Trong danh sách 8 chuyên gia tư vấn chính sách chống dịch cho lãnh đạo TP.HCM dưới đây thì 2 bác làm ở Đại học Luật, 2 bác làm ở Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM và 3 bác làm ở trường Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam. Tất cả họ đều là những người ngoại đạo với ngành y và đều thuộc các trường đại học, chỉ còn nhõn một bác Đỗ Văn Dũng là phó giám đốc Đại học Y dược TP.HCM. Vậy tôi không hiểu lãnh đạo thành phố HCM muốn chống dịch (mục tiêu cao nhất và cấp bách nhất hiện nay) hay muốn đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đại học ? Thêm nữa, các chuyên gia đó đều sinh ra từ một lò thì lý thuyết xử lý dịch của họ sẽ cơ bản giống nhau, mời đông thế thì có tác dụng gì. Theo thông tin tự khai của bác Dũng trên mạng (xem ảnh), bác Dũng có bằng Tiến sĩ Y học chuyên ngành Dịch tễ học (học tại Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh), nhưng bác lại làm Thạc sĩ Kĩ thuật Môi trường (Đại Học Bách Khoa) và Thạc sĩ Khoa học Y tế công cộng (Trường Vệ Sinh và Y học Nhiệt đới Luân đôn) không liên quan nhiều tới dịch tễ. Đặc biệt, bác khẳng định "Tôi quan tâm nhiều đến các chính sách y tế, các vấn đề sức khỏe môi trường bao gồm cả chấn thương và dinh dưỡng, phương pháp mô hình hóa trong y tế công cộng cũng như việc ứng dụng các kĩ thuật tin học trong phục vụ sức khỏe cộng đồng". Trong thực tế bác kê khai "Tôi đã tham gia thực hiện nhiều nghiên cứu lớn thuộc chuyên ngành y tế công cộng. Một trong những đề tài nghiên cứu là "Tình hình Y tế Việt Nam trong thời kì đổi mới". Nghiên cứu này đã phác họa tổng quát tình tình sức khỏe của người dân Việt Nam trong thời kì đổi mới và là một trong những tiếng chuông đầu tiên báo động chấn thương là một trong những vấn đề y tế công cộng hàng đầu của Việt Nam". Trước khi là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược, bác là trưởng Bộ môn Thống Kê và Tin học Y học của khoa Y tế công cộng trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh và chịu trách nhiệm giảng dạy thống kê y học, nghiên cứu khoa học và tin học y học cho các lớp Sau Đại Học và Trong Đại Học thuộc các chuyên ngành Y tế công cộng, Y, Dược, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, bên cạnh đó có phụ trách giảng dạy cho một số lớp về chuyên ngành Dịch tễ học và Sức khỏe môi trường. Tóm lại, tôi cho rằng bác Dũng không phải là người vừa có kiến thức lý thuyết, vừa có thực tiễn chuyên sâu về dịch tễ và cũng chưa phải chuyên gia hàng đầu về dịch tễ ở VN để có thể tư vấn chính sách chống dịch cho lãnh đạo TP.HCM. Từ đây đặt ra câu hỏi do động cơ nào mà lãnh đạo TP.HCM lại chọn ra một Tổ tư vấn gồm toàn những cá nhân không phù hợp như thế ?
Tổ tư vấn bao gồm:
- TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam (tổ trưởng).
- TS Trương Minh Huy Vũ, Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM (tổ phó).
- PGS.TS Trần Hoàng Hải, giảng viên cao cấp, quyền Hiệu trưởng Đại học Luật TP.HCM.
- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
- TS Nguyễn Ngọc Nhã Nam, VNTI và Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM.
- PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam.
- Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam.
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP.HCM.
TS Vũ Thành Tự Anh làm tổ trưởng tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM. Ảnh: Đại học Fulbright Việt Nam.
TS Vũ Thành Tự Anh làm tổ trưởng tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM. Ảnh: Đại học Fulbright Việt Nam.
Tổ tư vấn có nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, đề xuất giải pháp, biện pháp cho Chủ tịch UBND TP.HCM để lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác chống dịch, phục hồi sản xuất góp phần thực hiện "mục tiêu kép".
Tổ này cũng được mời tham gia các buổi họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM (trực tiếp hoặc trực tuyến) và dự một số cuộc họp cần thiết về công tác phòng, chống dịch.
Tổ tư vấn được cung cấp thông tin liên quan đến tình hình dịch, phối hợp với Trung tâm Phân tích dữ liệu của TP để chuẩn hóa dữ liệu và hoàn thiện hệ thống dữ liệu liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm, tổ tư vấn bảo đảm tính độc lập, khách quan, khoa học và chịu trách nhiệm về nội dung, ý kiến tư vấn, đề xuất.
Thành viên tổ tư vấn được yêu cầu tuân thủ các quy định về phát ngôn, bảo mật những nội dung được yêu cầu tư vấn, tham mưu cho Ban chỉ đạo; không được cung cấp thông tin, tài liệu rộng rãi có liên quan trong quá trình tư vấn.
8 chuyên gia tư vấn chính sách chống dịch cho TP.HCM là ai?
27/7/2021 Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký quyết định thành lập Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế tại TP.HCM. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26/7. Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch của TP.HCM tập hợp nhiều chuyên gia về kinh tế, chính sách công, y học dự phòng từ các đại học uy tín.Tổ tư vấn bao gồm:
- TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam (tổ trưởng).
- TS Trương Minh Huy Vũ, Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM (tổ phó).
- PGS.TS Trần Hoàng Hải, giảng viên cao cấp, quyền Hiệu trưởng Đại học Luật TP.HCM.
- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
- TS Nguyễn Ngọc Nhã Nam, VNTI và Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM.
- PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam.
- Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam.
- PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP.HCM.
TS Vũ Thành Tự Anh làm tổ trưởng tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM. Ảnh: Đại học Fulbright Việt Nam.
TS Vũ Thành Tự Anh làm tổ trưởng tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM. Ảnh: Đại học Fulbright Việt Nam.
Tổ tư vấn có nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, đề xuất giải pháp, biện pháp cho Chủ tịch UBND TP.HCM để lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác chống dịch, phục hồi sản xuất góp phần thực hiện "mục tiêu kép".
Tổ này cũng được mời tham gia các buổi họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM (trực tiếp hoặc trực tuyến) và dự một số cuộc họp cần thiết về công tác phòng, chống dịch.
Tổ tư vấn được cung cấp thông tin liên quan đến tình hình dịch, phối hợp với Trung tâm Phân tích dữ liệu của TP để chuẩn hóa dữ liệu và hoàn thiện hệ thống dữ liệu liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm, tổ tư vấn bảo đảm tính độc lập, khách quan, khoa học và chịu trách nhiệm về nội dung, ý kiến tư vấn, đề xuất.
Thành viên tổ tư vấn được yêu cầu tuân thủ các quy định về phát ngôn, bảo mật những nội dung được yêu cầu tư vấn, tham mưu cho Ban chỉ đạo; không được cung cấp thông tin, tài liệu rộng rãi có liên quan trong quá trình tư vấn.
https://thongkeyhoc.tripod.com/thongtinchung/dovandung/
https://zingnews.vn/8-chuyen-gia-tu-van-chinh-sach-chong-dich-cho-tphcm-la-ai-post1243919.html?fbclid=IwAR13ri0-ufq38CjeQyyQ0fs4RJH-J_iHYpS1wYVJpL9lCocINXDIcqVJjys
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét