Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

'Nhờ ĐS trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú'

Theo trang https://baucuquochoi.vn/, ông Đặng Ngọc Huy có ngày sinh: 25/12/1975, Quê quán: thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Luật, Cử nhân Luật kinh tế. Chức vụ hiện tại: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đại biểu Quốc hội: Khóa XV. Nghề của ông Huy là thư ký cho lãnh đạo trung ương, cụ thể thư ký cho Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu giai đoạn 2003-2007 (từ khi 28 tuổi), thư ký cho Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng giai đoạn 2007-6/2017. Từ tháng 6/2017 được đôn lên thành Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, đến tháng 8/2020 thì được điều đi làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi, chức vụ tương đương thứ trưởng. Tôi rất ghét bọn thư ký, phiên dịch; chúng lên chức rất nhanh chỉ nhờ cúc cung tận tụy hầu hạ và nịnh hót. Bọn này không có quan điểm riêng vì không bao giờ dám nói và làm trái ý chủ. Chúng cũng không dám xa chủ để đi học nước ngoài hay thậm chí học trong nước vì bỏ đi thì chủ sẽ tuyển thư ký mới và chúng sẽ mất chỗ thơm ngon. Chắc chắn tương lai của Huy rất rực rỡ vì Huy còn trẻ, trừ khi mắc lỗi tham nhũng hay gái gú. 
'Nhờ đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú'
Trong buổi thảo luận ở tổ sáng 24/7 vừa qua về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đại biểu Đặng Ngọc Huy (tỉnh Quảng Ngãi) hài hước: “Anh em Hà Nội vẫn đùa vui là nhờ có đường sắt trên cao (do chậm tiến độ nhiều năm) mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”.

Dự án tàu Cát Linh - Hà Đông. 
“Cảng hàng không quốc gia Long Thành (tỉnh Đồng Nai) được Quốc hội quyết định lâu rồi nhưng bây giờ vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong. Một số dự án phải điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư công lên rất cao như dự án đường sắt trên cao điều chỉnh mấy lần, bộ Giao thông Vận tải nhiều lần hứa hẹn nhưng đến nay cũng chưa biết bao giờ được chạy”, đại biểu quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Ngãi nói.

Theo Người đưa tin, cũng nói về câu chuyện chậm tiến độ, đại biểu Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) nêu thực trạng về dự án đường cao tốc tuyến Bắc Nam phía Đông được triển khai từ năm 2014.

“Khi còn là ĐBQH khóa 14, tôi chứng kiến nhiều vị ĐBQH ở đây đã biểu quyết và thông qua. Khi Chính phủ trình lên, lý lẽ rất thuyết phục rằng đây là dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa đến kinh tế vùng và đất nước, dự kiến năm 2021 sẽ đưa vào sử dụng. Nhưng đến nay, dự án vẫn đang trong giai đoạn thực hiện việc đấu thầu”, ông Sỹ nói.

Hay dự án Bến Thành - Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) đã đội vốn gần gấp 3 lần, từ 17.000 tỷ đồng lên 47.000 tỷ đồng. Vị ĐBQH đoàn Sơn La nêu thực trạng, đồng thời kiến nghị Chính phủ nên có đánh giá chi tiết về vấn đề này.

Đây không chỉ là câu chuyện của một vài dự án mà là tình trạng phổ biến tại nhiều dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

Sáng cùng ngày, Chính phủ đã xin ý kiến Quốc hội “cho phép kéo dài kế hoạch vốn các năm 2017, 2018 sang giai đoạn 2021-2025 của 12 dự án với số vốn là 4.118,884 tỷ đồng. Mặc dù, theo quy định tại Điều 101 luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, các dự án trên không thuộc kế hoạch vốn năm 2017, 2018 nên không thuộc đối tượng được phép kéo dài.

Đánh giá về thực trạng này, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc chậm trễ là do yếu kém trong tổ chức thực hiện; chậm tiến độ giải phóng mặt bằng; chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư; chất lượng dự án chưa đảm bảo, phải điều chỉnh dự án nhiều lần; bố trí vốn không kịp thời; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý chưa đáp ứng yêu cầu… Đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt để khắc phục trong thời gian tới.
Lỗi tại ai?

Nguyên nhân chính của tình trạng này, theo các ĐBQH là do thẩm định dự án chưa sát thực, nhiều bất cập về nguồn vốn và nợ vay. Bên cạnh đó, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, bố trí vốn và năng lực của chủ đầu tư cũng là những nguyên nhân khiến hàng loạt dự án đầu tư công chậm tiến độ…

ĐBQH Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) nói: Nhiều dự án phải chuyển từ nguồn vốn đầu tư đối tác công tư (PPP) sang nguồn vốn ngân sách TW cho thấy việc đề xuất dự án ban đầu không sát thực.

“Cần làm rõ hơn trách nhiệm của cá nhân tổ chức trong việc lập, thẩm định dự án, bởi vì sau khi loại trừ các yếu tố khách quan ra vẫn cần đánh giá yếu tố chủ quan”, ông Sỹ nhận định.Thiết kế sảnh đến của sân bay Long Thành. “Cảng hàng không quốc gia Long Thành (tỉnh Đồng Nai) được Quốc hội quyết định lâu rồi nhưng bây giờ vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong".(Nguồn ảnh từ Facebook)

Trong khi đó, đại biểu đoàn Quảng Ngãi lại nêu một bất cập trong bố trí nguồn vốn. Cụ thể, Quảng Ngãi được TW thông báo cho kế hoạch đầu tư công trung hạn bằng nguồn vốn địa phương của tỉnh Quảng Ngãi là 15.214,2 tỷ đồng.



Nhưng tỉnh Quảng Ngãi đang xây dựng mức vốn trong giai đoạn này 23.352,8 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch & Đầu tư lại yêu cầu tỉnh phải xây dựng kế hoạch đầu tư công của tỉnh bằng đúng số mà TW thông báo chứ không được quyền quyết định.

“Theo luật Tổ chức chính quyền địa phương và luật Đầu tư công, thẩm quyền quyết định ngân sách đầu tư của địa phương bằng nguồn ngân sách địa phương thuộc HĐND tỉnh. Tôi kiến nghị bộ Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu, thực hiện theo đúng luật Đầu tư công và luật Tổ chức chính quyền địa phương”, đại biểu đoàn Quảng Ngãi nói.

Cũng trong buổi thảo luận, đại biểu Đinh Việt Dũng (đoàn Ninh Bình) cho hay: Một trong những vấn đề cử tri trăn trở là luật Đầu tư công 2014 quy định, tất cả các khoản nợ đọng được xác định trước 1/1/2015. Luật quy định rất rõ, hướng dẫn rất rõ; tuy nhiên việc xác định nợ tại các địa phương lại rất khó khăn. Đến thời điểm này, tôi cho rằng các địa phương cũng chưa thể thống kê được hết các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm của ngân sách TW.

Trong báo cáo của Chính phủ lần này có nói trong giai đoạn 2016-2020 đã giải quyết triệt để (tức toàn bộ) nợ đọng xây dựng cơ bản nhưng tôi cho rằng việc giải quyết này chưa được triệt để, chắc chắn còn rất nhiều khoản nợ chưa được xác định.

“Luật quy định rất rõ, thứ tự ưu tiên trong bố trí kế hoạch đầu tư công hàng năm hay trung hạn thì ưu tiên số 1 là trả nợ. Việc xác định nợ không rõ ràng dẫn đến không giải quyết được triệt để việc trả nợ đọng xây dựng cơ bản, không xác định được rõ nguồn vốn đầu tư. Tôi đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ có giải trình và làm rõ việc xác định nợ”, đại biểu tỉnh Ninh Bình kiến nghị.
Hiện có hơn 1.800 dự án đầu tư công chậm tiến độ, gần 60% do giải phóng mặt bằng

Theo Vneconomy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2020 có 70.679 dự án thực hiện đầu tư, trong đó có 31.799 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng và 227 dự án trong số này bị đánh giá là có vấn đề về kỹ thuật, không có hiệu quả.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh vẫn còn cao. Kết quả là, có 1.867 dự án chậm tiến độ.

Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng (1.074 dự án), do thủ tục đầu tư (407 dự án), do bố trí vốn không kịp thời (219 dự án), do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu (157 dự án) và do các nguyên nhân khác. Trong năm 2020, có 3.342 dự án thực hiện đầu tư trong năm phải điều chỉnh, chiếm 4,7% tổng số dự án thực hiện trong kỳ, trong đó chủ yếu là điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư; điều chỉnh tiến độ đầu tư; vốn đầu tư…

Số các dự án công chậm tiến độ thì có tới quá nửa (57,5%) là do vướng giải phóng mặt; một lý do không thể khắc phục từ năm này sang năm khác. Nguyên nhân gốc rễ là thể chế quản lý bất động sản tồn tại các xung đột lợi ích quá lớn và nghiêm trọng, trong khi cơ chế xác định khung giá đền bù lạc hậu. Cơ chế xác định khung giá đền bù không theo thị trường, dễ bị thao túng và các xung đột lợi ích quá lớn của cơ quan quản lý đã khiến giải phóng mặt bằng, đền bù trở thành bài toán không có lời giải trong hàng thập kỷ, gây lãng phí tài nguyên đất, tăng chi phí vốn trầm trọng cho nền kinh tế.

Chất lượng các báo cáo giám sát, đánh giá, đặc biệt là số liệu, thông tin của các dự án cập nhật trên Hệ thống thông tin còn rất sơ sài, cho thấy nhiều chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án theo quy định.



Bên cạnh đó, tổng hợp số liệu báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, trong năm 2020, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành kiểm tra 18.109 dự án, tổ chức đánh giá lại 27.717 dự án, phát hiện 51 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, 17 dự án vi phạm về quản lý chất lượng, 923 dự án có thất thoát, lãng phí. Các dự án có thất thoát, lãng phí chủ yếu là chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.

Kế hoạch đầu tư công năm 2021 đã đi qua nửa chặng đường. Năm đầu tiên của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 cũng đang dần qua đi. Nếu các căn bệnh kinh niên của đầu tư công không được chữa trị, thì sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Đáng chú ý, năm 2019, do nhiều dự án đầu tư công không hiệu quả, chính phủ đã phải đứng ra trả nợ thay cho các dự án khoảng 18.000 tỷ. Bên cạnh đó, có một số rủi ro ảnh hưởng đến an toàn nợ công được nêu ra, như có đến 33% danh mục nợ sẽ đến hạn phải trả trong năm 2021. Như vậy, lãi suất và kỳ hạn sẽ tăng nghĩa vụ trả nợ của VN trong năm nay và một vài năm tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét