Châu Âu: Theo Mỹ hay theo Trung Quốc ?
Nội bộ châu Âu đang chia rẽ sâu sắc trong vấn đề đối xử như thế nào với Trung Quốc. Các nhóm lợi ích không ngừng xung đột lợi ích. Lãnh đạo các quốc gia hành xử mỗi người một kiểu.Trong con mắt của châu Âu, nước Mỹ dưới thời chính quyền Biden đã đề ra nhiều chính sách cực đoan đối với Trung Quốc. Các nhà hùng biện ở Washington hầu như chỉ coi chính quyền Trung Quốc là “kẻ thù”; cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền, thực hành thương mại không công bằng, cũng như ăn cắp trắng trợn tài sản trí tuệ. Đại diện thương mại Mỹ đã giữ nguyên tất cả các mức thuế do chính quyền Trump áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc.
Tòa Bạch Ốc thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong sản xuất xe điện, đồng thời đưa ra các khoản trợ cấp để khuyến khích sản xuất xe điện trong nước Mỹ. Đạo luật CHIPS được thông qua gần đây đã mở rộng các khoản trợ cấp cho sản xuất vi mạch máy tính tại Mỹ, đồng thời bước nhiều bước tiến xa hơn để ngăn chặn việc bán thiết bị sản xuất vi mạch tiên tiến cho Trung Quốc.
Washington muốn châu Âu (và Nhật Bản) tham gia các biện pháp như vậy. Thật vậy, chính phủ Mỹ đang tích cực đàm phán với Hà Lan và Nhật Bản để họ từ chối bán thiết bị sản xuất chip quang khắc siêu tia cực tím cho Trung Quốc.
Châu Âu có nhiều lý do để do dự trước khi quyết định đi theo Washington.
Châu Âu có nhiều lý do để do dự trước khi quyết định đi theo Washington.
Trung Quốc là nguồn cung hàng hóa quan trọng nhất của Liên minh châu Âu (EU). Trung Quốc cũng là thị trường lớn thứ ba cho các sản phẩm của EU. Châu Âu không thể dễ dàng cắt đứt thương mại với Trung Quốc mà không gây tổn hại đáng kể cho chính họ. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo của từng quốc gia và của cả khối EU cũng phản đối các khoản trợ cấp mà chính quyền Biden bơm cho ngành sản xuất vi mạch và xe điện của Mỹ, cho rằng chúng vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tuy nhiên, nếu như những cân nhắc thương mại như trên có thể khiến châu Âu quay lưng với lời đề nghị nghiêm túc từ phía Mỹ, thì những nhóm lợi ích lớn mạnh khác ở châu Âu lại đang hướng về Washington. Các nhóm lợi ích an ninh ở châu Âu phản đối cái mà họ gọi là chính sách ngoại giao “chiến lang” của Bắc Kinh - đặc biệt đang được áp dụng tại châu Á. Các nhóm nhân quyền phản đối việc Bắc Kinh đàn áp người của chính Trung Quốc, nhất là cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Các nhóm này mang tâm thế 'diều hâu' đối với Trung Quốc và lập luận rằng một số bước lùi về kinh tế là cái giá xứng đáng.
Nói chung, công chúng châu Âu nghiêng về lập trường chống Trung Quốc. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy khoảng 72% người trưởng thành ở châu Âu coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và khoảng 70% coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với nền kinh tế châu Âu. Khoảng 88% kêu gọi sự hợp tác lớn hơn giữa Mỹ và châu Âu để chống lại những mối đe dọa này. Mặc dù những phần trăm này có ý nghĩa quan trọng, nhưng không có gì đảm bảo rằng chúng có tính quyết định. Giới tinh hoa châu Âu nổi tiếng với việc phớt lờ dư luận, nếu không muốn nói là tỏ ra khinh thường dư luận.
Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi EU và các nước châu Âu khác đã thất bại trong việc hình thành một chính sách phối hợp về thương mại với Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, nếu như những cân nhắc thương mại như trên có thể khiến châu Âu quay lưng với lời đề nghị nghiêm túc từ phía Mỹ, thì những nhóm lợi ích lớn mạnh khác ở châu Âu lại đang hướng về Washington. Các nhóm lợi ích an ninh ở châu Âu phản đối cái mà họ gọi là chính sách ngoại giao “chiến lang” của Bắc Kinh - đặc biệt đang được áp dụng tại châu Á. Các nhóm nhân quyền phản đối việc Bắc Kinh đàn áp người của chính Trung Quốc, nhất là cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Các nhóm này mang tâm thế 'diều hâu' đối với Trung Quốc và lập luận rằng một số bước lùi về kinh tế là cái giá xứng đáng.
Nói chung, công chúng châu Âu nghiêng về lập trường chống Trung Quốc. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy khoảng 72% người trưởng thành ở châu Âu coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và khoảng 70% coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với nền kinh tế châu Âu. Khoảng 88% kêu gọi sự hợp tác lớn hơn giữa Mỹ và châu Âu để chống lại những mối đe dọa này. Mặc dù những phần trăm này có ý nghĩa quan trọng, nhưng không có gì đảm bảo rằng chúng có tính quyết định. Giới tinh hoa châu Âu nổi tiếng với việc phớt lờ dư luận, nếu không muốn nói là tỏ ra khinh thường dư luận.
Trong bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi EU và các nước châu Âu khác đã thất bại trong việc hình thành một chính sách phối hợp về thương mại với Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Chuyến thăm Bắc Kinh của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhằm mục đích xoa dịu hơn là trình bày một chính sách nhất quán. Một số nhà lãnh đạo châu Âu thì lại khiến Bắc Kinh kinh ngạc bằng việc đến thăm Đài Loan - có lẽ là để chiều lòng phe 'diều hâu' trong nước hoặc để phản đối sự trả đũa của Bắc Kinh đối với Lithuania (vì Lithuania đã chấp nhận một văn phòng đại diện của Đài Loan ở Vilnius).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cố gắng tạo cho mình và nước Pháp một vị trí ở giữa ông Biden và điều chỉ có thể được mô tả là điểm trung dung không rõ ràng trong suy nghĩ của giới tinh hoa châu Âu. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đơn phương thực hiện một chương trình ủng hộ Trung Quốc trong chuyến thăm của ông tới Bắc Kinh.
Người Đức có thể giúp châu Âu đứng lên chống lại Washington và thúc đẩy thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ông Scholz sẽ phải trải qua một chặng đường khó khăn. Ủy viên EU về Công nghiệp Thierry Breton đã chỉ trích ông Scholz, mô tả ông là quá ngây thơ khi định hợp tác với Trung Quốc. Chắc chắn Washington cũng sẽ mô tả ông Scholz theo cách đó. Có vẻ như trong những tháng tới, châu Âu sẽ không thể về phe Mỹ, đồng thời cũng sẽ quá do dự để làm suy yếu các nỗ lực của Washington trong việc đối phó với Bắc Kinh.
Người Đức có thể giúp châu Âu đứng lên chống lại Washington và thúc đẩy thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ông Scholz sẽ phải trải qua một chặng đường khó khăn. Ủy viên EU về Công nghiệp Thierry Breton đã chỉ trích ông Scholz, mô tả ông là quá ngây thơ khi định hợp tác với Trung Quốc. Chắc chắn Washington cũng sẽ mô tả ông Scholz theo cách đó. Có vẻ như trong những tháng tới, châu Âu sẽ không thể về phe Mỹ, đồng thời cũng sẽ quá do dự để làm suy yếu các nỗ lực của Washington trong việc đối phó với Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét