Theo wiki và trang web quốc hội, ông Lê Quân sinh năm 1974 tại tỉnh Quảng Ngãi, là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học quản lý, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, là Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Ông học Tiến sĩ ở Pháp, có tất cả 6 bài báo được liệt kê cơ sở dữ liệu Scopus (tính đến năm 2020) trong đó 5/6 bài báo được đăng ở hai tạp chí được liệt kê trong danh sách Beall về các nhà xuất bản, tạp chí "săn mồi" giả khoa học. trước áp lực dư luận xã hội và yêu cầu rà soát lại danh sách công nhận Giáo sư và Phó giáo sư của thủ tướng Nguyễn Xuân Phú, ông đã bị rà soát chức danh Giáo sư nhưng Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước do Phùng Xuân Nhạ làm chủ tịch đã công nhận Lê Quân làm giáo sư. Ông có công trình viết chung với Phùng Xuân Nhạ trên tạp chí Asian Social Science song GS Nguyễn Tiến Dũng đã gửi một bản kiến nghị lên hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc ông Phùng Xuân Nhạ và cộng sự đạo văn và gian dối học thuật trong đó RFA có nhắc đến 2 bài báo quốc tế duy nhất của ông Phùng Xuân Nhạ đều đạo văn và đăng ảnh chụp bài báo ông Phùng Xuân Nhạ viết với Lê Quân. VOA tuy không nhắc trực tiếp đến Lê Quân nhưng trích dẫn rằng 2 bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra lại đăng trên một tạp chí “giả khoa học” là Asian Social Science năm 2014, trong đó một bài tự đạo văn (bài nhắc đến ở trên) một bài báo của chính ông Nhạ và ông Quân đã đăng năm 2013... Tóm lại là con đường khoa học của GSTS Lê Quân có nhiều dấu hỏi, đặc biệt là ông không có công trình khoa học nào đáng kể. Giới kinh tế chúng tôi không biết ông GSTS kinh tế này là ai. Về công tác, ông tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại năm 1996, sau đó có hơn 10 năm học tập và làm luận án ở Pháp. Về nước, từ 10/2012 - 11/2014 ông làm Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự ĐHQGHN, 12/2014 - 8/2015 làm Phó Giám đốc, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy ĐHQGHN, 9/2015 - 13/9/2017 làm Phó Giám đốc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy ĐHQGHN; 14/9/2017 - 20/8/2020: Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; 21/8/2020 - 24/6/2021 làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, tháng 9/2020 kiêm làm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Từ 24/6/2021 đến nay được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Giám đốc ĐHQGHN. Như vậy, sự nghiệp của ông Quân chủ yếu là học tập, rồi làm công tác Tổ chức và Kiểm tra Đảng, từ đó trở thành lãnh đạo cao nhất của trường đại học lớn nhất cả nước. Đọc tiểu sử ông Quân và nghe ông nói, tôi sợ là ông sẽ trở thành Phùng Xuân Nhạ thứ 2 trong vài năm tới.
Thuế học
FB Thái Hạo - 25-7-2021 - Bạn gửi cho cái hình kèm phát ngôn của một đại biểu trên diễn đàn quốc hội. Dù “choáng” nhưng mình liền trấn an, “chuyện thường ngày ở QH” thôi mà. Nhưng lại vốn tính tò mò, mình search xem tỉnh nào đã vinh dự có được vị đại biểu QH kỳ khu ấy, giật bắn cả mình: Giám đốc ĐH Quốc Gia Hà Nội, ông Lê Quân, ông này vừa được điều về từ vị trí chủ tịch tỉnh Cà Mau để lãnh đạo một đại học to nhất nước.Ý ông giám đốc là nâng học phí thì người ta sẽ không đổ xô vào đại học nữa, và cũng khiến người học không thể học qua quýt một cách vô trách nhiệm được nữa. Thú thật là “nghĩ mãi không ra”, nếu vì mục đích ấy thì có nhiều cách, mà toàn là những cách khoa học, mang tính giáo dục và sẽ đảm bảo chất lượng chắc chắn hơn. Hay ông Lê Quân đang nghĩ theo một logic khác rằng, việc học cũng cần bị đánh thuế giống như bia rượu thuốc lá để hạn chế sự tiêu dùng vì sự độc hại của nó?
Nếu muốn người ta không “lao vào đại học” thì cần một cơ cấu ngành nghề mang lại thu nhập, tức là tạo ra những nhu cầu xã hội cũng như cơ hội việc làm để đáp ứng năng lực và điều kiện cho những người vừa rời ghế nhà trường phổ thông, chứ sao lại đánh vào túi tiền của họ để “ngăn ngừa” không cho họ vào đại học?
Còn để đại học không trở thành “học đại” thì cái quyết định là nằm ở cung cách tổ chức dạy học, ở chất lượng đào tạo, ở khâu quản lý chuyên môn v.v., chứ sao lại mang tiền ra để hù dọa?
Tôi không nói rằng tăng học phí là đúng hay sai, cái tôi nói là lý do của việc tăng học phí kia, nó thuộc vào tư duy giáo dục. Cái tư duy này của một giám đốc đại học quốc gia thật là nguy hại vì, thứ nhất ông ấy (đại diện cho lãnh đạo giáo dục và quản trị xã hội nói chung) đã tự mình trút bỏ trách nhiệm, cái trách nhiệm mà dĩ nhiên là thuộc về các ông trong việc kiến thiết xã hội và nâng cao chất lượng đào tạo.
Ông, thay vì làm cái công việc mà vị trí đã quy định cho mình thì lại bình thản đẩy nó sang người dân. Làm lãnh đạo như thế thì sướng quá! Cái nguy hiểm nữa của lối tư duy này là tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục: những con cái nhà nghèo dù học giỏi thì cũng khó có cơ hội vào đại học; trong khi nhà giàu, dù học dốt thì vẫn thẳng tiến vào giảng đường. Hay ông Lê Quân đang xây dựng một nền giáo dục của người giàu mà ở đó người nghèo dù có tài năng cũng sẽ bị xua đuổi?
Đây là quan điểm cực kỳ “khôn ngoan” của một “nhà giáo dục”. Vì nó vừa khỏe lại vừa thu được nhiều tiền, dân gian gọi là “ngồi mát ăn bát vàng”.
Tôi không nói rằng tăng học phí là đúng hay sai, cái tôi nói là lý do của việc tăng học phí kia, nó thuộc vào tư duy giáo dục. Cái tư duy này của một giám đốc đại học quốc gia thật là nguy hại vì, thứ nhất ông ấy (đại diện cho lãnh đạo giáo dục và quản trị xã hội nói chung) đã tự mình trút bỏ trách nhiệm, cái trách nhiệm mà dĩ nhiên là thuộc về các ông trong việc kiến thiết xã hội và nâng cao chất lượng đào tạo.
Ông, thay vì làm cái công việc mà vị trí đã quy định cho mình thì lại bình thản đẩy nó sang người dân. Làm lãnh đạo như thế thì sướng quá! Cái nguy hiểm nữa của lối tư duy này là tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục: những con cái nhà nghèo dù học giỏi thì cũng khó có cơ hội vào đại học; trong khi nhà giàu, dù học dốt thì vẫn thẳng tiến vào giảng đường. Hay ông Lê Quân đang xây dựng một nền giáo dục của người giàu mà ở đó người nghèo dù có tài năng cũng sẽ bị xua đuổi?
Đây là quan điểm cực kỳ “khôn ngoan” của một “nhà giáo dục”. Vì nó vừa khỏe lại vừa thu được nhiều tiền, dân gian gọi là “ngồi mát ăn bát vàng”.
Tự dưng mình lại thèm được làm giám đốc một đại học quá! Và tôi đề nghị đổi tên “học phí” thành “học thuế”/”thuế học” cho đúng bản chất hơn, từ “học giá” từng xôn xao trước đây đã lỗi thời rồi.
26-7-2021
Câu đầy đủ của ông Lê Quân là “phải đảm bảo học phí phải là rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học và trở thành “học đại” (Báo Lao Động). Hôm qua tôi đã viết bài “Thuế học”, phê bình gay gắt quan điểm này của ông Quân, nhưng thấy vẫn cần phải nói thêm cho rốt ráo vấn đề.
Vấn đề của giáo dục không phải là “cản” người ta đi học, mà là chọn lựa. Anh phải thiết kế ngành giáo dục sao cho chọn được người giỏi và đào tạo ra người giỏi chứ không phải chỉ là lấy đủ chỉ tiêu về số lượng. Dùng tiền để “cản”, không cho họ “lao vào đại học” là một hạ sách cực kỳ nguy hiểm, vì nó hoàn toàn bỏ quên các yếu tố và mục đích khác – trong khi, đó lại là những mục đích quan trọng nhất của ngành này. Khi anh đề ra một phương pháp chỉ nhằm “cản” người ta đi học thì tôi sẽ gợi ý giúp anh những cách khác nữa, triệt để hơn như, dùng lý lịch, dùng bốc thăm, tổ chức thi chạy điền kinh hay chơi oẳn tù tì cũng được; cứ đủ số là dừng. Đây là một phương pháp hoàn toàn phản giáo dục. Nhưng tôi hiểu tại sao anh lại dùng tiền để “cản”, chúng ta rất hiểu nhau mà.
Đại học phải là một nơi đẹp đẽ, sang trọng, là giấc mơ của mỗi người chứ không phải là chỗ xú uế hay nguy hại để phải “cản” con người ta vào đó. Ông Quân đã gián tiếp xây dựng một hình ảnh đại học (và giáo dục nói chung) là một cái gì cần phải tránh xa vì sự gớm guốc của nó? Tình yêu với tri thức và những giấc mơ tinh thần cao đẹp của con người với “giáo đường của tri thức” sẽ bị hủy hoại bởi cái quan niệm này của một lãnh đạo đang nắm giữ linh hồn một đại học lớn nhất nước.
Khi ông muốn “cản” một cách chính đáng việc người ta vào đại học thì ông phải dùng các phương pháp thuần túy giáo dục để sàng lọc ban đầu như thi cử để đánh giá năng lực chứ sao ông lại dùng tiền? Dùng tiền thì ông chọn được ai? Chọn được người giàu, và chỉ người giàu (tôi không tin vào lời hứa sẽ hỗ trợ đối với người nghèo của các ông đâu!). Như vậy, học sinh phổ thông thay vì lo học cho giỏi thì từ chính sách này của ông Quân, chúng (và cha mẹ chúng) sẽ tập trung vào một mục tiêu khác: kiếm tiền. Như thế, ông đã làm thất bại không những giáo dục đại học, mà thông qua cái giải pháp này, ông chính thức sẽ hủy hoại luôn giáo dục phổ thông. Tội ông to lắm.
Ông Quân đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khác trong việc thiết kế giáo dục đại học: tạo ra một quy trình ngược. Với đại học, cần mở rộng cửa vào nhưng thắt chặt đầu ra. Có như thế thì chất lượng giáo dục đại học mới được nâng cao. Đây là một cách khôn ngoan bậc nhất vì nó sẽ giúp các ông vừa thu được nhiều tiền (vì có đông người học), vừa chắc chắn về sản phẩm đầu ra. Và từ đó, nó sẽ tạo thành văn hóa, người ta sẽ không “lao vào đại học” nữa khi chứng kiến bài học gian nan từ người khác. Rồi từ đó, họ sẽ tự tìm một hướng đi phù hợp với năng lực và sở thích của mình, xã hội sẽ ổn định và phân công lao động tự nhiên sẽ được thiết lập một cách êm ái.
Tóm lại, nhìn ở góc độ nào thì tư duy của giáo sư Lê Quân – giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – cũng là không thể chấp nhận được, vì ở đó nó thể hiện cả sự thiển cận, kém cỏi lẫn phi nhân.
Ông Lê Quân nên từ chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét