Công ty mẹ của Bách hóa Xanh bốc hơi nghìn tỷ vì cổ phiếu lao dốc.
Suốt những ngày qua, Bách Hóa Xanh là cái tên liên tục được nhắc đến bởi thái độ và cung cách phục vụ trong mùa dịch khiến nhiều người bức xúc. Nhiều người còn tố cáo chuỗi siêu thị này thường xuyên có tình trạng tính tiền cao hơn giá niêm yết, nhân viên liên tục tính nhầm bill và rau, củ kém chất lượng. Không những vậy, Bách Hóa Xanh còn bị phát hiện ra việc âm thầm đề nghị chủ nhà giảm 50% tiền thuê mặt bằng vì cho rằng doanh nghiệp này đang gặp khó khăn mùa dịch bệnh. Bị Cục QLTT nhiều tỉnh đưa vào 'tầm ngắm', vốn hóa công ty mẹ của Bách hóa Xanh bốc hơi nghìn tỷ vì cổ phiếu lao dốc.
Thời gian vừa qua, chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh gặp nhiều vấn đề như bị khách tố tính tiền nhầm, giá thành cao hơn so với mặt bằng chung,... Đỉnh điểm là 2 cửa hàng của chuỗi bách hóa này ở Daklak và Sóc Trăng đã bị xử phạt trong tuần qua, gây nên nhiều vấn đề xôn xao trong cộng đồng mạng.
1) phiếu lao dốc
Theo Zing News, trong phiên mở cửa giao dịch chứng khoán đầu tuần vào ngày 19/7, cổ phiếu của Công ty cổ phần Thế giới di động (MWG) - đơn vị chủ quan của chuỗi Bách Hóa Xanh vừa lao dốc.
Diễn biến giá cổ phiếu của MWG. (Ảnh: Tradingview)
Cụ thể, tính đến 9 giờ 45 phút, hầu hết các cổ phiếu lớn như VN-Idex, HNX-Index, UPCoM-Index,...đều giảm sâu lên tới 2,7%. Trong số đó, đáng chú ý nhất là MWG giảm 6,5% về 157.000 đồng/cổ phiếu so với phiên giao dịch ngày 16/7. Trong khi đó, "đối thủ" cùng lĩnh vực kinh doanh của đơn vị này là MSN của Masan Group (chủ sở hữu hệ thống VinMart/Vinmart+) lại tăng hơn 2% lên 123.000 đồng/cổ phiếu.
Việc cổ phiếu của công ty chủ quản Bách Hóa Xanh lao dốc có thể do ảnh hưởng từ thông tin đơn vị này nâng giá bán các mặt hàng thực phẩm, nhiều điểm bán bị lập biên bản.
Suốt những ngày qua, Bách Hóa Xanh là cái tên liên tục được nhắc đến bởi thái độ và cung cách phục vụ trong mùa dịch khiến nhiều người bức xúc.
Những bài đăng “tố” chuỗi cửa hàng này làm ăn gian dối, bán giá khống cao hơn so với các siêu thị khác liên tục xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội. Thậm chí, nhiều người còn tố cáo chuỗi siêu thị này thường xuyên có tình trạng tính tiền cao hơn giá niêm yết, nhân viên liên tục tính nhầm bill và rau, củ kém chất lượng.
Không những vậy, Bách Hóa Xanh còn bị phát hiện ra việc âm thầm đề nghị chủ nhà giảm 50% tiền thuê mặt bằng vì cho rằng doanh nghiệp này đang gặp khó khăn mùa dịch bệnh.
Nhiều người bức xúc đặt câu hỏi, tại sao Bách Hóa Xanh yêu cầu đối tác giảm mạnh chi phí thuê mặt bằng, thì lại quay ngược lại tăng giá hàng hóa với khách hàng của mình đang khó khăn vì mất việc, vì thu nhập giảm trong đại dịch. Lẽ ra, là nhà bán lẻ lớn, hơn hết trong lúc này, Bách Hóa Xanh phải thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Theo một chuyên gia chứng khoán, các tổ chức nước ngoài vốn đặt cao vấn đề trách nhiệm xã hội, sẽ không đầu tư vào doanh nghiệp có “phốt” trục lợi khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đang dồn sức chống đại dịch Covid-19.
Trước thông tin cổ phiếu của công ty chủ quản Bách Hóa Xanh tụt dốc mạnh, một số người cho rằng, việc xảy ra sự cố truyền thông và chưa làm xoa dịu lòng người tiêu dùng hợp lý đã ảnh hưởng tới uy tín của đơn vị này.
Tài khoản N.X bình luận: "Đòn này đau đấy. Người người, nhà nhà chung tay đồng hành, giảm áp lực kinh tế cho đồng bào vượt qua hoạn nạn, còn mỗi anh đi một hướng. Hướng này không thông rồi".
Theo Zing News, trong phiên mở cửa giao dịch chứng khoán đầu tuần vào ngày 19/7, cổ phiếu của Công ty cổ phần Thế giới di động (MWG) - đơn vị chủ quan của chuỗi Bách Hóa Xanh vừa lao dốc.
Diễn biến giá cổ phiếu của MWG. (Ảnh: Tradingview)
Cụ thể, tính đến 9 giờ 45 phút, hầu hết các cổ phiếu lớn như VN-Idex, HNX-Index, UPCoM-Index,...đều giảm sâu lên tới 2,7%. Trong số đó, đáng chú ý nhất là MWG giảm 6,5% về 157.000 đồng/cổ phiếu so với phiên giao dịch ngày 16/7. Trong khi đó, "đối thủ" cùng lĩnh vực kinh doanh của đơn vị này là MSN của Masan Group (chủ sở hữu hệ thống VinMart/Vinmart+) lại tăng hơn 2% lên 123.000 đồng/cổ phiếu.
Việc cổ phiếu của công ty chủ quản Bách Hóa Xanh lao dốc có thể do ảnh hưởng từ thông tin đơn vị này nâng giá bán các mặt hàng thực phẩm, nhiều điểm bán bị lập biên bản.
Suốt những ngày qua, Bách Hóa Xanh là cái tên liên tục được nhắc đến bởi thái độ và cung cách phục vụ trong mùa dịch khiến nhiều người bức xúc.
Những bài đăng “tố” chuỗi cửa hàng này làm ăn gian dối, bán giá khống cao hơn so với các siêu thị khác liên tục xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội. Thậm chí, nhiều người còn tố cáo chuỗi siêu thị này thường xuyên có tình trạng tính tiền cao hơn giá niêm yết, nhân viên liên tục tính nhầm bill và rau, củ kém chất lượng.
Không những vậy, Bách Hóa Xanh còn bị phát hiện ra việc âm thầm đề nghị chủ nhà giảm 50% tiền thuê mặt bằng vì cho rằng doanh nghiệp này đang gặp khó khăn mùa dịch bệnh.
Nhiều người bức xúc đặt câu hỏi, tại sao Bách Hóa Xanh yêu cầu đối tác giảm mạnh chi phí thuê mặt bằng, thì lại quay ngược lại tăng giá hàng hóa với khách hàng của mình đang khó khăn vì mất việc, vì thu nhập giảm trong đại dịch. Lẽ ra, là nhà bán lẻ lớn, hơn hết trong lúc này, Bách Hóa Xanh phải thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Theo một chuyên gia chứng khoán, các tổ chức nước ngoài vốn đặt cao vấn đề trách nhiệm xã hội, sẽ không đầu tư vào doanh nghiệp có “phốt” trục lợi khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đang dồn sức chống đại dịch Covid-19.
Trước thông tin cổ phiếu của công ty chủ quản Bách Hóa Xanh tụt dốc mạnh, một số người cho rằng, việc xảy ra sự cố truyền thông và chưa làm xoa dịu lòng người tiêu dùng hợp lý đã ảnh hưởng tới uy tín của đơn vị này.
Tài khoản N.X bình luận: "Đòn này đau đấy. Người người, nhà nhà chung tay đồng hành, giảm áp lực kinh tế cho đồng bào vượt qua hoạn nạn, còn mỗi anh đi một hướng. Hướng này không thông rồi".
2) Cục QLTT nhiều tỉnh đưa Bách hóa Xanh vào 'tầm ngắm
Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Môi trường, ông Lê Quang Hải, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLLTT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, thời gian qua nhiều người dân trên địa bàn cũng phản ánh tình trạng nâng giá từ chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh.
"Ngay khi nhận được phản ánh, chúng tôi đều đến cửa hàng Bách hóa Xanh để kiểm tra, nhưng gặp khó trong việc xác định bằng chứng. Bởi lực lượng chức năng không bắt được tận tay, người phản ánh xong cũng không cung cấp chứng cứ", ông Hải bày tỏ.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Cục QLTT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có thực tế người dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM phản ánh chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh nâng giá quá cao sản phẩm thiết yếu so với nhiều siêu thị khác, nhất là trong ngày 17/7 Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng lập biên bản hành vi bán không đúng giá niêm yết tại cửa hàng Bách hóa Xanh, nên trong thời gian tới đơn vị sẽ đưa chuỗi cửa hàng này vào diện theo dõi đặc biệt.
Tại tỉnh Tiền Giang, ông Đỗ Văn Phước, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh này cho hay, liên quan đến vấn đề Bách hóa Xanh nâng giá sản phẩm, bán không đúng giá niêm yết, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang xác nhận, trong thời gian qua các mặt hàng rau, củ, quả của chuỗi Bách hóa Xanh trên địa bàn tăng giá khoảng 30% so với thời điểm trước mùa dịch.
"Trong tình hình đặc biệt này chúng tôi sẽ giám sát kỹ, thường xuyên các chuỗi của hàng Bách hóa Xanh. Theo quy định, cửa hàng niêm yết giá nào thì phải bán giá đó. Nếu niêm yêt giá một đằng, bán giá một nẻo thì chắc chắn phải chịu xử phạt theo quy định", ông Phước kiên quyết.
Trong ngày 18/7, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Cục trưởng Cục QLTT TP.Cần Thơ chia sẻ, đối với chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh trên địa bàn, người dân cũng phản ánh rất nhiều. Qua kiểm tra thì thấy giá cả tại đây tăng khoảng vài chục %. Lý do mà họ đưa ra cho việc tăng giá là tăng chi phí vận chuyển, giá nguồn cung thay đổi từng ngày.
Bất ngờ cách xử lý của Bách hóa Xanh khi bị 'tố' nâng giá mùa dịch
Ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc Bách Hóa Xanh, cho biết có 560 điểm bán hàng của Bách hóa xanh ở TP HCM. Bình thường, mỗi ngày Bách hóa xanh cung cấp 500-600 tấn rau nhưng trong ngày 14 và 15-7 đã nâng lên thêm 2.100- 2.500 tấn, sắp tới tăng lên 3.000 tấn. Ông Doanh cho rằng nhiều người đến mua hàng rồi về nâng giá bán, khiến người dân bức xúc phản ánh hệ thống Bách Hóa Xanh bán giá hàng hóa cao trong mùa dịch.
Có được thị phần lớn, đi cùng với đó là sự tăng trưởng không hề nhỏ, song thời gian sắp tới đây, liệu Bách Hóa Xanh có còn giữ được vị thế của mình hay không khi liên tục dính đến những lùm xùm không hay thì vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Chưa khi nào Bách Hóa Xanh phải đối mặt với làn sóng phản đối của dư luận nhiều như bây giờ, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam. Trên nhiều nền tảng xã hội, không khó để tìm ra một bài đăng “bóc phốt” Bách Hóa Xanh bán đắt, giá cả nhập nhằng và còn bán cả hàng đã quá hạn sử dụng. Dù chưa xác minh được tất cả có phải sự thật hay không nhưng sự im lặng của Bách Hóa Xanh đã khiến hình ảnh của chuỗi siêu thị bị ảnh hưởng lớn.
Phía Bách Hóa Xanh cho đến nay gần như chỉ đưa ra một văn bản thông báo chính thức duy nhất để giải thích cho việc lý do vì sao lại tăng giá bán trong thời điểm dịch bệnh. Nhưng như vậy cũng chính là đã thừa nhận việc có thay đổi giá mà đây lại là điều vô cùng nhạy cảm khi bất kỳ ai lúc này cũng mong muốn mua được hàng bình ổn giá để giảm bớt gánh nặng kinh tế.
Đặc biệt là khi so sánh với các chuỗi siêu thị khác trong khu vực, dù cũng chịu nhiều áp lực từ chi phí phát sinh chẳng khác gì Bách Hóa Xanh nhưng họ vẫn không tăng giá bán để chia sẻ khó khăn với mọi người.
Còn những vấn đề phát sinh khác, Bách Hóa Xanh không lên tiếng xác minh, vẫn chưa thể giải quyết triệt để dẫn đến có khách hàng gặp phải tình huống sai sót tương tự khi mua sắm tại đây.
Chị K.L ở quận 12 bức xúc: “Tôi có thấy tin gì ở đâu bảo nông sản mất mùa đâu. Vận chuyển có chậm hơn thì cũng không lấy làm lí do tăng giá được. Mỗi Bách Hóa Xanh tăng giá thì nghe có lí không? Đáng ra lúc này các công ty thực phẩm phải hỗ trợ mọi người hơn mới đúng. Điều quan trọng là lắng nghe góp ý của khách hàng và thay đổi thì Bách Hóa Xanh chưa làm được".
"Không những đa phần giá các mặt hàng tại Bách hóa Xanh cao hơn bình thường mà giá còn không ổn định, biến động từng ngày. Điều đó khiến chúng tôi thắc mắc, cả chính quyền, người dân và doanh nghiệp đều cam kết bình ổn giá mặt hàng thiết yếu trong thời gian cách ly theo Chỉ thị 16, đoàn kết chống dịch bệnh mà sao giá lại "nhảy múa" đến chóng mặt?", chị Nguyễn Thị Hoa (35 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) thắc mắc.
Trong thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện tại, một trong những điều quan trọng nhất để quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó là biết lắng nghe và có sự thay đổi để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Nhưng 1 bộ phận lớn khách hàng cho rằng Bách Hóa Xanh lại chưa làm được điều này.
Hậu quả là, ngay thứ 2 vừa qua, giá cổ phiếu của công ty mẹ MWG lao dốc, có thời điểm giảm lên đến 10k/cổ phiếu khiến cho vốn hóa của Thế giới di động - Bách Hóa Xanh “bay” hàng nghìn tỷ đồng.
Ngoài sự cố lần này, MWG còn liên tục bị cổ đông, đặc biệt là NĐT cá nhân, phản đối chính sách phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP) quá sớm và thực hiện liên tục mỗi năm. Tuy nhiên, khi trả lời thắc mắc của cổ đông về chính sách này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG, khiến cho cổ đông hết sức ngỡ ngàng với phát biểu: “Nếu cổ đông bực bội với chính sách phát hành cổ phiếu ESOP thì hãy cân nhắc khi đầu tư vào MWG, mà hãy đầu tư vào doanh nghiệp khác”.
nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét