KHỦNG HOẢNG COVID-19: THỰC TẾ VÀ GIẢI PHÁP
FB Ngô Đình Thẩm - XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG, THÁO GỠ BẾ TẮC, ĐIỀU TIẾT ỔN ĐỊNH XÃ HỘI VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HÀNH TRÌNH CHỐNG DỊCH HỌA TÀU + KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP.I/ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ:
1. Xuất xứ của đại dịch họa hiện tại trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng: dã tâm bành trướng và thống trị nhân loại của Trung cộng.
2. Loại hình thảm họa: dịch bệnh truyền nhiễm bởi virus sinh học nhân tạo là sản phẩm của tiến trình sản xuất vũ khí hủy diệt trên diện rộng của chế độ độc tài bá quyền cộng sản Bắc Kinh.
3. Cách thức truyền nhiễm: thông qua các giọt dịch có chứa virus phát tán từ cơ thể người đã mắc bệnh, tồn tại trong môi trường không khí, các loại bề mặt vật liệu, sau đó tiếp xúc và đi vào cơ thể người chưa nhiễm thông qua đường hô hấp và thẩm thấu qua kẽ hở có sự lưu chuyển ra vào của dịch nội tiết như mắt, miệng và các vết thương mới.
4. Cơ chế hoạt động của virus: đánh bại hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại virus và mầm bệnh tiềm ẩn khác trong cơ thể bệnh nhân trỗi dậy, hoành hành. Bản thân virus tấn công trực tiếp hệ hô hấp ở 2 lá phổi và gián tiếp gây tổn thương cho tim vì làm sụt giảm lượng oxy dẫn đến trục trặc trong quá trình tuần hoàn máu.
5. Loại hình bệnh trạng: cảm cúm.
6. Phác đồ điều trị chính thức: chưa có.
7. Thời gian virus tồn tại và có khả năng lây nhiễm trong môi trường: virus Sars-Cov2 được cho là có khả năng sống trong môi trường không khí khoảng 3 giờ, trên bề mặt bìa cứng 24 giờ, trên bề mặt thép không gỉ và đồng 48 giờ, trên nhựa và thép 72 giờ. Tuy nhiên số lượng virus sẽ giảm dần theo thời gian.
8. Biến chủng virus đang lây nhiễm tại Việt Nam: là virus biến thể Delta B.1.617.2 với đặc điểm là có tỷ trọng nhẹ nên phát tán nhanh và rộng hơn các biến thể khác.
9. Hiện nay, tốc độ lây nhiễm virus ở Việt Nam đang mỗi lúc một tăng với tốc độ nhanh chóng và phạm vi không ngừng mở rộng. Số liệu thống kê chính thức tính đến hết ngày 28/07/2021 cho thấy tình hình Việt Nam: tổng cộng 124 ngàn ca nhiễm (tăng 6519 ca so với ngày 27/07), 27 ngàn 457 ca bình phục (tăng 4511 ca so với ngày 27/07), 630 ca tử vong (tăng 106 ca so với 1 ngày trước đó).
10. Riêng Sài Gòn, số liệu thống kê cho thấy: có thêm 4449 ca mới nhiễm (so với ngày 27/07), thêm 91 ca tử vong (so với ngày 27/07).
11. Tình hình điều trị cung cấp cho biết: số ca nặng đang điều trị ICU toàn quốc là 211 ca, số ca nguy kịch đang điều trị ECMO là 17 ca.
12. Trong tổng số 6559 ca nhiễm mới trong ngày 28/07 chỉ có 1184 ca trong cộng đồng theo số liệu thống kê chính thức. Như vậy, 5375 ca mới là đến từ các khu cách ly tập trung theo chương trình phòng chống dịch của nhà nước.
13. Hệ thống y tế Sài Gòn đã thực sự quá tải.
14. Các khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến tại Sài Gòn cũng đã quá tải.
15. Điều kiện sinh hoạt, ăn ở và điều trị tại các khu cách ly là vô cùng tồi tệ vì thiếu thốn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
16. Virus lây tồn tại, hoạt động và lây lan mạnh hơn trong điều kiện môi trường không gian kín, nhiệt độ thấp và có độ ẩm cao.
17. Các nghiên cứu cho thấy ở 4 độ C, virus Corona có khả năng sống khoảng 1 tháng. Từ 20-25 độ C virus sẽ yếu dần, sống được khoảng 5-7 ngày. Từ 33 độ C trở lên, virus Corona suy yếu nhanh, ít có khả năng gây bệnh. Tia cực tím UV và các dung dịch khử trùng y tế thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút.
18. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến ngày 28/07/2021 đã thực hiện 5 triệu 598 ngàn 823 mẫu cho 16 triệu 212 ngàn 643 lượt người.
19. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5 triệu 013 ngàn 175 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4 triệu 562 ngàn 339 liều, tiêm mũi 2 là 450 ngàn 836 liều.
20. Các biến thể mới của virus vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm, tồn tại trên cơ thể và truyền bệnh thông qua những người đã tiêm vaccine đầy đủ liều lượng.
ĐÚC KẾT DỮ LIỆU QUAN TRỌNG:
1. Virus Sars-Cov2 tồn tại trong không khí 3 giờ, trên bìa cứng 1 ngày, trên kim loại và nhựa 3 ngày.
2. Virus Sars-Cov2 lây truyền qua tiếp xúc với các giọt dịch chứa virus.
3. Chưa có thuốc và phương pháp đặc trị. Tuy nhiên tia UV từ mặt trời và các dung dịch khử trùng thông thường cũng có thể tiêu diệt virus khi chưa xâm nhập cơ thể con người.
4. Hiện tại ở Việt Nam, số ca lây nhiễm tăng nhiều và nhanh, số ca tử vong tăng ít và chậm hơn nhiều lần.
5. Môi trường lây lan lý tưởng của virus là không gian kín, nhiệt độ thấp và có độ ẩm.
6. Virus vẫn có thể xâm nhập, gây bệnh và lây nhiễm từ những người đã tiêm vaccine đầy đủ.
7. Hệ thống y tế, cách ly ở Sài Gòn đang thực sự quá tải và kiệt quệ.
8. Y tế sụp đổ thì số lượng tử vong tăng lên là kết quả hiển nhiên, và không chỉ chết vì virus Tàu + mà còn chết bởi lây nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thiếu sự chăm sóc y tế, thuốc men, suy nhược, môi trường điều trị ô nhiễm do quá tải, lực lượng y bác sỹ kiệt sức do làm việc hết công suất nhiều ngày liên tiếp.
II/ QUAN SÁT TOÀN CẢNH VÀ ĐẶT CÂU HỎI:
1.a Trở lại điểm xuất phát, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc - cái nôi sản sinh và phát tán virus hiện tại thế nào?
1.b Sau chừng ấy thời gian, dịch bệnh còn tiếp tục hoành hành ở nơi đó không?
1.c Ở đó có xuất hiện các chủng biến thể Alpha, Beta, Gamma, Delta,... như nhiều nơi khác trên thế giới không?
1.d Tại sao bỗng dưng mọi tin tức từ nơi này dường như bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống dữ liệu thông tin của loài người như vậy, kể cả phương Tây và WTO, WHO cũng đều im lặng?
2. Các dạng thức môi trường tồn tại của virus được nêu ra bao gồm không khí, bề mặt bìa cứng, bề mặt nhựa và kim loại. Câu hỏi rằng:
2.a Virus có sống, sinh sôi và phát tán trong nước, trên bề mặt lá cây, trên da thịt động vật không?
2.b Việc rửa tay bằng xà phòng và dung dịch diệt khuẩn là cách duy nhất, hay chỉ là nó đem lại cảm giác an toàn hơn so với việc tẩy rửa bằng nước thông thường?
3. Virus được mô tả là tồn tại và hoạt động tích cực ở điều kiện nhiệt độ thấp, có hơi ẩm. Nó mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút ở nhiệt độ từ 56 độ C trở lên. Vậy nếu ta sấy khô và làm nóng các bề mặt vật liệu trước khi tiếp xúc, vận chuyển và giao nhận giữa người này với người khác thì có tiêu diệt được virus và mầm lây bệnh hay không?
4. Virus lây nhiễm qua các giọt bắn và tiếp xúc gần giữa người với người. Vậy nếu đặt vào giữa không gian tiếp xúc ấy 1 giàn phun khử khuẩn thì có ngăn chặn được việc lây nhiễm không?
5. Số liệu thống kê cho thấy số ca lây nhiễm gia tăng phần lớn đến từ các trung tâm cách ly, như vậy việc thực hiện cách ly tập trung liệu có thật sự hiệu quả hay không?
6. Bao nhiêu người bị đưa đi cách ly cưỡng bức đã khủng hoảng tinh thần và suy sụp vì bị sốc, vì hoàn cảnh, vì điều kiện sống trong các khu vực cách ly đó?
7. Bao nhiêu người bị đưa đi cách ly đã lây nhiễm chéo vì sống cùng môi trường và tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh cũng bị nhốt chung?
8. Việc gia tăng đột ngột và đột biến số lượng người trong các khu vực cách ly chắc chắn dẫn đến sự ngột ngạt và ô nhiễm, từ ô nhiễm không khí đến thiếu hụt nguồn nhu yếu phẩm, nguồn nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt cùng với việc có khả năng lây lan các căn bệnh khác Vậy việc cách ly tập trung như thế có hiệu quả chống dịch gì hay ngược lại càng tăng mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan bệnh dịch?
9. Bao nhiêu % trong số những người bị cách ly có dấu hiệu, biểu hiện của bệnh và bao nhiêu % trong số đó có triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng không thể tự điều trị tại nhà?
10. Lực lượng y bác sỹ và các tình nguyện viên kiệt sức vì phải làm việc cường độ cao, túc trực liên tục qua nhiều ngày liền dẫn đến suy kiệt sinh lực và tinh thần. Đó không phải là điều kiện tốt để biến 1 người từ không bệnh thành có bệnh, từ khỏe mạnh mấy cũng phải đổ bệnh hay sao?
11. Bao nhiêu % trong lực lượng y bác sỹ đang bị vắt kiệt đó thực sự làm đúng chức
năng khẩn cấp cần thiết để cứu người, để giành giật sự sống cho bệnh nhân? Hay là họ phải loay hoay đầu tắt mặt tối với những công việc linh tinh khác?
12. Lùa hàng ngàn người đang khỏe mạnh, đầy đủ chân tay cùng sức lao động, vốn dĩ vẫn tự chăm sóc tốt bản thân vào 1 chỗ rồi trói tay trói chân họ ở đó, xong xuôi lại bắt những y bác sỹ, tình nguyện viên dốc sức chăm sóc chuyện ăn uống, ngủ nghê, sinh hoạt hằng ngày của họ. Có ai thấy điều đó là vô lý và kỳ quặc không?
13. Với khả năng lây nhiễm đáng lo ngại đã được chứng thực bằng kết quả thống kê như vậy, tại sao người ta vẫn tiếp tục duy trì và tiến hành thêm mới phương pháp cách ly tập trung kiểu này?
14. Virus Sars-Cov2 hoạt động mạnh và lây lan dữ dội ở môi trường kín, ẩm, nhiệt độ thấp và tù túng. Các khu cách ly tập trung chẳng phải là những địa điểm khoanh vùng lý tưởng đáp ứng các tiêu chuẩn hoành hành của virus hay sao?
15. Quá tải hệ thống y tế không chỉ khiến những người bị nhiễm bệnh và trở nặng bởi virus Sars-Cov2 giảm bớt cơ hội được điều trị, mà nó còn gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến tất cả những bệnh nhân đang cần chế độ chăm sóc đặc biệt khác bị tước đoạt đi sự chạy chữa kịp thời cần thiết, khiến cái chết ập đến nhanh hơn với họ.
Không được cấp cứu, ông lão trụy tim sẽ chết, bà lão đột quỵ sẽ chết, thanh niên bị tai nạn không cầm được máu sẽ chết, bà mẹ vỡ ối không được mổ cũng chết cùng với cả đứa con, bệnh nhân chờ cắt ruột thừa mãi không thấy bác sỹ cũng đau quá mà chết, cô gái ung thư đến lịch mổ cắt khối u nhưng không có người nên đau đớn quá mà chết vì kiệt sức,... Không thể cứ để những điều đó diễn ra, rồi xét nghiệm, rồi thấy dương tính, rồi kết luận họ tử vong vì Sars-Cov2 19 được.
Như vậy, phân tán áp lực để không làm sụp đổ hệ thống y tế không phải là phương thức hữu hiệu gần như là duy nhất để giảm thiểu số người chết hay sao?
ĐÓ LÀ TRÊN PHƯƠNG DIỆN SỨC KHỎE VÀ Y TẾ, CÒN VỀ MẶT XÃ HỘI THÌ THẾ NÀO?
16. Xã hội cần sự vận động để không bị đóng băng, tự hoại và chết mòn. Trong bối cảnh hạn chế tối đa sự tiếp xúc này, thì chẳng phải lực lượng những người vận chuyển, phương tiện giao hàng chính là yếu tố quan trọng nhất để kết nối sự lưu thông hàng hóa và kinh tế hay sao?
17. Vậy tại sao không ưu tiên dành vaccine cho họ, để họ có được sự đảm bảo về sức khỏe cũng như xác suất an toàn cao hơn mà thực thi công việc - bây giờ đã trở thành như 1 nhiệm vụ thiết yếu - của mình?
18. Tại sao lại ưu tiên vaccine cho những kẻ thừa tiền, giàu có ăn xong có thể ngủ kỹ trong nhà cả đời cũng chẳng tiêu hết tiền? Những kẻ chẳng đem lại lợi ích gì cho xã hội ngoài những phô trương ba hoa xít tóc và lăm le thủ lợi cho bản thân mình cả.
19. Virus Tàu + này tồn tại ngắn nhất trong không khí với chỉ khoảng 3 giờ, lại có thể bị tia UV tiêu diệt, như vậy việc cấm hoàn toàn người dân ra đường, cũng như phun khử trùng không khi chẳng phải là quá kém hiệu quả nếu không muốn nói là vô nghĩa và ngớ ngẩn sao?
20. Việc giãn cách hoặc phong tỏa xã hội dẫn đến những hậu quả thực tiễn và nghiêm trọng về kinh tế. Trong khi 1 số công việc vẫn có thể được tiếp tục vận hành trực tuyến, thì rất nhiều thể loại và hạng mục công việc khác lại không. Mà những công việc bắt buộc phải đụng tay đụng chân kia, hình như lại toàn là những công việc cốt lõi duy trì sự sống cho tầng lớp bình dân và nghèo khổ chiếm đại đa số trong xã hội.
20.1 Chợ búa truyền thống phải dẹp, rất nhiều tiểu thương điêu đứng, cũng như nguồn cung cấp lương thực thực phẩm, nhu cầu vật dụng thiết yếu hàng ngày của người dân bị biến động mạnh. Chợ thông thoáng thì bị dẹp, siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng đủ tiêu chuẩn virus kín - lạnh - thiếu nắng thì lại được tăng cường. Như thế có khác gì, gom hết sự phân tán ở nơi an toàn hơn để tập trung dồn nén vào vùng nguy hiểm nhất?
20.2 Nhiều nguồn nông sản tư nhân bị ngăn chặn, cấm cản lưu thông buôn bán đến mức phải hủy bỏ hoặc đứng nhìn chúng quá hạn trong bất lực, nhưng giá cả các mặt hàng này nơi 1 doanh nghiệp được cho phép hoạt động thì lại vùn vụt leo thang. Nếu không gọi đó là sự thao túng, thì phải dùng từ ngữ khác gì?
20.3 Rau củ, nông sản ở Lâm Đồng, Đồng Nai, miền Tây chẳng thiếu, nhưng bị cấm chuyển vào Sài Gòn, rồi có những người vẽ ra ý tưởng đưa nông sản từ tận miền Bắc vô bằng đường máy bay. Để làm gì vậy?
21. Giãn cách xã hội không làm số ca nhiễm giảm. Với số ca nhiễm tăng như vậy, giãn cách rõ ràng là vô nghĩa. Và việc xét nghiệm thì càng vô nghĩa hơn, vì có xét nghiệm xong cũng chẳng để làm gì. Khu cách ly quá tải, bệnh viện quá tải, bệnh viện dã chiến cũng quá tải. Vậy tại sao cứ nhất định phải tiếp tục xét nghiệm, cách ly?
22. Chưa kể, bây giờ chính cái nơi phát minh ra phương pháp xét nghiệm hiện tại tuyên bố rằng phương pháp này có sai sót, có cho ra những kết quả giả cả âm tính và dương tính. Cho ra kết quả dương tính giả thì thôi cũng còn tạm chấp nhận được đi. Nhưng bệnh truyền nhiễm mà cho ra kết quả âm tính giả, thế thì thôi chứ xét nghiệm làm gì?
23. Người ta hớn hở lên báo chí, truyền thông khoe rằng từ khi thực hiện giãn cách đến giờ, họ phạt được dân Sài Gòn hơn 25 tỷ. Phải dùng từ ngữ gì để mô tả về cảm giác trước cái sự hớn hở ấy đây? Hóa ra người ta lấy xử phạt làm tiêu chí, lấy bắt bớ làm mục đích chủ chốt à?
24. Có những người dân Sài Gòn, sống dựa vào Sài Gòn, sống bám víu ở Sài Gòn bấy lâu vốn dĩ rất nghèo, và trong tình cảnh này, họ đã thực sự rất đói. Một số người còn có quê quán để về thì cũng đỡ, nhưng những người đã chẳng còn nơi nào khác để dung thân thì sao?
Sài Gòn đã cưu mang họ, nhưng bây giờ, Sài Gòn bị tước đọat luôn quyền cưu mang họ! Trong khi những lời hứa hẹn vẫn còn nằm đâu đó ở đầu ngọn gió, lơ lửng đong đưa trong màn ảnh tivi, hay thổi qua những cái loa phường.
25. Ai?
Tại sao chết?
Bị nhiễm Sars-Cov2 hay bệnh gì chết?
Đói chết hay suy sụp chết?
Bị đánh chết hay uất ức mà chết?
Kiệt sức chết?
Chờ không nổi mà chết?
Bế tắc chết?
Tuyệt vọng chết?
Hay muốn chết?
26. ???
III/ SUY NGHĨ GIẢI PHÁP:
1. Yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất cần phải xử lý ngay lập tức và gấp rút đó là giảm tải cho hệ thống y tế. Phải chấm dứt sớm nhất có thể tình trạng quá tải và kiệt quệ y tế như hiện giờ. Việc cần làm:
- Thu thập thông tin y tế, dữ liệu lịch sử bệnh trạng của toàn bộ những người bệnh, F0, F1,... hiện tại đang được điều trị cũng như cách ly ở các bệnh viện.
- Trả toàn bộ những người không có triệu chứng, không có tiền sử, không có bệnh nền nghiêm trọng về tự cách ly và điều trị tại nhà.
- Chỉ giữ lại những bệnh nhân nặng nề và nguy kịch để tập trung lực lượng y bác sỹ, dụng cụ, thuốc men chữa trị.
- Tiêm vaccine cho tất cả những nhân viên các tiệm thuốc Tây, thiết đặt hệ thống sát khuẩn và mở cửa lại toàn bộ các tiệm thuốc 24/24.
- Cập nhật tất cả những tình huống, quá trình, phương pháp điều trị đúc kết từ thực tiễn của các y bác sỹ và vận hành toàn bộ hệ thống báo chí, truyền thông để truyền tải liên tục, không ngừng đến người dân thông tin, cách thức để họ có thể nắm bắt sơ bộ và áp dụng tự mua thuốc men, chữa trị khi bệnh viện không còn chỗ trống và không kịp phục vụ.
2. Ngừng ngay lập tức việc đưa những người không có dấu hiệu, triệu chứng bệnh đi cách ly tập trung. Phải chấm dứt tình trạng lây nhiễm chéo đang gia tăng chóng mặt tại các khu vực cách ly hiện hữu.
3. Bắt đầu từ đơn vị hành chính nhỏ nhất mà tiến hành xây dựng mô hình quản lý. Mỗi tổ dân phố, mỗi khu phố, mỗi phường, mỗi quận từng bước cập nhật thông tin nhân khẩu, nắm bắt tình hình các bệnh viện và các hiệu thuốc trong phạm vi địa bàn của mình. Thống kê rõ tình hình người dân, ai bị cách ly, điều trị ở đâu, tình trạng ra sao? Người nào rơi vào tình trạng nghiêm trọng, người nào có thể về cách ly, điều trị tại nhà,...
4. Từng bước tiếp nhận người dân trong địa bàn mình quản lý về tự cách ly, nắm bắt tình hình và đề xuất các biện pháp hỗ trợ từ cơ quan có thẩm quyền cao hơn.
5. Cập nhật và phổ biến các thông tin y tế, phương pháp điều trị, loại thuốc cần thiết được phổ biến từ truyền thông cho người dân để họ có thể tự xử lý cấp tốc khi cần thiết.
6. Thiết kế các kho bãi dã chiến để làm vùng đệm cho việc trao đổ, buôn bán hàng hóa của người dân trong và ngoài khu vực. Thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục kiểm tra và sát khuẩn cũng như hạn chế tiếp xúc trực tiếp người - người để tránh lây lan virus.
7. Sắp xếp lại các khu chợ theo mô hình vòng xoay 1 chiều có chốt kiểm soát và thực hiện công tác khử khuẩn ở đầu vào và đầu ra, các mặt hàng không quan trọng tiếp tục tạm đóng cửa dành chỗ cho những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
8. Lập danh sách những hộ gia đình làm ngành nghề cung ứng lương thực thực phẩm và các loại nhu yếu khác trong khu vực, ưu tiên phân bổ, mua bán trong phạm vi của mình trước.
9. Các cửa hàng bách hóa cá thể hộ gia đình phải sắp xếp lại, chừa không gian giãn cách trên 2m và không tiếp túc tay chân trực tiếp giữa người mua với người bán thì mới được hoạt động kinh doanh.
10. Ở cấp độ quản lý cao cấp hơn, phải thúc đẩy tiến hành việc tiêm chủng vaccine cho lực lượng giao hàng. Trong tình trạng ngăn cách và giới hạn tiếp xúc, thì phải hiểu rằng lực lượng này chính là dòng máu lưu thông để cho cả cơ thể là xã hội được tiếp tục vận hành. Ưu tiên vaccine cho họ là cứu sống nền kinh tế và cứu sống người dân khổ sở.
11. Phải chấm dứt tình trạng lấy việc xử phạt làm chọn lựa hàng đầu, thay bằng việc điều tiết và hướng dẫn người dân. Chỉ xử phạt với những người có hành vi chống đối vô lý và càn quấy.
12. Mở rộng các khái niệm, thay việc kiểm soát những thứ cho phép bằng việc đặt ra những thứ không cho phép để linh hoạt hơn trong quá trình xử lý tình huống của lực lượng thi hành nhiệm vụ thiếu thốn trình độ nhưng thèm khát trấn áp người dân.
13. Dẹp bỏ cái tư tưởng quản không được thì cấm, và tập trung quyền lực cứng nhắc tuyệt đối vào những người ở quá xa người dân đi. Giao trách nhiệm và quyền hạn tối cao cho những người lãnh đạo địa phương để họ toàn quyền xử lý vấn đề trong phạm vi địa phương mình. Điều tiết xã hội cần nhất là sự giao tiếp, đối thoại giữa các bên, trong khi những người tiếp xúc trực tiếp với dân thì không có quyền quyết định, kẻ vung tay chỉ trỏ thì lại ngồi tận ở đâu đâu mà áp đặt trong sự tưởng tượng mù mờ.
14. Ban hành các chính sách mạnh mẽ để giải thoát người dân khỏi trạng thái bế tắc khi mất công ăn việc làm, không kiếm được thu nhập nhưng vẫn phải ăn để sống, vẫn phải còng lưng với đủ các loại chi phí mỗi ngày.
15. Chấm dứt việc phân phát các khoản tiền cứu trợ đến tay người dân trực tiếp vì việc đó chỉ tạo ra cơ hội cho những kẻ gian tham rút rỉa và bớt xén mà thôi. Lúc này người dân cần cơm ăn, cần nhà ở, cần thuốc men chứ không cần cầm tiền để ngồi đếm rồi vứt đó.
16. Thay vì phân phát các khoản tiền này, hãy dùng nó để chi trả những dịch vụ thiết yếu nhất cho người dân. Hãy dùng nó để thanh toán tiền điện, tiền nước để đảm bảo người dân không bị cắt điện, cắt nước, dồn đến đường cùng. Hãy dùng đó như khoản thế chấp và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp điện nước tạm ngừng thu tiền của người dân trong giai đoạn vô cùng khó khăn này. Sau khi xã hội tạm ổn định trở lại thì sẽ quyết toán sau.
Nói tóm lại, thực ra cũng chẳng có gì quá phức tạp, chỉ cần hiểu người dân cần gì thì sẽ tìm được giải pháp đúng đắn thôi. Chỉ có điều...
NÚT THẮT CỦA SỢI THÒNG LỌNG SIẾT CHẶT CỔ NGƯỜI VIỆT LÚC NÀY LÀ SỰ THAM TÀN, NHỮNG THỦ ĐOẠN VÀ MƯU ĐỒ TRỤC LỢI ĐẦY TÀN NHẪN CỦA BÈ LŨ BẤT LƯƠNG KHỐN NẠN ẨN MÌNH SAU LỚP MẶT NẠ TINH HOA VÀ LỊCH LÃM
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và cai trị là ở chỗ có hay không có sự tương tác/ đối thoại/ trao đổi/ tìm hiểu/ lắng nghe người dân của mình. Người lãnh đạo thì phục vụ, kẻ cai trị thì áp đặt.
Một hệ thống quản lý xã hội không dám đụng đến những kẻ giàu, thậm chí phải nhượng bộ/ ưu tiên/ đáp ứng những đòi hỏi thiên lệch và kệch cỡm của chúng thì sẽ chẳng đem lại được điều tốt đẹp gì cho quần chúng nhân dân - những con người mà lẽ ra cái hệ thống ấy phải cúc cung tận tụy phục vụ vì đã tồn tại bằng mồ hôi, nước mắt thậm chí xương máu họ.
Trong đại dịch họa này, có 1 kẻ trọc phú sở hữu chuỗi cung ứng hàng hóa rất lớn sẽ giàu lên trông thấy.
Trong đại dịch họa này, có lẽ chỉ khi 1 người nào đó kia sở hữu miễn phí được công thức vaccine, thì sự lây lan và chết chóc mới được điều chỉnh cho giảm lại.
Thế nên, giờ phút này, chính là để cho mỗi người chúng ta bình tâm lại, lắng đọng lại, tĩnh tịnh lại mà quan sát. Hãy quan sát thật nhiều, thật sâu, thật kỹ và hãy không ngừng liên tục tự hỏi mình, hỏi cho đến khi kiệt sức, hỏi cho đến khi vỡ cả óc ra; để nhìn cho thật tỏ tường từng những gương mặt, nụ cười kia xem: đằng sau nó là ma quỷ phương nào.
Có những người không phải là không biết điều tử tế, chỉ là họ chọn lựa chối bỏ chúng mà thôi.
"FB Ngô Đình Thẩm - XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG, THÁO GỠ BẾ TẮC, ĐIỀU TIẾT ỔN ĐỊNH XÃ HỘI VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HÀNH TRÌNH CHỐNG DỊCH HỌA TÀU + KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP."
Trả lờiXóaTP HCM Bổ sung tác giả vào danh sách bạn cố vấn phòng chống Covid .