Thất vọng với đội ngũ công chức không có não, không biết phân biệt đúng sai, chỉ biết được chỉ đâu thì đánh đó quá. VN đã có thời gian thời gian hơn 1 năm so với thế giới để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với làn sóng dịch thứ 4 này. Nghe quan chức khoe khoang bốc phét trên tivi, mình cứ ngỡ công tác chuẩn bị trang thiết bị đã đầy đủ, sẵn sàng lắm rồi, mọi kịch bản đều đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ chờ Covid tái xuất là tấn công vỗ mặt nó như lời Thủ tướng nói. Tôi còn nhớ hồi tháng 4 năm ngoái VinGroup đã bắt tay sản xuất máy thở theo công nghệ Mỹ, thậm chí còn tuyên bố sản xuất dư dả để xuất khẩu sang cách nước khác nữa. Vậy mà sao Covid mới tái xuất mới 3-4 tháng mà khắp cả nước đâu đâu cũng thiếu thốn cơ sở vật chất kinh khủng vậy ? Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho kiểm tra xem từ đó đến nay đã VinGroup đã sản xuất được bao nhiêu chiếc máy thở và đã đem bán ở đâu, cho các bệnh viện trong nước hay đem xuất khẩu kiếm lời hết ? Tôi sợ là cũng như sản xuất ô tô và điện thoại, Vin dùng gần như 100% linh kiện nhập khẩu do Trung Quốc sản xuất rồi ốp nhãn "Vin" lên. Bây giờ Trung Quốc không có linh kiện bán thì Vin cũng bó tay chấp nhận dừng sản xuất. Một nền sản xuất dựa hết vào Trung Quốc thì làm sao có sự độc lập, chủ động được. 100 triệu dân Việt không thể an tâm với nền sản xuất ký sinh trùng như vậy.
CUỘC CHIẾN CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN
FB Bs Võ Xuân Sơn - Trong khi Bộ Y tế đang đề nghị ngân sách sẽ không mua thêm vắc xin COVID-19, thực hiện tiêm 'xã hội hóa', thì những người dân Việt nam thuộc mọi tầng lớp, giàu, nghèo, người làm công, doanh chủ… đang ra sức tìm cách hỗ trợ nhau, cứu giúp nhau để vượt qua khoảng thời gian khắc nghiệt này. Ai có sức dùng sức, ai có công dùng công, ai có tiền dùng tiền. Thật đáng trân trọng.
Vấn đề khó khăn là hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy ở Trung Quốc đều từ chối đơn hàng mới. Nhanh nhất thì phải nửa năm nữa họ mới có thể sản xuất cho những đơn hàng bây giờ. Hiện tại chỉ còn lác đác các máy thở đã qua sử dụng nhưng còn mới (còn bảo hành), của các nhà giàu mua về, bây giờ không sử dụng nên bán lại.
Với loại đó thì phải mua gom. Sáng nay, chị cho tôi biết có 6 máy như vậy đang được các bên giành nhau mua ở Úc. Ấn độ cũng quyết liệt không kém gì chúng ta. Tôi đã tức tốc hỏi ngay chuyên gia và khi được trả lời máy đó tốt, chị đã yêu cầu các con và nhân viên tiến hành hợp đồng mua liền.
Chưa biết sẽ đấu nổi với Ấn Độ và các nước cũng đang đi săn lùng máy thở hay không. Cũng chưa biết có nhập vô Việt nam suôn sẻ không, nhưng tôi vẫn khuyến khích chị mua. Đồng thời tôi sẽ hỏi bên Hải quan, nếu cần thiết sẽ nhờ Bộ Y tế và lãnh đạo TPHCM can thiệp.
Chưa biết mọi chuyện sẽ suôn sẻ hay không. Nhưng chúng ta thấy, trong những ngày này, người dân đang tìm mọi cách nỗ lực cứu giúp nhau, hạn chế thiệt hại do dịch và công tác chống dịch gây ra. Mấy ngày nay, các tổ chức cứu trợ tự phát đã kêu ca rất nhiều vì sự ngăn chặn của các chốt chặn.
Theo tôi biết thì ở cấp cao đã có sự thay đổi nhất định trong phương hướng chống dịch, nhưng cấp thừa hành đang có vấn đề. Hoặc là họ không có khả năng chuyển đổi, hoặc họ không có khả năng hiểu được ý nghĩa của các mệnh lệnh, hoặc có xung đột lợi ích nào đó, nên mọi chuyện rất chậm chạp.
Chúng ta đang thụ hưởng thành quả của việc im lặng, không quan tâm đến chính trị, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng một thời gian dài. Bây giờ, chúng ta có một đội ngũ công chức không biết phân biệt đúng sai, chỉ đâu đánh đó, đến mức mà mỗi nơi phải ra công văn định nghĩa hàng hóa thiết yếu là gì.
Nhưng thôi, bây giờ là lúc chúng ta phải cùng nhau và cùng với chính quyền vượt qua thời điểm đau thương này. Mong rằng chính quyền cần xử lí ngay các trường hợp công chức của mình ngăn chặn người dân giúp nhau.
Và, hơn thế nữa, chính quyền cần hỗ trợ hết mực cho công việc từ thiện của dân, vì trong điều kiện chính quyền không còn khả năng tài chính để cứu dân, thì việc người dân cứu nhau là vô cùng quan trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét