Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Lại nghĩ về Nhân Quả

Bài này của bác Đào nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang. Tôi không biết bác Đào nhưng biết bác Nhị. Trong bài này, bác Đào có nhắc tới người em của bác là bác Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2001-2004). Tôi gặp bác Nhị lần đầu năm 1984 khi học lớp quản lý kinh tế Trung ương do chuyên gia Liên Xô dạy rồi về An Giang quê hai bác Đào và Nhị để khảo sát thực tế và được bác dẫn đi tham quan. Bác Nhị rất nổi tiếng, tôi rất kính trọng bác. Bác được người dân An Giang gọi với tên trìu mến là "Ông Bảy Nhị tam nông" do bác đã tham gia chỉ đạo tỉnh An Giang khôi phục sản xuất sau ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, thực hiện những công trình lớn gắn bó mật thiết với vấn đề tam nông như chương trình khai phá Tứ giác Long Xuyên, công trình thoát lũ kênh Vĩnh Tế, đề án 31 giúp người nông dân vùng lũ cải thiện cuộc sống. Năm 1976 bác đã đề xuất và tham gia chỉ đạo đắp đất tại 7 miệng mương nối ra sông Tiền, sông Vàm Nao, để vừa ngăn lũ tháng 8, bảo vệ lúa hè-thu, vừa tạo lối đi trong mùa ngập lũ; đây chính là mô hình đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn. Năm 1989, bác đề xuất xây dựng chương trình khuyến nông đầu tiên của cả nước Việt Nam và ký quyết định thành lập Ban Khuyến nông của Sở Nông nghiệp An Giang. Năm 2003, bác cho làm tượng đài cá ba sa ngay ngã ba sông Châu Đốc, nơi phát tích của nghề nuôi cá ba sa trong lồng, bè và tượng đài bông lúa đặt trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Đáng nói là cuộc đời bác là đời tự học vì nhà nghèo lúc nhỏ bác không được đến trường. Bác thường tự nhận “Tui dốt mà, có học hành bài bản quỷ gì đâu”. Bác bảo bác chỉ có tấm bằng duy nhất là bằng lí luận chính trị do Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc cấp. Tuy nhiên bác là người có tâm, có tài, và do tích cực tự học nên kiến thức vững vàng và làm được rất nhiều việc có ích cho đất nước, rất đáng khâm phục. An Giang được người dân cả nước biết đến là nhờ có những người như bác Đào và bác Nhị.
Lại nghĩ về Nhân Quả
Nguyễn Minh Đào - Những ngày “giãn cách xã hội” phòng chống dịch Covid-19, tôi loanh quanh ở nhà như mọi người. Nhờ Internet giết thời gian nhàn rỗi và “chu du khắp thiên hạ”, tình cờ tôi phát hiện bài “Những câu chuyện nhân quả có thật trong đời sống” của thầy Thích Huyền Diệu. Trước đây, tôi có đọc quyển Nhân Quả của thiếu tướng nhà văn Nguyễn Chu Phác và vài bài viết về đề tài này vốn rất hấp dẫn đối với tôi.
Có thể là hình ảnh về 12 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết '× ĐÀNG XÃ NHƠN HUNG- VĂN PHÒNG TỊNH BIÊN TOA ĐÀM DI TÍCH LICH SỬ HIVĂN SÊNỦY Ông Nguyễn Minh Nhị và Nguyễn Minh Đào (đứng thứ và thứ 6, từ trái sang) trong lần về thăm Di tích lịch sử Hầm bí mật Văn phòng Huyện ủy Tịnh Biên'
Sau khi nghỉ hưu trải nghiệm cuộc sống đời thường và qua nghiên cứu các bài viết về đề tài này của các học giả, dần dần tôi ngộ ra nhiều điều về nhân quả ứng nghiệm trong cuộc sống qua một số câu tục ngử, phương ngôn như:

- Đời xưa quả báo còn chầy, đời nay quả báo thấy ngay nhãn tiền

- Sinh sự sự sinh

- Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai

- Gieo gió gặt bão

- Ở hiền gặp lành

- Trời cao có mắt

- …

Tôi sinh ra và được nuôi dạy trong gia đình ảnh hưởng Nho giáo, ông bà Ngoại và Cha Mẹ chăm chút dạy dổ tôi từ thưở thiếu thời làm người phải biết nhân nghĩa, coi trọng danh dự nhân phẫm, làm lành lánh dử; biết yêu thương đồng loại, quí trọng cỏ cây sông nước... Và, truyền thụ trong tôi luật nhân quả qua hai từ “tội – phước” đơn giản trong hành xử đối nhân xử thế; Cùng với sự giáo hóa của các bậc tiền nhân trên con đường đấu tranh cách mạng, biết phân biệt ta – bạn – thù; biết chọn đường ngay nẽo chánh vì Tổ quốc, vì Dân tộc.

Gần đây, tôi có đọc bài viết trên mạng nhan đề “Cuối cùng khoa học cũng phải thừa nhận: “Nhân quả báo ứng là hoàn toàn có thật”. Nội dung bài viết có những điểm tôi rất tâm đắc:

“....

“Nói về quan hệ nguyên nhân – hệ quả, nhiều người sẽ gật đầu tán đồng bởi vì thế giới vật chất có quy luật. Ví dụ, nếu cứ mãi đổ những chất thải thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, chặt phá cây cối bừa bãi sẽ khiến đất cát bị rửa trôi…

“…

“Nhưng quy luật nhân quả tuần hoàn mắt người bình thường không thể quan sát trực tiếp khiến một số người bán tín bán nghi. Đại học Gaddafi (Anh) và Đại học Texas (Mỹ) đã cùng thực hiện một nghiên cứu và chứng minh được rằng “ác hữu ác báo” là hoàn toàn có căn cứ khoa học.

“Theo thống kê cho thấy, những tội phạm tuổi thiếu niên thường có cơ thể khỏe mạnh hơn những thiếu niên biết tuân thủ pháp luật ở cùng độ tuổi. Nhưng sau khi họ bước vào tuổi trung niên thì tình hình sức khỏe lại xuống dốc nhanh chóng, nguy cơ nằm viện và bị tàn tật cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Điều này khá dễ hiểu, rất có thể có quan hệ tới thói quen sinh hoạt không tốt và trạng thái tâm lý tạo thành.

“Nghiên cứu của các nhà khoa học còn phát hiện một hiện tượng kỳ lạ khác. Khi trong tâm hồn người ta tồn giữ thiện niệm và suy nghĩ tích cực thì cơ thể sẽ tiết ra một chất truyền dẫn giúp tế bào được khỏe mạnh. Tế bào miễn dịch cũng trở nên hoạt bát hơn, bởi vậy người ta sẽ không dễ ốm đau, bệnh tật.

“Nếu thường giữ trong mình những suy nghĩ chân chính thì hệ thống miễn dịch của con người sẽ rất mạnh mẽ, không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào của thuốc men. Khi trong tâm lưu giữ ác niệm, ý định xấu thì hệ thống thần kinh cũng sẽ chịu ảnh hưởng ngược lại. Tức là những nhân tố tiêu cực bị kích hoạt và khởi động, còn các yếu tố tích cực lại bị ức chế, cơ chế lành mạnh của cơ thể bị phá hoại.

“Vậy nên những người lương thiện quả thực thường sống khỏe mạnh và trường thọ. Còn những kẻ hành ác lại phải chịu những dày vò về thể xác khi chỉ mới bước qua tuổi trung niên.

“…

“Tỷ lệ tử vong của những người mang ác tâm cao hơn người bình thường từ 1,5 – 2 lần. Kết quả nghiên cứu này cũng đúng với người ở các dân tộc, giai tầng khác nhau có các thói quen rèn luyện sức khỏe khác nhau. Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận: “Hành thiện có thể kéo dài tuổi thọ của con người”.

“...

“Tư tưởng tiêu cực khiến cơ thể phát sinh độc tố:

“Những điều này sớm đã được tường thuật một cách có hệ thống trong những cuốn sách cổ Á Đông vài nghìn năm trước. Nên Khổng Tử từng nói “Nhân giả thọ” (Người có lòng nhân thường sống thọ), thì trong những sách y học cổ cũng từng giảng: “Chính khí tồn nội, tà bất khả can” (Trong lòng tồn giữ chính khí, thì tà không thể can nhiễu).

“…

“Cổ nhân có câu rằng: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”,

“Thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư”. Phép vận hành của vũ trụ là công bằng, đó là một sự đảm bảo khiến vòng chu chuyển được ổn định, có thể cân bằng hết thảy mọi loại vật chất, khiến cho người lương thiện nhận được phúc báo, kẻ xấu phải chịu ác báo.

“Nhưng vì sao những người làm việc xấu lại phải gánh chịu tai nạn và quả báo? Vì sao lại để người tốt được điều tốt, mà không phải là để người xấu được điều tốt?

“Điều này phải chăng đã tiết lộ một sự thực lớn hơn rằng: Phía sau thế giới vật chất chắc chắn có tồn tại quy luật hoặc thứ gọi là đặc tính vận hành. “Thiện” chính là phù hợp với đặc tính này nên mới được dài lâu. “Ác” vì đi ngược đặc tính của vũ trụ và đạo pháp căn bản nên dễ chuốc lấy bại vong. Điều ấy cũng giống như Lão tử nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” Thiên đạo không có người thân, thường ở với người hiền.

Nhã Văn biên dịch.

*

Sau ngày thống nhất đất nước tháng 4 năm 1975, tôi và người em thứ Bảy Nguyễn Minh Nhị nhiều năm giử vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và thành viên ban lãnh đạo cấp tỉnh. Sống và hoạt động trong môi trường đầy cám dỗ vật chất phù phiếm, anh em tôi vốn không tham tiền tài địa vị, lại được mẹ răn dạy “Con ơi! Cái gì không phải của mình đứng lấy làm của mình, tội lắm con ơi!”. Anh em tôi luôn khắc ghi lời dạy của mẹ, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ, giữ vẹn đạo đức tư cách làm người, được bạn bè đồng chí và người dân mến yêu tin cậy! Cuộc đời anh em tôi luôn gieo “nhân lành” nên được hưởng “quả ngọt”, sống sót qua chiến tranh khốc liệt và luôn gặp điều lành trong cuộc sống thời bình. Ngày nay, đoạn cuối cuộc đời anh em tôi sống yên vui hạnh phúc cùng gia đình và trong tình cảm quí mến của bạn bè, của bà con thân thuộc.

Long Xuyên, ngày 15 tháng 8 năm 2021
Mùa đại dịch Cvid-19

N.M.Đ
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 16-7-21
http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenMinhDao_NghiVeNhanQua.html
http://atv.org.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/can-ham-cua-long-dan-!-9663.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét