Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

‘Hoa Kỳ ngập rác vaccine’ vì dân Mỹ ồ ạt ‘trốn’ tiêm

Tiến sĩ Marcus Plescia, giám đốc y tế của Hiệp hội các quan chức y tế của bang và vùng lãnh thổ, cho biết: "Ban đầu, chúng ta gặp khủng hoảng bởi vì mọi người muốn tiêm vaccine mà không được tiêm, và bây giờ chúng ta có một cuộc khủng hoảng khác vì đã có vaccine nhưng mọi người không muốn tiêm". Hehe, phải chăng VN cũng sẽ như vậy. Đã có 4 nơi mời tôi đăng ký tiêm, trong đó có cơ quan (trường đại học), hội kinh tế Việt Nam - ASEAN nơi tôi vừa là 1 trong 5 thành viên sáng lập và vừa làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký trong hơn 10 năm, UBND phường và nhóm bác sĩ cùng học ở Pháp với tôi thập kỷ 1990. Tôi từ chối đăng ký ở 2 nơi ngay từ đầu nên không rõ thế nào; còn 2 nơi tôi đã thử đăng ký rồi tính tiếp đến phút chót có nên tiêm hay không, và thực tế đã quyết định không. Đăng ký được vài hôm thì 1 nơi thông báo ít người đăng ký tiêm quá, tổ chức đi tiêm rất chán nên anh em giải tán không đi; nơi khác thì mai anh chị em sẽ tiêm nhưng cũng có nhiều người thông báo rút không tiêm. Đọc bài này để thấy tại sao dân Mỹ trốn tiêm.
‘Hoa Kỳ ngập rác vaccine’ vì dân Mỹ ồ ạt ‘trốn’ tiêm
FB Hà Trang • 03/08/21 - Tờ New York Times dẫn một cuộc khảo sát dữ liệu từ 10 tiểu bang cho thấy hơn một triệu liều vaccine đã bị lãng phí kể từ khi Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 12 năm ngoái. Phần lớn nguyên nhân của sự lãng phí này là do nhu cầu tiêm chủng giảm mạnh, với tỷ lệ tiêm chủng hàng ngày hiện chỉ còn chưa đến 1/5 so với mức trung bình cao nhất là 3,4 triệu mũi tiêm đạt được vào giữa tháng Tư. Vậy tại sao người Mỹ lại “trốn” tiêm?


Các quan chức Mỹ cho biết lý do vaccine phải vứt bỏ bao gồm sự cố về vỡ, sự cố trong quá trình bảo quản và vận chuyển, hết hạn sử dụng và nhất là khi người dân không đến tiêm như đã hẹn. (Ảnh minh họa: CDC Atlanta)

Bài báo này của New York Times đã được nhiều báo chí trong nước trích dẫn và đăng tải.

‘Bãi rác Hoa Kỳ ngập vaccine’

Các quan chức địa phương cho biết hơn 110.000 liều đã bị tiêu hủy ở Georgia. Trong số hơn 53.000 liều bị lãng phí ở New Jersey, gần 20.000 liều đã bị vứt bỏ vào tháng 6, tăng so với khoảng 4.000 vào tháng 4. Tại Ohio, hơn 370.000 liều đã được các nhà cung cấp của bang thông báo là không sử dụng được nữa, trong khi khoảng 50.000 liều ở Maryland không được sử dụng.

Các quan chức cho biết lý do vaccine phải vứt bỏ bao gồm sự cố về vỡ, sự cố trong quá trình bảo quản và vận chuyển, hết hạn sử dụng và nhất là khi người dân không đến tiêm như đã hẹn.

Những bang khác ở Mỹ dường như cũng đối mặt với vấn đề tương tự và do đó số vaccine bị tiêu hủy, lãng phí sẽ cao hơn con số 1 triệu liều rất nhiều. Số liệu từ các bang cũng không bao gồm những liều mà chính phủ liên bang chuyển thẳng tới các chuỗi nhà thuốc địa phương, vì vậy sẽ còn thiếu nhiều số liệu về tình trạng lãng phí vaccine.

Nhiều tiểu bang đã cân nhắc về việc phân phối lại các vaccine không sử dụng ra nước ngoài,. Tuy nhiên, theo luật liên bang, một khi các liều vaccine được chuyển đến các tiểu bang, việc chuyển vaccine ra khỏi bang là không được phép. Và một số quốc gia, như Canada, đã từ chối đề nghị nhận vaccine dư thừa từ các bang Mỹ.

Trong những tháng gần đây, một số quan chức y tế tiểu bang đã khuyến nghị các nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng mở lọ vaccine mới ngay cả khi không cần thiết. Kristen Dillon, giám đốc Đơn vị lập kế hoạch vaccine Covid-19 của Cơ quan Y tế Oregon, cho biết: “Thà tiêm 2 liều và phí 12 liều còn hơn để phí 14 liều trong tủ lạnh".

Oregon đã báo cáo hơn 78.000 liều là không thể dùng được, phần lớn trong số đó là liều chưa sử dụng từ các lọ đã mở, các quan chức cho biết.

Ở Arkansas - nơi chỉ có 36% cư dân được tiêm chủng đầy đủ, gần 55.000 liều đã bị lãng phí vào giữa tháng 7, tăng so với khoảng 580 liều vào giữa tháng 3, do các quan chức ưu tiên tiêm chủng hơn là tiết kiệm liều.

Robert Ator, một đại tá Vệ binh Quốc gia đã nghỉ hưu, hiện đang điều hành chương trình tiêm chủng của tiểu bang cho biết ông đã ngừng đặt thêm vaccine vì nhu cầu đang giảm mạnh. Dự trữ vaccine của tiểu bang đã giảm từ 550.000 liều vào tháng 4 xuống còn khoảng 350.000 vào cuối tháng 7, ông nói.

Bất chấp những nỗ lực kêu gọi người dân đi tiêm vaccine, ông Ator dự đoán rằng khoảng 100.000 liều thuốc trong kho dự trữ sẽ hết hạn trong vòng 3 tháng tới.
Tại sao người Mỹ ‘trốn’ tiêm?

Những dữ liệu gần đây cho thấy những người được tiêm chủng bị nhiễm biến thể Delta vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Do đó, CDC khuyến cáo những người đã tiêm phòng ở các điểm nóng COVID nên đeo khẩu trang lại ở các khu vực công cộng trong nhà.

Người Mỹ nổi tiếng tỉnh táo và chỉ tin vào những con số, vậy hãy xem họ nhìn thấy những số liệu như thế nào từ công bố của CDC Hoa Kỳ, và họ sẽ đặt những câu hỏi như thế nào nhé:

Thứ nhất, theo công bố của CDC Mỹ, sau khi tiêm 342 triệu liều vaccine, số ca báo cáo tử vong là 6,340 người. Theo CDC, tỷ lệ tử vong rất thấp, chỉ chiếm 0,0019% [ https://www.cdc.gov/.../vaccines/safety/adverse-events.html].

Nhưng hãy nhìn lại con số này, phải chăng họ đang tính như thế này? 6,340/342,000,000 (*100) = 0,00185%?

Hình như có chút gì đó “sai sai” ở đây? Số liều vaccine không đại diện cho số người tiêm vaccine. Mỗi người tiêm đầy đủ cần 2 liều vaccine.

Dân số Mỹ hiện chỉ khoảng 328,2 triệu người, hơn nữa trẻ em, người có bệnh nền, dị ứng,... sẽ không được tiêm. Ngoài ra,với 2 liều tiêm thì 342 triệu liều vaccine thì cũng chỉ mới tiêm đủ liều cho 50,1% dân số, phải vậy không? Vậy thì, tỷ lệ tử vong do tiêm vaccine tại Mỹ không thể tính toán 'láu cá' thành 0,0019%. Rất có thể, tỷ lệ tử vong này phải cao gấp đôi số CDC công bố, ơ mức 0,0038%!

Thứ hai, tỷ lệ tử vong của người trẻ tuổi 22-44 tuổi ở Mỹ mà liên quan tới Covid-19 (gồm cả người đang bị trọng bệnh trong bệnh viện) là 0,0052% (https://www.aier.org/.../is-covid-a-high-risk-to-young.../). Con số này được tính toán từ các thông số cung cấp bởi CDC Mỹ, không phải là con số không có sở cứ.

Thuật ngữ "liên quan tới Covid-19" nghĩa là tử vong do các nguyên nhân liên quan đến covid, chứ hoàn toàn không phải không có bệnh nền, khỏe mạnh, vì nhiễm covid-19 mà chết.

So với tỷ lệ tử vong do tiêm vaccine, tỷ lệ tử vong liên quan tới Covid-19 của nhóm người trẻ ở Mỹ không đáng kể. Rất có thể, một lượng lớn nhóm người này ở Mỹ đã từ chối tiềm vaccine khiến 1 triệu liều vaccine phải nằm trong 'bãi rác' như tin đã đưa.

Thứ ba , số liệu CDC cho thấy, phần lớn những người tái nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng đầy đủ, phải vào viện vì bệnh nặng lên… là 65 tuổi trở lên, có bệnh nền. Đây là nhóm người được cho là 10 -20% không có hiệu quả với vaccine. Đây chẳng phải là nhóm nạn nhân lớn nhất của Covid-19? Ngay cả khi chưa tiêm chủng, 90% F0 khỏe mạnh hoặc có triệu chứng nhẹ, chỉ 10% chuyển biến nặng do có bệnh nền, 10% này rơi vào nhóm 65 tuổi trở lên (phần đa). 

Như vậy, nhóm nhân số dễ bị tổn thương nhất bởi vaccine, nhóm trên 65 tuổi, có bệnh nền, đáng tiếc lại không được bảo vệ là bao dù tiêm vaccine hay không tiêm. Đây là điều đáng tiếc nhất và là mối lo nhất của bất kỳ gia đình, quốc gia nào trong đại dịch.

Theo thông tin của CDC, 97% người bị nhiễm vaccine phải vào viện là do chưa tiêm vaccine? Vấn đề là 100% bệnh nhân cúm mùa hàng năm ở Mỹ, tới 24,000- 62,000 người chết do cúm mùa hàng năm ở Mỹ (số liệu CDC), giờ biến mất. Cúm mùa mà test Covid-19 cũng thành dương tính. CDC cũng đã thừa nhận số liệu người vào viện vì cúm giảm cùng lúc với việc áp dụng các biện pháp kiểm soát Covid (https://wwwnc.cdc.gov/eid/article/26/8/20-1229_article…). Một người Mỹ bình thường chứ chưa nói đến thông thái, nhìn số liệu này liệu có đặt câu hỏi không?

Nếu như năm 2019, số lượng ca tử vong vì cúm mùa ở Mỹ là 24.000 đến 62.000 ca, thì số lượng này năm 2020 là 646 ca, giảm tận 99%, trong khi số ca tử vong do COVID tăng đột biến. Phải chăng công nghệ xét nghiệm PCR hiện nay rất có vấn đề?

CDC Hoa Kỳ vừa thông báo, sẽ không dùng công nghệ PCR để xét nghiệm nữa mà sẽ dùng phương pháp mới đáng tin cậy hơn. Trước đó, tiến sĩ Kary Mullis, cha đẻ công nghệ PCR, nói xét nghiệm PCR ko phải để chẩn đoán virus. TS Mullis đã đột ngột qua đời vào tháng 8/2019, vài tháng trước đại dịch bùng phát.

Việc vaccine bị lãng phí ngày càng gia tăng phải chăng đang phản ánh một cách thực chất nhất tâm lý lo ngại của người dân Mỹ trước những “thắc mắc không biết ngỏ cùng ai” này?

Tiến sĩ Marcus Plescia, giám đốc y tế của Hiệp hội các quan chức y tế của bang và vùng lãnh thổ, cho biết: "Ban đầu, chúng ta gặp khủng hoảng bởi vì mọi người muốn tiêm vaccine mà không được tiêm, và bây giờ chúng ta có một cuộc khủng hoảng khác vì đã có vaccine nhưng mọi người không muốn tiêm".

Hà Trang
Bài viết có sử dụng một số lập luận từ blogger Nguyễn Ngọc Hà (có sự cho phép của tác giả).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét