẽ có thêm gần 287.000 lao động tiếp tục bị cắt giảm giờ làm, mất việc, công đoàn các tỉnh kiến nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sớm đề xuất Chính phủ có biện pháp hỗ trợ trước mắt và lâu dài. "Thống kê công bố CPI tăng chỉ 4% nhưng giá các mặt hàng tiêu dùng tăng rất cao, cứ theo chân công nhân ra chợ thì biết", ông Nguyễn Đình Thắng nói.
Đại diện Công đoàn Hà Nội mong mỏi giá lẫn lạm phát được kiểm soát tốt để tiền lương công nhân không bị vơi thêm. TP Hà Nội cần tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá cho công nhân, lao động dịp cuối năm. Các cơ quan tăng thanh kiểm tra tại doanh nghiệp về chính sách bảo hiểm xã hội để hạn chế tình trạng nợ, trì hoãn đóng bảo hiểm ảnh hưởng quyền lợi lao động.
Chung quan điểm, đại diện công đoàn TP HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ vay lãi suất thấp cho doanh nghiệp thiếu đơn hàng ngoài gói 2% hiện hành. Chính sách cho lao động mất hoặc cắt giảm việc làm cần bỏ đi các thủ tục rườm rà. Trước mắt, công đoàn thành phố tích cực kết nối giới thiệu việc làm thời vụ cho lao động để cầm cự qua Tết.
Ông Kiều Minh Sinh, Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn lao động Đồng Nai, cho rằng cần gấp rút hỗ trợ cho lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng Nai dự báo hết quý II/2023 sẽ có khoảng 30.000 người rơi vào tình cảnh này. Chính phủ đồng thời xem xét gia hạn gói tiền trọ để công nhân có thêm một khoản trong khi tìm việc mới và Quốc hội cân nhắc trích tiếp Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vì còn kết dư nhiều.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thống kê tới ngày 7/12, hơn 42.000 công nhân mất việc, hơn 500.000 người thiếu việc làm tại 1.500 doanh nghiệp trên cả nước. Dự báo từ nay đến hết quý II/2023, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục cắt giảm thêm 15.000 lao động, 271.700 người bị giảm giờ làm. Ngoài ra sẽ có tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác.
Hồng Chiêu
https://vnexpress.net/nhieu-cong-nhan-khong-mot-dong-tich-luy-4545951.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét