Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

ĐỪNG ĐỂ CHẾT VÌ THẬN

ĐỪNG ĐỂ CHẾT VÌ THẬN
1. Gần đây một số người quen của tôi đã chết vì bệnh liên quan đến thận; do đó các bạn nên quan tâm bảo vệ thận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10% dân số thế giới đang phải đối mặt với các bệnh lý về thận và mỗi năm, bệnh lý này cướp đi mạng sống của 5 - 10 triệu người trên toàn thế giới. Đáng chú ý, những con số này được dự đoán sẽ ngày một tăng cao. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm.

Tuy không gây chết người nhanh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… nhưng bệnh thận nếu không phát hiện điều trị kịp thời và đúng cách, cơ hội sống của người bệnh sẽ không cao. Đáng chú ý, hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh này ở
 Việt Nam ngày càng gia tăng mà nguy cơ suy thận không phân biệt lứa tuổi và giới tính.

Thận (hay cật thường khi nói đến cơ thể loài thú) là một tạng (cơ quan) trong hệ tiết niệu, có hai quả, có nhiều chức năng. Chúng là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-base, và điều chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amonia; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các amino acid. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.

Chức năng điển hình nhất của thận là giải độc cơ thể. Tuy nhiên, việc mắc phải một số bệnh hoặc ăn phải thức ăn chứa quá nhiều độc tố về lâu dài sẽ gây hại cho thận, khiến chức năng của nó suy giảm và ảnh hưởng đến việc lọc máu.

Theo nghiên cứu gần đây nhất được thực hiện bởi Hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ (USRDS), Đài Loan có tỷ lệ người điều trị lọc máu cao nhất, tiếp theo là Nhật Bản và Hoa Kỳ.

2. Đi đái thường xuyên là thói quen giải độc thận tốt nhất

Điều quan trọng nhất để bảo vệ thận là giúp nó bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể.

Cơ quan xử lý chất thải của cơ thể được tạo thành từ hàng triệu nephron, đơn vị cấu trúc và chức năng của thận. Nephron được chia thành hai phần, tiểu cầu thận và tiểu quản.

Máu chảy vào nephron được trải qua quá trình lọc, trong đó nước, glucose và các chất dinh dưỡng thiết yếu được giữ lại trong cầu thận để cơ thể tái hấp thu và các chất thải được vận chuyển đến tiểu quản. Ở đó, chất thải được xử lý thành nước tiểu và thải ra khỏi cơ thể.

Tiến sĩ Tzung-Hai Yen, giáo sư Khoa Thận, Trung tâm Chống độc Lâm sàng, Bệnh viện Chang Gung Memorial tại Đài Loan, chỉ ra rằng quá trình hình thành nước tiểu rất quan trọng và cực kỳ phức tạp. Nó loại bỏ các sản phẩm phụ có hại trong chức năng trao đổi chất của chúng ta như axit uric và creatinine.

Những thứ khác mà thận loại bỏ bao gồm khoáng chất dư thừa, thuốc trừ sâu, chất phụ gia, thuốc không được hấp thụ, rượu, hóa chất độc hại và kim loại nặng…

Lượng nước tiểu một người khỏe mạnh, uống đủ nước thải ra là khoảng một đến hai lít mỗi ngày. Điều này không chỉ khiến cơ thể được thải độc, mà cũng khiến thận không tích tụ quá nhiều những hóa chất độc hại, giúp cho thận được thanh lọc và giải độc.

3. 7 nhân tố đáng sợ nhất đối với thận


Nếu thận bị tổn thương do bệnh tật hoặc các yếu tố bên ngoài khác, chức năng vốn có của nó sẽ bị suy giảm, dẫn đến chất độc và chất lỏng dư thừa tích tụ trong máu. Theo thời gian, tình trạng của thận có thể xấu đi đến mức bệnh nhân cần điều trị lọc máu. Dưới đây là bảy ‘khắc tinh’ của thận.

a) Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu trên thế giới gây ra bệnh thận giai đoạn cuối. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh thận do tiểu đường, có nghĩa là suy thận và lọc máu.

Theo bác sĩ Yen, bệnh nhân đái tháo đường chiếm hơn một nửa số người chạy thận ở Đài Loan. Anh ấy nói: “Khi tôi kiểm tra các bệnh nhân ở khoa chạy thận, hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường”.

b) Huyết áp cao

Huyết áp cao làm tổn thương các mao mạch nhỏ bên trong thận. Nếu những mạch máu này bị thương hoặc thậm chí không thể phục hồi, về cơ bản là thận sẽ không thể lọc chất độc ra khỏi máu.

c) Bệnh thận

Các bệnh như viêm thận mãn tính (viêm cầu thận), sỏi và bệnh thận đa nang đều ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận. Sỏi thận nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ phù thận cao. Bệnh thận đa nang thường do di truyền và hầu hết những bệnh nhân này trên 60 tuổi đều cần điều trị lọc máu.

d) Bệnh gút, hoặc các dạng viêm khớp nặng khác

Phần lớn axit uric đều được thận lọc ra khỏi máu. Khi nồng độ axit uric tăng cao, các tinh thể axit uric có thể hình thành ở các khớp khác nhau bên trong cơ thể, dẫn đến viêm và cuối cùng là bệnh gút. Thận sẽ có thể bị tổn thương nặng nếu những tinh thể này lắng đọng bên trong thận.

e) Lạm dụng thuốc hoặc chất kích thích

Thuốc giảm đau gây độc cho thận, được phân loại là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), sẽ gây tổn thương nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Nguyên nhân là do NSAID làm giảm lượng máu đi đến thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Thuốc giảm đau chứa acetaminophen (Tylenol, hoặc paracetamol hoặc panadol) thường được sử dụng cho người bị thận mạn, nhưng đặc biệt gây hại cho gan và có thể làm suy giảm chức năng gan.

g) Chế độ ăn giàu phốt phát

Mặc dù phốt phát là một chất phụ gia trong thực phẩm, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều phốt phát sẽ phá vỡ các hormone điều chỉnh lượng canxi, vitamin D và phốt phát trong máu. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa khoáng chất, vôi hóa mạch máu, tổn thương ống thận và suy giảm chức năng thận.

h) Ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất

Các kim loại nặng như cadimi, thủy ngân và chì, ngay cả với lượng nhỏ, thường sẽ đi thẳng đến thận sau khi đi vào cơ thể. Những chất độc này có xu hướng tích tụ ở thận hơn là được cơ thể bài tiết qua nước tiểu.

Ví dụ như thuốc lá, chứa cadimi và chì có hại cho ống thận. Nicotin làm cho các mạch máu co lại và làm tăng huyết áp, hạn chế lưu lượng máu đến thận, do đó làm giảm lưu lượng máu đến thận và tốc độ lọc cầu thận. Những người nghiện thuốc lá và uống rượu nặng có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Melamine, một hóa chất thường được tìm thấy trên hộp nhựa hoặc dùng làm vật liệu cách điện, là một hóa chất độc hại. Sau khi đi vào máu, nó không thể được chuyển hóa và đi thẳng đến thận. Mặc dù phần lớn melamine ăn vào cơ thể được bài tiết qua nước tiểu nhưng melamine vẫn sẽ gây hại cho ống thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

Giai đoạn đầu của bệnh thận thường có rất ít hoặc không có triệu chứng. Bác sĩ Yến khuyên bạn nên đến phòng khám ngay khi bạn gặp các triệu chứng như tăng huyết áp hoặc huyết áp cao, thiếu máu, nước tiểu có bọt, phù nề và mệt mỏi.

3) Thay đổi 3 thói quen, bảo vệ thận của bạn


a) Uống nhiều nước

Giữ đủ nước và uống nhiều nước sẽ giúp thận loại bỏ các chất độc hòa tan trong nước ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa sỏi thận. Nước tiểu thông thường có màu nhạt, hơi vàng. Nếu nước tiểu chuyển sang màu tối, điều đó có nghĩa là bạn uống không đủ.

Một số người thay thế nước bằng trà hoặc cà phê, nhưng nên nhớ rằng chúng không thể được sử dụng để thay thế nước hoàn toàn. Uống quá nhiều một trong hai loại này sẽ kích thích thần kinh quá mức và làm tăng huyết áp cũng như khiến tim đập nhanh. Đây là lý do tại sao tốt nhất chúng ta nên uống nước lọc và uống khoảng 8 cốc mỗi ngày hoặc nhiều hơn, đặc biệt là trong mùa hè có thể đổ mồ hôi nhiều.

b) Ăn thực phẩm lành mạnh hỗ trợ thận

Ăn thực phẩm như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, hạt cũng như một lượng trứng, hải sản (ví dụ động vật có vỏ), thịt trắng (thịt gia cầm và cá), các sản phẩm từ sữa, nghệ và trà xanh có thể giúp ích cho cơ thể có được chất dinh dưỡng hỗ trợ thận:

Kali: giúp loại bỏ natri dư thừa ra khỏi cơ thể, điều hòa huyết áp và giảm căng thẳng cho các mao mạch trong thận.

Chất xơ: giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp loại bỏ các chất độc hòa tan trong chất béo ra khỏi cơ thể.

Chất chống oxy hóa: như vitamin C, vitamin E, quercetin, proanthocyanidins, curcumin, catechin và kẽm. Chúng có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm số lượng gốc tự do trong máu, đồng thời giảm mức độ thiệt hại mà chúng gây ra cho cầu thận và ống thận; chúng cũng có thể làm giảm nồng độ axit uric và bảo vệ thận nói chung.

Một nghiên cứu được thực hiện với những người từ 75 tuổi trở lên cho thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa nồng độ proanthocyanidin và chức năng thận. Sau thời gian theo dõi 5 năm, người ta thấy rằng những phụ nữ có mức proanthocyanidin cao hơn có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 65%.

Ngoài đặc tính chống oxy hóa, kẽm còn có thể giúp chuyển hóa kim loại nặng bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của chúng trong cơ thể và cạnh tranh để liên kết với các enzym trong máu. Ví dụ, kẽm có thể cải thiện khả năng hấp thụ và bài tiết chì của cơ thể, đồng thời giảm tác động của thủy ngân clorua.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải giảm lượng thực phẩm chế biến và phốt phát trong chế độ ăn.

c) Giảm khả năng độc tố xâm nhập vào cơ thể

Xung quanh chúng ta có rất nhiều chất độc hại, vì vậy ngoài việc không hút thuốc, không uống rượu, chúng ta cần lưu ý khi lựa chọn hộp đựng thức ăn, dao kéo để hạn chế tối đa việc tiếp xúc.

Bất kỳ loại hộp đựng thức ăn nhiều màu sắc nào và thậm chí cả ống hút đều có thể chứa melamine trong phẩm màu. Khi melamine gặp nhiệt hoặc axit, nó có thể đi vào thực phẩm và có thể dẫn đến sỏi thận.

Ngay cả việc rửa dao kéo và đĩa bằng bọt biển và chất tẩy rửa có chứa melamine cũng có thể gây hại, vì một lượng nhỏ có thể bị loại bỏ. Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra nhãn trước khi mua đồ gia dụng.

9 thói quen làm hỏng thận

a) Lạm dụng thuốc giảm đau

Sử dụng lâu dài hoặc liều lượng lớn các loại thuốc kháng viêm giảm đau như các thuốc giảm đau, indomethacin, acetaminophen và aspirin sẽ gây hại cho thận rất nhiều.

b) Uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga

Mức độ pH bình thường của cơ thể con người là 7,2 trong khi đó những thức uống nói chung có độ axit cao và mức độ pH của cơ thể sẽ thay đổi đáng kể sau khi hấp thụ các loại đồ uống như vậy. Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi mà cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga trong một thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất gây tổn thương thận.

c) Bánh mỳ ngọt

Có một loại phụ gia thực phẩm được gọi là kali bromat trong bánh mỳ và bánh ngọt làm cho bánh mềm và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây ra tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.

d) Ăn quá nhiều

Ngày nay mọi người đều có rất nhiều cơ hội để gặp nhau, tụ họp ăn uống tuy nhiên việc này thường được nói là vui câu chuyện mà ăn uống quá mức. Nhất là những bữa ăn nhiều đạm, rượu, bia, nước ngọt. Hầu hết chúng đều lọc thải qua thận và gan. Vì vậy ăn uống quá nhiều, không khoa học chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa của bạn.

e) Uống trà đặc sau khi uống rượu

Một số người nghĩ rằng trà đặc có thể "giải" rượu. Thực tế nó sẽ gây tác hại đến thận thay vì hiệu quả như mọi người thường nghĩ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chất theophylline trong trà có tác dụng làm lợi tiểu và nó có thể ảnh hưởng khá nhanh đến thận. Rượu không có thời gian để phân hủy do đó gây ra kích thích ethanol làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho thận.

g) Lạm dụng muối

Một chế độ ăn mặn có thể dẫn đến cao huyết áp. Lượng máu trong thận không thể duy trì lưu thông được bình thường, do đó dễ gây tổn hại cho thận.

h) Nhịn tiểu

Một số người vì quá bận rộn với công việc mà quên không đi tiểu, không có thói quen đứng lên đi tiểu hoặc cố nhịn để làm nốt việc khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang quá lâu. Các chuyên gia cho rằng việc nhịn tiểu quá lâu có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm đài bể thận. Một khi bệnh nhiễm trùng này bị tái đi tái lại thường xuyên, nó sẽ dẫn đễn nhiễm trùng mãn tính và rất khó để phục hồi sức khỏe của thận.

i) Uống quá ít nước

Nếu không uống nước trong một thời gian dài sẽ làm giảm lượng nước tiểu đồng nghĩa với việc các chất thải và độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các bệnh lâm sàng thông thường như sỏi thận và thận ứ nước có mối quan hệ chặt chẽ với việc không uống đủ nước mỗi ngày.

Nguồn: Tổng hợp từ các bài trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét