Mỹ đẩy Nga vào "3 cuộc đại chiến", kẻ thắng người thua vẫn chưa ngã ngũ!
Nam Anh | 06/04/2022 Viết trên tờ CGTN News, chuyên gia Andy Mok cho rằng, chính Mỹ đang đẩy Nga vào trong 3 "cuộc chiến", và việc này có những tác động lớn đối với trật tự toàn cầu do Washington lãnh đạo.Theo chuyên gia Andy Mok, lý do duy nhất có thể khiến cuộc xung đột quân sự ở Ukraine xảy ra kéo dài là do có sự can thiệp của Washington.
Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, Nga, ngày 31/1. Ảnh: CFP
Ba cuộc chiến lớn
Đầu tiên là cuộc chiến quân sự diễn ra trên bộ ở Ukraine.
Sau đó là cuộc chiến tuyên truyền đang diễn ra tại các hãng truyền thông phương Tây như CNN và trên các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter.
Cuối cùng, và đáng kể nhất, đó là cuộc chiến kinh tế có thể đẩy nhanh sự phá hủy cấu trúc quyền lực do Mỹ lãnh đạo đã thống trị thế giới kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc.
Theo ông Mok, lý do duy nhất có thể khiến cuộc xung đột quân sự ở Ukraine xảy ra kéo dài là do sự can thiệp của Washington.
Theo chuyên gia, cuộc xung đột quân sự ở Ukraine xảy ra kéo dài là do Washington. Ảnh: Reuters
Nếu không có dòng vũ khí hỗ trợ vô tận và ngày càng tăng, chẳng hạn như tên lửa Stingers, Javelin, máy bay không người lái Switchblade và quá trình huấn luyện quân sự bí mật kéo dài nhiều năm và khả năng hỗ trợ tình báo từ Mỹ cùng các đồng minh châu Âu, thì cuộc xung đột quân sự ở Ukraine khó xảy ra.
Nhưng thực tế là nó đã xảy ra và có sức tàn phá trên diện rộng, gây thiệt hại về nhân mạng và tạo ra cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày càng gia tăng mà nguyên nhân trực tiếp và không thể tránh khỏi là do sự can thiệp của Mỹ.
Nhưng dù sao, nhìn từ góc độ địa chính trị, cuộc chiến quân sự là ít quan trọng nhất.
Cuộc chiến truyền thông
Nga bị tấn công từ hai góc độ bởi các cơ quan truyền thông mà dẫn đầu là CNN và các hãng truyền thông phương Tây lớn khác.
Đầu tiên là tuyên truyền rằng hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine là một cuộc tấn công vô cớ đang thất bại.
Góc độ tấn công thứ hai là nhằm thể hiện rằng Mỹ và các nước phương Tây đang đoàn kết để đối phó Nga, và thế giới đang đứng chung với những người được gọi là những người bảo vệ tự do này.
Tuy nhiên, chuyên gia Mok cho rằng đó không phải là sự thật.
Về tuyến tấn công đầu tiên, các chuyên gia George Kennan, Henry Kissinger và John Mearsheimer đều đã cảnh báo không nên vượt qua "lằn ranh đỏ" mà Nga đặt ra ở Ukraine. Nhưng những cảnh báo này đã bị phớt lờ một cách vô tình hoặc cố ý.
Về góc độ tấn công thứ hai, các phương tiện truyền thông phương Tây đã phớt lờ hoặc hạ thấp số lượng các quốc gia không ủng hộ các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhắm vào Nga.
Các quốc gia này không chỉ có Trung Quốc mà còn cả Ấn Độ, Iran và một số quốc gia có tầm quan trọng về địa chính trị khác.
Thật vậy, từ các quốc gia trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đến Nam Á, châu Phi và thậm chí cả Mỹ Latinh, Nga có nhiều đối tác hơn những gì mà truyền thông phương Tây đăng tải.
Ai đang thua?
Và quan trọng nhất là cuộc chiến thứ 3, cuộc chiến kinh tế.
Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga là chưa từng có và nhằm mục đích gây sốc cho nền kinh tế để khiến Tổng thống Vladimir Putin phải phục tùng.
Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tuy nhiên, chúng không hiệu quả như dự định và phương Tây đã thiết lập các lược lượng để đẩy nhanh việc phá hủy vị thế thống trị của Mỹ trong trật tự toàn cầu.
Châu Âu đã nhập khẩu lượng lớn khí đốt tự nhiên từ Nga. Việc gián đoạn nguồn cung cấp này và thậm chí giá tăng đáng kể sẽ là thảm họa đối với lục địa này, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa và thời tiết lạnh giá trở lại.
Và đây có thể là đường đứt gãy địa chấn phá vỡ sự đoàn kết của liên minh do Mỹ đứng đầu chống lại Nga theo những cách không thể thay đổi.
TT Zelensky: Sẽ không có cuộc gặp với TT Putin; Rất khó đánh lui quân đội Nga tại Mariupol
Cụ thể, Đức có thể công khai tranh luận liệu vận may kinh tế của nước này có phù hợp hơn với Nga thay vì dưới sự lãnh đạo của "người Mỹ" hay không.
Yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho năng lượng xuất khẩu của Nga có thể chỉ là bước khởi đầu của việc làm suy giảm vị thế của đồng USD. Việc mất quyền bá chủ của đồng USD sẽ là thảm họa đối với Mỹ.
Tóm lại, hoàn toàn không rõ ràng rằng Nga có đang thua trong 3 cuộc chiến này hay không.
"Trên thực tế, có một số dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột mới nhất này có thể là một thất bại chiến lược khác của Washington. Tình hình hiện nay cũng cho thấy, cuộc xung đột Ukraine có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho Mỹ về lâu dài," chuyên gia Mok cho hay.
https://soha.vn/bao-trung-quoc-my-day-nga-vao-3-cuoc-dai-chien-ke-thang-nguoi-thua-van-chua-nga-ngu-20220403180944709rf20220403180944709.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét