Cuộc sống đơn giản, tâm hồn thanh cao
Rảnh rỗi đọc lại sách cổ, thấy người xưa thường nói: “Cuộc sống đơn giản và tâm hồn thanh cao là cảnh giới cao nhất của nhân sinh”. Khi trong lòng biết đủ chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, những người thường xuyên biết hài lòng, biết đủ là những người giàu có thực sự.Khi còn trẻ, chúng ta luôn nghĩ cuộc sống là phải giầu sang phú quý, nên chúng ta ngày ngày đều theo đuổi những chiếc xe xa hoa, nhà cao cấp, công việc tốt, bằng cấp và chức vụ cao…
Người thông minh hiểu rằng nếu theo đuổi vật chất quá nhiều, cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi và tâm trí sẽ càng mệt mỏi hơn; nếu biết giảm bớt ham muốn của mình một cách hợp lý, học cách biết đủ làm vui, mới có thể có cuộc đời ung dung, tự tại.
1. Chỉ cần các mối quan hệ đơn giản và chăm lo tốt cho cuộc sống của bản thân
Có một câu nói của người xưa cũng thành kinh điển: “Khi khả năng, địa vị và nguồn lực của bạn không xứng đáng với tham vọng xã hội của bạn, tất cả những gì bạn cố gắng làm đều không hiệu quả và vô ích”.
Khi đến một độ tuổi nhất định, con người phải biết cách giảm dần những mối quan hệ, giảm bớt tiêu hao năng lượng, và dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình.
Tôi có một anh bạn khá thân, chúng tôi thường đi leo núi với nhau hồi ở Pháp. Vào những ngày nghỉ, nếu không đi leo núi thì anh ở nhà, pha một ấm trà, đọc sách rồi luyện thư pháp, sau đó bình thản ngồi ngắm những chiếc lá rơi lặng lẽ ngoài cửa sổ và tận hưởng khoảng thời gian yên tĩnh trong nhà.
Có lần tôi hỏi anh: "Cuộc sống kiểu này anh thấy có thú vị không?"
Anh trả lời: "Thay vì hút thuốc, uống rượu, chơi bài, đi bar và vũ trường như đám bạn học cũ, tôi ngồi ở nhà với vợ dưới khung cửa sổ, nhìn cô ấy thêu thùa, rồi tôi cắt vải giúp để cô ấy tự may quần áo cho con gái; thế là tôi rất mãn nguyện”.
Sức người có hạn. Đặt thời gian và sức lực ở đâu, thì kết quả cũng ở đó. Một cuộc sống thực sự chất lượng không phải dựa vào xây dựng các mối quan hệ xã hội rồi đem hết thời gian và sức lực ra để giành giật tiền bạc, địa vị, để khi đến cuối đời mới nhận ra chúng chẳng có ý nghĩa gì hết.
Thời gian và sức lực nên đặt vào gia đình mình, bản thân mình. Sống tốt cuộc đời của chính mình mới là sống thực sự chất lượng và có ý nghĩa nhất.
2. Gia đình hoà thuận vui vẻ là hạnh phúc
Đối với người đàn ông, gia đình lý tưởng là gia đình có một người vợ nói chuyện dễ thương với những nụ cười rạng rỡ, và một vài đứa con xinh xắn có thể cùng bố mẹ vui vẻ chạy nhảy trong cơn mưa.
Khi nghèo khó, vợ chồng biết cùng nhau chia sẻ. Khi cuộc sống ổn định, khá giả, vợ chồng biết cùng nhau tận hưởng cuộc sống. Khi vợ chồng xảy ra xung đột, chồng luôn biết cách chủ động làm cho vợ cười thật xinh.
Khi tuổi càng cao, chúng ta sẽ càng nhận ra gia đình chính là sự nghiệp quan trọng nhất của đời người. Biết đặt thời gian và sức lực để tạo dựng một gia đình tốt sẽ mang lại một cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Không có của cải nào tốt bằng một gia đình hòa thuận, và không có danh vọng nào tốt bằng hạnh phúc gia đình.
3. Vật chất đơn giản, biết hài lòng là của cải lớn nhất
Người xưa cũng nói: “Biết đủ là sự giàu có tự nhiên, ham muốn là sự nghèo khổ do chính con người gây ra”.
Nếu bạn bằng lòng với những gì hiện có, thì tức là bạn biết đủ và đây là báu vật vô giá mang lại hạnh phúc cho bạn !
Ở Trung Quốc có câu truyện về Hồ Cửu Thiều, một người ở Kim Khê vào thời nhà Minh. Ông là một thầy đồ dạy học. Một mặt ông vừa dạy học, mặt khác lại chăm chỉ canh tác, nhưng chỉ có thể vừa đủ cơm áo no ấm quanh năm. Mỗi khi chạng vạng tối, Hồ Cửu Thiều đều ra cửa thắp hương, lạy trời chín lạy, tạ ơn trời đất đã ban cho mình một ngày hạnh phúc.
Vợ ông cười nhạo và nói: “Chúng ta ngày ba bữa cháo rau, hiếm khi được ăn thịt cá, sao có thể nói là hạnh phúc”.
Hồ Cửu Thiều nói: “Trước hết, tôi rất may mắn vì được sinh ra trong thời đại thái bình thịnh trị, không có thảm họa chiến tranh liên miên như đời trước. Tôi cũng may mắn trong công việc, nhờ đó cả gia đình chúng ta đều có cơm ăn, áo mặc, để chúng ta không bị chết đói và chết cóng. Điều may mắn thứ ba là trong nhà chúng ta không có ai bị bệnh, đây chẳng phải là phúc sao?”
Người xưa nói: bớt ham muốn thì tâm tĩnh, tâm tĩnh thì sự việc đơn giản. Khi trong lòng biết đủ bạn sẽ hạnh phúc hơn, những người có tính cách biết hài lòng, biết đủ là những người giàu có thực sự.
4. Tâm hồn thanh cao, tự do, tự tại là hạnh phúc nhất
Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer từng nói: “Một người có yêu cầu càng thấp với những thứ vật chất bên ngoài, thì yêu cầu càng cao đối với những thứ nội tại."
Một người sống trong thế giới vật chất sẽ vất vả cả đời, tâm hồn sẽ trống rỗng. Khi chúng ta không còn theo đuổi vật chất cao sang, mà duy trì trạng thái tâm hồn thanh tĩnh, thì sẽ dễ dàng đạt được tâm hồn thanh tao.
Đạm bạc và tĩnh lặng là một loại thản nhiên trước được và mất và cởi mở mà không khuất nhục, đó là sự chín chắn và ung dung, đồng thời cũng là cảnh giới của tâm hồn thanh cao.
“Đơn giản” không phải là không muốn phát triển, mà là căng trùng có mức độ, không bám víu hay so bì, không nghĩ quá nhiều.
“Thanh cao” không phải là xa xỉ và lộng lẫy, mà là lấy biết đủ làm vui, lấy đạm bạc và yên tĩnh làm cách sống, thì mới có thể hoàn toàn tự do, tự tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét