Chuyện Logo Hội VASEAN và Những vòng tròn
Như đã viết trên Blog và FB này, sáng ngày 6/12, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN (VASEAN) vừa tổ chức chương trình tổng kết 14 năm hoạt động. Hội này do 5 người gồm Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, Thứ trưởng Lại Quang Thực, 2 đồng chí Vụ trưởng và tôi là những thành viên sáng lập. Phải nói rằng việc thành lập Hội lúc đó khá khó khăn vì bên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang thúc giục anh Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, khẩn trương thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào, trong khi các đồng chí lãnh đạo cấp quốc gia chỉ cho phép thành lập một hội hợp tác kinh tế với Lào để thống nhất hoạt động.
Rất may là lúc đó chúng tôi nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình và quý báu của đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư. Nhờ sự ủng hộ của bác Sang, mỗi khi tôi gặp các vướng mắc về thủ tục ở Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương..., mọi việc cuối cùng đều được giải quyết thuận lợi. Dĩ nhiên, ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vô cùng thuận lợi vì có Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và Thứ trưởng thường trực Trương Văn Đoan (Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào) trấn giữ.
Mặt khác, cũng nhờ sự giúp đỡ của các bác mà chúng tôi đã liên lạc và ngay lúc đó đã thu hút được hơn 1100 hội viên gồm trên 500 hội viên đơn vị (các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam) và hơn 600 hội viên cá nhân (các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường); trong đó có rất nhiều Tập đoàn kinh tế, Ngân hàng thương mại và Tổng công ty lớn, nhiều lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương và các địa phương, nhiều nhà khoa học nổi tiếng). Đây cũng là một sức ép rất lớn buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trần Bắc Hà phải nhượng bộ, đồng thời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cũng nhanh chóng chấp thuận ký quyết định cho phép thành lập Hội. Do đó, phải gần 4 năm sau (11/2011), khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang nhiệm kỳ thứ 2, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào của anh Hà mới được thành lập.
Tôi đã có quan hệ với anh Hà từ năm 2000, nhiều lần đi công tác cùng nhau và thường gặp nhau ở VN và ở Lào, nhưng trong thời gian thành lập Hội, tôi và anh Hà có nhiều trao đổi với nhau nhất. Phải nói là anh Hà rất tôn trọng và nhiệt tình với tôi, giúp tôi bất cứ việc gì tôi nhờ, trừ việc mời anh làm Phó chủ tịch Hội chúng tôi thì anh không thể chấp nhận. Do đó, dù chuyện riêng của đời anh thế nào thì tôi vẫn thấy thương và nhớ anh.
Tôi viết bài này vì hôm dự chương trình tổng kết 14 năm, tôi nhìn ảnh Logo Hội và nhớ ra tôi là người thiết kế Logo của Hội và đã trực tiếp đi đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Đây là ảnh Logo của Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trước đây và nay là Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - ASEAN.
Tôi đã viết bài giới thiệu về Logo đó như sau:
Biểu tượng của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia là ba vòng tròn mầu đỏ, vàng, xanh lồng nhau, dưới có dòng chữ viết tắt bằng tiếng Anh của tên Hội được viết cách điệu ôm lấy ba vòng tròn, đồng thời có ngôi sao đỏ phía trên. Về mặt triết học, vòng tròn là hình ảnh mang ý nghĩa cân bằng, kết nối, liên tục phát triển và không có điểm kết thúc. Đặc biệt, các vòng tròn được xếp liên tục với nhau thể hiện quá trình không ngừng trưởng thành, lớn mạnh bất chấp mọi khó khăn, thách thức.
Ba vòng tròn tượng trưng cho ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, trong đó vòng mầu đỏ (red) thắm thể hiện nước Việt Nam (tiêu biểu là màu cờ đỏ thắm); vòng màu vàng (yellow) thể hiện nước Lào (tiêu biểu là đạo phật, chùa vàng); vòng màu xanh tươi (green) thể hiện nước Campuchia (tiêu biểu là biển lúa xanh tươi và đồng bằng phì nhiêu bao trùm cả nước). Ba màu đều tươi thể hiện sức mạnh, ý chí phát triển, đi lên của Hội.
Biểu tượng của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia là ba vòng tròn mầu đỏ, vàng, xanh lồng nhau, dưới có dòng chữ viết tắt bằng tiếng Anh của tên Hội được viết cách điệu ôm lấy ba vòng tròn, đồng thời có ngôi sao đỏ phía trên. Về mặt triết học, vòng tròn là hình ảnh mang ý nghĩa cân bằng, kết nối, liên tục phát triển và không có điểm kết thúc. Đặc biệt, các vòng tròn được xếp liên tục với nhau thể hiện quá trình không ngừng trưởng thành, lớn mạnh bất chấp mọi khó khăn, thách thức.
Ba vòng tròn tượng trưng cho ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, trong đó vòng mầu đỏ (red) thắm thể hiện nước Việt Nam (tiêu biểu là màu cờ đỏ thắm); vòng màu vàng (yellow) thể hiện nước Lào (tiêu biểu là đạo phật, chùa vàng); vòng màu xanh tươi (green) thể hiện nước Campuchia (tiêu biểu là biển lúa xanh tươi và đồng bằng phì nhiêu bao trùm cả nước). Ba màu đều tươi thể hiện sức mạnh, ý chí phát triển, đi lên của Hội.
Các vòng tròn lồng vào nhau thể hiện tình đoàn kết sắc son giữa ba nước, ba dân tộc. Đây cũng là cách thể hiện hình thức các nhà lãnh đạo các nước ASEAN và 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia thường vòng tay qua trước mặt nhau rồi nắm tay nhau để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, thân ái.
Ba vòng tròn lồng vào nhau đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó thống nhất về tôn chỉ, mục đích của Hội là “Đoàn kết, phát triển, hiệu quả”; ba nguyên tắc của Hội là “Tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí”; ba trụ cột chính trong nhiệm vụ của Hội là: “Tư vấn và phản biện xã hội; trợ giúp pháp lý và hỗ trợ phát triển; đào tạo và nghiên cứu phát triển”; ba đối tượng tham gia hội là “Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân”; Địa bàn hoạt động của Hội là ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; ba lực lượng tổ chức thực hiện là ngành kế hoạch và đầu tư là chủ lực, Các bộ ngành liên quan, Các địa phương...
Dòng chữ phía dưới là tên viết tắt bằng tiếng Anh của Hội (VILACAED), trong đó mầu xanh đậm (blue) và kiểu chữ in đứng đều thể hiện sự vững chắc, khỏe mạnh của Hội. Riêng chữ V được vẽ cách điệu, mềm mại cần thiết để tạo điểm nhấn đồng thời cũng thể hiện triết lý có cương, có nhu. Càng lên cao, chữ V càng được mở rộng để thể hiện sự lớn mạnh, bay lên. Trên đầu chữ V có ngôi sao Đỏ thắm cũng thể hiện sự phát triển, bay lên hoành tráng. Các vòng tròn được lồng vào nhau từ phải qua trái tạo thành một đoàn tầu tiến từ phải qua trái leo lên cao, vượt qua mọi thách thức để vươn tới thành tựu là ngôi sao rực rỡ.
Đối với các chi hội theo ngành, phân hội theo địa phương và các tổ chức khác thuộc Hội, Hội khuyến nghị sử dụng 3 vòng tròn đỏ, vàng, xanh và dòng chữ VILACAED như trên, song phía dưới thêm tên chi hội, phân hội và các tổ chức khác thuộc Hội.
Lê Việt Đức,
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký.
Lê Việt Đức,
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký.
-----------
Vòng tròn và tình yêu
Vào thời vua NAPONEON. Khi ông đi đánh trận ở nước ngoài ông đã viết thư về cho thần dân nước ông 1 lá thư rất ngắn gọn. “TA ĐÃ ĐẾN, ĐÃ ĐÁNH VÀ ĐÃ THẮNG". bức thư chỉ vẻn vẹn như thế.
Và ông có viết thư cho người yêu ông cũng rất ngắn gọn chỉ có 1 vòng tròn và 1 dấu hỏi chấm trong đó. Bạn biết ý nghĩa của vòng tròn và dấu hỏi chấm đó không ?
Có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cách giải thích sau đây được cho là thuyết phục nhất:
Hình tròn là : ”Tình yêu của anh dành cho em chỉ có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc”.
Dấu hỏi chấm là :” Em có yêu anh như thế không ?”
Dấu hỏi chấm là :” Em có yêu anh như thế không ?”
Bạn biết người yêu ông đã viết lại gì không ? Cũng chỉ là 1 dấu chấm than !
Nghĩa là: "Em yêu anh còn nhiều hơn nhu vậy !”.
-----------------------
Chữ O và số 0
Logo của Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trước đây và nay là Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - ASEAN của chúng ta gồm các vòng tròn; có người lầm tưởng là số 0.
Cả số "0" và chữ "O" đều là một vòng tròn. Nhưng số "0" thì dài mà chữ "O" thì tròn.
Cả số "0" và chữ "O" đều trống rỗng bên trong nhưng số "0" nghĩa là không có gì cả; còn chữ "O" nghĩa là sẽ được vun đầy.
Cả số "0" và chữ "O" đều trống rỗng bên trong nhưng số "0" nghĩa là không có gì cả; còn chữ "O" nghĩa là sẽ được vun đầy.
Số "0" đi theo sau những con số khác sẽ tạo ra một giá trị lớn không ngờ; nhưng số "0" mà đứng trước những con số khác thì nó cũng sẽ nhỏ bé không ngờ.
Còn chữ "O" theo sau hay đứng trước đều có thể tạo ra một cặp hoàn hảo đầy ý nghĩa.
Người ta thường nói về số "0" với sự thất bại nặng nề, một cái trắng tay trong một tâm trạng suy sụp, chơi vơi, hụt hẫng. Số "0" của một bước ngoặc quay lại từ đầu đầy gian nan, trắc trở. "0" nghĩa là chẳng còn gì hết, chán chường, thất vọng.
Nhưng người ta dùng đến chữ "O" với những từ để diễn tả đầy xúc cảm hết đi từ những ngạc nhiên, thú vị này đến những ngạc nhiên thú vị khác. Chữ O của buổi đầu cất tiếng khóc. Chữ O của buổi đầu bập bẹ nói. Chữ O cho sự thấu hiểu, sẻ chia. Chữ O còn tạo nên những cảm xúc mới mẻ, những hành động yêu thương, những cử chỉ ân cần như "Ôm".
Cũng đều là những vòng tròn. Cũng đều là những đường cong. Nhưng sao lại có đường cong tròn trịa, đừơng cong không tròn trịa?
Đôi lúc chẳng nhận ra mình đang có chữ "O" hay số "0". Chỉ thấy rằng nhiều khi mình:
không "Vui".................... cũng chẳng "Buồn"
chẳng thể "Khóc" .................. cũng chẳng muốn "Cười"
biết "Trống Rỗng ".................. mà không biết "Lấp Đầy"
biết "Nuối tiếc"....................... mà không biết "Níu giữ"
biết "Kém Cỏi, Nhu Nhược" ............. mà không biết " Khắc Phục "
"Không thể nổi giận vô cớ" .................. cũng "Chẳng thể đập tan một cái gì "
"Ai thấu hiểu? ............ Ai sẻ chia ?............"
"Rượu chẳng thể uống...............
Đường chẳng muốn đi............
Chẳng muốn làm gì..................
Nhấc điện thoại................ chẳng biết gọi ai và nói chuyện gì???......."
chẳng thể "Khóc" .................. cũng chẳng muốn "Cười"
biết "Trống Rỗng ".................. mà không biết "Lấp Đầy"
biết "Nuối tiếc"....................... mà không biết "Níu giữ"
biết "Kém Cỏi, Nhu Nhược" ............. mà không biết " Khắc Phục "
"Không thể nổi giận vô cớ" .................. cũng "Chẳng thể đập tan một cái gì "
"Ai thấu hiểu? ............ Ai sẻ chia ?............"
"Rượu chẳng thể uống...............
Đường chẳng muốn đi............
Chẳng muốn làm gì..................
Nhấc điện thoại................ chẳng biết gọi ai và nói chuyện gì???......."
Muốn xé tan con số "0" và nhét đầy vào chữ "O" mà sao thấy khó quá. "Muôn sự tại nhân" mà cứ đỗ lỗi "tại Thiên". Chung quy cũng bởi cái sự "Lười".
Dám mơ ước mà không dám quyết liệt hành động vì ước mơ. Rồi một ngày giật mình ngoảnh lại thì thấy xung quanh minhd toàn những số "0"; khi đó cả đời còn lại phải sống trong ân hận và hối tiếc.
-----------------------
Hãy vẽ những vòng tròn
Con trai tôi năm nay sắp lên ba. Bé rất thích vẽ những vòng tròn. Tôi rất cảm động khi nhìn bé nắn nót từng vòng tròn trên những trang giấy trắng.
-----------------------
Hãy vẽ những vòng tròn
Con trai tôi năm nay sắp lên ba. Bé rất thích vẽ những vòng tròn. Tôi rất cảm động khi nhìn bé nắn nót từng vòng tròn trên những trang giấy trắng.
Khi bé lớn lên tôi sẽ giải nghĩa cho bé biết ý nghĩa sâu sắc của vòng tròn vì tôi ao ước suốt đời con tôi sẽ vẽ được những vòng tròn kia và chia sẻ với thế giới những ý nghĩa sâu sắc của vòng tròn.
Vòng tròn tượng trưng cho sự đầy đủ. Tròn như bụng người mẹ mang thai, cái thai nghén chứa chan tình thương và hy vọng. Sự đầy đủ đó tràn đầy sự chấp nhận. Quả thật vậy, mang thai là một trường họp rất đặc biệt trong thiên nhiên. Thông thường cơ thể chúng ta không chấp nhận vật lạ. Khi có vật lạ xâm nhập vào, thì cơ thể tiết ra những chất kháng thể để chống lại. Nhưng khi có thai thì cơ thể người mẹ có những phản ứng đặc biệt để chấp nhận bào thai và có nhiều diễn biến thay đổi trong suốt thời gian chín tháng mười ngày để nuôi dưỡng bào thai. Tròn như thai nhi nằm gọn trong lòng mẹ. Cái cảm giác đó thật êm đềm. Khi con người lớn lên gặp nhiều đau khổ thì họ hay nằm co quắp lại như để tìm lại cái cảm giác êm đềm trong lòng mẹ. Vì thế biểu tượng đầu tiên của vòng tròn là sự chấp nhận của yêu thương.
Khi bé chào đời thì bộ ngực và đôi bầu vú tròn trịa của mẹ hiền tạo ra những dòng sữa để duy trì sự sống cho bé thơ. Một lần nữa sự tròn trịa đem đến cho bé thơ cái cảm giác sung sướng của sự ấm no. Cảm giác đó làm cho bé cảm thấy an tâm và lim dim ngủ khi tựa đầu vào ngực ấm của mẹ, được mẹ nhìn trìu mến, được nghe mẹ ru hát và đưa con vào thế giới của những giấc mơ ngọt ngào nhất đời người. Những giấc mơ đó giúp bé tự tin hơn khi đối phó với đời.
Rất tội nghiệp cho những đứa trẻ mồ côi thiếu thốn sức ấm của tình mẹ và tình người. Rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những đứa trẻ đó dễ bị bệnh và não bộ không phát triển bình thường, đặc biệt trí thông minh của các cháu bé đó thường kém phát triển.
Khi con tôi lớn lên rồi biết ăn cơm, tôi sẽ dạy nó ý nghĩa của chén cơm tròn trước khi ăn. Tôi muốn nó ăn trong sự biết ơn và biết gửi tình thương đến hàng triệu trẻ em trên thế giới không có được cái hạnh phúc đơn giản là được ăn một chén cơm nhỏ để làm giảm cơn đói. Tôi muốn nó suy ngẫm đến những bác nông dân không hưởng được công lao của mình, phải xuất khẩu gạo ngon để thu ngoại tệ cho đất nước trong khi chính gia đình mình phải ăn gạo xấu. Tôi sẽ khuyên nó chớ chê và nên vét hết những hạt cơm trong chén. Khi nó uống nước, tôi khuyên nó chừa chút nước để tưới chậu hoa gần đó. Như thế, tôi hy vọng nó sẽ hiểu được cái hạnh phúc của sự chia sẻ.
Đó cũng là một cách thực hiện vòng tròn của quá trình cho và nhận. Nó sẽ tập chia sẻ cho bông hoa chút nước và kiên nhẫn chờ đợi hoa nở để thưởng thức cái vẻ đẹp đơn sơ song vô cùng thánh thiện của thiên nhiên, tạo hóa. Tôi muốn tập cho nó không chạy theo thời gian quay cuồng, không chạy theo những sản phẩm nhân tạo mà hãy dừng chân nơi hiện tại để có thể chia sẻ với thiên nhiên và đồng bào những niềm vui thật đơn giản.
Khi nó đi học và có ý than phiền về bài vở quá nhiều, tôi muốn nó nhìn lên bóng đèn tròn và nghĩ đến hàng triệu trẻ em trên thế giới không thực hiện được những giấc mơ đơn giản là có một cuộc sống hồn nhiên và hàng ngày cặp sách đến trường. Tôi muốn nó nhìn ánh sáng của bóng đèn tròn mà nghĩ đến những bạn nhỏ hàng ngày phải đi moi rác trong màn đêm để kiếm sống qua ngày hay phải làm lụng cực khổ mới có chút thức ăn, chứ chưa nói tới được thảnh thơi để đi học. Khi nhận thức được như thế tôi tin chắc rằng con tôi sẽ không có thái độ kiêu ngạo khi đạt kết quả tốt trong học tập. Tôi ao ước nó dùng kiến thức để giúp đỡ mọi người như bóng đèn đem lại ánh sáng cho nhân loại.
Có những lúc nó hờn dỗi, tôi sẽ không quát mắng mà im lặng nhìn nó. Khi nó bớt giận, tôi khuyên nó nên xây dựng một vòng tròn chung quanh cơn giận của nó, như nơi đốt lửa trại. Vòng tròn sẽ giúp nó không để cơn giận lan tràn ra ngoài. Tôi sẽ chỉ cho nó xem những cảnh cháy rừng với những thân cây cháy xám, đen thui. Trái đất thân yêu của chúng ta sẽ xấu như vậy khi con người không kềm chế được những cơn giận của mình.
Mặc dù lửa rất nguy hiểm khi ta không kềm chế được nó nhưng ta rất cần lửa trong đời sống hàng ngày. Tình yêu và giận hờn là hai mặt của một tình cảm. Khi giận hờn thì sẽ mất tình yêu. Tôi không muốn dùng cơn giận của tôi để dẹp cơn giận của nó. Như thế chỉ tạo ra thêm nhiều cơn giận nữa. Có thể vì thế mà người theo đạo nói nếu có kẻ nào đánh ta bên má trái thì ta đưa thêm má phải cho họ. Ngụ ý là ta phải dùng tình thương để đối phó giận hờn.
Khi ta xây dựng được vòng tròn chung quanh ngọn lửa thì ngọn lửa đó sẽ sưởi ấm chúng ta và mọi người chung quanh. Lúc con tôi giận, tôi muốn nó suy tưởng đến những giây phút êm đềm bên lửa trại, khi mà ngọn lửa nằm gọn trong vòng tròn. Tôi đã để ngọn lửa của tôi nằm gọn trong vòng tròn khi dạy dỗ nó.
Khi con tôi có những đêm không ngủ vì có vấn đề nan giải, tôi sẽ im lặng uống ly cà phê đắng với nó. Tôi sẽ khuyên nó suy nghĩ về vòng tròn của ly cà phê. Tôi sẽ khuyên nó im lặng chờ hơi nước bay hết để được nhìn những giọt cà phê tròn rỏ xuống. Tôi sẽ giải thích cho con tôi hiểu dù chưa ai tìm ra giá trị chính xác của số pi nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thể dùng nó để vẽ những vòng tròn.
Hãy gác những lo âu lại, trở về sống với sự đơn giản của hiện tại thì ta sẽ có đủ sức sáng tạo để giải quyết vấn đề. Những vấn đề trong cuộc sống không có những câu trả lời rành mạch. Nhưng khi ta trở về cái vòng tròn đầy đủ của nội tâm thì ta sẽ tìm thấy sự bình an ngay trong hoàn cảnh khó khăn. Tôi hy vọng con tôi sẽ hiểu rằng nó không cần tìm ra giá trị chính xác của số pi rồi mới bắt đầu vẽ vòng tròn của sự bình an.
Một ngày nào đó tôi sẽ dẫn con tôi ra ngắm biển lúc bình mình. Lúc đó bãi biển còn vắng người lắm. Hai cha con sẽ im lặng nhìn mặt trời lên. Tôi sẽ chia sẻ với nó vòng tròn mầu nhiệm của mặt trời đem lại ánh sáng và một ngày mới trên quả địa cầu. Trong im lặng tôi muốn nó nhận thức được cái tĩnh trong cái động và cái động trong cái tĩnh. Cái thế giới êm đềm của một ngày mới là tính chất tĩnh của thiên nhiên; còn biển với những con sóng tấp vào bờ không bao giờ nghỉ là tính chất động.
Ánh sáng thay đổi của mặt trời đang lên tạo ra nhiều khung cảnh rất đẹp, biến đổi từng giây từng phút tượng trưng cho sự sáng tạo. Chỉ có sự sáng tạo đặc biệt đó mới kết hợp được cái động và cái tĩnh. Khi con tôi nhận thức được điều đó thì nó sẽ cảm thông được bản chất của chân lý. Chỉ có cái vòng tròn của sự nhận thức và sự sáng tạo mới giúp ta hiểu được giá trị thật sự của cuộc sống.
Trong những ngày cuối cùng của tôi trên thế gian này này, tôi muốn dẫn con tôi ra biển lúc hoàng hôn để hai cha con im lặng nhìn mặt trời lặn. Tôi muốn nó hướng theo mặt trời khi mặt trời chìm dần vào đại dương sâu thắm. Hai cha con cùng nhau mỉm cười vì con tôi đã nhìn được nụ cười của mặt trời trong lòng đại dương.
Vì thế con tôi mãi mãi vẽ những vòng tròn.
Vì thế biểu tượng của Hội chúng ta là những vòng tròn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét